Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

9. Hữu lậu và Vô lậu

03/05/201318:35(Xem: 9293)
9. Hữu lậu và Vô lậu

TÂM LÝ PHẬT GIÁO TRONG TÂY DU KÝ

THÍCH THIỆN SIÊU

Phần 9

HỮU LẬU VÀ VÔ LẬU

Xưa nay ta thường nghe nói hữu lậu và vô lậu. Vậy ý nghĩa nó ra sao? Chữ lậu xưa họ nói là rỉ chảy. Lậu có 2 nghĩa: 1. Tiết lậu, 2. Lậu lạc. Tiết lậu là gì? Là nó thấm, nó rỉ vào trong tâm, làm cho tâm mình biến hoại thiện căn. Đó là tiết lậu, hai nữa là nó rỉ ra, tươm ra nơi lục căn. Khi con mắt nhìn sắc nếu có phiền não tươm ra thì con mắt đó cũng nhìn tầm bậy. Tai nghe tiếng mà có phiền não nó tươm ra nơi đó thì tai đó cũng tai nghe tầm bậy. Nó như cái mụt ghẻ mà chảy nước ra nên dùng nghĩa là lậu. Nghĩa thứ hai của lậu lạc là gì? Vì nó làm cho chúng sinh phải rơi lại, phải rớt lại trong tam giới chứ không thoát ra được, không vượt lên được, cứ sa đọa mãi nên gọi là lậu lạc. Nói tóm lại, chữ lậu có nghĩa như vậy.

Còn kinh tạng Pàli thì cắt nghĩa chữ lậu có nghĩa là gì. Trong Nikàya thường hay kèm theo chữ hoặcđể cho rõ nghĩa. Hoặc tức là sư mê lầm. Lậu có nghĩa là tươm chảy, rỉ chảy và có cái nghĩa lậu lạc đó cho nên ghép chúng lại gọi là lậu hoặc. Do vậy chúng ta thấy chữ lậu hoặc này có nghĩa như vậy. Chữ lậu có nghĩa chỉ về cái dụng của nó, còn chữ hoặc là chỉ về cái thể của nó. Nếu theo Lục ly hiệp thích có thể gọi là Hữu tài thích. Đó là một thứ hoặc nó mang tính chất tiết lậu nơi đó nên gọi là lậu hoặc. Nhưng trong Hán văn phần nhiều dịch là: có cái lậu hoặc đó là hữu lậu. Tâm mình có cái lậu hoặc đó gọi là hữu lậu nhơn. Người nào thọ cái quả theo cái lậu hoặc đó gọi là hữu lậu quả. Cái lậu đó nói cho đủ theo Nikàya là lậu hoặc, nghĩa là hữau lậu nhơn hoặc hữu lậu quả. Cho nên trong bài sám có câu: Tích thành hữu lậu chi nhơn (chứa thành cái nhơn hữu lậu). Chứa thành cái nhơn mà còn bị phiền não, còn lọt trong tam giới thành cái nhơn hữu lậu. Như vậy đó là pháp hữu lậu. Còn ngược lại pháp vô lậu tức nhiên là không có tính cách đó, nghĩa là không có phiền não. Cái tâm không có phiền não gọi là tâm vô lậu. Con người không có phiền não là con người vô lậu. Nhơn không phiền não đó gọi là nghiệp nhơn vô lậu, quả không phiền não là quả vô lậu.

Nhưng khi nói vô lậu hữu lậu đó thì nó còn có một cái mặt khác nữa. Thế thì những cái gì thuộc về hữu lậu, cái gì thuộc về vô lậu? Trong này cái gì còn đang là pháp hữu vi thì cái pháp đó nhất định còn trong hữu lậu chứ không vô lậu được. Pháp còn thuộc về hữu vi thì pháp nhất định là hữu lậu chứ không vô lậu được. Cái gì vô lậu thì cái đó vừa là hữu vi vừa là vô vi. Nói rõ hơn ở trong Tứ đế, phân tách trong Tứ đế thì thấy ở trong Tứ đế cái gì hữu lậu, cái gì vô lậu, cái gì hữu vi cái gì vô vi? Một là có pháp vừa hữu vi vừa là hữu lậu, pháp đó tức là Khổ đế và Tập đế. Có pháp vừa vô vi vừa vô lậu, đó là Diệt đế. Có pháp vừa vô lậu nhưng hữu vi đó là Đạo đế. Có 3 loại đó: Hữu lậu hữu vi, vô lậu hữu vi, vô lậu vô vi.

