Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài thứ ba : nt

03/05/201318:49(Xem: 15819)
Bài thứ ba : nt

Phật Học Phổ Thông

HT. Thích Thiện Hoa

--- o0o ---

Khóa Thứ IX

DUY THỨC HỌC VÀ NHƠN MINH LUẬN

--- o0o ---

TẬP BA 

DUY THỨC TAM THẬP TỤNG DỊ GIẢI

Ngài THIÊN THÂN Bồ Tát tạo luận 
Ngài HUYỀN TRANG Pháp sư dịch chữ Phạn ra chữ Hán 
Ông ĐƯỜNG ĐẠI VIÊN giải dễ gọn 
Sa môn THÍCH THIỆN HOA dịch lại chữ Việt và lượt giải.

BÀI THỨ BA 
CHÁNH VĂN

Hỏi: - Trên đã nói thức năng biến thứ nhứt, còn thức năng biến thứ hai thế nào? 

Đáp: - Nguyên văn chữ Hán 

Tụng viết: 

Thứ đệ nhị năng biến 
Thị thức danh Mạt-na 
Y bỉ chuyển, duyên bỉ 
Tư lương vi tánh tướng. 

Dịch nghĩa 

Luận chủ này tụng (12 câu) để trả lời rằng: Thức năng biến thứ hai tên là Mạt-na. Thức này do thức A-lại-da sanh ra, rồi trở lại duyên thức A-lại-da chấp làm ngã. Tánh và tướng của nó thường lo nghĩ. 

LƯỢC GIẢI

Trước đã nói thức Năng biến thứ nhứt, tiếp theo đây nói thức Năng biến thứ hai, tức là thức thứ Bảy. Tiếng Phạn gọi là Mạt-na, Hán dịch là Ý. Thức này là "Căn" của ý thức, chứ không phải ý thức (thứ 6). 

Thức này nương thức A-lại-da sanh khởi, rồi trở lại duyên thức A-lại-da chấp ngã. Cũng như cái tay từ nơi thân sanh ra, rồi trở lại hộ vệ cái thân. Vì thức này tánh hay lo nghĩ, nên hiện ra tướng trạng bên ngoài cũng lo nghĩ. 

Nguyên văn chữ Hán 

Tứ phiền não thường câu 
Vị: ngã si, ngã kiến 
Tinh ngã mạn, ngã ái 
Cập dư xúc đẳng câu. 

Dịch nghĩa 

Bốn món phiền não thường chung cùng với thức này là: Ngã si, Ngã kiến, Ngã mạn, Ngã ái. Ngoài ra thức này còn tương ưng với các Tâm sở, như: Xúc, Tác ý v.v... 

LƯỢC GIẢI

Những Tâm sở thường tương ưng với thức này là bốn món phiền não: 1. Ngã si (si mê cái Ngã), 2. Ngã kiến (Chấp cái Ngã), 3. Ngã mạn (đề cao cái Ngã của mình, để khinh mạn người), 4. Ngã ái (tham ái cái Ngã). 

Bởi thức Mạt-na thường chấp thức A-lại-da làm Ngã, nên bốn món phiền não tương ưng với thức này, cũng đều do cái Ngã mà sanh. Vì thế nên trên mỗi món phiền não lại thên chữ Ngã (Ngã si, Ngã kiến, Ngã mạn, Ngã ái). 

Ngoài bốn món phiền não trên, lại còn có các Tâm sở, như năm món Biến hành và tuỳ phiền não v.v...cũng tương ưng với thức này; nhưng không phải thường có như bốn món phiền não trên. 

25phpt09-3-3a






Nguyên văn chữ Hán 

Hữu phú vô ký nhiếp 
Tuỳ sở sanh sở hệ 
A la hán, Diệt định 
Xuất thế đạo vô hữu 

Dịch nghĩa 

Tánh của thức này là "hữu phú vô ký". Tuỳ thức A-lại-da sanh về cảnh giới nào, thì thức này theo đó mà chấp Ngã, khi chứng A la hán, nhập Diệt tận định và được vào Đạo xuất thế, thì không còn thức này. 

LƯỢC GIẢI

Vì bốn món phiền não che ngăn, nên tánh của thức Mạt-na thuộc về hữu phú vô ký. Lại nữa, vì thức này do thức A-lại-da sanh ra, nên tuỳ theo thức A-lại-da sanh về cõi nào, thì nó theo chấp ngã ở cõi đó. 

