Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh Phổ Môn Nghĩa

08/04/201311:38(Xem: 8645)
Kinh Phổ Môn Nghĩa

Những bản kinh ngắn dịch từ Hán Tạng

Kinh Phổ Môn Nghĩa

Thích Tâm Châu soạn dịch

Nguồn: Thích Tâm Châu soạn dịch

NGHI THỨC LỄ TỤNG


(đèn, hương xong, đứng ngay ngắn, chắp tay nhất tâm mật niệm):
Tịnh pháp giới chân ngôn
Úm lam sa ha (3 lần)
Tịnh tam nghiệp chân ngôn
Úm sa phạ bà phạ, truật đà sa phạ, đạt ma sa phạ, bà phạ, truật độ hám. (3 lần)
Lục tự đại minh chân ngôn
Úm ma ni bát minh hồng (3 lần)
(trì niệm mật chú xong, quỳ thẳng, dâng hương và đọc bài tán hương)
Nguyện xin khói hương này,
Như mây tỏa mười phương.
Trong vô biên cõi Phật,
Hóa vô lượng diệu hương,
Cúng dường ba ngôi báu,
Trang nghiêm cả mọi đường
Trọn vẹn Bồ tát đạo,
Thành tựu Như Lai hương.
(Niệm hương, tán hương rồi đọc tiếp bài kỳ nguyện):

KỲ NGUYỆN


Nam mô Thường trụ Phật,
Nam mô Thường trụ Pháp,
Nam mô Thường trụ Tăng.
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát Ma ha tát: Đại bi, Đại danh xưng, cứu hộ khổ ách nạn.
Nay đệ tử chúng con . . .(1)
Thành tâm tụng kinh chú:
Cầu an tăng phúc tuệ, (2)
Cho Phật tử chúng con
Nguyện cứu khổ ách nạn.
Tâm từ bi lan tràn.
Ánh tịnh minh tỏa khắp,
Màn si ám tiêu tan.
Ngài mong muốn chúng sinh :
Khỏi bệnh não, độc hại.
Nơi con mong Ngài lại,
Cho yên vui mãi mãi.
Con nay cung kính lễ:
Bậc: “Nghe danh cứu khổ ”.
Con nay tự quy y,
Đấng Cha Lành muôn thuở.
Con mong Bồ Tát lại,
Khỏi ba độc nguy kịch;
Cho con đời nay vui,
Sau đây vào viên tịch.
Nguyện chúng sinh ba cõi;
Giải thoát mọi khổ não;
Hữu tình và vô tình,
Đều trọn thành Phật đạo.
(kỳ nguyện xong đứng dậy chắp tay nhất tâm tán lễ Tam Bảo)

TÁN PHẬT


(Đứng dậy cắm hương lên lư rồi vị chủ lễ chắp tay đứng thẳng và đọc)
Đấng Pháp Vương vô thượng,
Ba cõi chẳng ai bằng.
Thầy dạy khắp trời, người,
Cha lành chung bốn loại.
Quy y trọn một niệm,
Dứt sạch nghiệp ba kỳ.
Xưng dương cùng tán thán,
Ức kiếp không cùng tận.

QUÁN TƯỞNG


Phật chúng sinh tính thường rỗng lặng,
Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn.
Lưới đế châu ví đạo tràng,
Mười phương Phật bảo hào quang sáng ngời.
Trước bảo tọa thân con ảnh hiện,
Cúi đầu xin thệ nguyện quy y.

ĐỈNH LỄ


(Vị chủ lễ xá ba xá rồi niệm lớn):
Chí tâm đỉnh lễ : Nam mô tận hư không, biến pháp giới, quá hiện, vị lai thập phương chư Phật, tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng, thường trụ Tam Bảo. (1 lễ)
Chí tâm đỉnh lễ : Nam mô Sa Bà Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mưu Ni Phật, Long Hoa Giáo Chủ đương lai hạ sanh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp chư tôn Bồ Tát, Đạo tràng hội thượng Phật Bồ Tát. (1 lễ)
Chí tâm đỉnh lễ : Nam Mô Tây Phương Cực Lạc thế giới đại từ đại bi A Di Đà Phật, Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh đại hải chúng Bồ Tát. (1 lễ)

TRÌ NIỆM CHÚ ĐẠI BI (3)


