Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời của dịch giả

03/05/201312:28(Xem: 16079)
Lời của dịch giả

Phật Học Phổ Thông

HT. Thích Thiện Hoa

--- o0o ---

Khóa Thứ IX

DUY THỨC HỌC VÀ NHƠN MINH LUẬN

--- o0o ---

TẬP BA 

DUY THỨC TAM THẬP TỤNG DỊ GIẢI

Ngài THIÊN THÂN Bồ Tát tạo luận 
Ngài HUYỀN TRANG Pháp sư dịch chữ Phạn ra chữ Hán 
Ông ĐƯỜNG ĐẠI VIÊN giải dễ gọn 
Sa môn THÍCH THIỆN HOA dịch lại chữ Việt và lượt giải.

TÂP DUY THỨC TAM THẬP TỤNG NÀY CHIA LÀM 3 PHẦN:
1. DUY THỨC TAM THẬP TỤNG DỊ GIẢI 
2. DUY THỨC TAM THẬP TỤNG CHÁNH VĂN 
3. PHỤ HAI CÁI BIỂU 

LỜI CỦA DỊCH GIẢ

Phật ra đời độ sanh gần nửa thế kỷ, thuyết pháp trên 300 hội, nói ra 84.000 pháp môn, nào quyền, thiệt, đốn, tiệm, các phương tiện đều dạy bày; chung qui lại chỉ có hai phần: pháp tướng và pháp tánh. Duy thức tôn là một trong Pháp tướng. 

Lý Duy thức, trong các kinh điển, Phật đã nói nhiều. Về sau các vị Bồ Tát trích lục lại, sắp xếp theo hệ thống, có thứ lớp, biên thành sách, lập thành tôn, gọi là Pháp tướng tôn hay Duy thức tôn. 

Như vào khoảng 900 năm, sau khi Phật diệt độ, có Ngài Bồ Tát Thiên thân, y theo các Kinh, viết qua quyển "Duy thức tam thập tụng" v.v...Đến sau có 10 vị Đại luận sư (1) ra đời, tuần tự giải thích quyển "Duy thức tam thập tụng" lập thành mười bộ đại luận. Trong số ấy, bộ sớ giải của Ngài Hộ pháp là có phần hoàn bị hơn hết. 

Đến đời Đường, ở Trung Hoa có Ngài Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang, trí tuệ vô saong, thông minh xuất chúng, phát tâm qua Ấn độ, nghiên cứu Phật pháp 18 năm trường (xem bộ Huyền Trang của Võ Đình Cường), Ngài rất thông về Duy thức tôn. Sau khi trở về nước, Ngài phiên dịch rất nhiều kinh sách, mà quyển "Duy thứ tam thập tụng" của Bồ tát Thiên Thân là một. Ngài lại còn lượm lặt những tinh hoa sớ giải trong 10 bộ luận của 10 vị Đại luận sư, rồi phiên dịch ra chữ Trung Hoa, làm thành một bộ 10 quyển, mệnh danh là "Thành Duy thức luận". 

Đệ tử lớn của Ngài Huyền Trang là Khuy Cơ, trải qua thời gian mấy mươi năm hầu Thầy, được đắc truyền về môn Duy thức học này, nên sớ giải lại bộ "Thành Duy thức luận" đến 60 quyển, đặt tên là "Thành Duy thức luận thuật ký". 

Đến sau, Ngài Huyền Trang muốn cho người học dễ nhớ, nên làm 12 bài tụng (mỗi bài bốn câu) tóm tắt nghĩa lý rộng rãi u huyền của Duy thức, đặt tên là "Bát thức qui củ tụng". 

Đành rằng sách vở Duy thức rất nhiều, vì các vị Bồ Tát nhắm nhiều khía cạnh của Duy thức mà phân tích giảng giải, song có ba bổn, từ xưa đến nay được xem là chánh tông, là căn bản của Duy thức học: 

1. Đại Thừa Bá Pháp Minh Môn Luận: Nói về pháp số (danh từ chuyên môn) của Duy thức. 

2. Duy Thức Tam Thập Tụng: Nói về nghĩa chánh của Duy thức. 

3. Bát Thức Qui Củ Tụng: Tóm tắt nghĩa lý bao la của Duy thức. 

Về sau các học giả hoặc sang tác hoặc giải thích sách vở Duy thức, đều căn cứ vào ba bổn luận ấy, khai thác nhiều khía cạnh, rồi tán rộng ra hoặc làm cho nổi bật những điểm quan trọng. 

Bổn "Đại Thừa Bá Pháp Minh Môn Luận" và bổn "Bát Thức Qui Củ Tụng" Tôi đã dịch và giải rồi, hiệp chung lại dưới nhan đề là "Duy Thức Nhập Môn". 

