Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tây Thi 西施

17/10/201011:31(Xem: 1022)
Tây Thi 西施

Tây Thi
(chữ Hán: 西施; bính âm: xi shi, 506 TCN-?) là một người con gái rất đẹp thời Xuân Thu và cũng là một trong Tứ đại mĩ nhân Trung Quốc. Tây Thi có nhan sắc làm cá phải ngừng bơi mà lặn xuống đáy nước (trầm ngư), người con gái đó đã có công lớn trong việc giúp Phạm Lãi, Văn Chủng và Việt Vương Câu Tiễn diệt vua Ngô Phù Sai.

taythi2-content

Truyền thuyết

Tây Thi, tên là Thi Di Quang (施夷光)[1] là con một người kiếm củi họ Thi, nàng dệt vải ở núi Trữ La, Gia Lãm (nay là Chư Kị), thuộc nước Việt cổ. Trữ La có hai thôn: thôn Đông và thôn Tây, vậy nên gọi là Tây Thi. Tương truyền Tây Thi đẹp đến nỗi, ngay cả khi nàng nhăn mặt cũng khiến người ta mê hồn.

Khi nàng giặt áo bên bờ sông, bóng nàng soi trên mặt nước sông trong suốt làm nàng thêm xinh đẹp. Cá nhìn thấy nàng, say mê đến quên cả bơi, dần dần lặn xuống đáy sông. Từ đó, người trong vùng xưng tụng nàng là "Tây Thi Trầm Ngư".

Trong trận đánh quyết tử với Ngô, do không nghe lời can gián của Văn Chúng và Phạm Lãi nên vua nước Việt là Câu Tiễn bại trận, bị bên Ngô buộc vợ chồng Câu Tiễn phải sang Ngô làm con tin. Câu Tiễn quyết chí trả thù, Văn Chủng trước khi Câu Tiễn sang Ngô đã hiến cho vua 7 kế, trong đó có một kế là "Mĩ nhân kế" - dâng người đẹp mê hoặc vua Ngô. Trong vòng nửa năm, Câu Tiễn tuyển được 2000 mĩ nữ, trong đó có hai người đẹp nhất là Tây Thi và Trịnh Đán.

Nam Cung Bắc tả Tây Thi qua con mắt của Câu Tiễn và Phạm Lãi:

Câu Tiễn bắt gặp ngay đôi mắt trong suốt như dòng suối lạnh, lòng đen đen tuyền óng ánh phát hào quang, thoáng chốc như hớp hồn nhà vuaTây Thi như một đóa hoa còn chớm nụ hàm tiếu, bao nhiêu nét tươi trẻ thanh xuân dường như ẩn hiện trong góc mắt đuôi mày. Mắt nàng trong suốt, mày nàng phương phi, miệng nàng chúm chím, đường nét tạo thành nàng dường như là ảo tưởng.

Cái đẹp của Tây Thi như lóe hào quang, như thái dương.

Có nhiều chuyện đã được dựng thành phim kể về mối tình Tây Thi - Phạm Lãi, Tây Thi - Phù Sai.

Tây Thi - Phạm Lãi

Khi lựa chọn Tây Thị và Trịnh Đán đưa sang Ngô, lúc ấy Phạm Lãi và Câu Tiễn chưa hề biết mặt nàng. Nhưng khi qua đến xứ người, Tây Thi bí mật liên lạc với hai người này, đồng thời lo lót cho Bá Hi vốn là nịnh thần của Ngô vương Phù Sai để y nói giúp Phù Sai nhằm giảm bớt cực nhọc cho Câu Tiễn.

Công lao của Tây Thi ở nước Ngô rất lớn, mặc dù nàng và Phạm Lãi lúc ấy đã phải lòng nhau, nhưng không hề bộc lộ ra mặt mà âm thầm giúp sức cho Câu Tiễn vốn đang nhịn nhục tìm cách trả thù. Ngô Phù Sai bắt vợ chồng Câu Tiễn phải làm cỏ mộ, mặc áo vải xấu, mỗi ngày chỉ ăn một chén cơm hẩm. Tây Thi và Phạm Lãi cũng âm thầm cấu kết với Bá Hi trợ cấp thêm một số lương thực cho vợ chồng Câu Tiễn khỏi chết đói.

Có giả thuyết cho rằng, sau khi diệt được Ngô vương Phù Sai, vợ của Việt vương Câu Tiễn sợ rằng sắc đẹp của Tây Thi sẽ lôi cuốn Câu Tiễn nên tìm kế giết. Phạm Lãi biết chuyện đã dắt Tây Thi bỏ đi trốn vào Ngũ Hồ.

