Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bát Thức Quy Củ Tụng (sách)

08/04/201315:57(Xem: 15689)
Bát Thức Quy Củ Tụng (sách)
49batthuc

Bát Thức Quy Củ Tụng

Thích Thắng Hoan

---o0o---

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

“Bát Thức Quy Củ Tụng” là một tác phẩm thuộc bộ môn Duy Thức do Ngài Huyền Trang đời Đường biên soạn. Nguyên tác vốn rất dài, khó nhớ, khó thuộc, vì vậy Ngài Khuy Cơ, đệ tử của Ngài Huyền Trang được phép Sư Phụ, đã toát yếu tác phẩm trên thành 41 câu tụng, giúp người tu học Phật được dễ dàng hơn trong việc đọc tụng hằng ngày.

Mặc dù là một tác phẩm tóm gọn, vẫn hàm chứa tất cả tinh yếu về hành trạng của tám Tâm Thức, diễn bày sự sinh hóa của vạn hữu, của mỗi cảnh giới chúng sanh và Phật.

“Bát Thức Quy Củ Tụng” của Ngài Khuy Cơ nhằm đạt được sự tóm gọn, trở nên quá cô đọng, khiến đọc giả, chưa đi sâu vào bộ môn Duy Thức, khó hiểu; do đó Hòa Thượng Thích Thắng Hoan đã giảng dịch tác phẩm này, giúp chúng ta có cơ hội khám phá kho tàng Duy Thức, vốn là một bộ môn quan trọng của Phật học, có tính cách khoa học, gần gũi với thờì đại mới.

Với sự nghiên cứu sâu dày về bộ môn Duy Thức, qua gần 60 năm tu tập, Hòa Thượng Thích Thắng Hoan đã biên soạn, giảng dịch nhiều tác phẩm về Duy Thức như: “Khảo Nghiệm Duy Thức học”, “Bát Ngã Tâm Kinh Qua Cái Nhìn Của Duy Thức ...” và bây giờ, với lối dịch thoát văn, lời giảng giải gọn gàng, ví dụ cụ thể, tác phẩm “Bát Thức Quy Củ Tụng” của Ngài Khuy Cơ do Hòa Thượng Thích Thắng Hoan giảng dịch đã trình bày một cách rõ ràng và sự biến hiện của các cảnh giới, sự sai khác và đồng nhất của vạn hữu ... Dù ngắn gọn, tác phẩm vẫn giúp chúng ta thấy được, hiểu được nguồn gốc và giá trị về những suy, tư, nghĩ, tưởng; nguyên nhân của sinh tử luân hồi, nghiệp nhân, nghiệp quả, mà mỗi chúng sanh đã đang tạo tác và thọ nhận ... Sự hiểu biết đó, được gọi là “Chánh Kiến” hành trang tối cần cho những ai muốn hướng đến đời sống cao đẹp, giải thoát.

“Bát Thức Quy Củ Tụng"với lời giảng của Hòa Thượng Thích Thắng Hoan qua đường lối Duy Thức, còn giúp cho chúng ta nhận rõ rằng: “Chính mỗi người, mỗi chúng sanh, đã tự tạo cuộc sống cho chính mình, dù đó là an vui hay phiền não, súc sinh hay nhân thiên, địa ngục hay niết bàn ...” Từ những thấy biết như vậy, niềm tự tin trở nên cần thiết hơn, thuận lợi hơn và đó là bước quan trọng trong đời sống tu tập để chuyển hóa mình hướng về đời sống tốt đẹp.

Nhà xuất bản Nguồn Sống ước mong quý độc giả sẽ được lợi ích khi đọc cuốn “Bát Thức Quy Củ Tụng" này, không phải chỉ tăng trưởng sự hiểu biết mà còn một lợi ích thiết thực ở nơi mỗi người khi thông hiểu về Duy Thức.