Còn bổn "Duy Thức Tam Thập Tụng" này, nay mới dịch xong. Nội dung của luận này, do Ngài Bồ Tát Thiên Thân dùng 24 bài tụng đầu, nói về Duy thức tướng, bài tụng thứ 25 nói về Duy thức tánh, 5 bài tụng sau là nói về Duy thức vị; hay nói một cách khác là: Duy thức cảnh, Duy thức hành và Duy thức quả (xem 2 cái biểu ở cuối quyển này). 

Quí vị muốn nghiên cứu về Duy thức học, trước nhứt nên đọc kỹ 3 bổn luận này. Cũng như người học nghề võ, trước phải học đường thảo, rồi sau mới phân miếng. 

Huyền diệu thay! Cũng ba bổn luận này, mà từ xưa đến nay, không biết bao nhiêu vị Đại luận sư và các nhà học giả, sớ giải mãi cũng không cùng. 

Chúng ta chớ nên có ý nghĩ nông cạn: học sơ lược chánh văn hay đọc lời sớ giải thô sơ của ba bổn luận này, rồi cho là đầy đủ. Phải học mãi, coi nhiều, chúng ta sẽ thấy rừng hoa Duy thức, thật không biết bao nhiêu màu sắc tốt tươi xinh đẹp. 

Kính đề 
Sa môn THÍCH THIỆN HOA 

LỜI TỰA

Trong Duy thức nói "Thức A lại da", tức là nói về pháp chúng sanh, đáng lẽ phải dễ hiểu, tại sao lại rất khó hiểu ? 

Tuy nói về pháp chúng sanh, song chúng sanh có vô lượng vô biên, nên lời nói cũng phải vô lượng vô biên; đây là điều khó thứ nhứt. 

Lại nữa, bên Thiền tôn thì chỉ thẳng về "Tâm pháp" nên không cần văn tự ngữ ngôn; còn Duy thức tôn lại khai phương tiện, dùng văn tự, ngữ ngôn. Đã dùng văn tự biên chép và lời nói luận bàn, những sự lý vô lượng vô biên, cho nên lời nói phải nhiều, văn tự phải thâm; đây là điều khó thứ hai. 

Bởi hai điều khó trên, nên môn học Duy thức này ngày xưa bị bặt tăm, cho đến ngày nay người học Phật, phần nhiều cũng tránh chỗ khó mà tìm nơi dễ: nghe nói đến Duy thức thì thối lui. Đôi khi cũng có người cố gắng tìm học, song lại không gặp cửa để vào ! 

Đại Viên này đã ôm ấp chí lợi tha từ lâu, nên đối với việc khó khăn này đã nhiều lần lưu ý. 

Nền tảng đầu tiên của Duy thức học là quyển: 

"Đại Thừa Bá Pháp Minh Môn Luận"và quyển "Duy Thức Tam Thập Tụng"

Song, nếu theo những bản chú giải về đời Đường thì rất khó khăn; người sơ học không dễ gì nhập được. Còn những bản Duy thức thuộc về đời Minh chú giải, lại sợ nguỵ truyền. Bởi thế nên tôi căn cứ theo bản chú giải xưa (đời Đường), rồi cải tạo văn thể những chỗ nghĩa lý thâm thuý khó hiểu, thì tôi làm cho rõ ràng dễ hiểu; còn những chỗ phiền phức, thì tôi thanh giản cho gọn gàng. Vì thế nên tôi đặt tên quyển sách này là "Duy thức dị giản" (Duy thức dễ gọn). 

Bởi "dễ", nên người đọc dễ hiểu và có thể đọc lâu, vì "gọn" nên người học dễ theo và có thể đọc nhiều. 

Nay tôi giảng 30 bài tụng Duy thức này là muốn cho người học dễ hiểu và dễ theo, dễ tiến đến việc đọc nhiều, đọc lâu về môn Duy thức học vậy. 

ĐƯỜNG ĐẠI VIÊN 

___________________________________________________________________________________(1) Đại luận sư: Thắng Thân, Hòa Biện, Đức Huệ, An Huệ, Nan Đà, Tinh Nguyệt, Thắng hữu, Trần Na, Trí Nguyệt, Hộ Pháp.