(Toàn thể đều tụng)
Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần)
Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni:
Nam mô hát ra đát na đá ra dạ da.
Nam mô A rị gia bà lô kiết đế thước bát ra da. Bồ đề tát đỏa bà da. Ma ha tát đỏa bà da.
Ma ha ca ru ni ca da.
Úm tát bàn ra phạt duệ số đát na đát tả.
Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị gia, bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà.
Nam mô na ra cẩn trì, hê rị ma ha bàn đá sa mế .
Tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đá, na ma bà già ma phạt đặc đậu.
Đát diệt tha, úm a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế.
Di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa,tát bà tát bà, ma la ma la.
Ma hê ma hê, rị đà đựng, cu ru cu ru kiết mông.
Cu ru cu ru, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế.
Đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da.
Dá la dá la, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ .
Y hê, y hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lị.
Phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hu lu hu lu ma la.
Hu lu hu lu hê lị, sa ra sa ra, si ri si ri , su ru su ru.
Bồ đề dạ, Bồ đề dạ, Bồ đà dạ, Bồ đà dạ.
Di đế rị dạ, na la cẩn trì, địa rị sắt ni na.
Ba dạ ma na sa bà ha, Tất đà dạ sa bà ha, Ma ha tất đà dạ sa bà ha.
Tất đà dụ nghệ thất bàn ra dạ sa bà ha. Na la cẩn trì, sa bà ha.
Ma ra na ra sa bà ha, Tất ra tăng a mục khư da, sa bà ha.
Sa bà ma ha, a tất đà dạ, sa bà ha, Giả kiết ra a tất đà dạ, sa bà ha.
Ba đà ma kiết tất đá dạ, sa bà ha, Na la cẩn trì bàn dà ra da, sa bà ha.
Ma bà rị thắng kiết ra dạ, sa bà ha.
Nam mô hát ra đát na đá ra dạ da.
Nam mô a rị gia bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ, sa bà ha.
Úm tất điện đô mạn đá ra bạt đà gia, sa bà ha. (3 lần)

SÁM NGUYỆN


Đệ tử kính lạy,
Đức Phật Thích Ca.
Phật A Di Đà,
Thập phương chư Phật,
Vô lượng Phật Pháp,
Cùng Thánh Hiền Tăng.
Đệ tử lâu đời lâu kiếp,
Nghiệp chướng nặng nề,
Tham giận kiêu căng,
Si mê lầm lạc.
Ngày nay nhờ Phật,
Biết sự lỗi lầm,
Thành tâm sám hối,
Thề tránh điều dữ,
Nguyện làm việc lành.
Ngửa trông ơn Phật,
Từ bi gia hộ,
Thân không tật bệnh,
Tâm không phiền não.
Hằng ngày an vui tu tập,
Phép Phật nhiệm mầu.
Để mau ra khỏi luân hồi,
Minh tâm kiến tính,
Trí tuệ sáng suốt,
Thần thông tự tại.
Đặng cứu độ các bậc tôn trưởng,
Cha mẹ anh em,
Thân bằng quyến thuộc,
Cùng tất cả chúng sinh,
Đồng thành Phật đạo.
Lò hương vừa đốt,
Cõi Phật thơm lây,
Chư Phật bốn biển đều xa hay.
Thấu tâm thành này,
Chư Phật hiện thân ngay.
Nam mô Hương Vân Cáo Bồ Tát Ma Ha Tát. (3 lần)

KỆ KHAI KINH


Pháp Phật cao siêu rất nhiệm mầu,
Nghìn muôn ức kiếp dễ hay đâu.
Con nay nghe, thấy xin vâng giữ,
Chân nghĩa Như Lai hiểu thật sâu.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mưu Ni Phật. (3 lần)
Nam mô Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát. (3 lần)

DIỆU PHÁP LIÊN HOA KINH
QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT PHỔ MÔN PHẨM