Hỏi: - Người tu hành phải đến địa vị nào mới đoạn được Ngã chấp và không còn thức Mạt-na? 

Đáp:- Có ba địa vị: 

1. Đến địa vị A la hán:Vì vị này đã xả tàng thức, nên thức Mạt-na không còn chấp Ngã. 

2. Nhập diệt tận định:Vì định này diệt hết các Tâm vương và Tâm sở của bảy thức trước. 

3. Đạo xuất thế:Hành giả khi đặng cái trí hiểu biết chơn vô ngã và đặng trí vô lậu hậu đắc, thì không còn thức Mạt-na. 

25phpt09-3-3b







CHÁNH VĂN

Hỏi:- Như vậy đã nói thức năng biến thứ hai, còn thức năng biến thứ ba thế nào? 

Đáp:- Nguyên văn chữ Hán 

Thứ đệ tam năng biến 
Sai biệt hữu lục chủng 
Liễu cảnh vi tánh tướng 
Thiện, bất thiện, câu phi. 

Dịch nghĩa 

Luận chủ nói tụng (2 bài) để trả lời rằng: 

Thức năng biến thứ ba, có sáu món sai khác. Tánh và tướng của thức này đều phân biệt cảnh (liễu cảnh). Thức này đủ cả ba tánh: thiện, ác và vô ký (câu phi).

LƯỢC GIẢI

Thức năng biến thứ ba có sáu món: 1. Nhãn thức, 2. Nhĩ thức, 3. Tỷ thức, 4. Thiệt thức, 5. Thân thức, 6. Ý thức. Trong 8 thức, thức nào cũng đều phân biệt cảnh; song thức thứ Bảy và thức thứ Tám chỉ phân biệt cảnh tế, còn 6 thức trước lại phân biệt cảnh thô; nên trong bài tụng nói "Tánh tướng nó đều phân biệt cảnh". Cũng như mặt trời và mặt trăng sáng suốt chiếu soi khắp thiên hạ. Mặt trời mặt trăng sáng suốt là dụ cho bản tánh của thức này; còn chiếu soi là dụ cho tướng dụng của thức này. 

Sáu thức này đủ cả 3 tánh: thiện, ác, và vô ký (không thiện ác). 

Nguyên văn chữ Hán 

Thử Tâm sở biến hành 
Biệt cảnh, thiện, phiền não 
Tuỳ phiền não bất định 
Giai tam tho tương ưng 

Dịch nghĩa 

Những Tâm sở tương ưng với thức này, như: biến hành, biệt cảnh, thiện, căn bản phiền não, tuỳ phiền não, bất định và ba thọ. 

LƯỢC GIẢI

Tâm sở do Tâm vương đặt để, cũng như các quan do Vua sắp đặt, như một vị quan lớn có bao nhiêu nhơn viên. Tâm sở cũng thế, tất cả 51 món, phân làm 6 loại, mỗi loại có bao nhiêu món. 

Nay xin liệt kê sau đây: 

1. Biến hành, có 5 món 

2. Biệt cảnh, có 5 món 

3. Thiện, có 11 món 

4. Căn bản phiền não, có 6 món 

5. Tuỳ phiền não, có 20 món 

6. Bất định, có 4 món. 

Ba thọ là: khổ thọ, lạc thọ, và xả thọ. 

Tóm lại, thức này tương ưng với 51 món tâm sở và 3 thọ.