Thế là chúng đã biết lậu là cái gì? Lậu là cái hoặc lậu. Lậu hoặc chỉ cho phiền não: Nếu lậu hoặc chỉ cho phiền não thì tại sao mà lục trần cũng gọi là hữu lậu, Khổ đế thế gian cũng gọi là hữu lậu? Đó là pháp hữu lậu hữu vi. Vì sao như thế? Trong các nhà luận sư cho rằng nó có 2 thuyết. Một thuyết cho rằng: bởi vì cái pháp đó nó làm sinh ra phiền não, nghĩa là sinh ra lậu hoặc cho nên pháp đó gọi là hữu lậu. Cái sắc đó hễ ta nhìn vào thì nó sinh ra phiền não, sinh ra tham cho nên ta nói cái sắc đó là hữu lậu. Cái tiếng đó hễ ta nghe nó thì nó sinh ra ái cho nên ta nói cái tiếng đó là hữu lậu, đó gọi là hữu lậu pháp chứ không phải hữu lậu tâm. Nhưng theo một số ngài trong Hữu bộ, và chính ngay ngài Thế Thân, ngài cũng không thừa nhận thuyết đó. Ngài nói rằng: Ư bỉ lậu tùy tăng là đối với cái pháp đó mà cái lậu hoặc nó tăng trưởng lên thì pháp đó gọi là hữu lậu, chứ không phải vì sanh lậu hoặc mà gọi là hữu lậu. Vì lẽ nhìn tới Đức Phật cũng có người phiền. Nhìn tới Đức Phật cũng có người đắm. Nếu tùy sanh thì nhìn tới Đức Phật, vì nhìn Đức Phật mà nảy sanh cái tham đắm của người ta thì gọi Phật là hữu lậu sao? Hay bây giờ nói việc tu đạo. Tu mà bây giờ cứ bắt ngồi thiền mãi thì cũng sinh chán, cũng phiền não, như vậy Đạo đế cũng gọi là hữu lậu? Cho nên ngài Thế Thân và nhiều vị khác không thừa nhận và cho cái nghĩa tùy sanh nó không xác đáng, nên họ đổi lại tùy tăng. Cái pháp gì mà người ta nhìn vào đó sanh phiền não và cứ tăng trưởng lên mãi thì cái đo gọi hữu lậu. Còn đối với pháp đó dầu có nhìn tới nó sanh phiền não, nhưng sanh rồi nó diệt, nó không tăng trưởng thì không gọi cái đó là hữu lậu. Cho nên dầu có nhìn đối với Đức Phật mà sinh phiền não, anh sinh một lúc rồi anh cũng mỏi chứ không thêm lên được, nên không gọi là hữu lậu. Chữ tùy tăng trong này là ý nói như vậy. Vậy thì các pháp hữu vi, cái nào nếu đối với nó làm cho cái phiền não của ta cứ tăng lên mãi, cái đó gọi là pháp hữu lậu