Núi Đồng Cổ ở xã Đan Mô, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Núi này còn gọi là núi Khả Phong. Sách "Việt điện U Linh" có chép:
Đời nhà Lý (1010-1225), vua Lý Thái Tông tên Phật Mã lúc còn làm thái tử (1020), Lý Thái Tổ là Lý Công Uẩn sai đem quân đánh Chiêm Thành. Quân đi đến Trường Châu, trời đổ tối, thái tử dừng quân nghỉ tại đó. Đêm khuya thái tử nằm mộng thấy một người lạ mặt vận nhung phục, cầm binh khí bước đến gần cúi đầu tâu rằng:
- Tôi là thần núi Đồng Cổ, nghe tin điện hạ đi bình Chiên nên xin ám trợ.
Khi thái tử đánh được Chiêm Thành, trở về đến núi Đồng Cổ làm lễ tạ, rồi khấn xin rước về Thăng Long để giúp nước yên dân. Về đến kinh đô, xem khắp trong thành không có chỗ nào vừa ý nên đặt lễ khấn thần. Vị thần Đồng Cổ liền báo mộng xin cho lập đền ở sau chùa Thánh Thọ tại phía hữu kinh thành, tức thôn Đông, xã Yên Thái bây giờ (bây giờ là làng Đông Xã). Vua y lời thần mộng, lập đền thờ ở đấy.
Năm 1028, Lý Thái Tổ mất, thái tử sắp lên kế vị thì đêm ấy, thần Đồng Cổ báo mộng cho nhà vua biết có ba vị hoàng tử: Vũ Đức vương, Dực Thánh vương và Đông Chinh vương sắp khởi loạn nên kíp đề phòng.
Sáng hôm sau, quả nhiên ba vị hoàng tử đem quân vây hãm kinh thành để tranh ngôi vua. May có danh tướng Lê Phụng Hiểu giúp vua dẹp ngay được cuộc khởi loạn. Nhớ ơn thần nhân mách bảo, vua Lý Thái Tông phong cho thần làmThiên Hạ Minh Chủ, lại gia phong chức Đại Vương.
Trong số ba hoàng tử, một người là Vũ Đức vương bị Lê Phụng Hiểu chém chết tại trận, còn hai người trốn chạy; sau về xin chịu tội. Nhà vua nghĩ tình cốt nhục tha tội và cho hồi phục chức tước cũ.
Sau đó, vào ngày 23 tháng 3 năm 1028, nhà vua ban chiếu lập đàn treo cờ tại đền Đồng Cổ, bắt các hoàng thân quốc thích và tất cả triều thần tới đền, đứng trước thần vị, đọc lời thề rằng: "Làm con phải hiếu, làm tôi phải trung; ai bất trung bất hiếu, thì xin thần minh làm tội". Đoạn mỗi người từ cửa đông đi vào, qua thần vị, uống tiết sống ăn thề.
Từ đó hàng năm thành lệ. Ai trốn không thề sẽ bị phạt 50 trượng.
Sách "Hà Nội địa dư" còn chép thêm rằng: đời nhà Trần cũng bắt chước lối thề của nhà Lý. Ngày hôm đó, nhà vua ngự tại điện Đại Minh, các quan phải đem cả giai nhân tới đền mà thề rằng: "Làm tôi phải hết lòng trung, làm quan phải thanh bạch; ai trái lời thề, thần minh giết chết". Đến triều Hậu Lê cũng vẫn theo lệ này, nhưng chọn ngày "mậu" tháng giêng mỗi năm làm lễ tuyên thệ ở bến sông. Còn tại đền Đồng Cổ thì vua sai quan đến tế lễ.
Nước ta có tục uống máu ăn thề là vậy.
Khi thái tử đánh được Chiêm Thành, trở về đến núi Đồng Cổ làm lễ tạ, rồi khấn xin rước về Thăng Long để giúp nước yên dân. Về đến kinh đô, xem khắp trong thành không có chỗ nào vừa ý nên đặt lễ khấn thần. Vị thần Đồng Cổ liền báo mộng xin cho lập đền ở sau chùa Thánh Thọ tại phía hữu kinh thành, tức thôn Đông, xã Yên Thái bây giờ (bây giờ là làng Đông Xã). Vua y lời thần mộng, lập đền thờ ở đấy.
Năm 1028, Lý Thái Tổ mất, thái tử sắp lên kế vị thì đêm ấy, thần Đồng Cổ báo mộng cho nhà vua biết có ba vị hoàng tử: Vũ Đức vương, Dực Thánh vương và Đông Chinh vương sắp khởi loạn nên kíp đề phòng.
Sáng hôm sau, quả nhiên ba vị hoàng tử đem quân vây hãm kinh thành để tranh ngôi vua. May có danh tướng Lê Phụng Hiểu giúp vua dẹp ngay được cuộc khởi loạn. Nhớ ơn thần nhân mách bảo, vua Lý Thái Tông phong cho thần làmThiên Hạ Minh Chủ, lại gia phong chức Đại Vương.
Trong số ba hoàng tử, một người là Vũ Đức vương bị Lê Phụng Hiểu chém chết tại trận, còn hai người trốn chạy; sau về xin chịu tội. Nhà vua nghĩ tình cốt nhục tha tội và cho hồi phục chức tước cũ.
Sau đó, vào ngày 23 tháng 3 năm 1028, nhà vua ban chiếu lập đàn treo cờ tại đền Đồng Cổ, bắt các hoàng thân quốc thích và tất cả triều thần tới đền, đứng trước thần vị, đọc lời thề rằng: "Làm con phải hiếu, làm tôi phải trung; ai bất trung bất hiếu, thì xin thần minh làm tội". Đoạn mỗi người từ cửa đông đi vào, qua thần vị, uống tiết sống ăn thề.
Từ đó hàng năm thành lệ. Ai trốn không thề sẽ bị phạt 50 trượng.
Sách "Hà Nội địa dư" còn chép thêm rằng: đời nhà Trần cũng bắt chước lối thề của nhà Lý. Ngày hôm đó, nhà vua ngự tại điện Đại Minh, các quan phải đem cả giai nhân tới đền mà thề rằng: "Làm tôi phải hết lòng trung, làm quan phải thanh bạch; ai trái lời thề, thần minh giết chết". Đến triều Hậu Lê cũng vẫn theo lệ này, nhưng chọn ngày "mậu" tháng giêng mỗi năm làm lễ tuyên thệ ở bến sông. Còn tại đền Đồng Cổ thì vua sai quan đến tế lễ.
Nước ta có tục uống máu ăn thề là vậy.
Gửi ý kiến của bạn