--- o0o ---

Trình bày : Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/04/2013(Xem: 807)
Đức Đại Thế Chí khi chưa xuất gia học đạo, thì Ngài chính là con thứ hai của vua Vô Tránh Niệm tên là Ni Ma Thái Tử. Ngài vâng lời phụ vương khuyên bảo, phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và đại chúng trọn trong ba tháng. Quan Đại thần là Bảo Hải thấy vậy, bèn khuyến thỉnh rằng: "Thưa Điện hạ! Trong sự tu phước có hai thứ: một là tu phước hữu lậu hai là tu phước vô lậu. Song phước hữu lậu dầu có to tát thế nào, thì chỗ cảm báo cũng chỉ ở trong cõi Nhơn Thiên hưởng phần khoái lạc mà thôi: chớ không thoát khỏi luân hồi sanh tử.
22/04/2013(Xem: 800)
Đức Địa Tạng là một vị đã chứng bực Đẳng Giác trải đến vô lượng A Tăng Kỳ kiếp rồi. Ngài có lời đại nguyện rằng: Nếu Ngài chưa độ hết chúng sanh, thì Ngài không chứng quả Bồ Đề, và nếu sự thọ khổ trong địa ngục hãy còn, thì Ngài thề không chịu thành Phật.
22/04/2013(Xem: 764)
Đức Quan Thế âm Bồ Tát, khi chưa xuất gia tu hành, có một kiếp Ngài làm con đầu lòng của vua Vô Tránh Niệm, tên là Bất Huyến Thái Tử. Trong thời kỳ vua ấy thống trị thiên hạ, thì có Phật Bảo Tạng ra đời. Vua thấy nhơn tâm xu hướng theo lời giáo hóa của Phật càng ngày càng đông, bèn suy nghĩ rằng: "Nếu Đạo Phật không phải chơn chánh, thì đâu có lẻ người ta sùng bái khắp xứ như vậy!"
22/04/2013(Xem: 839)
Đức Văn Thù Sư Lợi, khi chưa thành đạo thì Ngài là con thứ ba của vua Vô Tránh Niệm, tên là Vương Chúng Thái Tử. Nhờ phụ vương khuyên bảo, nên Ngài phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và Tăng chúng trọn ba tháng. Lúc ấy, có quan Đại Thần là Bảo Hải thấy vậy thì khuyên rằng: " Nay Điện hạ đã có lòng làm sự phước đức, tạo nghiệp thanh tịnh, nên vì hết thảy chúng sanh mà cầu đặng các món trí huệ, và đem công đức ấy hồi hướng về đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, thì tốt hơn là mong cầu mọi sự phước báu nhỏ nhen".
22/04/2013(Xem: 8568)
Cuốn “Di Đà Huyền Chỉ” ra đời đồng thời với bản dịch Việt ngữ “Thế Giới Nhất Hoa” vào cuối năm 2001. Cuốn “Thế Giới Nhất Hoa” đến nay vẫn còn ở các quày sách. Điều đó cho chúng ta thấy rằng Thiền Công án rất khó nuốt.
22/04/2013(Xem: 10397)
Nói về đạo, thì không có đạo nào lớn bằng đạo Phật. Nói về lý, thì không có lý nào thâm cho bằng lý Phật. Còn nói về tu, thì không tu nào dễ cho bằng tu Phật.
08/04/2013(Xem: 28152)
Ðạo Phật truyền vào Việt Nam ta đã trên 15 thế kỷ cho nên phần đông dân chúng nước ta là tín đồ Ðạo Phật. Dân chúng thường nói "Ðạo Phật là đạo của ông bà"...
07/03/2013(Xem: 4879)
Luận Phật Thừa Tông Yếu là tùy thuận theo thời cơ lược nói về tông bản và cương yếu của Phật pháp. Thế nên bộ luận này cũng có tên là Khái Luận Về Phật Pháp Hiện Đại.
23/02/2013(Xem: 5594)
Một thời đức Phật ngự tại rừng Ca Duy nước Thích Sí Đề cùng với 500 Thánh tăng toàn là bậc A La Hán, bấy giờ có bốn vị Trời ở cõi Tịnh Cư nơi Thiên cung đều nghĩ: “Nay đức Thế Tôn và 500 vị Đại Tăng, toàn là bậc Thánh A La Hán đang ngự trong rừng Ca Duy thuộc nước Thích Sí Đề, đồng thời có vô số chư Thiên với thần thông vi diệu từ 10 phương đều tập trung ở đấy để kính lễ đức Như Lai và chúng Đại Tăng.
22/09/2012(Xem: 4488)
Khi đức Phật du hóa tại nước Di-hy-La, Ngài ngụ trong vườn Am-La. Bấy giờ có thiếu phụ tên là Bà-tứ-Tra có năm người con chết liên tiếp trong mấy năm. Vì qúa nhớ thương buồn rầu, nên khi đứa con thứ năm vừa chết xong, bà phát điên, xõa tóc, xé rách hết quần áo, chạy rong cùng đường kêu la, khi cười khi khóc, lúc nói lảm nhảm một mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]