Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quả Vô Thượng Niết Bàn của Như Lai chỉ là kết quả .....

24/08/201916:36(Xem: 10607)
Quả Vô Thượng Niết Bàn của Như Lai chỉ là kết quả .....

Phat Niet Ban 3



QUẢ VÔ THƯỢNG NIẾT BÀN
của Như Lai chỉ là kết quả của quá trình đấu tranh với dục vọng
và chiến thắng hoàn toàn bọn giặc cướp phiền não vô minh.

I. - MUỐN HIỂU NIẾT BÀN TRƯỚC HẾT CẦN ĐIỀU CHỈNH NHỮNG QUAN NIỆM NGỘ NHẬN VỀ NIẾT BÀN 

Niết bàn là một mục tiêu cần đạt đến của người đệ tử Phật hiếu học, ham tu. Ngộ nhận Niết bàn cũng tức là ngộ nhận mục tiêu mà mình muốn đến. Cho nên người đệ tử Phật muốn hiểu Niết bàn, trước hết cần điều chỉnh những quan niệm ngộ nhận Niết bàn.

* Có người quan niệm Niết bàn là một cảnh giới cách xa với quả địa cầu mà con người đang sanh sống.

Đức Phật và các hàng đệ tử Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát đều có được Niết bàn ở trên mặt đất nầy. Điều đó nói rất rõ: Rằng Niết bàn không phải là một cảnh giới ở xa.

* Có người hiểu Niết bàn là cảnh giới siêu nhiên, cảnh giới đó không có không gian và thời gian.

Hiểu như vậy thật rất lạ kỳ ! Không có không gian, không có thời gian thì sao gọi là "cảnh giới" nhỉ ! Cho nên Niết bàn không phải là "cảnh giới" lạ kỳ đó.

Có người quan niệm rằng: Niết bàn là cảnh giới tuyệt đối. Không thể dùng trí của con người mà khái niệm.

Nói như vậy nghe không ổn. Không thể dùng trí của con người khái niệm, vậy "cảnh giới tuyệt đối Niết bàn đó có" để làm gì ? Nó sẽ phục vụ cho ai, khi con người không thể khái niệm ?

Tệ hơn hết là hạng người cho rằng Niết bàn vẫn còn dục vọng ái ân, tình tứ cho nên họ vắt óc nặn ra cái quái thai "Niết bàn rực cháy" với cốt truyện nhố nhăn, dụng ý bôi bác Niết bàn Phật.

Đó là những nhận thức sai lầm đã có, đang có và mãi mãi sẽ còn có. 

II. - HIỂU ĐÚNG NGHĨA NIẾT BÀN MỚI TÌM THẤY VÀ BIẾT ĐƯỢC NIẾT BÀN 

Niết bàn không phải là một cảnh giới, bất cứ với dạng cảnh giới nào.

Niết bàn sẽ không có ở đâu hết, nhưng Niết bàn cũng sẽ ở tất cả mọi nơi chốn. Niết bàn có, hay không có, tùy thuộc ở con người, chớ không do cảnh Niết bàn có, hay không có.

Bởi vì, Niết bàn là gì ?

Niết bàn là dịch âm của chữ NIRVANA, chữ Phạn. Với cái âm NIRVANA cho nên có nhà Phật học dịch là Niết bàn na.


Ý nghĩa của chữ Niết bàn, luận Bà Sa định nghĩa:

NIẾT có nghĩa là ra khỏi. BÀN có nghĩa là rừng ngũ uẩn. Ra khỏi rừng ngũ uẩn là có Niết bàn.
NIẾT là không. BÀN là dệt. Không dệt thêm phiền não là có Niết bàn.
NIẾT là không. BÀN là hậu hữu. Không còn hậu hữu là có Niết bàn.
NIẾT là xa lìa. BÀN là ràng buộc. Xa lìa sự ràng buộc là Niết bàn.
NIẾT là vượt qua. BÀN là khổ nạn. Vượt qua hết khổ nạn là Niết bàn.


