Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài thứ năm: Mạt na thức

02/05/201320:25(Xem: 13878)
Bài thứ năm: Mạt na thức


Phật Học Phổ Thông

HT. Thích Thiện Hoa


KHOÁ IX

DUY THỨC HỌC VÀ NHƠN MINH LUẬN

--- o0o ---

TẬP NHỨT
LUẬN ĐẠI THỪA TRĂM PHÁP VÀ
BÁT THỨC QUI CỦ TỤNG
***

BÀI THỨ NĂM
MẠT NA THỨC (THỨC THỨ BẢY)

--- o0o ---

Thức này có nhiều tên: 1. Mạt na (goị theo nguyên âm tiếng Phạn), 2. Ý căn: Thức này là căn của ý thức (Thức thứ Sáu); Vì thức thứ Sáu nương thức này phát sanh. 3. Thức thứ Bảy: Theo thứ đệ thì thức này đứng nhằm thứ Bảy. 4. Truyền thống thức: Vì thức này có công năng truyền các pháp hiện hành. 5. Ý thức, vì thức này sanh diệt tương tục không gián đoạn nên gọi là "Ý". Song, sợ người lầm lộn với ý thức thứ Sáu, nên thức thứ Bảy này chỉ gọi là "Ý", mà không thêm chữ "Thức". Thức này chỉ duyên kiến phần cuả thức A lại da chấp làm thật ngã và thật pháp.

KHI Ở ĐIẠ VỊ PHÀM PHU, THỨC NÀY ĐỐI VỚI:

1. Ba cảnh: Thức này chỉ có Đới chất cảnh

2. Ba lượng: Thức này chỉ có Phi lượng

3. Ba tánh: Thức này chỉ có Hữu phú Vô ký tánh.

4. Ba giới: Trong ba Giới, thức này đều có đủ.

5. Chín địa: Trong chín Địa, thức này có đủ.

6.Tâm sở: Thức này có 18 tâm sở: 5 món Biến hành, 1 món Huệ trong Biệt cảnh, 4 món căn bổn phiền não: Si, Kiến, Mạn, Ái và 8 món Đại tùy.

7.Chín duyên: Thức này chỉ có ba duyên: 1. Căn cảnh duyên. 2. Tác ý duyên. 3. Chủng tử duyên.

8.Tánh: Hằng thẩm xét và lo nghĩ (Hằng thẩm tư lương).

9. Tướng: Lo nghĩ (Tư lương vi tánh tướng)

10. Nghiệp dụng: Làm chỗ cho 6 thức trước nương, hoặc nhiểm hay tịnh.

KHI LÊN THÁNH VỊ THỨC NÀY ĐỐI VỚI:

1. Quán hạnh: Thật ra thức này không có năng lực đoạn hoặc, chỉ nhờ thức thứ Sáu tu quán, đoạn hoặc, mà thức này cũng được đoạn.

2. Đoạn hoặc và chuyển thành trí:Có ba giai đoạn: a) Đến sơ địa, thì thức này mới vừa chinh phục được hai món chấp về phần cu sanh và chuyển thành Bình đẳng tánh trí. b) Khi lên Bát địa (Vô công dụng đạo) thức này đoạn được cu sanh ngã chấp. c) Đến Kim Cang đạo thì thức này mới đoạn được cu sanh pháp chấp

3. Chứng quả và diệu dụng: Khi chứng quả vị Phật, thì thức naỳ hiện ra thân "Tha thọ dụng", để giáo hoá thập địa Bồ Tát.

***

Muốn cho người học dễ nhớ, nên trong Bát thức quy củ, ngài Huyền Trang Pháp sư có làm ba bài tụng như sau. Hai bài tụng đầu, nói thức này khi ở điạ vị Phàm phu, bài tụng thứ ba nói thức này khi lên Thánh quả.

Bài tụng thứ nhất

Đới chất hữu phú thông tình bổn

Tùy duyên chấp ngã, lượng vi phi

Bát đại Biến hành, Biệt cảnh Huệ

Tham, Si, Ngã kiến, Mạn tương tuỳ.

