Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

13 - Bàn về sách Thiền Tông Chỉ Nam

24/04/201318:02(Xem: 12087)
13 - Bàn về sách Thiền Tông Chỉ Nam


Khóa Hư Lục
Tác giả:Hoàng Đế Trần Thái Tông
Dịch giả:HT. Thích Thanh Kiểm

---o0o---

QUYỂN THƯỢNG

---o0o---

Bài Tựa Sách Thiền Tông Chỉ Nam

Trẫm trộm nghĩ: Phật không chia Nam, Bắc, đều có thể tu cầu. Tính đều có trí ngu, cùng giúp phần giác-ngộ. Đó là, Phương-tiện dụ dẫn quần mê, đường tắt tỏ nẻo sinh tử, là đại-giáo của đức Phật ta. Làm cán cân cho hậu thế, làm khuôn phép cho tương lai, là trọnh trách của bậc tiên thánh. Nên Lục-Tổ nói: "Bậc Thánh-nhân xưa cùng với đại-sư không khác". Thời biết, giáo pháp của đức Phật ta, lại nhờ vào thánh-nhân xưa để truyền ở đời. Nay trẫm sao lại chẳng lấy cái trách nhiệm của tiên thánh làm trách nhiệm của mình. Đem giáo-lý của đức Phật làm giáo-lý của mình vậy ư!

Vả lại, Trẫm khi còn trẻ thơ, ở tuổi hiểu biết, hễ được nghe lời dạy của thiền-sư, thời trầm tư mặc tưởng, hồn-nhiên thanh-tịnh, lưu tâm ở nội-giáo, tham cứu ở Thiền-tông, quên mình tìm thầy, tinh thành mến đạo. Tuy cái ý hồi tâm hướng đạo đã manh nha, nhưng cái cơ cảm-xúc vẫn chưa đạt được.

Vừa lúc 16 tuổi, Thái-hậu từ giã cõi đời, trẫm thường nằm rơm gối đất, lệ huyết tuôn rơi, ruột đau như cắt. Ngoài nỗi buồn khổ ra, chưa rảnh rỗi làm việc khác. Chỉ khoảng vài năm sau, Thái-Tổ Hoàng-đế (1) lại kế tiếp yên-giá (qua đời). Mến tiếc mẹ chưa khuây, xót thương cha càng thiết. Thê thảm bồn chồn, khôn nguôi lòng dạ. Trẫm nghĩ công cha mẹ đối với con, nuôi nấng vỗ về, chăm sóc đủ thứ, dù có thân xát xương tan cũng chưa đủ để báo đền công ân đó trong muôn một. Hơn nữa, Trẫm nghĩ Thái-Tổ Hoàng-đế, rất gian nan việc mở nền dựng nhiệp, rất quan-trọng việc trị nước giúp đời, đem đại-khí trao cho trẫm khi còn thơ dại, ngày đêm nơm nớp lo sợ, đứng ngồi không yên (2). Trẫm tự nhủ rằng: "Trên đã không cha mẹ để nương nhờ, dước sợ chẳng đủ đáp lòng mong ngóng thành thật của lê-dân, vậy biết làm thế nào đây"? Trẫm suy nghĩ: "Chi bằng hãy lui về chốn núi rừng, tìm hiểu Phật-giáo, để tỏ rõ việc lớn của sinh tử, để báo đáp đức cức cù-lao, chẳng cũng tốt lắm sao"!

Bởi thế, chí Trẫm đã quyết định. Năm thứ 5, niên hiệu Thiên-ứng Chính-Bình vào đêm mồng 3 tháng 4 năm Bính-thân (1236), Trẫm mặc áo thường đi ra cửa cung, bảo tả hữu rằng: "Trẫm muốn ra ngoài thành du-ngoạn, lắng nghe tiếng nói của dân, xem chí nguyện của dân, ngõ hầu mới biết được sự gian-nan của họ". Lúc đó tả hữu theo bên Trẫm chẳng quá bẩy tám người. Vào giờ Hợi đêm ấy, Trẫm một mình một ngựa cất bước ra đi.

