Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

8. Năm việc của ông Đại Thiên

03/05/201318:35(Xem: 8269)
8. Năm việc của ông Đại Thiên

TÂM LÝ PHẬT GIÁO TRONG TÂY DU KÝ

THÍCH THIỆN SIÊU

Phần 8

NĂM VIỆC CỦA ÔNG ĐẠI THIÊN

Trên đây là câu chuyện của ngài Da Xá và 10 điều của chúng Bạt Kỳ, đó là đầu mối để chia ra hai phái Thượng Tọa và Đại chúng bộ.

Nhưng trong Dị bộ tôn luân luận có nêu ra một lý do khác. Lý do chia ra hai bộ phái Thượng tọa và Đại chúng đầu tiên không phải 10 việc phi pháp mà do 5 việc của ông Đại Thiên (Đại Thiên ngũ sự).

Ông Đại Thiên này theo trong Tỳ bà sa luận quyển 99 cho rằng, việc ông đã phạm 3 tội nghịch, sau khi phạm 3 tội nghịch rồi, ông ăn năn quá, ân hận quá. Phạm lỡ rồi không biết làm sao cho hết tội. Ông nghe bên chúng Thích Ca có phép sám hối cho nên ông tìm tới. Khi tới ông nghe một vị Tỳ-kheo tụng bài kinh:

Nhược nhơn tạo trọng tội,

Tu thiện dĩ diệt trừ.

Bỉ năng chiếu thế gian,

Như nguyệt xuất vân ế.¹

Đây là câu trong kinh Pháp Cú.

Nếu người tạo trọng tội

Biết tu thiện để dứt trừ trọng tội đó,

Thì người đó sẽ soi sáng thế gian,

Như mặt trăng ra khỏi mây che.

Khi nghe xong câu đó, ông thích quá, đúng nguyện vọng của mình rồi. Ông nghĩ mình đang tìm cách diệt trừ tội, mà giờ có câu kinh đó tức là mình đã tìm đúng nơi để diệt tội rồi. Khi đó ông liền phát tâm xin xuất gia, và ông là người hết sức thông minh. Tuy tạo trọng tội nhưng thiện căn của ông chưa mất cho nên ông hiểu Phật pháp rất mau. Tam tạng giáo điển ông học và hiểu rất thông thạo, ai ai cũng tôn trọng ông hết. Do chỗ trọng vọng đó, nên ông tự cảm thấy rằng, ta đây đã chứng A-la-hán và ông nói với đệ tử là mình đã chúng quả A-la-hán rồi.

Một hôm nọ khi đang ngủ say, ông khởi nhiếp tâm và mộng tinh nên xuất bất tịnh. Liền sai đệ tử đi giặt đồ dơ. Đệ tử hỏi: “Con nghe thầy đã chứng A-la-hán rồi mà sao còn có việc như thế này?” Ông liền nói với đệ tử: “Không phải, cái đó không phải chính tự ta đâu mà do ma quỷ nó dụ hoặc.” (Dư sở dụ là do kẻ khác dụ chứ không phải do tự mình).

Điều thứ hai ông cũng muốn cho đệ tử có cảm tưởng là họ đã chứng quả như Sơ quả, Nhị quả, Tam quả v.v… vì ông dã tự cho mình là đã chứng quả A-la-hán rồi. Như vậy là thầy trò đều có chứng quả với nhau cho vui. Thầy, trò ai cũng chứng Thánh hết. Nên thầy thọ ký cho trò là người này chứng Sơ quả, người kia chứng Nhị quả … còn mình là A-la-hán quả.

Có người đệ tử khác thưa: Thầy nói chúng con đã chứng Sơ quả, Nhị quả, Tam quả … rồi mà chúng con thấy mình u mê quá, không biết gì hết. Ông nói: “Không, nó có hai cái không biết. Một cái không biết gọi là nhiễm ô vô tri và một cái không biết nữa là bất nhiễm ô vô tri. Cái vô tri mà nhiễm ô thì các người đã chứng được rồi, còn cái vô tri mà không nhiễm ô thì các người chưa chứng được.”

Lại còn các vị đệ tử khác thưa rằng: “Thầy nói chúng con đã chứng gần đến quả A-la-hán cả rồi, nhưng đối với giáo lý Tứ đế, chúng con thấy nó ngờ ngợ, mơ mơ màng màng làm sao ấy, nên chúng con đâm ra nghi hoặc quá.” Ông liền nói rằng: “Các con mới diệt trừ hết phiền não nghi hoặc thôi, còn cái thế gian nghi hoặc, pháp tướng thế gian làm sao biết hết được. Chưa được đâu các con à, đó là điều thứ ba.”

Điều thứ tư, đệ tử hỏi: “Thầy đã bảo chúng con chứng quả cả, nhưng chúng con lại không biết chúng con chứng quả?” Ông nói: “Chính ngài Xá-lợi-phất, ngài Mục-kiền-liên chờ Phật thọ ký rồi mới biết mình chứng quả, huống chi các người là hạng độn căn thì làm sao mà biết được.”

