Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11 - Bàn về Tọa Thiền

24/04/201318:02(Xem: 9843)
11 - Bàn về Tọa Thiền


Khóa Hư Lục
Tác giả:Hoàng Đế Trần Thái Tông
Dịch giả:HT. Thích Thanh Kiểm

---o0o---

QUYỂN THƯỢNG

---o0o---

Bàn Về Tọa Thiền

Ôi! Những người học đạo, chỉ cần thấy tính. Dù có thọ hết thẩy tịnh giới, nếu không tọa thiền sức định khó sinh. Định lực chẳng sinh, tức vọng niệm chẳng diệt, mà muốn thấy tính, quả thật là khó.

Thích-Ca Văn-Phật vào núi Tuyết-Sơn, ngồi định sáu năm. Chim thước làm tổ trên đầu, cỏ mọc xuyên qua bắp vế, thâm tâm vẫn tự như. Tư-Cơ dựa ghế (1) ngồi, hình như cây khô, tâm như tro nguội. Nhan-Hồi tọa-vong (2), rời thân thể, bỏ phán đoán, lìa ngu trí, cùng thông với đại-đạo. Đó là những cổ-đức Thánh-Hiền trong 3 giáo, cũng từng lấy ngồi định mà thành tựu.

Song đi, đứng, nằm, ngồi cũng đều là Thiền, không chỉ ở ngồi. Bởi vì, đi thì phóng bước, đứng lại sinh mỏi, nằm thời mờ tối nhưng yên tĩnh. Yên tĩnh tất mối nghĩ sinh, mỗi nghĩ sinh thì niệm khởi. Muốn tắt mọi niệm, phải tập tọa-thiền. Nếu khi ngồi thiền chẳng tắt mọi niệm thời tâm vượn nổi dậy, ý ngựa lông bông. Hoặc do loạn tưởng mà biết tiền trần, hoặc do vô-ký mà quên tự-tính. Dựa ghế tựa vách, nhắm mắt che con ngươi, ngủ say chảy dãi, cúi đầu khom lưng, tuy mượn danh là tọa-thiền, nhưng cũng như người ngồi trong núi đen, hang quỉ. Hoài-Nhượng thiền-sư nói: "Mài ngói làm gương là nghĩa thế vậy".

Vả lại, Thiền có 4 thứ:

1) Người làm kế lạ, vui cao chán thấp mà tu là ngoại đạo thiền.

2) Người chính tín nhân-quả, cũng vui chán mà tu là phàm-phu thiền.

3) Người liễu lý sinh không, chứng đạo thiên-chân mà tu là tiểu-thừa thiền.

4) Người đạt nhân, pháp đều không mà tu là đại-giáo thiền. Kẻ hậu học đời nay, nên lấy đại-giáo-thiền làm chính. Đó là tập tọa-thiền dứt vọng niệm, chớ sinh ngờ vực.

* Chú thích:

(1) Tử-Cơ dựa ghế: Dịch chữ Tử-Cơ ẩn kỷ. Sách Trang-Tử, Tề-vật-luận chép: Nam-Quách Tử-Cơ, tựa ghế mà ngồi, ngửa mặt lên trời mà xem hơi thở (ẩn kỷ nhi tọa, ngưỡng thiên nhi hư).

(2) Nhan Hồi tọa-vong: Nghĩa là ông Nhan-Hồi ngồi ngay ngắn, tâm vẳng lặng, quên cả vật và mình, vượt cả tướng sai biệt, tâm cảnh dung thông vô ngại. Thơ Bạch-Cư-Di- viết: "Hành Thiền dữ Tọa-vong, đồng qui vô dị lộ" (Tọa-Thiền và Tọa-Vong cùng giống nhau).

---o0o---

Vi tính: Việt Dũng

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/11/2010(Xem: 12972)
Cuốn sách là những chỉ dẫn đơn giản, dễ hiểu về cách nhìn sự vật và cách sống theo giáo pháp của đức Phật, về cách thương yêu chính mình...
12/11/2010(Xem: 21441)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
10/11/2010(Xem: 8452)
Đức phật A Di Đà là một ngôi giáo chủ trên cõi Lạc Bang, oai đức không cùng, thệ nguyện rất lớn, mở môn phương tiện, độ kẻ chúng sanh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ. Trong Kinh Bi Hoa nói rằng: "Về khoảng hằng sa kiếp trước, có một đại kiếp gọi là Thiện trì".Khi ấy tại cõi Tản đề lam thế giới có vua Chuyển Luân Thánh Vương, tên Vô Tránh Niệm, thống lãnh cả bốn xứ thiên hạ: một là Đông thắng thần châu, hai là Nam thiệm bộ châu, ba là Tây ngưu hóa châu, và bốn là Bắc cu lô châu, tiếng nhơn hiền đồn dậy bốn phương, đức từ thiện đượm nhuần khắp xứ, nên hết thảy nhân dân ai nấy cũng sẳn lòng ái kính.
07/11/2010(Xem: 11273)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
07/11/2010(Xem: 9701)
Tối nay, tôi muốn nói về sự thực tập Phật Pháp trong đời sống hằng này. Từ ngữ Phật Pháp - Giáo Pháp – Dharma có nghĩa là phương sách ngăn ngừa. Nó là điều gì đấy mà chúng ta thực hiện nhằm để tránh những rắc rối. Điều đầu tiên mà chúng ta cần phải làm để liên hệ chính chúng ta với sự thực hành Phật Pháp là để nhận ra rằng thực hành Phật Pháp là để hướng tới việc giúp chúng ta tránh khỏi những rắc rối này.
06/11/2010(Xem: 23662)
Ẩn tu nào phải cố xa đời! Mượn cảnh u-nhàn học đạo thôi! Những thẹn riêng mình nhiều nghiệp chướng Bốn ân còn nặng nghĩa đền bồi.
04/11/2010(Xem: 5017)
Cầu siêu là cầu nguyện Tam bảo gia hộ cho thần thức người đã mất được nhẹ nhàng, siêu thoát về các cõi lành. Trong kinh Địa Tạng có nói rõ tác dụng của sự cầu nguyện cho người chết rằng: Trong 7 phần công đức, người cầu siêu được hưởng sáu phần, người chết chỉ hưởng được một phần mà thôi.
02/11/2010(Xem: 5292)
Điều cực kỳ quan trọng là phải biết đâu là cách thức tốt nhất để dẫn dắt đời sống hàng ngày của ta. Điều này tuỳ thuộc vào việc ta thấu hiểu những gì là hành động tâm linh và những gì không phải, sự khác biệt giữa Pháp và những gì không phải là Pháp. Những lợi lạc của sự thấu hiểu này thì thật vô biên, không thể tin nổi.
02/11/2010(Xem: 5241)
Trong khóa nhập thất Hayagriva Tối Mật tại Viện Vajrapani, Tháng Chín, Tháng Mười năm 1997, Lama Zopa Rinpoche đã ban cho các đệ tử lời khuyên dạy sau đây. Việc này xảy ra khi Rinpoche giải thích một luận văn dài cho sadhana (1) Hayagriva Tối Mật, khi giảng thêm về tiết đoạn quy y:
02/11/2010(Xem: 9197)
Pháp Thân, tự biểu hiện ‘tính không’ và không có sự hiện hữu của thân thể vật lý, mà phải tự hiện thân trong một hình tướng và được biểu hiện như cây trúc...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]