... Bấy giờ, Bồ Tát Vô Tận Ý liền từ tòa ngồi đứng dậy, chễ áo vai hữu, chắp tay hướng lên bạch Phật rằng: “Lạy đức Thế Tôn! Bồ Tát Quán Thế Âm do nhân duyên gì được tên là Quán Thế Âm ? ”
Đức Phật bảo Bồ Tát Vô Tận Ý: “Thiện nam tử ! Nếu có vô lượng trăm nghìn vạn ức chúng sinh chịu mọi khổ não, nghe được danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm, một lòng xưng niệm danh hiệu Bồ Tát, tức thì Bồ Tát Quán Thế Âm quán sát giọng tiếng kêu cầu ấy, độ cho họ đều được giải thoát.
- Nếu có người trì niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm, dù vào trong lửa dữ, do nhờ sức uy thần của Bồ Tát, lửa không cháy được.
- Nếu ai bị nước lớn cuốn trôi, xưng niệm danh hiệu Bồ Tát, liền được gặp chỗ cạn.
- Nếu có trăm nghìn vạn ức chúng sinh vì tìm những thứ quý báu: vàng, bạc, lưu ly, xà cừ, mã não, san hô, hổ phách, chân châu nên vào trong bể cả; giả sử bị gió bão thổi bạt thuyền bè, trôi giạt vào đất nước của quỷ La sát. Trong đó, dù rằng chỉ có một người xưng niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm, tất cả những người ấy đều được giải thoát nạn quỉ La sát.
Bởi nhân duyên ấy nên có danh hiệu là “ Quán Thế Âm”.
- Nếu lại có người sắp bị sát hại, xưng niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm, thời dao gậy của người cầm định sát hại ấy liền gẫy từng đoạn, mà được giải thoát.
- Nếu quỉ Dạ Soa, La sát đầy dẫy trong tam thiên đại thiên quốc độ muốn đến quấy hại người, nhưng nghe thấy những người ở đây xưng niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm, những quỉ dữ ấy còn không dám dùng con mắt dữ tợn trông họ, huống là còn dám làm hại.
- Ví lại có người, hoặc có tội, hoặc không tội, bị gông cùm xiềng xích; trăng trói thân mình, nếu người ấy xưng niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm, các thứ gông cùm, xiềng xích kia đều dứt tung và liền được giải thoát.
- Nếu những oán tặc đầy dẫy trong tam thiên đại thiên quốc độ, có một thương chủ dẫn các lái buôn, đem theo nhiều của báu ngang qua đường hiểm, trong đó có một người xướng lên rằng: "Các Thiện nam tử ! Các bạn đừng nên sợ hãi, các bạn phải nên một lòng xưng niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm, Bồ Tát ấy thường đem pháp vô úy thí cho chúng sinh, nếu các bạn xưng niệm danh hiệu Bồ Tát, sẽ được giải thoát nạn oán tặc nầy!”. Các người lái buôn nghe theo đều cất tiếng niệm: “Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát”. Vì xưng niệm danh hiệu Bồ Tát liền được giải thoát.
Ông Vô tận Ý ! Sức uy thần của đại Bồ Tát Quán Thế Âm lớm lao như thế!
- Nếu có chúng sinh nhiều lòng dâm dục, thường cung kính niệm: “Quán Thế Âm Bồ Tát ” liền khỏi được nghiệp tham dục.
- Nếu chúng sinh nhiều sự sân hận, thường cung kính niệm: “Quán Thế Âm Bồ Tát” liền khỏi được nghiệp sân hận.
- Nếu chúng sinh nhiều sự si mê thường cung kính niệm: “Quán Thế Âm Bồ Tát” liền khỏi được nghiệp si mê.
Ông Vô Tận Ý! Bồ Tát Quán Thế Âm có những sức uy thần lớn lao, làm nhiều sự lợi ích cho chúng sinh như thế . Vì vậy, chúng sinh thường nên tâm niệm.
- Nếu có nữ nhân, giả sử muốn cầu con trai, lễ bái cúng dàng Bồ Tát Quán Thế Âm, liền sinh con trai phúc đức, trí tuệ. Giả sử muốn cầu con gái, liền sinh con gái có tướng đoan chính; vì trước đã trồng cõi đức, nên được mọi người kính mến.
Ông Vô Tận Ý ! Bồ Tát Quán Thế Âm có sức uy thần như thế!
- Nếu có chúng sinh cung kính lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm, phúc ấy không mất. Vì vậy, chúng sinh đều nên thụ trì danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm!
