Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Từ Giác Đại Sư

27/01/201110:45(Xem: 9447)
Từ Giác Đại Sư

QUÊ HƯƠNG CỰC LẠC

Việt Dịch: HT Thích Thiền Tâm
Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản

Từ Giác Đại Sư

Đại sư húy là Tông Trách, người đất Tương Dương. Ngài xuất gia theo Tử Thiền Sư ở chùa Trường Lô tu hành, phát mình được chỗ tâm yếu. Trong năm Ngươn Hựu, đại sư rước mẹ già về ở nơi phương trượng phía đông chùa, khuyên mẹ niệm Phật. Bảy năm sau bà được vãng sanh. Ngài tuân theo quy củ ở Lô Sơn, kết Liên Hoa Thắng Hội, khuyên hằng tăng tục niệm Phật, cảm đến hai bị bồ tát Phổ Hiền, Phổ Huệ ứng mộng xin ghi tên vào hội, để tỏ lòng mật hộ tán thành. Từ đó, những người hướng về theo ngài càng lúc càng đông. Linh Chi luật sư khen ngợi ngài là bậc Đại thừa đạo sư ở thời buổi ấy. Khi lâm chung, ngài ngồi kiết dà niệm Phật mà hóa.

Đại sư nói: Người mới học đạo, nhẫn lực chưa thuần, nên phải mượn tịnh duyên để giúp phần tăng tiến. Tại sao thế? - Bởi ở cõi Ta Bà, Phật Thích Ca đã nhập diệt, đức Di Lặc chưa giáng sanh; miền Cực Lạc thì từ phụ A Di Đà hiện đương thuyết pháp. Với đức Quán Âm, Thế Chí, người cõi Ta Bà luống khát ngưỡng danh lành, nếu về Tịnh Độ thì bậc thượng thiện nhân như hai ngài ấy, đều là bạn tốt. - Ta Bà, các loài ma nổi dậy, làm não loạn người tu; trái lại nơi cõi Cực Lạc trong ánh đại quang minh đâu còn ma sự? - Ta Bà dễ bị tiếng tà quầy loạn, sắc đẹp mê tâm; miền Cực Lạc thì chim nước rừng cây đều tuyên dương diệu pháp, chánh báo thanh tịnh, đâu có nữ nhơn! Thế thì duyên tu hành thuận tiện đầy đủ, không đâu hơn cõi Tây Phương, tiếc cho kẻ nông cạn kém tin, trở lại nghi ngờ hủy báng! Xin đưa ra đây ít điều để luận:

này, cảnh nhà thế ồn ào dễ khiến cho người chán, nên có nhiều kẻ mến cảnh chùa vắng lạnh, bỏ tục xuất gia. Nhưng nỗi khổ ở Ta Bà đâu phải chỉ có sự phiền phức của nhà đời, sự vui ở Cực Lạc mầu nhiệm không cùng, đâu phải chỉ như cảnh chùa thanh tịnh? Biết xuất gia là tốt mà không chịu cầu vãng sanh đó là điều lầm thứ nhất. — cõi này, người tu hành khó nhọc, trải muôn dặm đường xa đi tìm bậc trí thức để phát minh việc lớn giải quyết sự sống chết luân hồi? Cõi Cực Lạc, đức Di Đà Thế Tôn nghiệp sắc tâm đều thắng, nguyện lực rộng sâu, một khi diễn tiếng viên âm, người nghe đều tỏ ngộ. Nguyện tham phỏng bậc trí thức mà không muốn thấy Phật là điều lầm thứ hai.

Người tu ở cõi này thấy chùa lớn chúng đông đều ưa thích muốn ở, những chỗ chúng ít lại không muốn nương theo, Cõi Cực Lạc, hàng nhất sanh bổ xứ rất nhiều, các bậc người thượng thiện đều hội lại một chỗ. Muốn gần gũi chùa lớn mà không mến hải chúng thanh tịnh ở Tây Phương, là điều lầm thứ ba. — cõi này, kẻ thượng thọ không qúa trăm tuổi, tính lại lúc thơ ấu dại khờ, khi già cả suy yếu, lúc đau bịnh, khi ngủ nghỉ, bao nhiêu đó đã chiếm hơn phân nửa đời người; phương chi bậc Bồ Tát còn mê khi cách ấm, hàng Thanh Văn còn muội lúc xuất thai, tấc bóng ngàn vàng mười phân hao hết chín, mà tu hành chưa lên ngôi bất thối, thật đáng kinh lòng!