Dịch nghiã

Đới chất hữu phú thông Bảy, Tám

Tùy duyên chấp ngã thuộc Phi lượng

Tám đại, Biến hành, Huệ Biệt cảnh 

Tham, Si, Ngã, Mạn thường theo nhau

LƯỢC GIẢI

Trong ba cảnh, thức này chỉ duyên về "Đới chất cảnh". Ba tánh, thức này chỉ thuộc về "Hữu phú Vô ký tánh". Cảnh đới chất của thức này là thông cả thức thứ Bảy và thức thứ Tám. Nghĩa là thức thứ Bảy dùng kiến phần năng duyên của mình (Tức là Tâm, trên nguyên văn bài tụng chữ Hán gọi là Tình) duyên qua kiến phần của thức thứ Tám (kiến phần thức thứ Tám cũng là Tâm; song vì bị thức thứ Bảy lấy nó làm "bản chất" để duyên, nên trên bài tụng theo nguyên văn chữ Hán goị là "Bổn", tức là "Bản chất" vậy), rồi biến lại "Cảnh đới chất". Vì thế nên trong Duy thức có câu:

"Dĩ tâm duyên tâm chơn đới chất

Trung gian tướng phần lưỡng đầu sanh"

Nghiã là thức thứ Bảy dùng kiến phần của tâm mình, duyên qua kiến phần tâm của thức thứ Tám, nên chính giữa hai thứ c này sanh ra một tướng phần là cảnh "Chơn đới chất".

Chúng sanh tùy vọng nghiệp sanh trong Tam giới, thí thức này cũng theo đó mà chấp ngã. Trong ba lượng, thức này thuộc về phi lượng.

Về tâm sở thì thức này có 18 món: 8 Đại tùy, 5 món Biến hành và một món Huệ trong 5 món Biệt cảnh với 4 món căn bổn phiền não là Tham, Si, Mạn và Ngã kiến.

Bài tụng thứ hai

Hằng thẩm tư lương ngã tương tùy

Hữu tình nhựt dạ trấn hôn mê

Tứ hoặc bát đại tương ưng khởi

Lục chuyển hô vi "Nhiễm tịnh y"

Dịch nghĩa

Hằng xét lo lường theo chấp ngã

Hữu tình ngày đêm bị mê muội

Bốn hoặc, tám đại chung nhau khởi

Sáu thức gọi là "Nhiễm tịnh y"

LƯỢC GIẢI

Thức thứ Bảy thường suy xét so đo chấp kiến phần của thức thứ Tám làm ngã. Trong Bát thức quy củ tụng Trang chủ có nói:

Thức thứ Tám, có hằng mà không thẩm xét.

Thức thứ Bảy, vừa hằng lại vừa thẩm xét.

Thức thứ Sáu, có thẩm xét mà không hằng.

Năm thức trước, không hằng và không thẩm.

Cũng vì thức này chấp ngã, nên chúng hữu tình mê muội trong sanh tử đêm dài mà chẳng tự biết. Thức này tương ưng với bốn món căn bản phiền não là: Si, Kiến, Mạn, Ái và 8 món Đại tuỳ. Sáu thức trước gọi thức này là "Nhiễm tịnh y" (Lục thức hô vi nhiễm tịnh y)

Bài tụng thứ ba

Cực hỷ sơ tâm, bình đẳng tánh

Vô công dụng hạnh ngã hằng thôi

Như Lai hiện khởi tha thọ dụng

Thập địa Bồ Tát sở bị côi (cơ)

Dịch nghĩa

Đến Sơ địa, thành "bình đẳng trí"

Đến Vô công dụng, hằng phá Ngã

Như Lai hiện thân "Tha thọ dụng"

Giáo hoá hàng Thập địa Bồ Tát.

LƯỢC GIẢI

Hành giả khi chứng được Hoan hỷ địa, tức là Sơ địa, thì thức này chuyển lại thành "Bình đẳng tánh trí". Đến bất động địa, tức là địa thứ Tám, cũng gọi là "Vô công dụng hạnh"; lúc bấy giờ hành giả mới dẹp trừ chủng tử của ngã chấp. Đến khi chứng quả Phật, thức này đã chuyển thành trí, hiện ra thân "Tha thọ dụng" để giáo hoá hàng Thập địa Bồ Tát.


---*^*---


--- o0o ---

Trình bày :Nhị Tường
Chân thành cảm ơn Đạo hữu Tâm Diệu đã gởi tặng phiên bản điện tử tập sách này
( Trang nhà Quảng Đức, 02/2002)