Tây Thi - Phù Sai

Phù Sai được Tây Thi, mừng và rất chiều chuộng nàng:

Tây Thi được ở đài Cô Tô với Phù Sai, mỗi khi đi chơi đâu thì nghi vệ chẳng khác gì phi hậu. Trịnh Đán ở Ngô cung, ghen với Tây Thi, uất ức không nói ra được, hơn một năm thì chết. Phù Sai thương lắm, đem chôn ở núi Hoàng Mao và lập đền thờ cúng. Chuyện này sau sẽ kể tiếp, bây giờ hãy nói Phù Sai yêu Tây Thi, sai Vương Tôn Hùng lập ra cung Quán Khuê ở núi Linh Nham, trang sức toàn bằng châu ngọc để làm chỗ cho Tây Thi ra chơi. Ở đấy có lập ra Hưởng Điệp lang. Tại sao lại gọi là Hưởng Điệp? Điệp là chiếc guốc. Nguyên là người ta đào hầm ở dưới đất chỗ hành lang, đặt ở đấy rất nhiều chum, bên trên lát ván, để Tây Thi và cung nhân đi guốc lượn ở đấy, tiếng kêu leng keng, cho nên gọi là hưởng điệp. Trên núi có hồ Ngoạn Hoa, ao Ngoạn Nguyệt. Lại có giếng gọi là giếng Ngô Vương, nước trong suốt, Tây Thi thường đứng ở trên mà soi mặt, Phù Sai đứng ở bên cạnh, sẽ lấy tay vuốt tóc cho Tây Thi. Lại có động gọi là động Tây Thi, Phù Sai và Tây Thi cùng ngồi ở đấy, đá ở ngoài cửa động có nhiều chỗ sụt, nay người ta gọi là vết chân Tây Thi. Trên núi lại có Cầm Đài, Phù Sai thường cùng với Tây Thi gẩy đàn ở đấy. Phù Sai lại sai người trồng hoa ở Hương Sơn, để Tây Thi và cung nhân chở thuyền đi hái hoa. Nay vẫn còn một dãi nước ở phía nam núi Linh Nham, đó tức là chỗ Tây Thi hái hoa ngày xưa. Lại có Thái Liên hình ở phía đông nam thành đô, đó là chỗ Phù Sai cùng Tây Thi hái sen. Phù Sai lại bắt đào một con sông nhỏ ở trong thành, từ nam sang bắc, rồi làm cái buồm gấm để đi chơi thuyền, gọi là Cẩm Phàm hình. Phía nam đô thành có Trường Châu uyển, để làm nơi săn bắn. Lại có Ngư Thành để nuôi cá, Áp Thành để nuôi vịt, Kê Bi để nuôi gà, Tửu Thành để nấu rượu. Lại thường cùng với Tây Thi ra nghỉ mát tại Nam Loan ở Tây động đình, đó là một cái vịnh độ hơn mười dặm, ba mặt đều là núi, chỉ có mặt nam trông như cửa khuyết. Phù Sai cho chỗ ấy là một nơi có thể qua mùa hè được, mới đặt tên là chỗ Tiên.(Trích đoạn Đông Chu liệt quốc)

Phù Sai là một vị vua anh hùng, nhưng từ khi Tây Thi xuất hiện thì lại lơi lỏng việc nước, bỏ bê chính sự. Tây Thi theo kế của Văn Chủng ra sức mê hoặc khiến vua Ngô ngày đêm cùng nàng chìm đắm trong xa hoa, hưởng lạc, dần dần mất hết ý chí. Bởi chỉ khi nước Ngô suy yếu thì Việt mới có cơ hội phục thù.

Tuy nhiên, việc Phù Sai cho Câu Tiễn về nước phần lớn đều do Tây Thi tác động. Trong một đêm trà dư tửu hậu, Tây Thi sau khi hết lời ca ngợi Phù Sai rồi chuyển qua phỉ báng vua của mình. Nàng khuyên Phù Sai nên tha cho Câu Tiễn vì nhìn vợ chồng ông vua này đã ở dưới đáy bùn của sự sỉ nhục, không còn khí thế của vua chúa nữa. "Ngài đối xử tệ bạc với họ chẳng khác nào để cho quần hùng trong thiên hạ chê cười". Sau nhiều lần suy nghĩ, bỏ mặc ngoài tai lời can ngăn của Ngũ Tử Tư, Phù Sai thả vợ chồng Câu Tiễn và Phạm Lãi về nước Việt.

Vì vậy trong mắt người nước Ngô, Tây Thi đích thực là một yêu cơ khuynh đảo cả triều chính, còn đối với dân nước Việt thì nàng là một nữ nhi yêu nước, đem thân mình ra cứu nguy xã tắc nước Việt.

Hậu sự

Có nhiều thuyết nói về kết cục của Tây Thi. Có thuyết cho rằng Phạm Lãi rủ người đẹp Tây Thi lên thuyền đi vào Ngũ Hồ, cắt đứt mọi mối quan hệ với thế giới bên ngoài, sống cuộc đời phóng khoáng tự do, khi ca hát, khi câu cá, lúc đọc sách, mặc cho thời gian trôi qua.

Nhưng có thuyết khác bác bỏ ý trên. Đông Chu Liệt Quốc cho rằng khi diệt được Ngô, Câu Tiễn định mang Tây Thi về Việt nhưng vợ Câu Tiễn ghen nên bí mật sai người bắt nàng, buộc đá vào cổ và đẩy xuống sông cho chết. Vì thế Phạm Lãi chỉ đi một mình.

