Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhị Khóa Hiệp Giải

16/10/201001:03(Xem: 11940)
Nhị Khóa Hiệp Giải

buddha

nhi-khoa-hiep-giai




PHẬT HỌC VIỆN QUỐC TẾ XUẤT BẢN
PHẬT LỊCH 2533 - 1989
Nhị Khóa Hiệp Giải
(Thời khóa tụng khuya và thời khóa tụng chiều)
Chú giải:Ngài Quán Nguyệt
Dịch giả:HT Thích Khánh Anh
--- o0o ---

LƯỢC TRÌNH VỀ PHIÊN DỊCH
BỘ NHỊ KHÓA HIỆP GIẢI
Nhị khóa: Hai thời khóa tụng; Hiệp giải: nhập chung để giải

Nguyên xưa ngài Quán Nguyệt Pháp sư đem hai thời kinh khóa tụng: Mai đóng chung và chiều nhập chung lại làm một đại thể làm một tập lớn. Nội dung phân ra từ mục: Từ quyển thứ nhứt đến quyển thứ bảy để giải nghĩa, nên gọi là “Nhị Khóa Hiệp giải”.Như là: đem các bổn kinh mai và chiều họp chung lại làm một thể mà sắp làm 5 quyển; còn các bài phát nguyện, hồi hướng, tam tự quy y của mai và chiều thì nhập chung lại làm một quyển (quyển thứ 6), và các nghi thức thù ân chúc tán làm một quyển.

Nay tôi dịch bộ kinh này, xin chia làm hai tập thượng và hạ: Tập thượng nói riêng trọn về thời kinh mai, tập hạ nói nguyên vẹn cả thời kinh chiều, và xin để phiên dịch ra như thế này là Y theo lối quy định của các Đức Tổ xưa đã sắp đặt, mà các chùa bấy nay cũng thường tụng đã quen. Như vậy là để cho các học giả vẫn được dễ dàng xem hiểu thuận tiện, vì với “Nhựt tụng” đã riêng phần, xem đâu được sẵn liên tiếp đó. Như thế đã khỏi thất công tìm kiếm và gọi là “Nhị khóa hiệp giải” mới nhằm với bản dịch ngày nay vì đã phân riêng ra làm hai tập: thượng và hạ.

Với 5 bức biểu đồ thế giới và lời chú thích, nay cũng xin đem tiếp theo sau 4 câu “Tứ sanh cữu hữu đồng đăng hoa tạng huyền môn, bát nạn tam đồ cọng nhập Tỳ lư tánh hải” mà dịch ra cho pháp và nghĩa được liên quan với nhau.

Vì những bức biểu đồ ấy là tượng trưng những pháp tướng và tâm tướng của 4 câu trên ở Kinh Hoa Nghiêm, do “tri kiến của Phật” Ngài thuyết ra “Hoa tạng thế giới hải”.

Vài lời dịch thuật, xin đại chúng biết cho.

Nam mô Hoan Hỷ Địa Bồ Tát.

Phật tử THÍCH KHÁNH ANH

Viết tại chùa Phước Hậu

Ngày tự tứ tháng 7 năm Mậu Tuất

Phật lịch 2502 – Dương lịch 1958

LỜI TỰA TỰ CHẤN CHỈNH LẠI BỔN
NHỊ KHÓA HIỆP GIẢI

Bầu trời cao lớn, nào hẹp lượng với một vật ni; lòng Phật khắp phương, đâu nỡ ngơ với một linh nớ.

Không hiềm vì một vật, thì cả hiện tượng đều lượng bao dung; chẳng bỏ xót một linh, thì toàn pháp giới đều ơn tế độ (đồng về cõi Phật)

Toàn pháp giới đồng về hờ mình, thì mỗi mỗi đức tốt trang nghiêm đều hiển hiện ngay nơi tự kỷ “lấy pháp giới để sửa thân, gom kiền khôn để làm lượng” cũng như cả vạn vật đều rực rỡ bày giữa bầu vũ trụ bao la.

Bởi thế, đức Như Lai giảng giáo tại xứ Trúc Kiền, mà mười phương cũng đồng được phổ độ hoặc bằng gián tiếp, hoặc chịu ảnh hưởng; đức Sơ Tổ ấn tâm ở bên chấn đán, mà bốn biển cũng đều được huân triêm hoặc bằng tương truyền hoặc bằng lưu thông.