Người ở Tây Phương thọ mạng không lường, một khi gởi chất nơi hoa sen thì không còn sự khổ sanh già bịnh chết, tu hành tiếp tục mãi cho đến khi chứng qủa bồ đề. Cam chịu luân chuyển ở cảnh Ta Bà ngắn khổ, mà quên miền Cực Lạc trường xuân, là điều lầm thứ tư. — cõi này, như bậc đã chứng qủa vô sanh, sống trong dục trần mà không mê nhiễm mới có thể vận lòng từ bi, trí phương tiện, cứu độ muôn loài. Còn kẻ trí huệ cạn, mới tương ưng với đôi chút pháp lành, bèn cho mình là bậc cao siêu tự tại, chê bai Tịnh Độ tham luyến Ta Bà, không biết tự lượng, mong sánh với bậc đại quyền Bồ Tát, để rồi ngày kia phải bị luân hồi đọa lạc, đó là điều lầm thứ năm. Trong kinh nói: “Phải nên phát nguyện cầu sanh về cõi kia”, mà có kẻ chẳng tin lời Phật, khinh rẻ sự cầu sanh, há chẳng phải là mê ư? Than ôi! Người không biết lo xa, ắt có sự buồn gần, một khi mất thân này, muốn kiếp đành ôm hận, chừng ấy hồi sao cho kịp!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/04/2013(Xem: 807)
Đức Đại Thế Chí khi chưa xuất gia học đạo, thì Ngài chính là con thứ hai của vua Vô Tránh Niệm tên là Ni Ma Thái Tử. Ngài vâng lời phụ vương khuyên bảo, phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và đại chúng trọn trong ba tháng. Quan Đại thần là Bảo Hải thấy vậy, bèn khuyến thỉnh rằng: "Thưa Điện hạ! Trong sự tu phước có hai thứ: một là tu phước hữu lậu hai là tu phước vô lậu. Song phước hữu lậu dầu có to tát thế nào, thì chỗ cảm báo cũng chỉ ở trong cõi Nhơn Thiên hưởng phần khoái lạc mà thôi: chớ không thoát khỏi luân hồi sanh tử.
22/04/2013(Xem: 800)
Đức Địa Tạng là một vị đã chứng bực Đẳng Giác trải đến vô lượng A Tăng Kỳ kiếp rồi. Ngài có lời đại nguyện rằng: Nếu Ngài chưa độ hết chúng sanh, thì Ngài không chứng quả Bồ Đề, và nếu sự thọ khổ trong địa ngục hãy còn, thì Ngài thề không chịu thành Phật.
22/04/2013(Xem: 764)
Đức Quan Thế âm Bồ Tát, khi chưa xuất gia tu hành, có một kiếp Ngài làm con đầu lòng của vua Vô Tránh Niệm, tên là Bất Huyến Thái Tử. Trong thời kỳ vua ấy thống trị thiên hạ, thì có Phật Bảo Tạng ra đời. Vua thấy nhơn tâm xu hướng theo lời giáo hóa của Phật càng ngày càng đông, bèn suy nghĩ rằng: "Nếu Đạo Phật không phải chơn chánh, thì đâu có lẻ người ta sùng bái khắp xứ như vậy!"
22/04/2013(Xem: 839)
Đức Văn Thù Sư Lợi, khi chưa thành đạo thì Ngài là con thứ ba của vua Vô Tránh Niệm, tên là Vương Chúng Thái Tử. Nhờ phụ vương khuyên bảo, nên Ngài phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và Tăng chúng trọn ba tháng. Lúc ấy, có quan Đại Thần là Bảo Hải thấy vậy thì khuyên rằng: " Nay Điện hạ đã có lòng làm sự phước đức, tạo nghiệp thanh tịnh, nên vì hết thảy chúng sanh mà cầu đặng các món trí huệ, và đem công đức ấy hồi hướng về đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, thì tốt hơn là mong cầu mọi sự phước báu nhỏ nhen".
22/04/2013(Xem: 8567)
Cuốn “Di Đà Huyền Chỉ” ra đời đồng thời với bản dịch Việt ngữ “Thế Giới Nhất Hoa” vào cuối năm 2001. Cuốn “Thế Giới Nhất Hoa” đến nay vẫn còn ở các quày sách. Điều đó cho chúng ta thấy rằng Thiền Công án rất khó nuốt.
22/04/2013(Xem: 10394)
Nói về đạo, thì không có đạo nào lớn bằng đạo Phật. Nói về lý, thì không có lý nào thâm cho bằng lý Phật. Còn nói về tu, thì không tu nào dễ cho bằng tu Phật.
08/04/2013(Xem: 28151)
Ðạo Phật truyền vào Việt Nam ta đã trên 15 thế kỷ cho nên phần đông dân chúng nước ta là tín đồ Ðạo Phật. Dân chúng thường nói "Ðạo Phật là đạo của ông bà"...
07/03/2013(Xem: 4879)
Luận Phật Thừa Tông Yếu là tùy thuận theo thời cơ lược nói về tông bản và cương yếu của Phật pháp. Thế nên bộ luận này cũng có tên là Khái Luận Về Phật Pháp Hiện Đại.
23/02/2013(Xem: 5594)
Một thời đức Phật ngự tại rừng Ca Duy nước Thích Sí Đề cùng với 500 Thánh tăng toàn là bậc A La Hán, bấy giờ có bốn vị Trời ở cõi Tịnh Cư nơi Thiên cung đều nghĩ: “Nay đức Thế Tôn và 500 vị Đại Tăng, toàn là bậc Thánh A La Hán đang ngự trong rừng Ca Duy thuộc nước Thích Sí Đề, đồng thời có vô số chư Thiên với thần thông vi diệu từ 10 phương đều tập trung ở đấy để kính lễ đức Như Lai và chúng Đại Tăng.
22/09/2012(Xem: 4488)
Khi đức Phật du hóa tại nước Di-hy-La, Ngài ngụ trong vườn Am-La. Bấy giờ có thiếu phụ tên là Bà-tứ-Tra có năm người con chết liên tiếp trong mấy năm. Vì qúa nhớ thương buồn rầu, nên khi đứa con thứ năm vừa chết xong, bà phát điên, xõa tóc, xé rách hết quần áo, chạy rong cùng đường kêu la, khi cười khi khóc, lúc nói lảm nhảm một mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]