Ông Vô Tận Ý! Nếu có người thụ trì danh tự của sáu mươi hai ức Hằng hà sa Bồ Tát, lại trọn đời cúng dường mọi sự ăn uống, quần áo, đồ nằm, thuốc thang, vậy ý ông nghĩ sao: Công đức của thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy có nhiều không?
Bồ Tát Vô Tận Ý bạch: “Lạy đức Thế Tôn! Công đức ấy rất nhiều”.
Đức Phật nói: “Nếu lại có người thụ trì danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm cho đến chỉ lễ bái, cúng dàng trong một lúc, phúc đức của hai người ấy bằng nhau không khác, trong trăm nghìn vạn ức kiếp không thể cùng tận.
Ông Vô Tận Ý! Thụ trì danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm được vô lượng vô biên lợi ích phúc đức như thế!
Bồ Tát Vô Tận Ý bạch Phật rằng: “Lạy đức Thế Tôn! Bồ Tát Quán Thế Âm tại sao dạo qua thế giới Sa bà này? tại sao Bồ Tát vì chúng sinh thuyết pháp? Và sức phương tiện của Bồ Tát dùng trong những sự ấy thế nào?”
Đức Phật bảo Bồ Tát Vô Tận Ý: “Thiện nam tử! Nếu có chúng sinh trong quốc độ nào nên dùng thân Phật mà họ được độ, Bồ Tát Quán Thế Âm liền hiện thân Phật, vì họ nói pháp.
Nơi nên dùng thân Bích Chi Phật mà họ được độ, Bồ Tát liền hiện thân Bích Chi Phật, vì họ nói pháp.
Nơi nên dùng thân Thanh Văn mà họ được độ, Bồ Tát liền hiện thân Thanh Văn, vì họ nói pháp.
Nơi nên dùng thân Phạm Vương mà họ được độ, Bồ Tát liền hiện thân Phạm Vương, vì họ nói pháp.
Nơi nên dùng thân Đế Thích mà họ được độ, Bồ Tát liền hiện thân Đế Thích, vì họ nói pháp.
Nơi nên dùng thân Tự Tại thiên mà họ được độ, Bồ Tát liền hiện thân Tự Tại thiên, vì họ nói pháp.
Nơi nên dùng thân Đại Tự Tại thiên mà họ được độ, Bồ Tát liền hiện thân Đại Tự Tại thiên, vì họ nói pháp.
Nơi nên dùng thân Thiên Đại Tướng Quân mà họ được độ, Bồ Tát liền hiện thân Thiên Đại Tướng Quân, vì họ nói pháp.
Nơi nên dùng thân Tỳ Sa Môn mà họ được độ, Bồ Tát liền hiện thân Tỳ Sa Môn, vì họ nói pháp.
Nơi nên dùng thân Tiểu Vương mà họ được độ, Bồ Tát liền hiện thân Tiểu Vương, vì họ nói pháp.
Nơi nên dùng thân Trưởng Giả họ được độ, Bồ Tát liền hiện thân Trưởng Giả, vì họ nói pháp.
Nơi nên dùng thân Cư Sĩ mà họ được độ, Bồ Tát liền hiện thân Cư Sĩ, vì họ nói pháp.
Nơi nên dùng thân Tể Quan mà họ được độ, Bồ Tát liền hiện thân Tể Quan, vì họ nói pháp.
Nơi nên dùng thân Bà La Môn mà họ được độ, Bồ Tát liền hiện thân Bà La Môn, vì họ nói pháp.
Nơi nên dùng thân Tỳ Khưu, Tỳ Khưu Ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di mà họ được độ, Bồ Tát liền hiện thân Tỳ Khưu, Tỳ Khưu Ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di, vì họ nói pháp.
Nơi nên dùng thân phụ nữ của Trưởng giả, Cư sĩ, Tể quan, Bà la môn mà họ được độ, Bồ Tát liền hiện thân phụ nữ của những bậc ấy, vì họ nói pháp.
Nơi nên dùng thân đồng nam, đồng nữ mà họ được độ, Bồ Tát liền hiện thân đồng nam, đồng nữ, vì họ nói pháp.
Nơi nên dùng những thân: Thiên, Long, Dạ Soa, Càn thát Bà, A tu La, Ca lâu La, Khẩn na La, Ma hầu la già, Nhân và Phi nhân mà họ được độ, Bồ Tát liền hiện ra những thân ấy, vì họ nói pháp.
Nơi nên dùng thân Chấp Kim Cương thần họ được độ, Bồ Tát liền hiện thân Chấp Kim Cương thần, vì họ nói pháp.
Ông Vô Tận Ý! Bồ Tát Quán Thế Âm ấy thành tựu công đức, dùng mọi thân hình, dạo các quốc độ, độ thoát chúng sinh như thế. Vì vậy các ông phải nên một lòng cúng dàng Bồ Tát Quán Thế Âm!
Đại Bồ Tát Quán Thế Âm ấy ở trong lúc tai nạn sợ hãi cấp bách, hay ban cho sự “vô úy”, nên thế giới Sa bà này đều gọi Bồ Tát là bậc “Thí Vô úy”.
Bồ Tát Vô Tận Ý bạch Phật rằng: “Lạy đức Thế Tôn! Con nay xin cúng dàng Bồ Tát Quán Thế Âm!”
Bạch rồi, Bồ Tát Vô Tận Ý liền cổi chuỗi ngọc bằng các châu báu, giá trị trăm nghìn lạng vàng đeo trên cổ, đem cúng Bồ Tát Quán Thế Âm mà bạch rằng: “Xin Nhân giả nhận cho chuỗi ngọc bằng trân bảo pháp thí này!”