chứ không phải pháp đó làm sinh phiền não mà cho là hữu lậu pháp. Như vậy nó có 2 nghĩa, một nghĩa tùy sanh và một nghĩa khác là tùy tăng. Nghĩa tùy tăng xác đáng hơn vì cắt nghĩa được trọn vẹn hơn, chứ tùy sanh thì như trường hợp Đạo đế, người tu họ cũng phiền thì nói Đạo đế cũng hữu lậu à? Và với Đức Phật khi ta nhìn tới Ngài ta sinh tham đắm, rồi nói Đức Phật cũng là hữu lậu pháp à? Không được. Cái đó trong này nói ư bỉ. Bỉ là gì? Là chỉ cho pháp hữu vi hữu lậu. Bỉ là chỉ cho các pháp đó, nơi cái đó ta nhìn vào lậu hoặc nó tăng lên cho nên gọi là ư bỉ lậu tùy tăng. Ư bỉ, chứ không phải ư bỉ lậu (nghe không) Ư bỉ là đối với cái pháp đó mà cái lậu hoặc cứ tăng lên mãi, ta gọi pháp đó là hữu lậu pháp. Do vậy cho nên cái pháp hữu lậu đó chỉ để nói, chỉ để chỉ cái gì thuộc trong Khổ đế, cái gì thuộc trong Tập đế, thì cái pháp đó gọi là hữu lậu. Ngược lại không thể gọi Đạo đế và Diệt đế là pháp hữu lậu được, vì Đạo đế không làm tùy tăng, Diệt đế không là tùy tăng, mặc dầu Đạo đế, Diệt đế có tùy sanh nhưng không tùy tăng, không làm phiền não tăng thêm. Nó có sanh lên rồi nó cũng diệt đi thôi, cho nên không gọi là hữu lậu pháp. Mà hữu lậu pháp chỉ cho cái gì thuộc trong Khổ đế, thuộc trong Tập đế, còn Đạo đế và Diệt đế không có cái đó. Cho nên Đạo đế và Diệt đế không gọi là hữu lậu pháp mà thuộc về vô lậu pháp. Tuy vậy giữa Diệt đế và Đạo đế có sai khác. Diệt đế vô lậu mà vô vi, còn Đạo đế vô lậu mà hữu vi. Nhưng tùy tăng này có 2 nghĩa: Khi phiền não tương ưng với tâm, tâm sở tùy thuận tăng trưởng thì gọi là tương ưng tùy tăng. Khi phiền não nó tăng như vậy tức nhiên nó phải dựa vào 2 phía: một phía tâm và một phía cảnh, chứ không phải chỉ dựa vào tâm mà không tăng, không được, mà phía cảnh không tăng cũng không được. Cho nên phiền não nó dựa vào hai phía. Thế khi nó dựa vào tâm, tâm sở nó tăng trưởng thì gọi là tương ưng tùy tăng, mà nó dựa vào cảnh vật mà tăng trưởng thì gọi là sở duyên tùy tăng.