Phật trước đã nêu gương mẫu nơi tinh xá Kỳ Viên: Hiền sưa đã sắp khóa trình làm công phu triêu mộ. Với mai chiều, nếu chẳng có phép tu bằng hai thời khóa tụng, để làm như đường rầy tấn đạo, tỷ khác nào con ngựa không có điều khiển dây cương, thì lấy chi làm điều kiện để đáng tiêu của Tín Thí và kiến thiết nên đạo nghiệp!

Nên chi tụng 5 hội chú Lăng Nghiêm, thì dục vọng gì cũng thôi dứt: tụng 10 bài thần chú, thì quả tu có thể mưu cầu ; tụng Phật thuyết A Di Đà Kinh là chí hướng sẽ vãng sanh ; lạy Hồng danh báo sám nghi thức thì nghiệp chướng xưa tiêu diệt ; tụng văn Mông sơn là để thí thực cứu tế cho cô hồn; tụng chú Bát nhã là để phá tướng giải không cho tình thức,

Kể cả các văn khóa tụng ấy, rốt đều hồi hướng về Tịnh thổ (độ) là làm chỗ để đi đến chốn về đến nơi; thế đủ thấy biết rằng; dẫu tầm phương chi để thoát tục nữa, cũng chẳng hơn hai thời khóa tụng đây vậy.

Chỉ vì kinh phật nhiệm mầu, nếu không giải thích thì ít ai hiểu thấu đặng; ngày trước tôi giảng diễn hai thời khóa tụng ở thiên thai U khổ, khổ vì chăng đủ tài liệu để chú giải nên các học giả chẳng dò nắm được lẽ hay của nó. Dù các bổn kinh A Di Đà, Tâm kinh đã có nhiều nhà chú giải, còn các bổn kia, hãy chưa rõ được!

Kế sau, được xem xét bổn “Nhật khóa tiện mông” tuy đủ mà thiếu, vì giải những bài mà bị bổn ấy bớt đi, thành thử tôi không nệ mình dốt, hèn mà đánh bạo ra làm việc biên tập.

Với các bổn: A Di Đà kinh, Bát nhã tâm kinh và Hồng danh bảo sám.... Là những bổn đã giai tác từ xưa; còn với các bổn: Chú Lăng Nghiêm, thập chú, Mông sơn, Hồi hướng, đều là phần tôi diễn thuật lại.

Việc biên tập đã thành, nhan đề là “Nhị Khóa hiệp giải hội bổn” vận động tài chánh in được một ngàn bộ, hoặc là mình đưa ra tặng cho, hoặc người htân đến nài thỉnh, chỉ trong vài tháng đã phát hành hết rồi, mà hãy còn nhiều người đến đòi hỏi mãi.

Sau đó, tính muốn tái bản, lại e rằng: Tánh dốt lẫn nhau với thối cũ, vóc trắng khó sánh cùng màu me,f bởi thế nên vừa chuộng cái tông chỉ cũ mà hay của xưa, vừa diễn cái biểu đồ mới mà đẹp của nay, để biên tập lại và chú giải trọn vẹn; trong đây có chỗ nào khó rõ, thì lại y theo nghĩa thành lập ra cái biểu đồ, để hành giả thấy rõ như xem chỉ trong bàn tay.

Đã thành bộ pho, lại đặt tên là “Trùng đính Nhị khóa hiệp giải”, để bổ khuyết vào chỗ chưa đủ của “Bổn hiệp giải” trước, vã lại vạch rõ thêm chỗ mà Tiền Hiền chưa phát minh.

Cốt mong các đấng Hậu hiền, xem nghĩa rồi thâu góp đặng lý mầu, dẹp sạch hết mê hoặc và các chướng.

Hơn nữa là, với sự “Hành” tu, hãy mau lên chóng tiến, đồng thời với lý “giải” tỏ, hãy triệt để nhận chơn, ngõ cùng vào biển tánh Tỳ lư, cả căn thân chánh báo, lẫn khí giới y báo, đồng hoàn toàn “Nhứt thế chủng trí” Tức là “Sai biệt trí” nghĩa là chứng trí nầy thì biết suốt cả sự vật. “Sai biệt trí” cũng gọi là Phật trí.

HƯNG TỪ bí xu, hiệu QUÁN NGUYỆT

Soạn lời tựa tại núi Thiên thai, thuộc tỉnh Chiết giang.

