Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hoài Cảm Đại Sư

27/01/201110:45(Xem: 8928)
Hoài Cảm Đại Sư

QUÊ HƯƠNG CỰC LẠC

Việt Dịch: HT Thích Thiền Tâm
Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản

Hoài Cảm Đại Sư

Về lai lịch, chưa rõ đại sư xuất thân từ đâu. Chỉ biết ban sơ, sư cùng với ngài Huyền Trang, Từ Ân, đồng là người trong tông Pháp Tướng. Sư tánh tình cang nghị, tinh khổ siêng học, nghi rằng: “Niệm Phật trong thời gian ngắn, làm sao được sanh về Tây Phương, nên đem nghĩa này hỏi tổ Thiện Đạo. Tổ bảo: “Đó là lời thành thật của Phật, đâu có giả dối ư?”. Lại bảo ngài vào đạo tràng niệm Phật cầu chứng nghiệm.

Đại sư y lời, tu hành 21 ngày không thấy điềm lành, hận mình chướng sâu, muốn tuyệt thực. Tổ không cho, khuyên tiếp tục tu hành. Sư tinh tu ba năm, cảm hóa Phật phóng kim quang, thấy được tướng bạch hào, liền chứng Niệm Phật tam muội. Nhân đó, ngài viết ra bảy quyển “Tịnh Độ Thích Quần Nghi Luận”. Khi lâm chung, đại sư thấy hóa Phật đến rước, bèn hướng về Tây mà tịch).

Đại sư dạy: “Chí tâm niệm Phật tức là ý nghiệp làm lành, xưng danh hiệu Phật là khẩu nghiệp làm lành, chấp tay lễ bái là thân nghiệp làm lành. Do ba nghiệp ấy, làm lành, nên có thể diệt tội nặng sanh tử trong tám mươi ức kiếp, nhờ hạnh nguyện nương nhau, quyết định được vãng sanh.
Cần phải niệm Phật ra tiếng thì tam muội dễ thành, niệm thầm nhỏ phần nhiều tâm tán loạn. Điều này riêng học giả tự biết, người ngoài không rõ thấu được. Phương pháp niệm Phật ở trong nhà tối, trong thánh giáo không thấy nói.

Nhưng người sơ học nếu ở trong nhà tối, tuyệt các việc thấy nghe, buông bỏ các duyên, chuyên nhất niệm Phật, hành trì như thế thì tam muội dễ thành. Ví như người đời khi nghĩ đến việc khó khăn mà không giải quyết được, là do vì loạn tưởng. Nếu kẻ ấy đóng chặt cửa lại một mình, nhắm mắt ngồi yên, do tâm điềm tịnh nên lần lần nghĩ ra manh mối. Điều này, người chưa thật hành đến, hay sanh nghi, nhưng với kẻ đã từng tu tập thì đó là một điểm cần yếu.