Sang sông đi về phía đông, Trẫm mới thật tình bảo cho những người theo hầu biết. Họ rất ngạc nhiên đều ứa hai hàng lệ. Giờ Mão ngày hôm sau, đi đến bến đò Đại-Than núi Phả-Lại, Trẫm sợ có người biết, phải lấy áo che mặt qua sông, rồi theo đường núi mà đi. Núi hiễm suối sâu, trèo lội chật vật, ngựa mệt mỏi không thể tiến bước, Trẫm phải bỏ ngựa, vịn vào vách đá mà đi mãi tới giờ Mùi mới đến sườn núi Yên-Tử. Sáng hôm sau, Trẫm leo thẳng lên đỉnh núi, tham-kiến Trúc-Lâm Đại Sa-môn Quốc-sư (3). Quốc-sư chợt thấy mừng rỡ, ung dung bảo Trẫm rằng:

"Lão-Tăng ở nơi núi rừng, xương cứng dáng gầy, ăn quả cây, nếm lá ngọt, uống nước suối, vui cảnh rừng, tâm tựa mây trôi, theo gió mà đến. Nay Bệ-hạ bỏ cái thể nhân-chủ, nghĩ đến cảnh núi rừng, hẳn có điều mong cầu chi mà đến đây vậy"! Trẫm nghe lời Quốc-sư nói, bỗng nhiên nước mắt ràn rụa, thưa với Quốc-sư rằng:

"Trẫm tuổi còn thơ dại, vội mất song thân. Đứng một mình trên đám sĩ dân, không chỗ nương tựa. Lại nghĩ tới sự-nghiệp của đế-vương đời trước, hưng phế, thịnh suy bất thường, nên Trẫm nay vào núi đây, chỉ mong cầu làm Phật, chẳng cầu vật gì khác".

Quốc-sư đáp: "Trong núi vốn không có Phật, Phật chỉ có trong tâm. Tâm vẳng lặng mà biết, đó gọi là Chân-Phật. Nay Bệ-hạ nếu ngộ được tâm ấy, thời tức khắc thành Phật, không phải nhọc công tìm đâu xa".

Bấy giờ, Trần-Công (4) là thúc-phụ của Trẫm, em họ đấng tiên-quân, được tiên quân ký thác con côi, sau khi ngài từ giã cõi đời và quần thần, được Trẫm phong chức Thái-sư tham chính việtc nước. Nghe tin Trẫm ra đi, Thái-sư bèn sai tả hữu chia ngả đi khắp nơi để tìm tung tích. Tất cả mọi người đã tìm đến núi này, đã cùng gặp nhau.

Trần-Công thống thiết nói: "Bầy tôi chịu lời ủy thác của đấng tiên-quân, thờ Bệ-hạ làm chủ thần-dân, dân trông chờ mong đợi ở Bệ-hạ, như con đỏ mong cha mẹ. Nữa là hiện nay bậc cố-lão trong triều-đình, đều là những người trong họ hàng thân thích. Lê-dân sĩ-thứ đều cùng vui mừng qui thuận. Ngay như đứa trẻ 7 tuổi, 8 tuổi cũng đều biết Bệ-hạ làm cha mẹ dân. Vả lại, Thái-Tổ bỏ bày tôi ra đi, đất trên nấm mồ chưa khô, lời di chúc còn vẳng bên tai. Mà nay, Bệ-hạ lại dấu hình-tích trong núi rừng, ẩn-cư để thỏa chí riêng mình. Cứ theo ý thần, Bệ-hạ làm kế tự-tu có thể được, nhưng còn quốc-gia xã-tắc thì sao? Xem ra, lấy lời nói suông để chỉ bảo người sau, chi bằng lấy thân mình vì thiên-hạ làm trước. Bệ-hạ nếu không nghĩ lại, bọn thần cùng mọi người, xin cùng chết ngày nay, quyết chí không quay trở về.

Trẫm thấy Thái-sư và các cố-lão quần thần, không có ý định bỏ Trẫm. Trẫm bèn đem lời nói đó thưa với Quốc-sư. Quốc-sư nắm tay Trẫm và nói: "Phàm làm đấng nhân-quân, phải lấy ý muốn của thiên-hạ làm ý mình. Nay thiên-hạ muốn đón Bệ-hạ về triều, Bệ-hạ không thể không trở về được. Song, việc tham cứu nội điển, xin Bệ-hạ luôn luôn để tâm, chớ quên.

