Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bình Nguyên Quân

01/10/201005:08(Xem: 746)
Bình Nguyên Quân
Trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" của Nguyễn Du, đoạn thuật lại lúc Từ Hải gặp gỡ Thúy Kiều, cả hai nói chuyện nhau, có những câu:

Chút riêng chọn đá thử vàng,
Biết đâu mà gửi can tràng vào đâu?
Còn như vào trước ra sau,
Ai cho kén chọn vàng thau tại mình?
Từ rằng: "Lời nói hữu tình,
Khiến người lại nhớ câu Bình Nguyên Quân.

Kiều tha thiết nói:

Biết đâu mà gửi can tràng vào đâu?

và lời đáp của Từ Hải:

Khiến người lại nhớ câu Bình Nguyên Quân.

Lời lẽ và ý tứ hai câu vốn mượn ý và lời ở hai câu liền nhau trong bài "Hàm đan thiếu niên hành" của Cao Tứ đời Đường:
Vị tri can đảm hướng thùy thị,
Linh nhân khước ức Bình Nguyên Quân.
Nghĩa là:
Biết ai gan ruột như mình,
Khiến người lại nhớ đến Bình Nguyên Quân.
Nguyên đời Chiến Quốc (479-221 trước D.L.), con của Vũ Linh Vương nước Triệu tên Thắng, làm Tướng quốc và được phong đất Bình Nguyên nên thường gọi là Bình Nguyên Quân.
Cũng như Mạnh Thường Quân (người nước Tề), Tín Lăng Quân (người làm tướng nước Ngụy), Bình Nguyên Quân người rất hiếu khách. Trong nhà bao giờ cũng có thực khách đến hàng ngàn người.
Khi quân nước Tần vây kinh đô nước Triệu là Hàm Đan, vua nước Triệu phải sai Bình Nguyên Quân đến nước Sở cầu cứu bằng cách liên minh. Bình Nguyên Quân định chọn lấy 20 người đủ sức khỏe, mưu mẹo trong số thực khách cùng đi. Nhưng chỉ chọn được 19 người.
Một thực khách trên Mao Toại bước ra, tình nguyện đi cho đủ số. Bình Nguyên Quân hỏi:
- Tiên sinh ở nhà này được bao lâu?
Mao Toại đáp:
- Đã được 3 năm.
Bình Nguyên Quân nói:
- Phàm bực hiền sĩ ở đời chẳng khác gì cái dùi ở trong cái túi, bao giờ mũi nhọn cũng thò ra ngoài. Tiên sinh ở đây đã đến 3 năm mà tôi chưa từng thấy người chung quanh tôi khen ngợi điều gì, thế là tiên sinh không có đặc tài thì xin mời tiên sinh ở lại nhà.
Mao Toại nói:
- Chính ngày nay tôi mới xin làm cái dùi trong cái túi đó. Nếu tôi sớm được như cái dùi trong túi thì chẳng những chỉ thò mũi nhọn ra, mà lại còn nhảy tuột cả ra ngoài nữa.
Nghe lời đáp lạ lùng, Bình Nguyên Quân bằng lòng cho đi. Mười chín thực khách kia nhìn nhau có vẻ xem thường, cười thầm.
Đến nước Sở, Bình Nguyên Quân cùng vua Sở bàn việc liên minh, giải bày lợi hại, từ sáng sớm mãi đến trưa mà vẫn chưa ngã ngũ ra sao. Mười chín thực khách kia bèn bảo Mao Toại rằng:
- Xin mời tiên sinh lên đi.
Mao Toại cầm kiếm, bước lên thềm, nói với Bình Nguyên Quân rằng:
- Việc liên minh lợi hại thế nào, chỉ nói vài lời cũng quyết định được, thế mà bàn bạc từ sáng đến trưa vẫn chưa ra bề nào là cớ làm sao?
Vua nước Sở hỏi ai, thì Bình Nguyên Quân cho biết đó là người nhà. Vua Sở quát:
- Sao không lùi xuống? Ta đương nói chuyện với chủ ngươi, lên đây làm gì?
Mao Toại vẫn cầm kiếm, tiến lên, đĩnh đạc nói:
