- Thích Ca Mâu Ni Phật
- Đạo Sư A Di Đà Phật
- Quán Thế Âm Bồ Tát
- Đại Thế Chí Bồ Tát
- Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
- Phổ Hiền Bồ Tát
- Mã Minh Bồ Tát
- Long Thọ Bồ Tát
- Thiên Thân Bồ Tát
- Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát
- Huệ Viễn Đại Sư
- Đàm Loan Đại Sư
- Trí Giả Đại Sư
- Đạo Xước Đại Sư
- Thiện Đạo Đại Sư
- Hoài Cảm Đại Sư
- Vĩnh Minh Đại Sư
- Tuân Thức Đại Sư
- Từ Giác Đại Sư
- Từ Chiếu Đại Sư
- Hữu Nghiêm Đại Sư
- Ưu Đàm Đại Sư
- Thiên Như Đại Sư
- Diệu Hiệp Đại Sư
- Không Cốc Đại Sư
- Tông Bổn Đại Sư
- Tử Bá Đại Sư
- Liên Trì Đại Sư
- Hám Sơn Đại Sư
- Ngẫu Ích Đại Sư
- Triệu Lưu Đại Sư
- Đạo Phái Đại Sư
- Tĩnh Am Đại Sư
- Triệt Ngộ Đại Sư
- Ngộ Khai Đại Sư
- Diệu Không Đại Sư
- Ấn Quang Đại Sư
- Hoằng Nhất Đại Sư
QUÊ HƯƠNG CỰC LẠC
Việt Dịch: HT Thích Thiền Tâm
Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản
Lời Nói Đầu
Đương thời giảm kiếp, trình độ đạo đức của nhân loại mỗi ngày một kém, trái lại tội ác mỗi ngày một thêm.
Do sức nghiệp của đa số người chiêu cảm, nên khắp thế giới nổi lên những hiện tượng: động đất, bão, lụt, núi lửa, nắng hạn, thời tiết bất thường. So với mấy mươi năm về trước, những chuyện chém giết trộm cướp, dâm loàn, lường gạt giữa ngày nay, đã khiến cho người có lòng với thế đạo nhân tâm phải bàng hoàng lo sợ! Kinh Phật nói: “Tất cả sự khổ vui đều do tâm tạo”. Vậy muốn cải thiện con người, tạo hoàn cảnh tốt, phải tìm sửa đổi từ chỗ phát nguyên. — đây, tôi muốn nói là mọi người phải dứt trừ tâm niệm xấu ác, ví như muốn được dòng nước trong, đừng để cho nguồn vẩn đục.
Trong khi xem bộ Tư Quy Tập, tôi thấy nó có lợi ích cho sự hướng thiện, đường giải thoát của người đời, nên ngoài giờ niệm Phật, lần lượt phiên dịch thành ra quyển Hương Quê Cực Lạc này. Trong đây tuy sự khuyến hóa không ngoài làm lành, niệm Phật, song đó lại chính là phương tiện khéo đưa mọi người đi sâu vào thật hạnh, âm thầm hoán cải từ người đến cảnh một cách mầu nhiệm. Vì đối với người thâm hiểu Phật pháp, thì toàn sự là lý, sự trì tức là lý trì. Trái lại, nếu chỉ chuộng lý thuyết không quan tâm đến thật hành, đó chỉ là lý thuyết suông, không đem lại kết qủa.
Thuở xưa, có một vị sư đi thuyết pháp nơi nào cũng chỉ nói về quy y Tam Bảo. Có người hỏi sao không giảng pháp chi khác. Sư đáp: “Thử nghĩ có pháp nào ngoài phạm vi Tam Bảo không?”. — nước ta, sự tu hành phổ thông của hàng Phật tử xuất gia và tại gia tóm lại cũng không ngoài: giữ quy giới, biết nhân qủa, làm lành, niệm Phật. Cho đến nhiều bậc học Phật uyên thâm, kết cuộc cũng đi về điểm ấy. Vậy một câu Niệm Phật, nếu chuyên, thiết tưởng không phải là thiếu. Xem quyển này, chư vị sẽ được lãnh thọ lời vàng của Phật Tổ, chỗ kinh nghiệm về tu trì của các bậc thiện tri thức, không khác nào có thầy hay bạn tốt. Nếu thật hành y theo lời dạy trong đây, sẽ được ba điều lợi ích lớn:
1. Nhờ sức Phật hộ trì, sức công đức của câu Niệm Phật, sức tâm niệm lành của mình, riêng hành nhơn sẽ được tiêu tội chướng, thêm phước huệ, giảm trừ những nguy hiểm tai nạn trong thời mạt kiếp.