Bởi thế, Trẫm cùng mọi người lại trở về Kinh, miễn-cưỡng bước lên ngôi báu. Trong khoảng thời gian mười mấy năm, phàm gặp cơ hội việc nước nhàn rỗi, Trẫm thường tụ tập các bậc kỳ đức để tham thiền hỏi đạo và nghiên cứu các kinh điển đại-giáo. Trẫm thường đọc kinh Kim-Cương, có lần đọc đến câu: "Ưng vô sở trụ, nhi sinh kỳ tâm" (không nên trụ trước nơi nào, mới sinh được tâm chân chính), vừa lúc bỏ quyển trầm ngâm, bỗng nhiên tự ngộ. Trẫm đem chỗ ngộ đó mà làm ra bài ca ca này, đề tên là "Thiền-Tông Chỉ-Nam". Năm ấy, Quốc-sư từ núi Yên-Tử về Kinh, Trẫm thỉnh ở chùa Thắng-Nghiêm, chủ trì việc khai ván in các Kinh. Trẫm lấy tác phẩm ấy đưa Quốc-sư xem. Quốc-sư xem xong, ba lần tán thán rằng: "Tâm của chư Phật hết ở trong sách này, sao không đem khắc ván in với chư Kinh để dạy kẻ hậu học"?

Trẫm nghe nói thế, liền sai thợ viết lối chữ chân-phương (giai thư) sắc truyền khắc ván đem in. Sách này không những riêng để chỉ chỗ mê lầm cho đời sau, mà còn muốn nối theo cái công truyền bá rộng của bậc thánh-nhân đời trước. Nhân thế tự làm bài tựa này:

* Chú thích:

(1) Thái-Tổ: Tức Thái-Tổ nhà Trần. Trần-Thừa được tôn làm Thái-Tổ. Con Trần-Thừa là Trần-Cảnh, tức Trần-Thái-Tông.

(2) Đứng ngồi không yên: Dịch câu: Bất hoàng khải sử. Khải sử nghĩa là chiếc chiếu có vị trí quỳ, nơi đứng, nơi ngồi, dịch ý là đứng ngồi không yên.

(3) Trúc-Lâm Đại Sa-Môn Quốc-sư: Có thể là Phù-Vân Quốc-sư, trụ-trì chùa Hoa-Yên lúc bấy giờ (theo Nguyễn-Lang).

(4) Trần-Công: Tức Trần-Thủ-Độ, em họ Trần-Thừa.