- Nhà vua sở dĩ quát tháo mắng tôi là vì cậy nước Sở có đất rộng người nhiều. Nhưng từ chỗ nhà vua đến chỗ tôi đứng chỉ trong 10 bước, thì tính mạng của nhà vua là ở trong tay tôi. Cậy thế nào được đất rộng người nhiều kia? Hiện có chủ tôi ngồi đó mà nhà vua quát tháo tôi thì còn lễ độ gì? Vả tôi có nghe rằng: vua Thang chỉ nhờ khoảng đất 70 dặm mà làm vua thiên hạ; vua Văn chỉ nhờ một vùng 100 dặm mà khuất phục được chư hầu, có phải đâu là vì nhiều sĩ tốt? Nay nước Sở nếu biết giữ được thế, trấn được huy thì sẵn đất vuong 5 ngàn dặm, dưới cờ kể có 100 vạn quân, đủ sức để làm bá vương đó. Sức mạnh như thế, đáng lẽ thiên hạ không sao địch nổi, thế mà thằng nhãi Bạch Khởi, tướng của nước Tần, chỉ đem có vài vạn quân đánh nhau với nước Sở, trận đầu đã chiếm được đất Yên Sinh, trận thứ hai lại đốt mất Di Lăng, trận thứ ba phạm đến cả lăng tẩm của tiên vương nước Sở. Đó là mối thù muôn đời, ngay nước Triệu chúng tôi còn hổ thẹn thay, thế mà nhà vua không biết căm giận. Vậy ngày nay, liên minh chính là vì nước Sở chứ không phải vì nước Triệu. Chủ tôi ngồi đó, nhà vua quát tháo tôi là nghĩa làm sao?
Vua Sở gật gù bảo:
- Phải, phải! Công việc nước tôi, đúng như lời tiên sinh nói. Vậy tôi xin đem cả nước để liên minh.
Đoạn tất cả tôi chúa đều uống máu ăn thề.
Mao Toại cười nói với bọn 19 người:
- Đối với sự thành công này, các ông chỉ là theo đuôi, vấy máu ăn phần đó thôi.
Thược hiện được cuộc liên minh, Bình Nguyên Quân trở về nước Triệu, nói:
- Thôi, ta không còn dám xét đoán người nữa. Xưa nay ta đã từng xét thiên hạ, kể số nhiều thì đến hàng ngàn người, mà ít thì cũng hàng trăm, vẫn tự hào rằng chưa hề bỏ sót ai cả. Thế mà đến nay tự biết mình trước kia đã không nhận rõ đặc tài của Mao tiên sinh. Khi sang nước Sở, Mao tiên sinh đã làm cho nước Triệu được vô cùng tôn kính. Mới biết tiên sinh đã khéo dùng ba tấc lưỡi mạnh hơn trăm vạn quân. Thôi, từ đây ta không dám xét người nữa.
Ông liền cất Mao Toại lên hàng Thượng khách.
Tuy dùng người mà Bình Nguyên Quân vẫn tự nhận đã thiếu sót trong việc xét người. Lời nói đó thật tri bỉ tri kỷ vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/08/2012(Xem: 4794)
Khi đức Phật du hoá tại phiá bắc thôn Thâu-lô-Tra, thuộc nước Câu-Lâu-Sấu, bấy giờ các người trong thôn nghe tin: “Sa-môn Cù-Đàm, con Vua dòng họ Thích, lià bỏ tông-tộc, xuất gia học đạo, đang trú ngụ trong vườn Nhiếp-hoà; vị Sa-môn ấy có tiếng tăm lớn đồn khắp mọi nơi là bậc đắc đạo, là thầy của Trời và Người, thuyết pháp vi diệu chưa từng có”, nên họ rủ nhau cùng đến gặp Ngài để lễ bái cúng dường.
18/08/2012(Xem: 4272)
Một hôm, đức Phật dạy các Tỳ Kheo: - Thuở xưa, Chư Thiên đánh nhau với Thần A Tu la. Thích Đề Hòan Nhân (Vua trời Đế Thích) ra lệnh cho Chư Thiên Đạo Lợi: “- Các Ông đánh nhau với Thần A Tu La, làm sao bắt được Vua Thần A Tu La, hãy dùng 5 sợi dây trói lại, đem về giảng đường Thiện Pháp, ta muốn thấy mặt nó.”