Theo Kinh Đại Niết Bàn định nghĩa:

NIẾT là không. BÀN là phiền não che chướng. Không phiền não che chướng là Niết bàn.
NIẾT là không. BÀN là tham tài. Không tham tài là Niết bàn.
NIẾT là không. BÀN là tham sắc. Không tham sắc là Niết bàn.
NIẾT là không. BÀN là tham danh. Không tham danh là Niết bàn.
NIẾT là không. BÀN là tham lợi. Không tham lợi là Niết bàn.
NIẾT là không. BÀN là sân nộ. Không sân nộ là Niết bàn.
NIẾT là không. BÀN là si ám. Không si ám là Niết bàn.
NIẾT là không. BÀN là mạn. Không mạn là Niết bàn.
NIẾT là không. BÀN là do dự trước lẽ phải, điều thiện. Không do dự trước lẽ phải, điều thiện là có Niết bàn.
NIẾT là không. BÀN là nhận thức sai chân lý. Không nhận thức sai chân lý là có Niết bàn.
NIẾT là không. BÀN là phẫn nộ. Không phẫn nộ là Niết bàn.
NIẾT là không. BÀN là hờn mát. Không hờn mát là có Niết bàn.
NIẾT là không. BÀN là che dấu tội lỗi. Không che dấu tội lỗi là có Niết bàn.
NIẾT là không. BÀN là rầu rĩ. Không rầu rĩ là có Niết bàn.
NIẾT là không. BÀN là ganh ghét. Không ganh ghét là Niết bàn.
NIẾT là không. BÀN là keo kiết. Không keo kiết là Niết bàn.
NIẾT là không. BÀN là lừa đảo. Không lừa đảo là Niết bàn.
NIẾT là không. BÀN là dua nịnh. Không dua nịnh là có Niết bàn.
NIẾT là không. BÀN là hãm hại. Không hãm hại là có Niết bàn.
NIẾT là không. BÀN là kiêu căng. Không kiêu căng là có Niết bàn.
NIẾT là không. BÀN là không biết tự hổ với lương tâm. Không có cái tánh không biết tự hổ với lương tâm là có Niết bàn.
NIẾT là không. BÀN là không biết nhục trước người khác. Không có tánh không biết nhục trước người khác là có Niết bàn.
NIẾT là không. BÀN là hốp tốp, vội vã. Không hốp tốp, vội vã là có Niết bàn.
NIẾT là không. BÀN là ám độn, đờ đẫn. Không ám độn, đờ đẫn là có Niết bàn.
NIẾT là không. BÀN là không có đức tin. Không có cái không có đức tin là có Niết bàn.
NIẾT là không. BÀN là lười biếng. Không lười biếng là có Niết bàn.
NIẾT là không. BÀN là buông lung ba nghiệp. Không buông lung ba nghiệp là có Niết bàn.
NIẾT là không. BÀN là quên hết, đầu óc trống rỗng. Không có quên hết, đầu óc trống rỗng là có Niết bàn.
NIẾT là không. BÀN là nghĩ ngợi lăng xăng. Không nghĩ ngợi lăng xăng là có Niết bàn.
NIẾT là không. BÀN là hiểu biết không đúng. Không hiểu biết không đúng là có Niết bàn.
NIẾT là không. BÀN là mừng thái quá. Không mừng thái quá là có Niết bàn.
NIẾT là không. BÀN là giận. Không có giận là có Niết bàn.
NIẾT là không. BÀN là thương thái quá. Không thương thái quá là có Niết bàn.
NIẾT là không. BÀN là sợ sệt. Không sợ sệt là có Niết bàn.
NIẾT là không. BÀN là yêu thái quá. Không yêu thái quá là có Niết bàn.
NIẾT là không. BÀN là ghét. Không ghét là có Niết bàn.
NIẾT là không. BÀN là ham muốn. Không ham muốn là có Niết bàn.


Lại nữa, chữ Niết bàn còn được dịch là: VIÊN TỊCH, DIỆT ĐỘ, BẤT SANH, TỊCH DIỆT, AN LẠC, GIẢI THOÁT.

VIÊN TỊCH có nghĩa là vô lượng công đức lành đều viên mãn, vô lượng phiền não đều vắng lặng.

DIỆT ĐỘ có nghĩa là diệt hết mọi người nguyên nhân sanh tử, ưu bi, khổ não, và vượt qua các khổ não, sanh tử, ưu bi ấy.

BẤT SANH nghĩa là thể nhập được chân lý bất sanh của hiện tượng vạn pháp.

TỊCH DIỆT có nghĩa là đã diệt hết cái quan niệm sanh diệt của hiện tượng vạn pháp.

AN LẠC nghĩa là luôn luôn ở trong trạng thái tịnh lạc khinh an.

GIẢI THOÁT có nghĩa là cởi bỏ hết phiền não, xa lìa hết các buộc ràng.

NIẾT BÀN có nhiều ý như vậy. Tuy nhiên, ý nghĩa của Niết bàn dù diễn đạt chi li hay súc tích khái quát, người đệ tử Phật vẫn hiểu đó là đức GIẢI THOÁT trong ba đức: PHÁP THÂN, BÁT NHÃ và GIẢI THOÁT của một đấng Thế tôn.