Chúng tôi chân thành tri ân Hòa Thượng đã vì lợi ích chúng sanh, diễn dịch, biên soạn nhiều tác phẩm về Duy Thức Tông hết sức có giá trị về tinh thần học Phật của người Phật tử. Nhà xuất bản Nguồn Sống rất mong được đón nhận thêm những tác phẩm của Ngài để góp phần “Hoằng Dương Phật Pháp, Lợi Lạc Quần Sanh”, và xin hân hạnh giới thiệu tác phẩm giảng dịch “Bát Thức Quy Củ Tụng" của Hòa Thượng Thích Thắng Hoan đến với quý độc giả thập phương và toàn thể Phật tử.

Trân trọng,

Viết tại Pháp Duyên Tịnh Xá

Trọng Xuân năm Bính Tý (1996)

Tỳ Kheo THÍCH GIÁC LƯỢNG

LỜI NGƯỜI DỊCH

“QUYỂN BÁT THỨC QUY CỦ TỤNG” của Ngài Huyền Trang, được Ngài Khuy Cơ toát yếu, chúng tôi nhận thấy rất quan hệ với quyển “Khảo Nghiệm Duy Thức Học”Quyển Bát Thức Quy Củ Tụng mà chúng tôi đã phân tích nội dung, mặc dù trong đó chỉ trình bày hành tướng của tám tâm thức, nhưng đã nói lên được tất cả những gì liên quan đến tám Tâm Thức qua mọi lãnh vực sinh hoạt đều có tác dụng tương ưng.

Điểm đặc biệt nhất nơi quyển sách này là sự phân tích rõ ràng trong việc kết hợp giữa tám Tâm Vương và năm mươi mối Tâm Sở qua sự hỗ tương sinh hoạt, mà nơi quyển Khảo Nghiệm Duy Thức Học chúng tôi chưa tiện bề giải thích. Ngoài ra, quyển Bát Thức Quy Củ Tụng còn nói lên được tính chất và giá trị của tám Tâm Thức trong quá trình chuyển hóa để giác ngộ hoặc để độ sanh.

Do đó, trước tiên chúng tôi chọn quyển Bát Thức Quy Củ Tụng từ trong Đại Tạng Hán Tự để dịch sang Việt Ngữ, mục đích bổ túc tư tưởng cho quyển Khảo Nghiệm Duy Thức Học có thêm phần sáng tỏ lập trường.

Quyển Bát Thức Quy Củ Tụng này được dịch theo lối thoát văn, nghĩa là chỉ lấy ý tưởng của Duy Thức Học để diễn giải bằng cách cô đọng vào trong quyển sách này hơn là dịch theo văn pháp của Trung Hoa, bởi vì văn pháp cổ của Trung Hoa không giống như văn pháp của Việt Nam. Hơn nữa, cú pháp Trung Hoa trong quyển Bát Thức Quy Củ Tụng thì quá cô đọng, vì thế có thể trở nên tối nghĩa, khiến cho người đọc khó hiểu. Nơi bản dịch này, chúng tôi chủ trương “lấy ý hơn lấy lời”, cho nên sự giải thích trong đây nhằm soi vào những chỗ tối nghĩa; đồng thời sắp xếp lại theo chiều diễn tiến để cho ý tưởng Duy Thức Tông được phổ truyền sâu rộng.

Theo tinh thần Phật giáo, người học Phật cần “đọc văn cầu lý” hơn là chấp trước nơi văn chương chữ nghĩa. Với chiều hướng này, mong rằng quý độc giả hoan hỷ và thông cảm cho lối dịch của chúng tôi không đi sát với văn cú của Hán Tự Trung Hoa.