2. Cũng do ba năng lực trên, cảnh huống khổ đau chung của nhân loại có thể giảm bớt, nếu nhiều người biết ăn chay niệm Phật. Cho nên tuy tu Tây phương tịnh độ, mà thật ra đồng thời đã tu nhơn gian tịnh độ ở ngay cõi đời này.
3. Chuyên niệm Phật, hành nhơn sẽ được sanh về Cực Lạc, thoát hẳn ra nỗi khổ luân hồi, hưởng sự an vui vô cùng vô tận, lần lượt sẽ chứng đạo qủa, độ chúng sanh. Vậy đây là phương pháp lợi mình lợi người một cách viên mãn chắc chắn.
Quyển này, theo bản Hán Văn, đã được tăng bổ, in ra nhiều lần. Cho nên phần tựa do ngài „n Quang làm năm Dân Quốc thứ 28 (1938), mà đọan sau lại có thêm lời dạy, tiểu sử của Ngài (tịch năm 1940) và Hoằng Nhất Đại Sư (tịch năm 1942). Vậy xin độc giả, thể hội, đừng lấy làm nghi.
Dịch ra quyển này, tôi cảm vì cõi đời khổ nặng, chánh giáo suy vi, nghĩ mình tội chướng chi mà sanh nhằm mạt thế, duyên phước gì mà nghe được pháp âm, nên không nỡ thọ phần lợi ích riêng, tùy sức tùy phần tuyên dương đạo giải thoát ra để tỏ lòng báo đáp bốn ân, lợi vui đồng loại trong muôn một thế thôi.
“Đã từng trôi nổi riêng thương khách Muốn nhủ đồng nhơn lại cố hương!”
Xin mượn hai câu thơ trên để bày tỏ tâm sự tôi vậỵ
Mùa an cư năm Căn Tý (1960)
Dịch giả: Liên Du kính ghi
Tựa
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là Pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca. Trên như bậc đẳng giác Bồ Tát, không thể vượt ra ngoài phạm vi của môn này: Dưới dù kẻ phạm tội nghịch ác cũng được dự phần tế độ.
Tuy nhiên, bởi pháp môn cao siêu như thế mà phần nhiếp cơ lại qúa phổ cập, dùng sức ít mà thu thập kết qủa rất mau lẹ lớn lao, nên những vị thông hiếu đôi chút về tông, giáo, đều xem thường, cho là môn tu trì của kẻ ngu phu ngu phụ. Truy nguyên, cũng do các vị ấy chưa hiểu rõ các chỗ lớn nhỏ, khó, dễ của Phật lực và tự lực. Hai phương diện này, sự hơn kém thật không thể dùng lời nói, văn từ hình dung cho hết được. Vì sao?
Bởi tất cả pháp môn khác đều nương theo sức giới, định, huệ, tu cho đến nghiệp sạch tình không, mới có thể thoát luân hồi sanh tử. Nhưng địa vị nghiệp sạch tình không đâu phải là dễ được?. Trong hai phần hoặc nghiệp, dứt được kiến hoặc khó cũng như ngăn chận dòng nước đổ bốn mươi dậm, huống nữa là tư hoặc ư? Dù cho bậc tỏ ngộ cao siêu, nếu chưa dứt sạch phiền não, vẫn còn bị luân hồi. Và một khi đã thọ sanh thì kẻ thối thất trong một muôn có đến mười ngàn, kẻ tiến bộ trong ức người khó được ba bốn. Thế thì tự lực không đủ ỷ lại, không chi vững vàng. Những kẻ khoe mình là trí, không chịu thuận theo lòng từ thệ nhiếp thọ của Như Lai, thử nghĩ có nên tụ phụ chăng?
Riêng về môn Tịnh Độ, nếu người có đủ tín nguyện chơn thiết, dùng lòng chí thành niệm Phật như con thơ nhớ mẹ và hằng ngày sự hành vi không trái với đạo đức, thì đến khi lâm chung, sẽ được nhờ Phật tiếp dẫn sanh về Tây Phương. Dù người ấy nghiệp hoặc hãy còn, nhưng khi đã vãng sanh thì chỗ sở đắc cũng cao hơn bậc A La Hán tình không nghiệp sạch, vì lẽ chủng tánh không đồng. Kẻ chưa dứt nghiệp hoặc còn như thế, người đã hết nghiệp không đợi phải luận nhiều! Ấy bởi do Phật lực, pháp lực và tâm lực của chúng sanh, đều không thể nghĩ bàn: mà tâm lực lại nhờ năng lực của Phật và Pháp, được hiển hiện một cách vẹn toàn. Cho nên chỉ ỷ lại vào tự lực, sánh với nương nhờ Phật Lực, thật kém xa nhau hằng hà sa số sự cách biệt của đất trời! Lại nên biết, đạo lý của môn Tịnh Độ này không thể đem luận chung với các pháp môn phổ thông khác, vì đây là pháp môn đặc biệt! Tôi thường có đôi liễn:
Pháp môn cao cả, lợi khắp ba căn, nhân đây chín cõi đồng về, mười phương khen ngợi.