--- o0o ---

Trình bày : Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/12/2011(Xem: 4393)
Ở Tây Tạng nhiều đại hành giả sưu tập những sự thực hành tâm linh đưa đến giác ngộ trong một bộ sách gọi là Những Giai Tầng của Con Đường Giác Ngộ. Những giáo huấn hùng hồn về Đức Phật từ bi kể rõ chi tiết một loạt những sự thực hành mà một người may mắn có thể sử dụng cho việc rèn luyện nhằm để đạt đến giác ngộ. Các ngài chắt lọc những kinh luận Đạo Phật bao la và vô hạn mà không hy sinh bản chất tự nhiên hay sự sắp đặt cốt lõi của chúng.
17/12/2011(Xem: 3963)
Ngài Long Thọ mở đầu Trung Luận bằng một bài tụng kính lễ Đức Phật giảng lí tính duyên khởi và tịch lạc của niết bàn.
13/12/2011(Xem: 5039)
Sự thực hành chuyển hóa tâm thức của Phật giáo chủ yếu gồm ba pháp: Chỉ (hay Định), Quán, và Chỉ Quán song tu. Ba pháp này dựa vào ba khả năng của tâm thức con người: Sự tập trung (Chỉ), sự quan sát có khi cộng thêm với sự tưởng tượng (Quán), và thực hành cả hai cái ấy cùng một lúc. Quán là quán sát (to examine), quán tưởng (to visualize), tưởng tượng (to imagine); các học giả Tây phương dịch chữ Quán bằng ba động từ này. Mục đích của thực hành quán là để thấy sự thật vô ngã và vô pháp.
27/11/2011(Xem: 6131)
“Từ bi là căn bản”, đây là lời nói viên mãn chính xác, là tâm tuỷ của Phật giáo Đại thừa, biểu đạt được nội dung chân thật của Phật giáo. Vì vậy tín đồ của Phật giáo Đại thừa nên tư duy nghiêm mật, nắm bắt thiết thực nhất!
26/11/2011(Xem: 5177)
Ba la mật thứ tư: Tinh tấn Tsöndruthường được dịch là “tinh tấn.” Tuy nhiên, trong văn cảnh của Phật giáo, thuật ngữ này có ý nghĩa rộng hơn nhiều. Nó không chỉ hàm ý sử dụng nỗ lực và cần cù mà còn là cảm nhận sự thích thú và nhiệt tâm đối với các thiện hạnh.
23/10/2011(Xem: 10135)
Khi người ta đến để nghe tôi giảng, nhiều người làm như thế với mục tiêu đón nhận một thông điệp hay một kỹ năng cho việc bảo vệ niềm hòa bình nội tại và cho việc đạt đến một sự thành công trong đời sống. Một số người có thể đơn giản biểu lộ sự tò mò, nhưng điều quan trọng nên biết là tất cả chúng ta giống nhau, tất cả là những con người. Tôi không có gì đặc biệt: tôi chỉ là một ông thầy tu giản dị. Chỉ là một con người. Và tất cả chúng ta đều có khả năng cho những điều tốt đẹp cũng như những điều xấu xí. Cũng thế, tất cả chúng ta đều có quyền để hướng dẫn những đời sống hạnhphúc. Điều này có nghĩa là những ngày và những đêm vui vẻ; trong cách này, đời sống chúng ta trở nên hạnh phúc.
19/10/2011(Xem: 4739)
Có một bài thuyết pháp của Đức Thế Tôn mà không thấy sách sử ghi lại, bài thuyết ấy cũng tại Vườn Nai, xứ Ba La Nại, được nói ra trước bài kinh Tứ Diệu Đế chỉ vài giờ. Bài thuyết pháp ấy không lời. Khi Đức Thế Tôn bước từng bước chân an lạc trở về Vườn Nai, các vị trong nhóm ông Kiều Trần Như đã tiếp nhận được ánh sáng hạnh phúc đó và đã chuyển hóa được năng lượng tiêu cực đang phát khởi trong tâm bằng cách quỳ dài xuống đất để đón tiếp.
13/10/2011(Xem: 4882)
Phần lớn các nhà nghiên cứu Tây phương vào thế kỷ 19 chịu ảnh hưởng sâu xa của Phật giáo Nguyên thủy. Kinh điển Nguyên thủy được sưu tập và phiên dịch bởi những học giả có định kiến Phật giáo là ‘một tôn giáo trốn lánh đời và tiêu cực thụ động’. Họ bỏ qua những hoạt động của một số tăng già trong các phong trào chánh trị “chống thực dân ’ ở các quốc gia thuộc vùng Đông Nam Á và có lẽ xem các nhà sư liên hệ đến chính trị là những ‘chuyên viên quấy rối’. Ở Tây phương từ ngữ Phật giáo nhập thế chỉ mới xuất hiện gần đây.
12/10/2011(Xem: 7182)
Truyền thống PG Tây Tạng chia giáo pháp Đức Phật ra ba thời kỳ chuyển pháp luân: thời kỳ đầu, dạy pháp Tứ Diệu Đế; thời kỳ thứ nhì, dạy pháp Tánh Không...
04/10/2011(Xem: 4006)
Quan điểm phủ nhận về một đấng toàn năng và vĩnh cửu đã được thể hiện trong kinh tạng Phật giáo Pali cũng như kinh tạng Phật giáo Mahayana. Thái độ của Phật giáo đối với các khái niệm và ý tưởng về đấng sáng tạo và các vị thần được cho là ý niệm hão huyền, không mang lại hạnh phúc thực sự cho con người, không phù hợp với giáo lý của đức Phật vốn lấy con người làm đối tượng cao nhất trong việc giải quyết những nỗi khổ đau đang hiện hữu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]