--- o0o ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/05/2022(Xem: 2854)
Niệm Phật là một trong những pháp môn tu hành rất căn bản, và niệm Phật là con đường nhanh nhất để thoát khỏi vòng luân hồi đau khổ của cõi Ta Bà. Thường thì bắt đầu vào tuổi thu đông nhiều người mới tập trung tinh thần vào Niệm Phật. Có người thường cho rằng pháp môn Tịnh Độ chỉ mới bắt đầu khi có kiết tập kinh điển lần thứ 3, 4 và về sau này khi Đại Thừa phát triển mạnh.
05/12/2021(Xem: 5051)
Chấp hai tay cúi đầu miệng niệm Phật A Di Đà chào chúc thật cao sâu Khỏe sáng suốt cùng chân lý nhiệm mầu Được trường thọ thăng hoa trong cuộc sống… Sống trong một thế giới vô thường biến đỗi, với đầy sự nhiễu nhương, tang thương, chết chóc, do thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, xảy ra trước mắt hằng ngày, gây lắm khổ đau, điển hình như Covid-19 (với đầy ác khí) như hiện nay, cũng khiến cho nhiều người lo sợ, khủng hoảng và thức tĩnh. Thấy rõ được rằng, mọi cơ sở vật chất, với nhiều năm đầu tư xây dựng, chỉ một cơn động đất, sóng thần hay bão lửa, lũ lụt nổi lên, sẽ tan tành theo mây khói. Một đời người với biết bao nhiêu lo toan, tính toán, hy vọng, ước mơ, một cơn đại dịch xảy ra, đành âm thầm ra đi trong tức tưởi, không một người thân đưa tiễn, tất cả tài sản bao năm gầy dựng, phải bỏ lại, không mang theo được gì!
30/11/2021(Xem: 4263)
Người Phật tử chân chánh hiểu rằng Chân Lý Tuyệt Đối là không thể nghĩ bàn. Tất cả các pháp môn đều chỉ là phương tiện giúp ta đạt tới cái không nghĩ bàn đó. Trong khi tu hành, ta có thể chọn vào cửa Hữu (Tịnh độ) hay vào cửa Không (Thiền), tùy căn cơ và sở thích. Nếu ai cố chấp pháp mình là đúng, chê bai người khác sai – là chứng tỏ mình chưa hiểu chân lý là thứ gì. Vả lại, thuốc không có quí tiện: thuốc trị được bịnh là thuốc hay. Đại khái, Thiền là pháp môn cao thượng và thẳng tắt dành cho bậc Thượng căn, trong khi Tịnh độ dễ hiểu dễ hành và dễ chứng, cho nên cả Ba căn đều có thể tu được. Đức Bổn Sư Thích-Ca giảng pháp nầy chủ ý nhằm cứu độ chúng sanh thời Mạt pháp. Như trong kinh Đại Tập, Ngài nói: “Thời Mạt pháp, ức ức người tu hành ít có kẻ nào đắc đạo, chỉ nương nhờ pháp môn Tịnh độ mà thoát khỏi luân hồì.” Cho nên thời nầy người tu Tịnh độ thành công được vãng sanh vô số (có thoại chứng rành rành), trong khi Thiền sư đắc đạo (như khi xưa) có thể nói rất hiếm, đếm
05/11/2021(Xem: 11746)
Đại sư Ấn Quang nói: “Kẻ câu nệ vào Tích môn thì bảo: “Trong tất cả pháp, mỗi pháp đều sai khác”. Kẻ khéo nhìn sẽ nói: “Trong tất cả pháp, pháp pháp đều viên thông”. Như bốn cửa thành, gần cửa nào thời vào cửa ấy. Cửa tuy khác nhau, nhưng đều đưa vào một thành chẳng khác. Nếu biết ý này thì chẳng phải chỉ có những giáo lý rất sâu do chư Phật, chư Tổ đã nói mới là pháp để quy chân đạt bổn, minh tâm kiến tánh, mà hết thảy Ấm, Nhập, Xứ, Giới, Đại v.v... trong khắp thế gian cũng đều là pháp để quy chân đạt bổn, minh tâm kiến tánh! Mỗi một pháp cũng chính là chân, là bổn, là tâm, là tánh!”. Tập Lời Vàng (Gia Ngôn Lục) dù là toát yếu nhưng với một kẻ hậu học như tôi thì lại tự thấy mỗi mỗi câu nói của Đại Sư Ấn Quang đều bao hàm ý pháp, chỗ nào cũng cần phải học, chẳng thể đọc lướt qua nên phải dịch thuật đến ngàn ngàn câu kệ, hầu mong chuyển đạt lời lời ân cần tha thiết của Đại sư; chỉ để lại phần nói về các chính biến tại Trung Hoa, và những câu nói lập lại từ các bài giảng của Đại sư q
20/10/2021(Xem: 5242)