Phật nguyện rộng sâu, không từ một vật, nên được ngàn kinh đều chỉ, muôn luận tuyên bày.
Trong kinh Hoa Nghiêm về phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện, tất cả bậc pháp thân Đại Sĩ ở 41 vị (Thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, thập địa, đẳng giác) nơi Hoa Tạng thế giới hải, đều y theo lời khuyên của đức Phổ Hiền Bồ Tát, dùng công đức mười đại nguyện vương cầu sanh Tây Phương, để được viên mãn qủa Phật. Các bậc đại sĩ mà còn như thế, kẻ phàm phu đầy nghiệp lực, tự ỷ chút tài chí mọn, xem thường môn Tịnh độ, thử xét mình có hơn các bậc Bồ Tát kia chăng? Hay là bởi mê loạn cầu cao, để rồi muốn siêu trở thành đọa lạc, muốn khéo hóa ra vụng về?
Những kinh sách hoằng dương Tịnh Độ xưa nay rất nhiều.
Trong ấy, đại sư Như Sầm tuyển ra những lời hay ý đẹp của Phật, Bồ Tát, Tổ Sư và ngôn luận của các bậc chí thức cận đại, chép thành quyển Hương Quê Cực Lạc (nhan đề dịch thoát của hai chữ Tự Quy) này. Đại sư nhờ tôi làm lời tựa, tôi tự xét lúc trẻ tuổi không gắng sức, đến nay già kém, tài năng chỉ đem nghĩa lý mình đã tin hiểu trong 59 năm viết ra để lấp cho rồi trách nhiệm. Nhân tiện, dâng tỏ chút ngu thành, nguyện khắp đồng nhơn đều được sanh về Cực Lạc. Chỗ thật tâm của thôi là thế, ngoài ra những bậc tài chí có bình luận chê cười, tôi chưa từng nghĩ đến. Theo đây, xin có mấy lời ca rằng:
“Khắp khuyên đồng phát nguyện lành, nguyện cầu vãng sanh. Đất khách suối non hiểm nhiều, mặc ai luyến tình! Tự mình không muốn về thôi, quyết về tất được. Đường quê có ai tranh giành, gió mát trăng thanh!”
Những khách nhớ quê, xin cùng chú ý!
Đời Dân Quốc thứ 28, năm Kỷ Mão, tiết Đông Chí.
Thích Ấn Quang cẩn soạn
Việt Dịch: HT Thích Thiền Tâm
Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản
Lời Nói Đầu
Đương thời giảm kiếp, trình độ đạo đức của nhân loại mỗi ngày một kém, trái lại tội ác mỗi ngày một thêm.
Do sức nghiệp của đa số người chiêu cảm, nên khắp thế giới nổi lên những hiện tượng: động đất, bão, lụt, núi lửa, nắng hạn, thời tiết bất thường. So với mấy mươi năm về trước, những chuyện chém giết trộm cướp, dâm loàn, lường gạt giữa ngày nay, đã khiến cho người có lòng với thế đạo nhân tâm phải bàng hoàng lo sợ! Kinh Phật nói: “Tất cả sự khổ vui đều do tâm tạo”. Vậy muốn cải thiện con người, tạo hoàn cảnh tốt, phải tìm sửa đổi từ chỗ phát nguyên. — đây, tôi muốn nói là mọi người phải dứt trừ tâm niệm xấu ác, ví như muốn được dòng nước trong, đừng để cho nguồn vẩn đục.
Trong khi xem bộ Tư Quy Tập, tôi thấy nó có lợi ích cho sự hướng thiện, đường giải thoát của người đời, nên ngoài giờ niệm Phật, lần lượt phiên dịch thành ra quyển Hương Quê Cực Lạc này. Trong đây tuy sự khuyến hóa không ngoài làm lành, niệm Phật, song đó lại chính là phương tiện khéo đưa mọi người đi sâu vào thật hạnh, âm thầm hoán cải từ người đến cảnh một cách mầu nhiệm. Vì đối với người thâm hiểu Phật pháp, thì toàn sự là lý, sự trì tức là lý trì. Trái lại, nếu chỉ chuộng lý thuyết không quan tâm đến thật hành, đó chỉ là lý thuyết suông, không đem lại kết qủa.