Điều thứ năm là một bữa nọ ông ngủ, vì thiện căn của ông đương còn, nhưng 3 tội nghịch của ông vẫn cứ đeo bám ông, ám ảnh ông, cho nên trong khi ngủ bị mớ và la lên: “Khổ quá, khổ quá!” Đệ tử hỏi: “Thưa thầy, thầy nói là thầy đã chứng A-la-hán sao mà la khổ quá, khổ quá là sao vậy?” Ông nói: “Ta la khổ quá, khổ quá đó là tiếng hô Thánh đạt, chứ không phải thiệt khổ đâu”. Năm điều đó ông đúc kết lại bằng một bài kệ gọi là:

Dư sở dụ vô tri

Do dự tha linh nhập

Đạo nhân thanh cố khởi

Thị danh chơn Phật giáo.²

Sở dụ là bị ma nó dụ dỗ nên ta bị bất tịnh chứ không phải chính ta. Vô tri là đệ tử nói con không biết chi cả. Ông nói: “Có nhiễm ô vô tri và bất nhiễm ô vô tri”. Đệ tử nói: “Đối với Tứ đế con còn do dự.” Ông nói: “Các ông mới dứt trừ được phiền não hoặc. Tha linh nhập là nhờ người ta thọ ký cho ngươi, ngươi mới biết là ngươi đã chứng quả. Như ngài Xá-lợi-phất, ngài Mục-kiền-liên chứng quả mà không tự biết được, chờ Phật thọ ký cho mới biết.” Đạo nhân thanh cố khởi là ông hô khổ thay, khổ thay, nhưng nhờ tiếng hô đó mà chứng đạt. Thị danh chơn Phật giáo, đó đích thị là chơn Phật giáo.

Số người theo ông đông đảo thành ra đại chúng. Số người không theo 5 điều của ông thành ra chúng Thượng tọa. Đó là hai thuyết.

Do đó ta thấy, một thuyết nói là do 10 sự phi pháp khởi đầu mà xuất hiện ra Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ, và một thuyết khác trong Dị bộ tôn luân luận cho rằng, nó bắt nguồn từ cái thuyết ngũ thiên này mà chia ra Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ. Ông Đại Thiên này xuất gia theo phái Đại chúng chứ không phải xuất gia theo phái Thượng tọa. Cho nên các nhà bình luận sử đã nói rằng: Không phải do 10 việc phi pháp mới là chính nhân phân chia Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ, còn 5 điều này của ông nó xuất hiện sau. Chẳng qua vì bên Thượng tọa bộ muốn chê Đại chúng bộ cho nên mới đem chuyện Đại Thiên ngũ sư ra làm lý do để kết tội. Vì lý do đó mà phân chia ra làm Đại chúng bộ và Thượng tọa bộ. Tuy nhiên, mặc dầu sau này 5 việc của ông Đại Thiên có những điều xét ra không phải là sai hết.

Tóm lại, hai lý do mới vừa nêu là khởi sự cho việc phân chia Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ. Một bên nói là do 10 việc phi pháp của chúng Bạt Kỳ, một bên nói do 5 việc của ông Đại Thiên. Hai bên có 2 ý nghĩa khác nhau. Một bên nói do 10 việc phi pháp là nói về mặt giới luật. Một bên nói do 5 việc của ông Đại Thiên là nói về mặt lý luận, lý giải. Ở đây đứng về mặt giáo lý thì có sự dị đồng mà sự dị đồng này đối với lý tưởng La-hán. Bởi vì phái Thượng tọa bộ thì cho La-hán với Phật ngang nhau. Sự chứng ngộ của Phật và La-hán bằng nhau. Đọc trong kinh tạng Nikàya của Pàli chắc chúng ta cũng biết nhiều về quan điểm này. Tuy nhiên, nó chỉ có khác nhau ở chỗ là Đức Phật, người đã phát minh ra đạo giải thoát, còn các vị La-hán chỉ theo đạo giải thoát đó của Phật mà tu. Cái khác nhau là khác ở chỗ này. Còn tu để chứng quả thì bằng nhau. Giải thoát cũng bằng nhau.

Đại chúng bộ không chịu chuyện đó. Đại chúng bộ nói La-hán thua Phật. Chỉ có Đức Phật mới hoàn toàn vô lậu vô biên, còn La-hán về điều này còn hạn chế, còn hạn hẹp. Do lý do này nên ông Đại Thiên xướng 5 thuyết đó chứ không phải không có lý do đâu. Hai vấn đề vừa nói, một bên nói 10 việc phi pháp là đứng trên giới luật bất đồng mà nêu lý do phân chia bộ phái Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ. Còn bên kia lấy 5 việc của ông Đại Thiên bất đồng là đứng trên phương diện giáo lý, lý tưởng Phật giáo mà cho đó là lý do phân chia bộ phái. Hai sự khác nhau ấy đều có ý nghĩa về sau trong giới luật. Trong các bộ cũng có sự dị đồng như Ngũ bộ luật, Tứ phần luật, Ma ha tăng kỳ luật đề có sự khác nhau. Trong giáo lý giữa Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ cũng có nhiều điểm khác nhau nhưng đây chỉ là nói về lý tưởng La-hán.