Quyển Bát Thức Quy Củ Tụng của Ngài Huyền Trang, một trong những tác phẩm tư tưởng Duy Thức, được xây dựng trên tinh thần Bồ Tát Hạnh. Phương pháp hành trì của Duy Thức Quán cũng là phương pháp tu tập của Bồ Tát Hạnh. Bởi sự liên hệ mật thiết giữa Bát Thức Quy Củ Tụng và Bồ Tát Hạnh, chúng tôi muốn nhứt cử lưỡng tiện cho việc tham khảo, nên cộng thêm bản dịch 50 ngôi vị tu tập của Bồ Tát trong Phật Học Đại Từ Điển do Phật Quang xuất bản với nhan đề: “Quá TrÌnh Tu Tập Của Bồ Tát” nơi phần Phụ Bản để góp thêm tài liệu cho quý độc giả dễ dàng trong vấn đề nghiên cứu tu học.

Không ngoài mục đích xương minh Phật Pháp và nhằm phát huy Duy Thức Tông trong thời đại mới, thời đại văn minh cơ giới cực thịnh, chúng tôi nguyện dịch quyển Bát Thức Quy Củ Tụng này hầu cống hiến đến quý độc giả phương pháp đi vào kho tàng tư tưởng Duy Thức Tông có tính khoa học.

Vấn đề dịch thuật kinh sách, Giáo Điển cao thâm, Phật Pháp nhiệm mầu, thật là một việc làm đáng trách. Với tài sơ trí thiển, học cạn hiểu gần, chúng tôi qua phần dịch thuật, nơi tác phẩm này, không làm sao chu toàn giáo nghĩa. Nếu có chỗ sai lầm thiếu sót, âu cũng là bởi thấy biết hạn hẹp, kính mong các bậc cao minh niệm tình chỉ giáo. Thành thật cám ơn chư Tôn túc, quý thức giả và quý độc giả bốn phương.

Trân trọng cẩn bút,

THẮNG HOAN

BÁT THỨC QUY CỦ TỤNG

(Những bài Tụng khuôn mẫu giảng về tám Thức Tâm Vương)

Tác giả: HUYỀN TRANG

Người toát yếu: KHUY CƠ

Người dịch và giảng giải: THẮNG HOAN

I. XUẤT XỨ:

Đời nhà Đường, Ngài Huyền Trang là một vị Pháp Sư thông bác ba Tạng Kinh Điển của Phật giáo. Ngài dịch rất nhiều Kinh Luận Đại Thừa. Trong đó có những bộ luận thuộc về Tông Duy Thức. Bát Thức Quy Củ Tụng ở đây chính là một trong những bộ luận của Tông Duy Thức do Ngài sáng tác bằng văn xuôi. Nghĩa lý của Tông Duy Thức trong những bộ luận do Ngài phiên dịch cũng như sáng tác thì rất sâu xa thâm diệu và khiến cho những người chưa quen thuộc với Tông Phái nói trên gặp phải khó khăn không ít trong việc nghiên cứu để tìm hiểu chân giá trị môn học này. Ngài Khuy Cơ là đệ tử của Ngài Huyền Trang, mong muốn sự lợi ích của Tông Duy Thức được phổ biến sâu rộng trong nhân gian, liền xin phép Bổn Sư toát yếu bộ luận đây thành bài Tụng để cho người đọc dễ nhớ. Những bài Tụng trong Bát Thức Quy Củ Tụng gồm có 4 Chương và mỗi Chương có 12 câu Tụng, nhằm mục đích trình bày rõ ràng hành tướng của tám Tâm Thức chính yếu với nhan đề là “Bát Thức Quy Củ Tụng".

II. ĐỊNH NGHĨA:

A.- BÁT THỨC:

THỨC: là hiểu biết, là phân biệt. Bát Thức nghĩa là tám loại hiểu biết, tám loại phân biệt. Tám loại hiểu biết được liệt kê như sau:

1.- Hiểu biết qua mắt gọi là Nhãn Thức.

2.- Hiểu biết qua tai gọi là Nhĩ Thức.

3.- Hiểu biết qua mũi gọi là Tỷ Thức.

4.- Hiểu biết qua lưỡi gọi là Thiệt Thức.

5.- Hiểu biết qua thân gọi là Thân Thức.