---o0o---

Vi tính: Việt Dũng

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/07/2011(Xem: 5166)
Khái niệm ‘nghiệp’ vốn đã có mặt trong văn học Bà-la-môn giáo từ rất lâu trước khi Đức Phật xuất hiên ở đời : chính trên cơ sở của giáo thuyết về ‘nghiệp’ này mà Bà-la-môn giáo thiết lập hệ thống cứng ngắt về bốn giai cấp : Brahman(Bà-la-môn), Sát-đế-lợi, Tỳ-xá, Sudra(Thủ-đà-la). Đức Phật đã bác bỏ quan điểm giai cấp ấy, bằng câu nói : “Không có đẳng cấp trong dòng máu cùng đỏ và dòng nước mắt cùng mặn”.
20/07/2011(Xem: 10269)
Muốn đền đáp ân đức cha mẹ là khi cha mẹ chưa có lòng chính tín thì khuyên bảo cha mẹ có lòng chính tín để có được nơi an ổn từ niềm tin đó...
20/07/2011(Xem: 5473)
Kết quả của bất cứ hành động nào tùy thuộc trên động cơ. Tùy thuộc trên hoặc là có một cảm xúc phiền não hay một cảm xúc tích cực phía sau nó, cùng một hành động đưa đến những kết quả khác nhau. Ngay cả khi cùng một cảm xúc chung chung, lòng từ bi thương yêu như vậy, thúc đẩy một hành động, những sự hổ trợ tinh thần và xúc cảm của hành động ấy cũng tác động lên kết quả.
17/07/2011(Xem: 9134)
Đức Phật bảo rằng cần có mười lăm đức tính để tự hoàn thiện, để có thể sinh lòng từ bi đối với mọi người quanh ta hay rộng hơn cho đến tất cả nhân loại...
13/07/2011(Xem: 5686)
Điều bi thảm nhất trong thế gian thật không chi bằng cái chết, nhưng khắp cả người đời có ai may mắn thoát được nổi? Vì vậy, người hữu tâm muốn lợi mình lợi người thì chẳng thể không sớm lo liệu… Kẻ chẳng biết Phật pháp chỉ đành mặc cho nghiệp xoay chuyển, không làm thế nào được. Nay đã được nghe pháp môn Tịnh Độ phổ độ chúng sanh của đức Như Lai thì phải nên tín, nguyện niệm Phật, sắp sẵn tư lương vãng sanh, hầu mong thoát được huyễn khổ luân hồi sanh tử, chứng sự vui chơn thật Niết Bàn thường trụ.
12/07/2011(Xem: 7506)
Một số người nghĩ rằng họ biết tất cả về Đạo Phật và Phật tử chỉ bởi vì họ đã đọc một vài quyển sách. Họ cầm một quyển lên, “Hmm. Hãy xem quyển sách này nói gì. Ô, theo điều này, dường như những người Phật tử là cực đoan. Họ tin tưởng trong tất cả những loại dữ kiện kỳ dị.” Họ cẩm một quyển khác lên: “Lạy Chúa tôi, Đạo Phật hoàn toàn hư vô.” Họ vẻ ra tất cả những loại kết luận sai lầm căn cứ trên những thông tin giới hạn một cách cực đoan; họ không thấy bất cứ điều gì như toàn cảnh của một bức tranh. Điều này rất nguy hiểm.
12/07/2011(Xem: 4347)
Tứ Diệu Đế là giáo lý căn bản, tối quan trọng trong hệ thống giáo lý, là tinh hoa căn bản trong lời Phật dạy. Đây là pháp hành căn bản trong sự tu tập giải thoát. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa lý thâm sâu bài pháp Tứ Diệu Đế, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về ý nghĩa như thế nào được gọi là tam chuyển pháp luân thập nhị hành?
07/07/2011(Xem: 5843)
Đưa ra sự kiện rằng trong truyền thống của ngài hiện hữu những thể trạng trong sáng và có những báo cáo về những hành giả kinh nghiệm thể trạng vi tế của tâm thức, câu hỏi của tôi có hai phần: Thứ nhất, những thể trạng vô phân biệt của tâm thức trong lý thuyết có thể được quán sát với những khí cụ ngoại tại không? Thí dụ, nếu chúng tôi để một thiền giả người ở trong thể trạng linh quang vào trong một trong những máy móc hiện đại của chúng tôi với những cộng hưởng từ trường, sử dụng những kỷ thuật hình dung não bộ mới, chúng tôi có thể thấy điều gì đấy, dấu hiệu gì đấy về thể trạng vi tế này không? Có lẻ chúng tôi chưa biết làm điều này như thế nào, nhưng trong lý thuyết, ngài có nghĩ là có thể làm được không? Chúng tôi không muốn đầu hàng với một nhị nguyên mới, tính thô thiển và vi tế, bản chất tự nhiên nhân quả giữa hai trình độ này là gì?
01/07/2011(Xem: 4183)
Việc đối nhân xử thế của chúng ta ở trong cõi đời này, đều cần coi trọng hiệu năng và công dụng. Tựa như kiếm tiền có ích gì, đọc sách có lợi gì? Kiếm tiền không những có thể giải quyết nhiều vấn đề trong đời sống, mà còn có thể tạo phước cho nhân quần xã hội; đọc sách có thể tăng thêm tri thức, hiểu thêm cách ứng xử giao tiếp, mai sau có thể lập nghiệp thành công. Cũng vậy, “Bát nhã” có diệu dụng gì đối với chúng ta? “Bát nhã” chính là trí tuệ và năng lực (trí năng), không chỉ dừng lại ở đấy, mà diệu dụng của nó còn có rất nhiều.
01/07/2011(Xem: 4629)
Đạo Phật đến với người Âu Mỹ chúng ta qua nhiều tông phái và hệ phái, làm cho một người mới vào đạo cảm thấy rất bỡ ngỡ, mất rất nhiều thì giờ tìm hiểu những chi tiết vô nghĩa. Ngay cả chính tôi, sau 30 năm nghiên cứu Đạo Phật và hành trì trong những truyền thống khác nhau, tôi vẫn cảm thấy ngại ngùng về tính chất phức tạp của đạo nầy. Từ lâu, tôi đã giới hạn sự hiểu biết của tôi trên bình diện tổng quát của Đạo Phật, và chỉ đào sâu vào một vài tông phái đặc biệt. Cho nên, vì sự hiểu biết của tôi rất tổng quát, hy vọng những gì trình bày ở đây có thể sẽ giúp ích phần nào cho những người mới bắt đầu tìm hiểu Đạo Phật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]