Bồ Tát Quán Thế Âm không chịu nhận. Bồ Tát Vô Tận Ý lại bạch Bồ Tát Quán Thế Âm rằng: “Xin Nhân giả mẫn niệm chúng tôi mà nhận cho chuỗi ngọc này!”
Bấy giờ, đức Phật bảo Bồ Tát Quán Thế Âm: “Ông nên mẫn miệm đến Bồ Tát Vô Tận Ý cùng tứ chúng và Thiên, Long, Dạ Soa, Càn thát Bà, A tu La, Ca lâu La, Khẩn na La, Ma hầu la Già, Nhân và Phi nhân này mà nhận cho chuỗi ngọc ấy”.
Tức thời, Bồ Tát Quán Thế Âm thương hàng tứ chúng cùng Thiên, Long ... nhân, phi nhân, nhận chuỗi ngọc ấy, rồi chia làm hai phần: một phần dâng lên đức Phật Thích Ca Mưu Ni, một phần dân dâng đức Phật Đa Bảo trong bảo tháp.
Ông Vô Tận Ý! Bồ Tát Quán Thế Âm có thần lực tự tại, dạo khắp thế giới Sa bà như thế!
Lúc đó, Bồ Tát Vô Tận Ý đọc bài kệ hỏi Phật rằng:
- Thế Tôn đủ diệu tướng, (4)
Nay con xin hỏi lại :
Phật tử nhân duyên gì,
Tên là Quán Thế Âm?
- Thế Tôn đủ diệu tướng
Kệ đáp Vô tận Ý:
"Ông nghe Quán Âm hạnh,
Ứng hiện khéo mọi phương.
Nguyện rộng sâu như bể,
Nhiều kiếp chẳng nghĩ bàn;
Hầu hơn nghìn ức Phật,
Phát nguyện lớn thanh tịnh.
Tôi nói qua ông rõ:
Nghe tên cùng thấy thân;
Tâm niệm chẳng luống qua
Hay diệt khổ mọi cõi.
Ví người sinh lòng hại,
Đẩy xuống hầm lửa lớn,
Nhờ sức niệm Quán Âm
Hầm lửa biền thành ao.
Hoặc trôi giạt biển lớn
Bị nạn: Quỷ, cá, rồng;
Nhờ sức niệm Quán Âm,
Sóng cuộn không chìm được,
Hoặc ở ngọn Tu di,
Bị người xô đẩy xuống;
Nhờ sức niệm Quán Âm,
Như vầng nhật treo không.
Hoặc bị kẻ ác đuổi,
Ngã vập núi kim cương;
Nhờ sức niệm Quán Âm,
Không tổn đến mảy lông.
Hoặc gặp oán tặc vây,
Chúng cầm dao toan hại:
Nhờ sức niệm Quán Âm,
Chúng liền khởi từ tâm.
Mắc khổ nạn vương pháp,
Khi gia hình sắp chết;
Nhờ sức niệm Quán Âm,
Dao liền gãy từng đoạn.
Hoặc bị tù, xiềng xích,
Tay chân bị gông cùm;
Nhờ sức niệm Quán Âm,
Xổ tung, được giải thoát.
Bị nguyền rủa, thuốc độc.
Muốn ngầm hại thân mình;
Nhờ sức niệm Quán Âm,
Trở lại hại người chủ.
Hoặc gặp La sát dữ,
Các quỷ, các rồng độc;
Nhờ sức niệm Quán Âm,
Tức thời không dám hại.
Nếu thú dữ vây quanh,
Nanh vuốt nhọn đáng sợ;
Nhờ sức niệm Quán Âm,
Vội chạy khắp mọi phương,
Bị rắn rết, bọ cạp,
Hơi độc phun khói lửa,
Nhờ sức niệm Quán Âm,
Theo tiếng tự lánh đi.
Mây tuôn, nổi sấm sét,
Xối mưa đá, mưa to;
Nhờ sức niệm Quán Âm,
Ứng thời được tiêu tán.
Chúng sinh bị khốn ách,
Vô lượng khổ bức thân,
Quán Âm diệu trí lực,
Hay cứu đời thoát khổ.
Đầy đủ sức thần thông,
Rộng tu trí phương tiện;
Các quốc độ mười phương,
Không đâu chẳng hiện thân.
Các loài trong đường ác,
Địa ngục, quỷ, súc sinh;
Khổ: sinh, già, ốm, chết,
Dần dần đều diệt hết.
Chân quán, thanh tịnh quán,
Quảng đại trí tuệ quán;
Bi quán cùng từ quán,
Thường nguyện, thường chiêm ngưỡng,
Hào quang tịnh không nhơ
Tuệ nhật phá tối tăm,
Hay dẹp tai gió lửa;
Soi sáng khắp thế gian.
Bi thể răn như sấm,
Từ ý nhiệm dường mây;
Rưới mưa pháp cam lộ,
Dứt trừ lửa phiền não.
Kiện tụng tới cửa quan,
Sợ hãi trong quân trận;
Nhờ sức niệm Quán Âm,
Mọi oán đều lui tan.
Diệu Âm, Quán Thế Âm,
Phạm Âm, Hải triều âm;
Hơn âm thanh của đời,
Vì vậy nên thường niệm.
Niệm niệm chớ sinh nghi,
Quán Thế Âm: tịnh thánh;
Trong khổ não, tử ách,
Ngài làm nơi nương cậy.
Đủ hết thảy công đức,
Mắt Từ trông chúng sinh;
Phúc như bể không lường,
Vì vậy nên đỉnh lễ.
Bấy giờ, Bồ tát Trì Địa liền từ tòa ngồi đứng dậy đến trước Phật, bạch rằng: “Lạy đức Thế Tôn! Nếu có chúng sinh nào nghe nói về nghiệp tự tại, sức thần thông phổ môn thị hiện trong phẩm Quán Thế Âm Bồ tát này nên biết công đức người ấy không ít!”.
Khi đức Phật nói phẩm Phổ Môn này, trong chúng có tám vạn bốn nghìn chúng sinh đều phát tâm vô đẳng, vô thượng chính đẳng chính giác.