Kính số 52 Bát Thành có đoạn viết về sơ thiền một cách ngắn gọn như sau: “Ở đây, này Gia chủ, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ” (Trung Bộ Kinh, 52 Kinh Bát Thành). Kinh văn quá súc tích về sơ thiền như vậy khó có thể thấm thấu được thâm ý của Thế Tôn, tạo ra nhiều kiến giải của các bút giả, hành giả, học giả vv, khiến quý Phật tử hoang mang. Sau đây là một trong những kiến giải của một hành giả được một đạo hữu chuyển cho Tâm Tịnh về sơ thiền: Hai bài kinh: Kinh Sa Môn Quả và Tiểu Kinh Dụ Lõi Cây, Phật dạy: “Tỳ kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh vời tầm với tứ (có giác có quán). Muốn đạt được cảnh giới này vị này phải ly dục nơi các căn, tức là thanh lọc nhiễm ô nơi các căn. Để ly dục, vị này học hạnh viễn ly, hạnh Tỷ kheo (hạnh xuất gia) theo lời dạy trong kinh: “Ở đây có người vì lòng tin xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình
03/09/2021(Xem: 31366)
(Thắp đèn đốt hương trầm xong, đứng ngay ngắn chắp tay để ngang ngực mật niệm) 1. TỊNH PHÁP GIỚI CHƠN NGÔN: Án, lam xóa ha. (3 lần) 2. TỊNH KHẨU NGHIỆP CHƠN NGÔN: Tu rị, Tu rị, Ma ha tu rị, Tu tu rị, Ta bà ha. (3 lần) 3. TỊNH TAM NGHIỆP CHƠN NGÔN Án, Ta phạ bà phạ thuật đà ta phạ, đạt ma ta phạ, bà phạ thuật độ hám. (3 lần) 4. PHỔ CÚNG DƯỜNG CHƠN NGÔN: Án, Nga nga nẵng tam bà, phạ phiệt nhựt ra hồng (3 lần) 5. AN THỔ ĐỊA CHƠN NGÔN: Nam mô tam mãn đa một đà nẫm, Án, độ rô độ rô, địa vỷ ta bà ha (3 lần) Hộ pháp, Vĩ Đà thị chứng minh Thân trụ Phật tiền Tâm Tư nguyện Tưởng bằng bí chú đắc oan linh Hà chơn bất thức trì niệm Luật Thiên kinh vạn quyển vô nhất tự Nẳng mô tô tất đế, đa rị, đa rị, mạn đà, mạn đà, ta bà ha (3 lần)
03/09/2021(Xem: 9028)
Pháp hành Trì để vượt thoát Đại Nạn Covid-19
03/09/2021(Xem: 8516)
5.1). Đệ tử tên là: Một lòng quy kính Đức Phật A Di Đà, Thế giới Cực Lạc, Nguyện lấy hào quang, Trong sạch soi cho, Lấy thệ từ bi, Mà nhiếp thọ cho, Con nay chánh niệm, Niệm hiệu Như Lai, Vì đạo Bồ Đề, Cầu sanh Tịnh Độ. Phật xưa có thệ: “Nếu có chúng sinh, Muốn sinh về nước ta, Hết lòng tín nguyện, Cho đến mười niệm, Nếu chẳng đặng sinh, Chẳng thành Chánh Giác”. Do vì nhân duyên, Niệm hiệu Phật nầy, Được vào trong bể, Đại thệ Như Lai, Nhờ sức Từ Bi, Các tội tiêu diệt, Căn lành tăng trưởng, Khi mạng gần chung, Biết trước giờ chết, Thân không bệnh khổ, Tâm không tham luyến, Ý không điên đảo, Như vào Thiền định. Phật và Thánh Chúng, Tay nâng kim đài, Cùng đến tiếp dẫn, Trong khoảng một niệm, Sinh về Cực Lạc, Sen nở thấy Phật, Liền nghe Phật thừa, Chóng mở Phật tuệ, Khắp độ chúng sanh, Trọn Bồ Đề nguyện.
01/08/2021(Xem: 10011)
Chuông mõ gia trì là 2 pháp khí rất quan trọng trong nghi thức hành trì và tu tập mỗi ngày đối với người đệ tử Phật. Tiếng chuông, tiếng mõ rất là quen thuộc gần gũi trong sự hành trì tu tập hằng ngày của người Phật tử, nhất là Phật tử theo truyền thống Bắc tông. Phật tử theo truyền thống Nam tông trước kia thì không có gõ mõ, thỉnh chuông khi tụng kinh, nhưng bây giờ đã có chuông rồi, còn bên Bắc tông thì chuông mõ đã có từ ngàn xưa.
30/08/2020(Xem: 5752)
Ngày xưa, sau khi Đức Phật chứng Đạo, tại sao Ngài không mở trường Thiền để có thể dạy hàng ngàn, hàng vạn người cùng một lúc? Ngược lại, Ngài chỉ vân du từ nơi này sang nơi khác, tùy căn cơ khai thị cho những người hữu duyên Ngài gặp trên đường? Đơn giản vì trình độ, hoàn cảnh và cơ địa mỗi người một khác, nên đức Phật ngay nơi mỗi người khai thị pháp mà người đó đang trải nghiệm, và vì vậy chỉ người đó mới thật sự biết đức Phật đang chỉ dạy điều gì, người khác có nghe hay đọc lại kinh điển tường thuật thì cũng chỉ để tham khảo hay suy luận mà thôi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567