Ngày Phật Niết bàn, tháng trọng xuân, năm Tân dậu (1921)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/04/2013(Xem: 11375)
Chính tôi được nghe một thời kia đức Phật ở Ca-Lan-Đà trúc-lâm (Kàranda- venùvana) tinh-xá thuộc thành Vương-xá, cùng với năm trăm chúng Bật-Sô (Tỳ Khưu). Các vị Bật-Sô này đều là bậc A-La-Hán, mọi lậu-nghiệp đã hết (2) chỗ tạo-tác đã xong (3), trừ được mọi gánh nặng (4), việc lợi mình đã được, hết mọi sự ràng buộc trong các cõi (5), tâm thiện giải-thoát.
05/04/2013(Xem: 10616)
Đức Phật một hôm hỏi các Tỳ-khưu: “Này các Tỳ-khưu, cha mẹ sinh con, mười tháng mang thai, thân như trọng bệnh, tới ngày sinh sản, mẹ lo cha sợ, trong tình cảnh ấy, khó mói hết được. Sau khi sinh rồi, sê con chỗ ráo, mẹ nằm chỗ ướt. Tinh thành rất mực, huyết hóa thành sữa.
04/04/2013(Xem: 5995)
Chính tôi được nghe: Một thời kia đức Phật ở trong vườn, cây của ông Kỳ-Đà và ông Cấp-Cô-Độc, nước Xá-Vệ, cùng với chúng Đại-Tỳ-Khưu tám vạn bốn nghìn người, như ngài Xá-Lỵ-Phất, Ngài Mục-Kiền-Liên v.v... Các vị vây quanh trước, sau Phật, nghe Phật thuyết kinh.
04/04/2013(Xem: 6375)
Chính tôi được nghe: một thời kia Đức Phật ở trong vườn Lộc-mẫu, khu vườn phía Đông nước Xá-Vệ, cùng với 500 chúng Đại-Tỳ-Khưu. Rằm tháng bảy đức Phật trải tọa cụ ngồi nơi đất trống các vị Tỳ-Khưu-Tăng vây quanh trước sau Phật. Đức Phật bảo Ngài A-Nan rằng: Nay nơi đất trống này, ông mau đi đánh kiền-trùy đi.
04/04/2013(Xem: 12971)
Chính tôi được nghe: (2) một thời kia đức Phật ở trong tinh-xá họ Thích, nước Ca-Duy-La-Vệ (Kapilavastu), cùng với một nghìn hai trăm năm mươi vị Tỳ-Khưu. (3) Với bản-nguyện cúng trai của các đàn-việt (4) trong tháng chín, nhất thời trọn đủ, đức Phật từ trong Thiền-thất bước ra, đi đến rặng cây của ông Kỳ-đà trong khu vườn của ông Cấp-Cô-Độc (5) nước Xá-Vệ (Sràvasti).
28/03/2013(Xem: 795)
Nam mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Nguyện con mau lìa ba nẻo ác Nam mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Nguyện con mau dứt tham sân si
27/03/2013(Xem: 4465)
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát Rộng phát Tâm Từ Bi Công hạnh sâu như biển Quay ngược thuyền Từ
16/12/2012(Xem: 1317)
Nhìn sâu ngũ uẩn tướng là không Sắc Thọ Tưởng Hành Thức cũng không. Biết rõ rằng không không khác sắc...
27/10/2012(Xem: 5517)
Với kiếp sống của con người thì chỉ hiện tại là có thực (tương đối). Sống có nghĩa là sống với hiện tại, sống vào hiện tại; hay nói cách khác, chỉ có hiện tại là sống. Sống ngay với hiện tại là tinh thần thiết thực. Than thở tiếc nuối quá khứ, hay mơ ước tương lai chẳng những để mình rơi vào chỗ phi thực, còn để mình vướng mắc vào rối loạn tâm lý, khổ đau và đánh mất hiện tại đang là, cái hiện tại sống động, mới mẻ, đầy sáng tạo, đầy nghĩa sống, và có thể hiện tại là vĩnh cửu nếu mình biết nhiếp phục (xóa tan ý niệm về thời gian).
26/07/2012(Xem: 5413)
Chính tôi được nghe (2): Một thời kia đức Phật ở chốn Long Cung: Sa Kiệt La (3), cùng với tám nghìn chúng Đại Tỳ kheo và ba vạn hai nghìn vị Đại Bồ tát. (4) Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo Long Vương rằng: “Tâm tưởng của hết thảy chúng sinh khác nhau, sự tạo nghiệp của họ cũng khác, nên mới có sự luân chuyển trong mọi thú”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]