Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Củi đậu đun hột đậu

02/10/201014:05(Xem: 713)
Củi đậu đun hột đậu

 

Đời Tam Quốc (220-264), Tào Thực tự Tử Kiến là con thứ ba của Tào Tháo, vốn có tài làm thơ hay, được tiếng là đệ nhất thi nhân đời Tần-Hán nhưng có tính phóng túng. Tào Tháo thương lắm nhưng không thể truyền ngôi cho một chàng giàu tâm hồn nghệ sĩ ấy được.

Tháo chết, truyền ngôi cho con cả là Tào Phi. Thực bản tính ngông nghênh bất phục, có ý chống lại ông vua anh. Phi giận lắm, truyền người bắt Thực đến định làm tội. Nhưng vì yêu tài Thực nên Phi bảo:

- Ta với mày tuy tình anh em nhưng nghĩa vua tôi, sao dám cậy tài miệt lễ? Ngày tiên quân còn, mày thường đem văn chương khoe giỏi lòe đời. Ta rất nghi, có lẽ mày nhờ người khác làm giúp. Vậy giờ đây ta ra hạn: đi bảy bước phải làm xong một bài thơ. Nếu làm được thì tha tội chết; bằng không xong, ta quyết chẳng dung.
Thực nói:
- Xin ra đề cho.
Trên điện sẵn có treo bức tranh thủy mặc, vẽ hai con trâu chém nhau bên bức tường đất. Một con rơi xuống giếng chết. Tào Phi trỏ vào bức tranh, bảo:
- Hãy lấy bức họa kia làm đề. Nhưng trong thơ cấm phạm vào những chữ "Ngưu", "Đẩu", "Tường", "Trụy", "Tỉnh", "Tử" (Trâu, chọi, tường, rơi, giếng, chết).
Thực đi khoan thai. Vừa hết bảy bước, liền cất tiếng ngâm:

Hai tấm thân đi đường,
Trên đầu bốn khúc xương.
Gặp nhau tựa sườn núi.
Bỗng đâu nổi chiến trường.
Đôi bên đua sức mạnh,
Một địch lăn xuống hang.
Đâu phải thua kém sức,
Chẳng qua sự lỡ làng.

Nguyên văn:

Lưỡng nhục tề đạo hành,
Đầu thượng đới ao cốt.
Tương ngô do sơn hạ,
Huất khởi tương đường đột.
Nhị địch bất câu cương,
Nhất nhục ngọa thổ quật.
Phi thị lực bất hư,
Thịnh khí bất tiết tất.

Tào Phi cùng tất cả quần thần đều giựt mình, nức nở khen. Phi lại hỏi:
- Bảy bước thành thơ, ta còn cho là nhàm. Mày có thể ứng khẩu đọc ngay một bài được chăng?
Thực đáp:
- Xin ra đề cho.
Phi nói:
- Ta với mày là anh em. Cứ lấy câu đó làm đầu đề. Nhưng cấm dùng hai chữ "Huynh", "Đệ".
Thực chẳng cần nghĩ ngợi một giây, ứng khẩu đọc ngay:

Củi đậu đun hột đậu
Đậu trong nồi khóc kêu:
Cùng sinh trong một gốc,
Bức nhau chi đến điều.

Nguyên văn:

Chữ đậu nhiên đậu cơ,
Đậu tại phẩu trung khấp.
Bản thị đồng căn sinh,
Tương tiễn hà thái cấp.

Phi nghe cảm động, sa nước mắt, liền tha cho, nhưng giáng Tào Thực làm An Hương Hầu.
Ở Việt Nam trong thời Tây Sơn (1771-1802), hai anh em Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ xuýt đánh nhau để tranh quyền. Nguyễn Nhạc yếu thế, phải khóc nói với em:
- Bì oa chữ nhục, đệ tâm hà nhẫn?
Nghĩa là: nồi da nấu thịt, lòng em sao nỡ? Nên Nguyễn Huệ cảm động rồi cả hai hòa nhau.
Ở tỉnh Bình Định, mỗi khi người ta đi săn được hươu nai gì thì lột da ra làm nồi mà nấu thịt. Do đó ca dao Bình Định có câu:

Da nai mà nấu thịt nai,
Việc đời như thế không ai động lòng.
Thịt nai mà chín bên trong,
Da nai cũng cháy còn mong nỗi gì!

Cảm động lời nói của Nguyễn Nhạc, người Bình Định đem lời đó diễn bằng câu ca dao:

Lỗi lầm anh vẫn là anh,
Nồi da xáo thịt sao đành hỡi em?

Đời nhà Nguyễn (1802-1945) vua Tự Đức giết anh là Hồng Bảo để củng cố địa vị ngai vàng của mình. Một hôm, trong một buổi chầu, nhà vua vô ý để răng cắn nhằm lưỡi mới khiến quần thần làm bài thơ chơi, nhưng trong thơ cấm dùng tiếng "Răng", "Lưỡi".
Đây là bài thơ của cụ Nguyễn Hàm Ninh:

Ngã sinh chi sơ nhữ vị sinh,
Nhữ sinh chi hậu ngã vi huynh.
Bất tư cộng hưởng trân cam vị;
Hà nhẫn tương vong cốt nhục tình.

Tạm dịch:

Thuở tớ sinh ra, mày chửa sinh,
Mày sinh sau tớ, tớ là anh.
Ngọt bùi chẳng nghĩ cùng nhau hưởng,
Xương thịt đành tâm nỡ dứt tình.