DIỆU PHÁP LIÊN HOA KINH
QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT PHỔ MÔN PHẨM


Chân ngôn viết:
Úm đá rị, đá rị, đốt đá rị, đốt đốt đá rị sa bà ha. (3 lần)
Lục tự đại minh chân ngôn:
Úm ma ni bát minh hồng. (10 lần)
Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát Ma ha Tát. (3 lần)

TÂM KINH BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA


Khi ngài Quán Tự Tại Bồ tát thực hành sâu xa pháp Bát nhã ba la mật đa, Ngài soi thấy năm uẩn đều không, qua hết thảy khổ ách.
Này ông Xá Lỵ Tử! Sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác Sắc, Sắc tức là Không, Không tức là Sắc. Thụ, Tưởng, Hành, Thức cũng đều như thế.
Này ông Xá Lỵ Tử! Tướng Không của mọi pháp, không sinh, không diệt, không nhơ, không sạch, không thêm, không bớt.
Cho nên trong “Chân Không” không có Sắc, không có Thụ, Tưởng, Hành, Thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không có nhãn giới, cho đến không có ý thức giới; không có vô minh, cũng không có cái hết vô minh; cho đến không có già, chết, cũng không có cái hết già, chết; không có khổ, tập, diệt, đạo, không có trí tuệ, cũng không có chứng đắc.
Vì không có chỗ chứng đắc, nên Bồ tát y theo Bát nhã Ba la mật đa, tâm không ngăn ngại. Vì không ngăn ngại, nên không sợ hãi, xa hẳn mộng tưởng điên đảo, đạt tới cứu cánh Niết bàn.
Chư Phật trong ba đời cũng y vào Bát nhã Ba la mật đa, được đạo quả vô thượng chính đẳng, chính giác.
Cho nên biết Bát nhã Ba la mật đa là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú, trừ được hết thảy khổ, chân thực không hư.
Vì vậy nói ra bài chú Bát nhã Ba la mật đa, liền nói bài chú ấy rằng:
“Yết đế, yết đế, Ba la yết đế. Ba la tăng yết đế. Bồ đề tát bà ha”.

NIỆM PHẬT


Thân Phật thanh tịnh tựa lưu ly,
Trí Phật sáng ngời như trăng sáng.
Phật ở thế gian thường cứu khổ,
Tâm Phật không đâu không từ bi.
Nam mô thập phương thường trụ Tam bảo. (3 lần)
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mưu Ni Phật. (3 lần)
Nam mô A Di Đà Phật. (3 lần)
Nam mô Di Lặc tôn Phật. (3 lần)
Nam mô Đại Thế Chí Bồ tát. (3 lần)
Nam mô Địa Tạng Vương Bồ tát. (3 lần)
Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ tát. (3 lần)
(Niệm danh hiệu xong, đứng thẳng, chắp tay, tán lễ Quán Âm thệ nguyện):
Kính lễ Quán Âm đại bi chủ,
Nguyện lực rộng sâu thân tướng đẹp.
Nay con phát thệ và quy y,
Nguyện ứng theo tâm đều viên mãn.
Nam mô Đại bi Quán Thế Âm,
Nguyện con chóng biết hết mọi pháp. (1 lễ)
Nam mô Đại bi Quán Thế Âm,
Nguyện con sớm được trí tuệ nhãn. (1 lễ)
Nam mô Đại bi Quán Thế Âm,
Nguyện con chóng độ mọi chúng sinh. (1 lễ)
Nam mô Đại bi Quán Thế Âm,
Nguyện con sớm được thiện phương tiện. (1 lễ)
Nam mô Đại bi Quán Thế Âm,
Nguyện con chóng chở thuyền bát nhã. (1 lễ)
Nam mô Đại bi Quán Thế Âm,
Nguyện con sớm vượt được bể khổ. (1 lễ)
Nam mô Đại bi Quán Thế Âm,
Nguyện con chóng được giới, định, đạo. (1 lễ)
Nam mô Đại bi Quán Thế Âm,
Nguyện con sớm lên non Niết Bàn. (1 lễ)
Nam mô Đại bi Quán Thế Âm,
Nguyện con chóng ở nhà vô vi. (1 lễ)
Nam mô Đại bi Quán Thế Âm,
Nguyện con sớm đồng thân pháp tính. (1 lễ)
(đọc tiếp bài phát nguyện):
Con nếu hướng Đao Sơn,
Đao sơn tự đổ gãy.
Con nếu hướng Hỏa thang,
Hỏa thang tự tiêu diệt,
Con nếu hướng địa ngục,
Địa ngục tự khô kiệt,
Con nếu hướng ngã quỷ,
Ngã quỷ tự no đủ.
Con nếu hướng Tu La,
Ác tâm tự điều phục.
Con nếu hướng Súc sinh,
Tự được đại trí tuệ.
Nguyện ngày an lành, đêm an lành,
Đêm ngày sáu thời thường an lành,
Tất cả các thời đều an lành,
Xin nguyện Từ bi thường gia hộ.