6.- Hiểu biết qua Ý (Manas) gọi là Ý Thức.

7.- Hiểu biết qua sự so đo, chấp trước gọi là Mạt Na Thức.

8.- Hiểu biết qua sự xây dựng, qua sự bảo trì và qua sự tàng trữ vạn pháp gọi là Alaya Thức.

Sáu Tâm Thức ở trước, từ Nhãn Thức cho đến Ý Thức đều y cứ nơi Căn (Giác quan) để đặt tên cho chúng. Thức Mạt Na thứ bảy thường duyên đến và chấp trước nơi Kiến Phần tư lương của Thức Alaya thứ tám để chọn làm Ngã Pháp (Ngã Tướng và Pháp Tướng), nên được đặt tên là Thức Mạt Na. Kiến Phần Tư Lương nghĩa là phần tác dụng (Activity) của Thức Thể Alaya trong công việc tính toán so lường để xây dựng và bảo trì vạn pháp đúng theo giá trị luật Nhân Quả Nghiệp Báo của mỗi Pháp nên gọi là Kiến Phần Tư Lương, còn Thức Alaya thứ tám chính là chỉ cho Thức Thể Alaya (Thức Thể là Tâm Thức thuộc loại Dynamic-State). Thức Thể Alaya dịch là Vô Một, nghĩa là Tâm Thức này thường hay dung chứa và bảo trì hạt giống của tất cả sự vật không cho tiêu diệt, nên Tâm Thức này gọi là Vô Một.

B.- QUY CỦ:

QUY: là dụng cụ để đo hình tròn. CỦ: là dụng cụ để đo hình vuông. QUY CỦ: nghĩa là những dụng cụ để đo hình tròn và hình vuông của Thợ Mộc. Người Thợ Mộc, nếu không có Quy-Củ thì không thể nào xây dựng sự vật đúng theo kiểu mẫu. Quy Củ ở đây nghĩa bóng là phương thức, là khuôn mẫu cho việc xây dựng cũng như sáng tạo các pháp và con người.

C.- TỤNG:

TỤNG: là những bài Tụng gồm những lời văn ngắn gọn, dễ đọc, mà khi đọc thì có âm, có điệu dễ nghe. Nói cách khác, những bài Tụng giảng giải về tám Tâm Thức và thuyết minh hành tướng của mỗi Tâm Thức một cách rõ ràng, thiết thực, chính xác, có đường lối giống như Quy Củ, nên gọi là Bát Thức Quy Củ Tụng.

---o0o---

---o0o---

Đánh máy: Cao Thân.