Lời Phụ: Tổ thứ ba, thứ tư, thứ năm trong Liên Tông là các ngài Thừa Viễn, Pháp Chiếu, Thiếu Khang sự hành hóa rất thạnh, song giáo pháp bị thất lạc, chỉ còn có sự tích thôi. Riêng về Tứ Tổ là ngài Pháp Chiếu, tục truyền có “Ngũ Hội Niệm Phật” nhưng Ấn Quang đại sư không công nhận, cho là sự ngoa chuyền của đời sau. Vì muốn chọn phần tinh yếu, bớt sự rườm rà, nên trong đây không biên dịch ra).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/02/2011(Xem: 9050)
Hiện nay, thời khóa mỗi ngày của tôi nhất định phải có là: sáng sớm thức dậy tụng phẩm Phổ Hiền trong kinh Hoa Nghiêm, Kinh Kim Cang, bài kệ phẩm Phương Tiện của kinh Pháp Hoa, kinh Phổ Môn, kinh A Di Đà” rồi hoàn kinh niệm Phật. Nếu tụng ra tiếng thì hơn 2 tiếng đồng hồ, nếu tụng thầm thì trên dưới một tiếng rưỡi. Năm nay tôi đã 94 tuổi nên chỉ thực hiện thời khóa bằng cách tụng thầm mà thôi, chứ tụng ra tiếng thì không nỗi nữa rồi. Sở dĩ tôi nói kỹ như vậy để chúng ta biết rõ cách tu tập của mình là phải có sự liên tục hằng ngày. Không nên lúc có, lúc không. Tụng kinh niệm Phật ngoài mục đích chính yếu là vãng sanh Cực Lạc ra, còn có tác dụng hàng phục những phiền não nghiệp chướng, khiến cho những thiện căn công đức được tăng trưởng. Nếu mỗi ngày tu hành đều đặn như vậy, tất nhiên lần lần bớt đi phần phàm phu sanh tử mà tiến lần trên con đường Hiền Thánh giải thoát.
27/01/2011(Xem: 12065)
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là Pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca.
16/12/2010(Xem: 6112)
Một cư sĩ học giả viết trong một quyển sách đã xuất bản, trong đó có lập lại một lời nói của đức Phật không được đúng như trong kinh đã ghi, điều này có thể tạo cho Phật tử hiểu lệch lạc về đạo Phật dẫn tới một đạo Phật mê tín. Họ nói Đức Phật nói rằng: “… Nếu vị thiện tâm nào đến bốn nơi Thánh địa này thành tâm chiêm bái và đảnh lễ sẽ được nhiều phước báu và duyên lànhvà nếu có vị thiện tâm nào có duyên được trút hơi thở cuối cùngtại một trong những Thánh địa này, chắc chắn người ấy sẽ được tái sanh vào cảnh giới thanh nhàn..”
02/12/2010(Xem: 1077)
Về thời thượng cổ, người ta chưa có cơ khí gì để đo lường thời gian mà chỉ có một ít dụng cụ thô sơ. Dụng cụ đó là cái đồng hồ thái dương...
10/11/2010(Xem: 8288)
Đức phật A Di Đà là một ngôi giáo chủ trên cõi Lạc Bang, oai đức không cùng, thệ nguyện rất lớn, mở môn phương tiện, độ kẻ chúng sanh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ. Trong Kinh Bi Hoa nói rằng: "Về khoảng hằng sa kiếp trước, có một đại kiếp gọi là Thiện trì".Khi ấy tại cõi Tản đề lam thế giới có vua Chuyển Luân Thánh Vương, tên Vô Tránh Niệm, thống lãnh cả bốn xứ thiên hạ: một là Đông thắng thần châu, hai là Nam thiệm bộ châu, ba là Tây ngưu hóa châu, và bốn là Bắc cu lô châu, tiếng nhơn hiền đồn dậy bốn phương, đức từ thiện đượm nhuần khắp xứ, nên hết thảy nhân dân ai nấy cũng sẳn lòng ái kính.
30/10/2010(Xem: 892)
Vương Bột tự Tử An, người đất Long Môn. Sáu tuổi đã biết làm văn. Mười sáu, mười bảy tuổi nổi danh hạ bút nên vần.
28/10/2010(Xem: 781)
Đời Chu Tương Vương (651-617 trước D.L.), Tần Mục Công làm bá chủ các nước ở tây phương. Nhà vua có một người con gái.
28/10/2010(Xem: 1148)
Có một chàng tên Giang Thu San, quê ở An Huy, vốn người phong nhã, tính ưu ngao du sơn thủy. Gặp buổi ngày xuân, chàng liền rủ bạn sang Kim Lăng thưởng xuân.
21/10/2010(Xem: 2918)
Ý của câu thành ngữ này là chỉ chim chóc bị săn bắn hết rồi thì cất cung nỏ vào kho. Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Sử ký - Việt thế gia".
20/10/2010(Xem: 839)
"Xích thằng" là tơ hồng hay chỉ hồng. "Nguyệt lão" là ông già dưới trăng do chữ "Nguyệt Hạ Lão Nhân", nói tắt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]