HỒI HƯỚNG


Công đức tụng kinh khó nghĩ lường,
Vô biên thắng phước đều hồi hướng.
Khắp nguyện chúng sinh trong pháp giới;
Đều được vãng sinh về Cực Lạc.
Nguyện tiêu ba chướng trừ phiền não,
Nguyện chân trí tuệ thường sáng tỏ,
Nguyện bao tội chướng thảy tiêu trừ,
Kiếp kiếp thường tu Bồ tát đạo.
Nguyện sinh Cực Lạc cảnh phương Tây,
Chín phẩm hoa Sen là cha mẹ,
Hoa nở thấy Phật chứng vô sinh,
Bồ tát bất thoái là bạn hữu.
(Phát nguyện xong, quỳ đọc lời “kính mong, hồi hướng”)
Kính mong:
Pháp nhật tỏ thêm,
Pháp luân quay mãi.
Mây từ rợp khắp,
Nguồn đạo dài lâu.
Quốc gia hưng vượng,
Dân chúng an hòa.
Thế giới thanh bình,
Chúng sinh hoan lạc.
Cúi xin:
Phật tử chúng con (5)
Thân tâm thanh thái,
Hoặc chướng tiêu trừ.
Tín niệm tinh thành,
Tuệ căn tăng trưởng.
Hiện nay lợi lạc,
Mai hậu siêu thăng.
Gia đạo hưng long,
Tông môn đỉnh thịnh.
Bốn ơn đều lợi,
Ba cõi cùng nhờ.
Pháp giới chúng sinh,
Cùng thành Phật đạo.
(đồng thanh niệm):

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT


(Lễ Tam quy y):
Tự quy y Phật, xin nguyện chúng sinh, thể theo đạo cả, phát lòng vô thượng.
(1 lạy)
Tự quy y Pháp, xin nguyện chúng sinh, thấu rõ kinh tạng, trí tuệ như biển.
(1 lạy)
Tự quy y Tăng, xin nguyện chúng sinh, thống lý đại chúng, hết thảy không ngại. (1 lạy)
(Đứng thẳng, chắp tay đọc)
Hòa nam Thánh chúng.
(Xá 1 xá rồi đọc tiếp):
Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả.
Đệ tử và chúng sinh,
Đều trọn thành Phật đạo.
(xá 3 xá rồi lui ra)

Chú Đại Bi bằng tiếng Phạm
The Mantra of Aralokiteshrara


01. Namo ratnatrayaya
02. Namo Aryavalokiteshvaraya
03. Bodhisattvaya Mahasattvaya Mahakarunikaya
04. Om sarva abhayah sunadhasya
05. Namo Sukrtvemama Arayavalokiteshvaragarbha
06. Namo Nilakantha Mahabhadrashrame
07. Sarvarthasubham ajeyam sarvasattvanamavarga mahadhatu
08. Tadyatha Om avaloke lokite karate
09. Hari mahabodhisattva sarva sarva mala mala
10. Mahahrdayam kuru kuru karmam
11. Kuru vijayati Mahavijayati
12. Dharadhara dharin surava
13. Chala chala mama Bharmara muktir
14. Ehi Ehi chinda chinda harsham prachali
15. Basha basham presaya hulu hulu mala
16. Hulu hulu hile sara sara siri siri suru suru
17. Bodhiya Bodhiya Bodhaya Bodhaya
18. Maitreya Nilakantha Dharshinina
19. Payamana svaha Siddhaya svaha Maha sid dhaya svaha
20. Siddhayogeshvaraya svaha. Nilakantha svaha
21. Varahananaya svaha. Simhashiramukhaya svaha
22. Sarvamahasiddhava svaha. Chakrasiddhaya svaha
23. Padmahastaya svaha. Nilakanthavikaraya svaha
24. Maharsishankaraya svaha
25. Namo ratnatrayaya
26. Namo Aryavalokiteshvaraya svaha
27. Om Siddhyantu Mantrapadaya Svaha.