Thuở xưa, có một vị sư đi thuyết pháp nơi nào cũng chỉ nói về quy y Tam Bảo. Có người hỏi sao không giảng pháp chi khác. Sư đáp: “Thử nghĩ có pháp nào ngoài phạm vi Tam Bảo không?”. — nước ta, sự tu hành phổ thông của hàng Phật tử xuất gia và tại gia tóm lại cũng không ngoài: giữ quy giới, biết nhân qủa, làm lành, niệm Phật. Cho đến nhiều bậc học Phật uyên thâm, kết cuộc cũng đi về điểm ấy. Vậy một câu Niệm Phật, nếu chuyên, thiết tưởng không phải là thiếu. Xem quyển này, chư vị sẽ được lãnh thọ lời vàng của Phật Tổ, chỗ kinh nghiệm về tu trì của các bậc thiện tri thức, không khác nào có thầy hay bạn tốt. Nếu thật hành y theo lời dạy trong đây, sẽ được ba điều lợi ích lớn:
1. Nhờ sức Phật hộ trì, sức công đức của câu Niệm Phật, sức tâm niệm lành của mình, riêng hành nhơn sẽ được tiêu tội chướng, thêm phước huệ, giảm trừ những nguy hiểm tai nạn trong thời mạt kiếp.
2. Cũng do ba năng lực trên, cảnh huống khổ đau chung của nhân loại có thể giảm bớt, nếu nhiều người biết ăn chay niệm Phật. Cho nên tuy tu Tây phương tịnh độ, mà thật ra đồng thời đã tu nhơn gian tịnh độ ở ngay cõi đời này.
3. Chuyên niệm Phật, hành nhơn sẽ được sanh về Cực Lạc, thoát hẳn ra nỗi khổ luân hồi, hưởng sự an vui vô cùng vô tận, lần lượt sẽ chứng đạo qủa, độ chúng sanh. Vậy đây là phương pháp lợi mình lợi người một cách viên mãn chắc chắn.
Quyển này, theo bản Hán Văn, đã được tăng bổ, in ra nhiều lần. Cho nên phần tựa do ngài „n Quang làm năm Dân Quốc thứ 28 (1938), mà đọan sau lại có thêm lời dạy, tiểu sử của Ngài (tịch năm 1940) và Hoằng Nhất Đại Sư (tịch năm 1942). Vậy xin độc giả, thể hội, đừng lấy làm nghi.
Dịch ra quyển này, tôi cảm vì cõi đời khổ nặng, chánh giáo suy vi, nghĩ mình tội chướng chi mà sanh nhằm mạt thế, duyên phước gì mà nghe được pháp âm, nên không nỡ thọ phần lợi ích riêng, tùy sức tùy phần tuyên dương đạo giải thoát ra để tỏ lòng báo đáp bốn ân, lợi vui đồng loại trong muôn một thế thôi.
“Đã từng trôi nổi riêng thương khách Muốn nhủ đồng nhơn lại cố hương!”
Xin mượn hai câu thơ trên để bày tỏ tâm sự tôi vậỵ
Mùa an cư năm Căn Tý (1960)
Dịch giả: Liên Du kính ghi
Tựa
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là Pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca. Trên như bậc đẳng giác Bồ Tát, không thể vượt ra ngoài phạm vi của môn này: Dưới dù kẻ phạm tội nghịch ác cũng được dự phần tế độ.
Tuy nhiên, bởi pháp môn cao siêu như thế mà phần nhiếp cơ lại qúa phổ cập, dùng sức ít mà thu thập kết qủa rất mau lẹ lớn lao, nên những vị thông hiếu đôi chút về tông, giáo, đều xem thường, cho là môn tu trì của kẻ ngu phu ngu phụ. Truy nguyên, cũng do các vị ấy chưa hiểu rõ các chỗ lớn nhỏ, khó, dễ của Phật lực và tự lực. Hai phương diện này, sự hơn kém thật không thể dùng lời nói, văn từ hình dung cho hết được. Vì sao?