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 6491)
Một năm trọn, dịp kỷ-niệm Phật-Tổ thành-đạo năm ngoái (1956) tôi tâm-nguyện phiên-dịch và ấn-hành trọn năm những cuốn kinh mỏng, thông-thường, phổ-biến cho các hàng Phật-tử sơ-cơ. Hoàn-cảnh vô cùng khó-khăn, phức-tạp, chỉ một lòng nhẫn-nại, tin-tưởng nơi Tam-bảo gia-hộ, vừa trong kỳ kỷ-niệm Phật-Tổ thành-đạo năm nay (1957), 12 tập gồm 22 quyển và 4 phẩm nhỏ được ra đời.
08/04/2013(Xem: 7825)
Nhất tâm đảnh lễ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, cùng Phật bảo khắp cả pháp giới. Nhất tâm đảnh lễ kinh Giáo huấn vắn tắt của Phật lúc sắp niết bàn, cùng Pháp bảo khắp cả pháp giới. Nhất tâm đảnh lễ đại chúng Tỷ kheo trong đêm Phật sắp niết bàn, cùng Tăng bảo khắp cả pháp giới.
08/04/2013(Xem: 8643)
NGHI THỨC LỄ TỤNG (đèn, hương xong, đứng ngay ngắn, chắp tay nhất tâm mật niệm): Tịnh pháp giới chân ngôn. Úm lam sa ha (3 lần). Tịnh tam nghiệp chân ngôn. Úm sa phạ bà phạ, truật đà sa phạ, đạt ma sa phạ, bà phạ, truật độ hám. (3 lần)
08/04/2013(Xem: 7676)
Danh-hiệu: Quán-Thế-Âm do dịch nghĩa nơi chữ Phạm “Avalokitesvara” ra chữ Hán, Quán-Thế-Âm gọi tắt là Quán Âm. Hồi đầu tiên Tàu dịch là Quang-Thế-Âm. Quán-Thế Âm có chỗ gọi là Quán-Thế-Tự-Tại hay Quán-Tự-Tại. Quán-Thế-Âm sở dĩ có danh hiệu ấy, theo kinh Pháp-Hoa nói ...
05/04/2013(Xem: 8067)
Chính tôi được nghe: một thời kia đức Thế-Tôn ở nơi vườn của ông Cấp-Cô- Độc, trong Thệ-Đa-lâm, nước Thất-La-Phạt (Sràvasti). Khi ấy, có một Thiên-nhân (người cõi Trời) dung-nhan đẹp lạ, vào khoảng ban đêm, thân tới nơi Phật, đỉnh lễ chân Phật, rồi đứng lui về một bên. Vị Thiên-nhân ấy uy-quang rực-rỡ rất là rộng lớn, soi sáng khắp cả vườn Thệ-Đa-lâm.
05/04/2013(Xem: 6347)
Chính tôi được nghe, vào một thời kia, khi đức Phật mới chứng được đạo-quả ở tại ngôi đền trên núi Già-Da (3), nước Ma-già-đà (4), cùng với một nghìn chúng Đại-Tỳ-Khưu. Và, các vị này trước kia đều là thuộc phái các vị Tiên-nhân bện tóc. Các vị đều là bậc A-la-hán, việc làm đã xong, tâm được tự-tại, lợi mình đã được, hết mọi hữu-kết (5) và đã chứng được chính-trí giải-thoát.
05/04/2013(Xem: 8943)
(Thắp đèn, đốt hương và thỉnh chuông xong, toàn-thể đứng ngay ngắn, chắp tay ngực mật niệm): Tịnh Pháp-Giới Chân-Ngôn: Úm lam sa-ha ( 3 lần) ...
05/04/2013(Xem: 6705)
Trước khi giảng kinh Lăng Nghiêm, tôi xin sơ lược về sự liên hệ của Kinh với Tam tạng, với sự phán giáo và với cách lập tông. Đây là cách mà các vị cao tăng ở Trung hoa giảng kinh thường hay phân tích, phân biệt giáo nghĩa trong mỗi bộ kinh thuộc về tạng nào ...
05/04/2013(Xem: 10424)
Chính tôi được nghe: một thời kia đức Phật ở trong vườn cây của ông Kỳ-Đà và ông Cấp-Cô-Độc, thuộc nước Xá-Vệ. Bấy giờ, đức Phật bảo các vị Tỳ-Khưu: Nay ta sẽ vì các ông nói về kinh. Trong kinh, lời nói cao-thượng cũng quý, lời nói trung-bình cũng quý, lời nói rất thấp cũng quý. Mà, nói về đạo độ thế, cần lấy “chính tâm làm gốc”.
05/04/2013(Xem: 11375)
Chính tôi được nghe một thời kia đức Phật ở Ca-Lan-Đà trúc-lâm (Kàranda- venùvana) tinh-xá thuộc thành Vương-xá, cùng với năm trăm chúng Bật-Sô (Tỳ Khưu). Các vị Bật-Sô này đều là bậc A-La-Hán, mọi lậu-nghiệp đã hết (2) chỗ tạo-tác đã xong (3), trừ được mọi gánh nặng (4), việc lợi mình đã được, hết mọi sự ràng buộc trong các cõi (5), tâm thiện giải-thoát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]