Chú thích:


1.Sau chữ “chúng con” có thể đọc tên mình hay tên người cầu nguyện.
2.Nếu đảo bệnh thì đổi là “ Mong bệnh chướng tiêu trừ ”.
3.Vị nào muốn tụng chú Đại Bi bằng tiếng Phạm, xin xem trang 43.
4. Nếu không đủ thì giờ tụng hết, có thể tụng ngay vào câu : “ Thế Tôn đủ diệu tướng ...”.
5. Có thể đọc tên mình hay tên người cầu nguyện.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 15740)
Chính tôi được nghe như thế nầy. Một thuở nọ, đức Phật kiết hạ tại núi Kỳ-Xà-Quật, gần thành Vương-Xá với chúng Đại Tỳ-kheo một muôn hai nghìn người. Đó là các vị trưởng lão Xá-Lợi-Phất, Ma-Ha Mục-Kiền-Liên, Ma-Ha Ca-Diếp, Ma-Ha Ca-Chiên-Diên, Tu-Bồ-Đề, La-Hầu-La, Phú-Lâu-Na, A-Nan, A-Nan-Đà, Ma-Ha Ba-Xà-Ba-Đề, Gia-Du-Đà-La, v.v...
08/04/2013(Xem: 17851)
Thành thực mà nói, tôi chưa có được niềm tin rằng mỗi khi có thể bị tai nạn gì thì nên tụng Bồ tát giới Phạn võng, nhưng có một điều rõ rệt là mỗi khi làm gì cho giới ấy thì đang bịnh cũng thư thái thấy rõ. Từ trước đến nay đã có 5 lần như vậy.
08/04/2013(Xem: 19498)
Đại sư tên Huệ Năng, thân phụ họ Lư, húy Hành Thao, thân mẫu họ Lý. Đời vua Đường Vũ Đức năm thứ 3 tháng 9 ở tân Châu, bà Lý Thị nằm mộng thấy trước sân hoa trắng đua nở, có đôi chim nhạn trắng bay, hương lạ tỏa đầy nhà, khi tỉnh dạy thì thụ thai. Bà thanh khiết trai giới, hoài thai sáu năm Sư mới ra đời. Ấy là năm Trinh Quán thứ 12 đời Đường Thái Tông, nhằm năm Mậu Tuất (638DL) ngày mồng 8 tháng 2 giờ Tý.
08/04/2013(Xem: 17679)
Chính tôi được nghe: Một thời kia đức Phật ở trong điện quan Thừa Tướng, thuộc phía Đông thành Xá-Vệ. Một hôm mẹ quan Thừa Tướng ấy tên là Duy-Da; sáng sớm dậy, bà tắm gội, mặc áo mầu, rồi cùng những người con dâu đi đến chốn Phật. Đến nơi, cùng nhau cúi đầu lễ sát chân Phật. Lễ xong, tất cả đều ngồi về một bên.
08/04/2013(Xem: 15692)
“Bát Thức Quy Củ Tụng” là một tác phẩm thuộc bộ môn Duy Thức do Ngài Huyền Trang đời Đường biên soạn. Nguyên tác vốn rất dài, khó nhớ, khó thuộc, vì vậy Ngài Khuy Cơ, đệ tử của Ngài Huyền Trang được phép Sư Phụ, đã toát yếu tác phẩm trên thành 41 câu tụng, giúp người tu học Phật được dễ dàng hơn trong việc đọc tụng hằng ngày.
08/04/2013(Xem: 20433)
Việc tự tứ và trai tăng trong ngày Vu lan, và qua đó mà báo hiếu cha mẹ, thì không cần phải nói đến nữa. Điều đáng nói là các chùa nên tổ chức hiệp kỵ cho Phật tử trong ngày Vu lan, sau khi tự tứ và trai tăng. Ngày nay kỵ giỗ của mỗi nhà cũng không thể còn như xưa
08/04/2013(Xem: 6812)
Trong việc học hỏi Phật Pháp, điều căn bản cần phải biết các đặc tánh của tâm và pháp như thế nào mới có thể tìm hiểu thêm pháp học và pháp hành Phật đạo. Kinh Giáo Giới Nandaka và Kinh Giáo Giới Channa đã nói lên hai đặc tánh ấy.
08/04/2013(Xem: 7743)
Quan Thế Âm là danh hiệu của một vị Bồ Tát. Quán Thế Âm dịch nghĩa của chữ Avalokitesvara (Trung Hoa phiên âm là A phạ lô chỉ đê thấp phạt la) của chữ Phạm (Ấn Độ) và có nghĩa là vị Bồ Tát quán sát tiêng kêu cầu của chúng sinh trong thế gian, mà độ cho họ được giải thoát.
08/04/2013(Xem: 10847)
Điều mình không ưa chớ nên trách người. Anh hãy là ngọn đuốc và nơi nương náu cho chính mình anh. Anh đừng nên phó thác vào chốn dung thân nào khác. Muốn bình thiên hạ, hãy bình tâm địa trước đã. Chiến thắng vạn quân không bằng tự chiến thắng mình. Chiến thắng mình là chiến công oanh liệt nhất!
08/04/2013(Xem: 10290)
Đức Phật Thích-Ca Mưu-Ni, bắt đầu chuyển pháp-luân, độ cho năm vị Tỳ-Khưu là Tôn-giả Kiều-Trần-Như v.v... Sau cùng, Ngài thuyết pháp độ cho ông Tu-bạt-đà-la. Những người nên độ, Ngài đã độ xong. Ngài nghỉ ở giữa hai cây Sa-la và sắp nhập niết-bàn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]