III. - NIẾT BÀN KHÔNG PHẢI LÀ MỘT CẢNH GIỚI DÀNH ĐỂ CHO MỘT HẠNG NGƯỜI 

Như ta đã biết, Niết bàn chỉ là kết quả của sự đấu tranh và chiến thắng. Mà đấu tranh thì có thể tích cực hoặc chưa tích cực. Chiến thắng cũng có thể toàn diện hoặc cũng có thể còn đang trên đà chiến thắng. Do vậy mà quả Niết bàn có bốn bậc khác nhau.

1/- TỰ TÁNH BẢN LAI THANH TỊNH NIẾT BÀN

Giáo lý của đạo Phật dạy rằng: Tự tánh của con người vốn thanh tịnh. Tánh thanh tịnh đó được gọi là Niết bàn. Và Niết bàn chính là cái tự tánh bản lai thanh tịnh đó.

Phật dạy rằng: Con người có thể có phiền não, bị phiền não tác động hoành hành, khi con người mất tự chủ, quên cảnh giác đối với cái tâm tánh thanh tịnh vốn có của mình. Dù vậy phiền não có đến rồi phải đi, ví như khách, tung lên rồi phải lắng xuống, ví như trần. Phiền não đối với tự tánh bản lai thanh tịnh Niết bàn của con người, chúng chỉ là thứ "khách trần" mà thôi.


2/- HỮU DƯ Y NIẾT BÀN

Do công phu tu tập, đấu tranh với dục vọng, hóa giải từng phần lượng phiền não vô minh mà có được Niết bàn, tức là có được sự thanh tịnh tự thân tâm, sự khinh an, giải thoát mọi khổ đau, ràng buộc trong cuộc sống của đời mình. Được sự khinh an, giải thoát của Niết bàn mà cái thân hữu lậu hãy còn vẫn là chỗ sở y cho dòng sinh mệnh, gọi đó NIẾT BÀN HỮU DƯ Y.


3/- VÔ DƯ Y NIẾT BÀN

Diệt phiền não vô minh, chiến thắng liệt oanh với dục vọng, hiện đời đã được Niết bàn, các nguyên nhân hữu lậu ở đời sau cũng cắt đứt và cái thân sở y của dòng sinh mệnh cũng chết mất đi không còn hiện hữu, gọi đó là NIẾT BÀN VÔ DƯ Y.


4/- VÔ TRỤ XỨ NIẾT BÀN

Thứ Niết bàn nầy ở mọi chốn nơi, ở mọi hoàn cảnh, ở ngay trong sanh tử mà không rời Niết bàn.

Người nhị thừa, tức hàng Thanh văn, Duyên giác chỉ chiến thắng được "phiền não chướng" mà có được Niết bàn, cho nên ham trụ Niết bàn mà chán sợ sinh tử.

Phật quả, ở địa vị Phật chiến thắng hoàn toàn "phiền não chướng" và tiêu trừ tận gốc rễ "sở tri chướng". Cho nên dùng Phật nhãn mà quan sát thì: phiền não tức Bồ đề, sanh tử tức Niết bàn. Vì Niết bàn ở trong sanh tử cho nên ở trong sanh tử làm lợi lạc chúng sanh mà không chánh sanh tử, cũng không ham trụ Niết bàn, gọi đó là NIẾT BÀN VÔ TRỤ XỨ.

Qua nhận thức trên ta thấy Niết bàn chỉ là kết quả của quá trình đấu tranh với dục vọng và chiến thắng từng phần đối với những thứ giặc phiền não vô minh. Chừng nào diệt trừ tận gốc rễ phiền não, chiếu phá hoàn toàn sạch hết bóng tối vô minh thành tựu quả Đại Giác. Thế Tôn, bấy giờ mới long trọng tuyên bố: Rằng Như Lai đã chứng đắc QUẢ NIẾT BÀN VÔ THƯỢNG.


Viết tại HUỲNH MAI TỊNH THẤT
Ngày 20 tháng 12 năm 1990
THÍCH TỪ THÔNG



 