Lý tưởng La-hán của Thượng tọa bộ cho rằng La-hán bằng với Phật. Sự giải thoát, sự chứng ngộ giống như Phật. Nhưng Đại chúng bộ không chấp nhận điều đó. Đại chúng cho rằng chỉ có Phật mới viên mãn, vô lậu hoàn toàn, chứ La-hán còn những điều nhiễm cấu hiện tiền chưa được tự tại nên không bằng Phật. (Xem thêm “Đại cương Câu Xá luận”, tái bản có bổ sung – 2005)

Chú thích:

¹ & ² :1545 A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa, quyển 99, tr.511a và 511c.

----o0o---

Vi tính: Minh Minh

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/07/2011(Xem: 3552)
Khi thời điểm Tính Không hiện hữu nơi tôi Tôi nguyện không bị hốt hoảng vì Hội thượng của các vị Phật bảo hộ từ bi và uy mãnh : những biến hiện của chính tâm của tôi. Liên Hoa Sinh. Tử thư Tây Tạng. Trung hữu này được gọi là Trung hữu của Tính không bởi vì, như chúng ta vừa mới thảo luận, nó là thời điểm mà quang sắc giác chiếu, hoặc bản chất căn bản của tâm, xuất hiện đối với một hữu tình đã giác ngộ (=viên giác). Trong khi hữu tình viên giác trải nghiệm trung hữu của tính không, thì một hữu tình bình thường trải nghiệm thời kì của bất thức, nói chung, kéo dài ba ngày rưỡi, trong suốt thời gian đó tâm duy trì trong trạng thái bất ý thức, không có khả năng thấu hiểu, tối mịt.
30/06/2011(Xem: 6348)
Con đường tâm linh mà chúng ta đang cùng nhau tiến bước có vô số chướng ngại, đầy sỏi đá chông gai, chúng ta cần nắm chắc tay nhau...
29/06/2011(Xem: 6893)
Chắc chắn, giáo dục không có ý nghĩa gì cả nếu nó không giúp bạn hiểu rõ sự rộng lớn vô hạn của cuộc sống với tất cả những tinh tế của nó, với vẻ đẹp lạ thường của nó, những đau khổ và hân hoan của nó.
19/06/2011(Xem: 4859)
Nếu mình là người có Trí huệ, biết lo cho hạnh phúc đời này và mai sau của mình thì mình lo tinh tấn tu hành, đừng để cái Chết hay Vô Thường tới, lúc đó đã quá muộn rồi.
12/06/2011(Xem: 5673)
Chúng ta luôn nói rằng kiếp người là hy hữu và đáng quý, vậy tại sao lại để cơ duyên uổng trôi?
12/06/2011(Xem: 4548)
Bàn về các pháp thế gian, Phật Pháp không bao giờ được dùng để thực hành với động cơ đem ra buôn bán nhằm mang lại danh tiếng hay tài bảo cho một cá nhân nào đó.
09/06/2011(Xem: 6204)
Chúng ta sống trong không gian vô cùng và thời gian vô tận tất phải có nhận thức về thế gian. Thế gian là một thế giới hiện tượng lưu chuyển mãi không ngừng nghỉ từng sát-na sanh diệtbất thường như vậy. Không gian luôn biến đổi. Chúng ta cũng chứng kiến được ruộng dâu biến thành bể cả và ngược lại. Thời gian huyễn hóa làm cho sự vật trở thành sanh trụ hoại diệt; con người thì sanh già bịnh chết. Chúng ta nhận thức đúng đắn và chơn thật rằng thế gian quả là vô thường. Thế giới hiện tượng vô thường mà sự vật hiện hữu do nhân duyên kết hợp, do đó chúng không có lúc nào tự mình độc lập tồn tại (sanh diệt). Tâm con người cũng vậy...
08/06/2011(Xem: 3801)
Khi nói đến Vô thường liền hiểu ngay đó là luật tuần hoàn của vũ trụ. Nơi nào có sự vận hành, chuyển biến, đổi dời, nơi đó có Vô thường. Vì vậy Vô thường là một định luật phổ biến, bao gồm cả vũ trụ và nhân sinh.
07/06/2011(Xem: 4392)
Từ thế giới vật chất ngoại tại - khách quan cho đến thế giới tâm thức nội tại - chủ quan đều là vô thường, mang tích chất “hoà hợp” và “tương tục” của “duyên sinh vô ngã”. Với thế giới xiêm la vạn tượng này, vật chất luôn vận động, núi đổi, sông dời,…; cũng vậy, một đời người rồi ai cũng chết; thân này là do Ngũ uẩn (Pañña-cupādanakkhandha): sắc, thọ, tưởng, hành, thức hợp lại mà hình thành, tương tục, sanh khởi và hoại diệt; nên gọi là “không”, là “vô ngã”.
05/06/2011(Xem: 4562)
Để tiến bước nhanh chóng và thuận lợi trên con đường tu tập tâm linh, chúng ta cần tới sự trợ duyên của hai thứ - công đức và trí tuệ -, cũng như hai cánh của một con chim...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]