03/08/2012(Xem: 2235)
Một thời đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc nước Xá Vệ (trung Nam Ấn Độ), khi đó Vua Tần Bà Sa La nước Ma Kiệt (trung Bắc Ấn Độ), dùng xe (ngựa) đến thăm viếng đức Phật tại Tịnh Xá Kỳ Hoàn. Khi ấy đức Phật thuyết vi diệu pháp cho Vua nghe, nghe xong Vua bạch: - Cúi mong đức Như Lai đến thành La Duyệt nước Ma Kiệt nhập hạ. Con sẽ cúng dàng cung cấp thức ăn, thuốc men và các thứ cần thiết.
11/07/2012(Xem: 5500)
Một thời Đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ. Bấy giờ nước Bạt Kỳ có Quỷ tên Tỳ Sa rất hung dữ, giết người vô số, có ngày giết một người, hai người, ba người, bốn người, mười người, hai mươi người, ba mươi người, v.v...
09/05/2012(Xem: 3887)
Pháp môn Tịnh độ theo như huyền ký của Đức Phật trong Kinh Vô Lượng Thọ ([1]) và Kinh Đại Tập ([1]) là một pháp môn thù thắng và rất thích hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Chư Tổ như các ngài Mã Minh, Long Thọ, Trí Giả, Huệ Viễn, Thiện Đạo, Thanh Lương, Vĩnh Minh, Thiên Như, Liên Trì, Ấn Quang, v.v… cũng đều đề xướng tuyên dương pháp môn Tịnh độ.
21/03/2012(Xem: 1430)
Thuốc không quý - tiện, thuốc trị lành bịnh là thuốc hay. Pháp không hơn - kém, pháp khế hợp căn cơ là pháp diệu. Thuở xưa, căn tánh con người thù thắng, tri thức như rừng, tùy ý tu một pháp đều có thể chứng đạo. Người đời nay, căn tánh kém cỏi, tri thức hiếm hoi, nếu bỏ Tịnh Độ thì chẳng nhờ vào đâu để được giải thoát.
21/01/2012(Xem: 818)
Từ khởi nguyên, mục đích của đạo Phật là ban vui cứu khổ. Vì chúng sanh căn tánh đa dạng, nên đức Phật phải phương tiện với nhiều pháp môn bằng câu châm ngôn quen thuộc. Đó là “chúng sanh đa bệnh Phật Pháp đa phương”. Cho nên giáo pháp của đức Phật được phương tiện chia ra làm mười tông (theo cách thành lập tông của Trung Hoa), mỗi tông phái nhằm thích hợp với một số căn tánh chúng sanh. Hầu hết các tông phái này được phát triển ở Trung hoa, dù Thiền, Tịnh hay Mật… cũng đều có chung một mục đích là làm sao cho tất cả chúng sanh đều được giác ngộ.
23/06/2011(Xem: 932)
700 năm sau ngày mất của đức Trần Nhân Tông, tìm về Yên tử để chiêm bái thêm một lần pho tượng của ngài hiện đặt trong tháp tổ Huệ Quang. Tương truyền pho tượng đó cho chính vua Trần Anh Tông cho tạc ngay sau một năm ngài mất. Pho tượng được tạc bằng đá xanh Ninh Bình, chia ra làm 2 phần, một phần ngai có bốn mặt hổ phù đặt rời phần bệ và tượng.
08/05/2011(Xem: 14038)
Chư Tổ Tịnh Độ Tông - HT Thích Thiền Tâm
08/03/2011(Xem: 13863)
Trong chuyến du hành sang Ai Cập, tác giả đã dày công thâu thập được nhiều kinh nghiệm huyền linh và thần bí. Ngoài ra tác giả còn trình bày những khía cạnh bí ẩn khác của xứ Ai Cập...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]