Ý kiến bạn đọc
04/09/201908:58
Khách
Như thế , người từ mà còn sợ sinh tử, còn vọng Niết bàn thì cũng không thể giác ngộ. Thành thật xin lỗi tác giả, nếu tôi hiểu sai ý
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/04/2013(Xem: 784)
Đức Địa Tạng là một vị đã chứng bực Đẳng Giác trải đến vô lượng A Tăng Kỳ kiếp rồi. Ngài có lời đại nguyện rằng: Nếu Ngài chưa độ hết chúng sanh, thì Ngài không chứng quả Bồ Đề, và nếu sự thọ khổ trong địa ngục hãy còn, thì Ngài thề không chịu thành Phật.
22/04/2013(Xem: 744)
Đức Quan Thế âm Bồ Tát, khi chưa xuất gia tu hành, có một kiếp Ngài làm con đầu lòng của vua Vô Tránh Niệm, tên là Bất Huyến Thái Tử. Trong thời kỳ vua ấy thống trị thiên hạ, thì có Phật Bảo Tạng ra đời. Vua thấy nhơn tâm xu hướng theo lời giáo hóa của Phật càng ngày càng đông, bèn suy nghĩ rằng: "Nếu Đạo Phật không phải chơn chánh, thì đâu có lẻ người ta sùng bái khắp xứ như vậy!"
22/04/2013(Xem: 822)
Đức Văn Thù Sư Lợi, khi chưa thành đạo thì Ngài là con thứ ba của vua Vô Tránh Niệm, tên là Vương Chúng Thái Tử. Nhờ phụ vương khuyên bảo, nên Ngài phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và Tăng chúng trọn ba tháng. Lúc ấy, có quan Đại Thần là Bảo Hải thấy vậy thì khuyên rằng: " Nay Điện hạ đã có lòng làm sự phước đức, tạo nghiệp thanh tịnh, nên vì hết thảy chúng sanh mà cầu đặng các món trí huệ, và đem công đức ấy hồi hướng về đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, thì tốt hơn là mong cầu mọi sự phước báu nhỏ nhen".
22/04/2013(Xem: 8442)
Cuốn “Di Đà Huyền Chỉ” ra đời đồng thời với bản dịch Việt ngữ “Thế Giới Nhất Hoa” vào cuối năm 2001. Cuốn “Thế Giới Nhất Hoa” đến nay vẫn còn ở các quày sách. Điều đó cho chúng ta thấy rằng Thiền Công án rất khó nuốt.
22/04/2013(Xem: 10272)
Nói về đạo, thì không có đạo nào lớn bằng đạo Phật. Nói về lý, thì không có lý nào thâm cho bằng lý Phật. Còn nói về tu, thì không tu nào dễ cho bằng tu Phật.
08/04/2013(Xem: 27923)
Ðạo Phật truyền vào Việt Nam ta đã trên 15 thế kỷ cho nên phần đông dân chúng nước ta là tín đồ Ðạo Phật. Dân chúng thường nói "Ðạo Phật là đạo của ông bà"...
07/03/2013(Xem: 4833)
Luận Phật Thừa Tông Yếu là tùy thuận theo thời cơ lược nói về tông bản và cương yếu của Phật pháp. Thế nên bộ luận này cũng có tên là Khái Luận Về Phật Pháp Hiện Đại.
23/02/2013(Xem: 5492)
Một thời đức Phật ngự tại rừng Ca Duy nước Thích Sí Đề cùng với 500 Thánh tăng toàn là bậc A La Hán, bấy giờ có bốn vị Trời ở cõi Tịnh Cư nơi Thiên cung đều nghĩ: “Nay đức Thế Tôn và 500 vị Đại Tăng, toàn là bậc Thánh A La Hán đang ngự trong rừng Ca Duy thuộc nước Thích Sí Đề, đồng thời có vô số chư Thiên với thần thông vi diệu từ 10 phương đều tập trung ở đấy để kính lễ đức Như Lai và chúng Đại Tăng.
22/09/2012(Xem: 4398)
Khi đức Phật du hóa tại nước Di-hy-La, Ngài ngụ trong vườn Am-La. Bấy giờ có thiếu phụ tên là Bà-tứ-Tra có năm người con chết liên tiếp trong mấy năm. Vì qúa nhớ thương buồn rầu, nên khi đứa con thứ năm vừa chết xong, bà phát điên, xõa tóc, xé rách hết quần áo, chạy rong cùng đường kêu la, khi cười khi khóc, lúc nói lảm nhảm một mình.
23/08/2012(Xem: 4794)
Khi đức Phật du hoá tại phiá bắc thôn Thâu-lô-Tra, thuộc nước Câu-Lâu-Sấu, bấy giờ các người trong thôn nghe tin: “Sa-môn Cù-Đàm, con Vua dòng họ Thích, lià bỏ tông-tộc, xuất gia học đạo, đang trú ngụ trong vườn Nhiếp-hoà; vị Sa-môn ấy có tiếng tăm lớn đồn khắp mọi nơi là bậc đắc đạo, là thầy của Trời và Người, thuyết pháp vi diệu chưa từng có”, nên họ rủ nhau cùng đến gặp Ngài để lễ bái cúng dường.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]