Bởi tất cả pháp môn khác đều nương theo sức giới, định, huệ, tu cho đến nghiệp sạch tình không, mới có thể thoát luân hồi sanh tử. Nhưng địa vị nghiệp sạch tình không đâu phải là dễ được?. Trong hai phần hoặc nghiệp, dứt được kiến hoặc khó cũng như ngăn chận dòng nước đổ bốn mươi dậm, huống nữa là tư hoặc ư? Dù cho bậc tỏ ngộ cao siêu, nếu chưa dứt sạch phiền não, vẫn còn bị luân hồi. Và một khi đã thọ sanh thì kẻ thối thất trong một muôn có đến mười ngàn, kẻ tiến bộ trong ức người khó được ba bốn. Thế thì tự lực không đủ ỷ lại, không chi vững vàng. Những kẻ khoe mình là trí, không chịu thuận theo lòng từ thệ nhiếp thọ của Như Lai, thử nghĩ có nên tụ phụ chăng?
Riêng về môn Tịnh Độ, nếu người có đủ tín nguyện chơn thiết, dùng lòng chí thành niệm Phật như con thơ nhớ mẹ và hằng ngày sự hành vi không trái với đạo đức, thì đến khi lâm chung, sẽ được nhờ Phật tiếp dẫn sanh về Tây Phương. Dù người ấy nghiệp hoặc hãy còn, nhưng khi đã vãng sanh thì chỗ sở đắc cũng cao hơn bậc A La Hán tình không nghiệp sạch, vì lẽ chủng tánh không đồng. Kẻ chưa dứt nghiệp hoặc còn như thế, người đã hết nghiệp không đợi phải luận nhiều! Ấy bởi do Phật lực, pháp lực và tâm lực của chúng sanh, đều không thể nghĩ bàn: mà tâm lực lại nhờ năng lực của Phật và Pháp, được hiển hiện một cách vẹn toàn. Cho nên chỉ ỷ lại vào tự lực, sánh với nương nhờ Phật Lực, thật kém xa nhau hằng hà sa số sự cách biệt của đất trời! Lại nên biết, đạo lý của môn Tịnh Độ này không thể đem luận chung với các pháp môn phổ thông khác, vì đây là pháp môn đặc biệt! Tôi thường có đôi liễn:
Pháp môn cao cả, lợi khắp ba căn, nhân đây chín cõi đồng về, mười phương khen ngợi.
Phật nguyện rộng sâu, không từ một vật, nên được ngàn kinh đều chỉ, muôn luận tuyên bày.
Trong kinh Hoa Nghiêm về phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện, tất cả bậc pháp thân Đại Sĩ ở 41 vị (Thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, thập địa, đẳng giác) nơi Hoa Tạng thế giới hải, đều y theo lời khuyên của đức Phổ Hiền Bồ Tát, dùng công đức mười đại nguyện vương cầu sanh Tây Phương, để được viên mãn qủa Phật. Các bậc đại sĩ mà còn như thế, kẻ phàm phu đầy nghiệp lực, tự ỷ chút tài chí mọn, xem thường môn Tịnh độ, thử xét mình có hơn các bậc Bồ Tát kia chăng? Hay là bởi mê loạn cầu cao, để rồi muốn siêu trở thành đọa lạc, muốn khéo hóa ra vụng về?
Những kinh sách hoằng dương Tịnh Độ xưa nay rất nhiều.
Trong ấy, đại sư Như Sầm tuyển ra những lời hay ý đẹp của Phật, Bồ Tát, Tổ Sư và ngôn luận của các bậc chí thức cận đại, chép thành quyển Hương Quê Cực Lạc (nhan đề dịch thoát của hai chữ Tự Quy) này. Đại sư nhờ tôi làm lời tựa, tôi tự xét lúc trẻ tuổi không gắng sức, đến nay già kém, tài năng chỉ đem nghĩa lý mình đã tin hiểu trong 59 năm viết ra để lấp cho rồi trách nhiệm. Nhân tiện, dâng tỏ chút ngu thành, nguyện khắp đồng nhơn đều được sanh về Cực Lạc. Chỗ thật tâm của thôi là thế, ngoài ra những bậc tài chí có bình luận chê cười, tôi chưa từng nghĩ đến. Theo đây, xin có mấy lời ca rằng:
“Khắp khuyên đồng phát nguyện lành, nguyện cầu vãng sanh. Đất khách suối non hiểm nhiều, mặc ai luyến tình! Tự mình không muốn về thôi, quyết về tất được. Đường quê có ai tranh giành, gió mát trăng thanh!”
Những khách nhớ quê, xin cùng chú ý!
Đời Dân Quốc thứ 28, năm Kỷ Mão, tiết Đông Chí.
Thích Ấn Quang cẩn soạn
Gửi ý kiến của bạn