----o0o---

Vi tính: Minh Minh

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/12/2011(Xem: 4445)
Ở Tây Tạng nhiều đại hành giả sưu tập những sự thực hành tâm linh đưa đến giác ngộ trong một bộ sách gọi là Những Giai Tầng của Con Đường Giác Ngộ. Những giáo huấn hùng hồn về Đức Phật từ bi kể rõ chi tiết một loạt những sự thực hành mà một người may mắn có thể sử dụng cho việc rèn luyện nhằm để đạt đến giác ngộ. Các ngài chắt lọc những kinh luận Đạo Phật bao la và vô hạn mà không hy sinh bản chất tự nhiên hay sự sắp đặt cốt lõi của chúng.
17/12/2011(Xem: 4023)
Ngài Long Thọ mở đầu Trung Luận bằng một bài tụng kính lễ Đức Phật giảng lí tính duyên khởi và tịch lạc của niết bàn.
13/12/2011(Xem: 5120)
Sự thực hành chuyển hóa tâm thức của Phật giáo chủ yếu gồm ba pháp: Chỉ (hay Định), Quán, và Chỉ Quán song tu. Ba pháp này dựa vào ba khả năng của tâm thức con người: Sự tập trung (Chỉ), sự quan sát có khi cộng thêm với sự tưởng tượng (Quán), và thực hành cả hai cái ấy cùng một lúc. Quán là quán sát (to examine), quán tưởng (to visualize), tưởng tượng (to imagine); các học giả Tây phương dịch chữ Quán bằng ba động từ này. Mục đích của thực hành quán là để thấy sự thật vô ngã và vô pháp.
27/11/2011(Xem: 6259)
“Từ bi là căn bản”, đây là lời nói viên mãn chính xác, là tâm tuỷ của Phật giáo Đại thừa, biểu đạt được nội dung chân thật của Phật giáo. Vì vậy tín đồ của Phật giáo Đại thừa nên tư duy nghiêm mật, nắm bắt thiết thực nhất!
26/11/2011(Xem: 5253)
Ba la mật thứ tư: Tinh tấn Tsöndruthường được dịch là “tinh tấn.” Tuy nhiên, trong văn cảnh của Phật giáo, thuật ngữ này có ý nghĩa rộng hơn nhiều. Nó không chỉ hàm ý sử dụng nỗ lực và cần cù mà còn là cảm nhận sự thích thú và nhiệt tâm đối với các thiện hạnh.
23/10/2011(Xem: 10401)
Khi người ta đến để nghe tôi giảng, nhiều người làm như thế với mục tiêu đón nhận một thông điệp hay một kỹ năng cho việc bảo vệ niềm hòa bình nội tại và cho việc đạt đến một sự thành công trong đời sống. Một số người có thể đơn giản biểu lộ sự tò mò, nhưng điều quan trọng nên biết là tất cả chúng ta giống nhau, tất cả là những con người. Tôi không có gì đặc biệt: tôi chỉ là một ông thầy tu giản dị. Chỉ là một con người. Và tất cả chúng ta đều có khả năng cho những điều tốt đẹp cũng như những điều xấu xí. Cũng thế, tất cả chúng ta đều có quyền để hướng dẫn những đời sống hạnhphúc. Điều này có nghĩa là những ngày và những đêm vui vẻ; trong cách này, đời sống chúng ta trở nên hạnh phúc.
19/10/2011(Xem: 4882)
Có một bài thuyết pháp của Đức Thế Tôn mà không thấy sách sử ghi lại, bài thuyết ấy cũng tại Vườn Nai, xứ Ba La Nại, được nói ra trước bài kinh Tứ Diệu Đế chỉ vài giờ. Bài thuyết pháp ấy không lời. Khi Đức Thế Tôn bước từng bước chân an lạc trở về Vườn Nai, các vị trong nhóm ông Kiều Trần Như đã tiếp nhận được ánh sáng hạnh phúc đó và đã chuyển hóa được năng lượng tiêu cực đang phát khởi trong tâm bằng cách quỳ dài xuống đất để đón tiếp.
13/10/2011(Xem: 4958)
Phần lớn các nhà nghiên cứu Tây phương vào thế kỷ 19 chịu ảnh hưởng sâu xa của Phật giáo Nguyên thủy. Kinh điển Nguyên thủy được sưu tập và phiên dịch bởi những học giả có định kiến Phật giáo là ‘một tôn giáo trốn lánh đời và tiêu cực thụ động’. Họ bỏ qua những hoạt động của một số tăng già trong các phong trào chánh trị “chống thực dân ’ ở các quốc gia thuộc vùng Đông Nam Á và có lẽ xem các nhà sư liên hệ đến chính trị là những ‘chuyên viên quấy rối’. Ở Tây phương từ ngữ Phật giáo nhập thế chỉ mới xuất hiện gần đây.
12/10/2011(Xem: 7241)
Truyền thống PG Tây Tạng chia giáo pháp Đức Phật ra ba thời kỳ chuyển pháp luân: thời kỳ đầu, dạy pháp Tứ Diệu Đế; thời kỳ thứ nhì, dạy pháp Tánh Không...
04/10/2011(Xem: 4052)
Quan điểm phủ nhận về một đấng toàn năng và vĩnh cửu đã được thể hiện trong kinh tạng Phật giáo Pali cũng như kinh tạng Phật giáo Mahayana. Thái độ của Phật giáo đối với các khái niệm và ý tưởng về đấng sáng tạo và các vị thần được cho là ý niệm hão huyền, không mang lại hạnh phúc thực sự cho con người, không phù hợp với giáo lý của đức Phật vốn lấy con người làm đối tượng cao nhất trong việc giải quyết những nỗi khổ đau đang hiện hữu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]