La Ôn có thơ minh oan cho Tây Thi rằng:

"Nước nhà còn mất bởi cơ trờiSao cứ Tây Thi đổ lỗi hoài?Tây tử nếu làm Ngô mất nướcThì xưa Việt mất bởi tay ai?"

Văn học

Hình ảnh nàng Tây Thi hấp dẫn hơn khi đang nhăn mặt vì đau trên bờ suối khiến cho một cô gái khác bắt chước nhăn mặt theo, nhưng lại bị nhiều người cười chê đã trở thành một điển tích văn học.

Truyện ngắn Việt Nữ kiếmcủa Kim Dung đưa nhân vật Tây Thi vào với tên là Di Quang. Trong truyện, khi gặp Tây Thi, nhân vật A Thanh đang sát khí đằng đằng cũng phải khâm phục thốt lên:

"Trong ... trong đời này, sao lại có người ... có người đẹp đến thế? Phạm Lãi, cô ấy còn đẹp hơn những gì ông mô tả!"

Viết thêm

Tứ đại mĩ nhân Trung Hoa

Có nhiều quan điểm về những ngày cuối đời của Tây Thi. Theo như Đông Chu liệt quốc truyện thì nàng bị Việt hậu sai quân lính buộc đá vào người rồi dìm xuống sông, vì sợ sau này nàng sẽ làm mê hoặc Câu Tiễn. Cũng có thuyết khác đưa ra rằng người lính bị ép thực hiện nhiệm vụ đó không cam tâm tuân lệnh mà xóa khỏi nhân gian một trang tuyệt sắc giai nhân nên đã để nàng trốn đi một cách bí mật, hoặc một thuyết khác thì cho rằng Phạm Lãi đã dẫn Tây Thi trốn đi ngay sau khi chiến thắng nước Ngô.

Những quan điểm đó thực hư chưa rõ, cũng có thể nhiều khi vì người đời thương tiếc nàng mà không chịu một kết cục bi thảm để rồi viết ra một câu chuyện tốt đẹp hơn. Tây Thi cùng Phạm Lãi ra vùng Ngũ Hồ ẩn cư.

CN NHH có viết tặng Tây Thi mấy bài thơ về Tây Thi

bài thứ nhất

Ngàn năm tạo một Tây Thi

Tấm lòng cứu quốc khắc ghi sử vàng

Cung Ngô lệ chảy mấy hàng

Chén quỳnh chua chát, sầu càng thêm sâu

bài thứ hai

Thưở xưa bình lặng nơi sông Việt

Vì thương non nước luống cung Ngô

Bạch ngọc thẹn mình so mĩ tiết

Đàn buồn văng vẳng dải Ngũ Hồ...
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/10/2010(Xem: 761)
Chùa Bà Đanh là tên gọi Nôm của chùa Châu Lâm. Chùa này được cất lên cùng với viện Châu Lâm vào thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497)...
18/10/2010(Xem: 704)
Lịch cổ nước Tàu chia một năm ra làm 8 tiết, gọi là "Bát tiết": lập Xuân, lập Hạ, lập Thu, lập Đông, Xuân phân, Thu phân, Hạ chí và Đông chí.
18/10/2010(Xem: 854)
Đời nhà Lý (1010-1225), vua Lý Thái Tông tên Phật Mã lúc còn làm thái tử (1020), Lý Thái Tổ là Lý Công Uẩn sai đem quân đánh Chiêm Thành.
18/10/2010(Xem: 931)
Tết Đoan Dương cũng gọi là Tết Đoan Ngọ. Theo phong tục Tàu, tết này ăn vào ngày mồng 5 tháng 5.
17/10/2010(Xem: 954)
Theo phong tục của Tàu, Tết Trùng Cửu ăn vào ngày mồng 9 tháng 9. Nguyên đời Hậu Hán (25-250) có Hoàng Cảnh, người huyện Nhữ Nam...
17/10/2010(Xem: 1092)
Tết này ăn vào ngày mồng 3 tháng 3. Vào ngày này người Tàu ăn toàn đồ nguội và tổ chức những cuộc chơi vui vẻ lắm.
16/10/2010(Xem: 731)
"Suối vàng" do chữ "Huỳnh tuyền" tức là suối nước màu vàng. Người Tàu ngày xưa tin rằng ở dưới âm phủ có chín cái suối nước vàng...
16/10/2010(Xem: 686)
Thoạt nghe, không ít người nghĩ rằng, trong nội dung câu thành ngữ "Sư Tử Hà Đông" có điều gì liên can đến đất Hà Đông xưa của Việt Nam.
13/10/2010(Xem: 755)
Sử còn ghi lại, nơi địa đầu tỉnh Quảng Bình ngày nay có một vùng đất rộng lớn cạnh là Hồ Xá, nên gọi là Truông Nhà Hồ.
13/10/2010(Xem: 695)
Theo "Tây Hán chí ", "Sa nang ủng thủy" là một kế hoạch của tướng Hán là Hàn Tín đánh bại quân Sở tại ngọn sông Duy thuộc tỉnh Sơn Đông.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]