Nhà vua khen hay, thưởng một chữ một nén vàng; nhưng vì cho bài có ý "móc", nên bắt phạt mỗi chữ đánh một roi.
"Củi đậu đun hột đậu", "Nồi da xáo thịt", "Răng cắn lưỡi" thành ngữ điển tích này đều có một ý nghĩa như nhau.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/08/2012(Xem: 4839)
Khi đức Phật du hoá tại phiá bắc thôn Thâu-lô-Tra, thuộc nước Câu-Lâu-Sấu, bấy giờ các người trong thôn nghe tin: “Sa-môn Cù-Đàm, con Vua dòng họ Thích, lià bỏ tông-tộc, xuất gia học đạo, đang trú ngụ trong vườn Nhiếp-hoà; vị Sa-môn ấy có tiếng tăm lớn đồn khắp mọi nơi là bậc đắc đạo, là thầy của Trời và Người, thuyết pháp vi diệu chưa từng có”, nên họ rủ nhau cùng đến gặp Ngài để lễ bái cúng dường.
18/08/2012(Xem: 4334)
Một hôm, đức Phật dạy các Tỳ Kheo: - Thuở xưa, Chư Thiên đánh nhau với Thần A Tu la. Thích Đề Hòan Nhân (Vua trời Đế Thích) ra lệnh cho Chư Thiên Đạo Lợi: “- Các Ông đánh nhau với Thần A Tu La, làm sao bắt được Vua Thần A Tu La, hãy dùng 5 sợi dây trói lại, đem về giảng đường Thiện Pháp, ta muốn thấy mặt nó.”
03/08/2012(Xem: 2265)
Một thời đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc nước Xá Vệ (trung Nam Ấn Độ), khi đó Vua Tần Bà Sa La nước Ma Kiệt (trung Bắc Ấn Độ), dùng xe (ngựa) đến thăm viếng đức Phật tại Tịnh Xá Kỳ Hoàn. Khi ấy đức Phật thuyết vi diệu pháp cho Vua nghe, nghe xong Vua bạch: - Cúi mong đức Như Lai đến thành La Duyệt nước Ma Kiệt nhập hạ. Con sẽ cúng dàng cung cấp thức ăn, thuốc men và các thứ cần thiết.
11/07/2012(Xem: 5627)
Một thời Đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ. Bấy giờ nước Bạt Kỳ có Quỷ tên Tỳ Sa rất hung dữ, giết người vô số, có ngày giết một người, hai người, ba người, bốn người, mười người, hai mươi người, ba mươi người, v.v...
09/05/2012(Xem: 3984)
Pháp môn Tịnh độ theo như huyền ký của Đức Phật trong Kinh Vô Lượng Thọ ([1]) và Kinh Đại Tập ([1]) là một pháp môn thù thắng và rất thích hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Chư Tổ như các ngài Mã Minh, Long Thọ, Trí Giả, Huệ Viễn, Thiện Đạo, Thanh Lương, Vĩnh Minh, Thiên Như, Liên Trì, Ấn Quang, v.v… cũng đều đề xướng tuyên dương pháp môn Tịnh độ.
21/03/2012(Xem: 1491)
Thuốc không quý - tiện, thuốc trị lành bịnh là thuốc hay. Pháp không hơn - kém, pháp khế hợp căn cơ là pháp diệu. Thuở xưa, căn tánh con người thù thắng, tri thức như rừng, tùy ý tu một pháp đều có thể chứng đạo. Người đời nay, căn tánh kém cỏi, tri thức hiếm hoi, nếu bỏ Tịnh Độ thì chẳng nhờ vào đâu để được giải thoát.
21/01/2012(Xem: 844)
Từ khởi nguyên, mục đích của đạo Phật là ban vui cứu khổ. Vì chúng sanh căn tánh đa dạng, nên đức Phật phải phương tiện với nhiều pháp môn bằng câu châm ngôn quen thuộc. Đó là “chúng sanh đa bệnh Phật Pháp đa phương”. Cho nên giáo pháp của đức Phật được phương tiện chia ra làm mười tông (theo cách thành lập tông của Trung Hoa), mỗi tông phái nhằm thích hợp với một số căn tánh chúng sanh. Hầu hết các tông phái này được phát triển ở Trung hoa, dù Thiền, Tịnh hay Mật… cũng đều có chung một mục đích là làm sao cho tất cả chúng sanh đều được giác ngộ.
23/06/2011(Xem: 968)
700 năm sau ngày mất của đức Trần Nhân Tông, tìm về Yên tử để chiêm bái thêm một lần pho tượng của ngài hiện đặt trong tháp tổ Huệ Quang. Tương truyền pho tượng đó cho chính vua Trần Anh Tông cho tạc ngay sau một năm ngài mất. Pho tượng được tạc bằng đá xanh Ninh Bình, chia ra làm 2 phần, một phần ngai có bốn mặt hổ phù đặt rời phần bệ và tượng.
08/05/2011(Xem: 14184)
Chư Tổ Tịnh Độ Tông - HT Thích Thiền Tâm
08/03/2011(Xem: 13965)
Trong chuyến du hành sang Ai Cập, tác giả đã dày công thâu thập được nhiều kinh nghiệm huyền linh và thần bí. Ngoài ra tác giả còn trình bày những khía cạnh bí ẩn khác của xứ Ai Cập...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]