Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 20: Vương Pháp chính luận

14/05/201316:11(Xem: 13916)
Phẩm 20: Vương Pháp chính luận

Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh (Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim)

Phẩm 20: Vương Pháp chính luận

HT. Thích Trí Quang dịch giải

Nguồn: Bản Hoa dịch của ngài Nghĩa Tịnh

Bấy giờ nữ thần đại địa tên Kiên lao địa thần, ở trong đại hội lại từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ ngang chân đức Thế tôn, chắp tay cung kính mà thưa, bạch đức Thế tôn, trong mọi quốc gia, những người làm quốc vương, nếu không có chánh pháp thì không thể quản trị quốc gia, an dưỡng quốc dân, bảo đảm bản thân ngồi lâu vương vị. Kính xin đức Thế tôn từ bi thương tưởng, dạy cho con nghe về vương pháp chính luận, chủ yếu của sự quản trị quốc gia. Để cho các vị quốc vương nghe được chánh pháp này thì tuân hành đúng như huấn dụ, đem chánh pháp mà hoá cải quốc dân, làm cho ngôi vua an ninh, quốc dân lợi lạc. Lúc ấy, ở trong đại hội, đức Thế tôn bảo Kiên lao địa thần, địa thần hãy nghe cho kyծ Quá khứ có quốc vương tên là Lực tôn tràng. Quốc vương có thái tử tên Diệu tràng. Đăng quang không bao lâu, phụ vương bảo Diệu tràng, có vương pháp chính luận tên là Pháp của trời dạy. Trước đây ta đăng quang làm quốc vương, thì phụ vương của ta tên Trí lực tôn tràng đã dạy cho ta chính luận ấy. Ta y theo nên khéo quản trị quốc gia trong hai mươi ngàn năm, ta nhớ không hề mống lên một ý nghĩ làm điều phi pháp. Ngày nay con cũng phải như vậy. Đừng đem điều phi pháp mà quản trị quốc gia. Vương pháp chính luận là gì, con hãy nghe cho khéo, ta sẽ nói cho. Thế rồi quốc vương Lực tôn tràng liền nói cho con về chính luận ấy, bằng những chỉnh cú sau đây.

(1) Tôi nói vương pháp luận
lợi lạc bao sinh linh,
để loại trừ hoài nghi
và loại bỏ lỗi lầm.
(2) Tất cả các thiên chủ
cùng với các nhân vương
nên sinh tâm hoan hỷ
chắp tay nghe tôi nói.
(3) Xưa bộ chúng chư thiên
họp tại Kim cương sơn,
bốn Thiên vương đứng dậy
xin hỏi Đại phạn vương.
(4) Đại phạn vương tối tôn
tự tại nhất chư thiên,
xin thương tưởng chúng tôi
loại trừ giúp hoài nghi.
(5) Làm sao ở nhân loại
mà được gọi là trời?
lại vì lý do nào
mà gọi là con trời?
(6) Tại sao sinh nhân gian
một mình làm nhân vương?
rồi sao tại chư thiên
lại được làm thiên chủ?
(7) Người hộ vệ thế giới
hỏi Đại phạn vương rồi,
Đại phạn vương bấy giờ
liền nói cho họ nghe.
(8) Người hộ vệ thế giới,
vì ích lợi bao kẻ
mà hỏi phép trị nước,
ta nói, hãy lắng nghe.
(9) Do lực thiện nghiệp cũ
sinh thiên làm thiên chủ;
lại ở trong nhân loại
làm quốc vương thống lĩnh.
(10) Chư thiên cùng da hộ
mới nhập vào thai mẹ,
khi ở trong thai mẹ
chư thiên vẫn giữ gìn.
(11) Dẫu sinh trong nhân loại
tôn hơn nên gọi trời,
do chư thiên hộ vệ
nên được gọi con trời.
(12) Chúa trời Đao lợi thiên
phân sức giúp nhân vương,
và tất cả chư thiên
cũng giúp sức tự tại.
(13) Loại trừ mọi phi pháp
không cho sinh ác nghiệp,
dạy người tu điều thiện
để họ sinh chư thiên.
(14) Nhân loại, a tô la,
càn thát bà vân vân,
la sát, chiên trà la,
cùng giúp đến nửa sức.
(15) Cha mẹ giúp nửa sức
để bỏ ác làm lành,
chư thiên càng hộ trì
chỉ cho thấy phước báo.
(16) Nếu tạo tác ác nghiệp
thì ngay trong hiện tại
chư thiên đã không giúp
chỉ cho thấy ác báo.
(17) Quốc dân tạo ác nghiệp,
quốc vương không cấm đoán,
thế là phi chánh pháp
không đúng cách trị đuổi.
(18) Thấy ác mà không chận,
phi pháp tự tươi lớn,
thế là trong vương quốc
gian trá ngày càng nhiều.
(19) Quốc vương thấy quốc dân
làm ác mà không ngăn,
thì chư thiên Đạo lợi
cùng sinh ra phẫn nộ.
(20) Nên quốc chính thương tổn
dối trá lan khắp nước,
bị ngoại thù xâm lược
hủy diệt cả vương quốc.
(21) Nhà ở với đồ dùng
tài sản đều tan hoang,
nịnh và láo đa dạng
chiếm đoạt hại lẫn nhau.
(22) Do Pháp mới làm vua,
mà không tuân hành Pháp,
quốc dân phải tan rã
như hồ sen voi dẫm.
(23) Gió dữ nổi lên mãi,
mưa dữ đổ trái mùa,
yêu tinh lắm biến quái,
nhật nguyệt thực tối mờ.
(24) Ngũ cốc cùng hoa quả
trái hạt đều hư hỏng,
quốc gia bị đói khát
vì vua bỏ chánh pháp.
(25) Vua mà bỏ chánh pháp
đem phi pháp dạy dân,
thì ở cung điện mình
chư thiên vẫn lo rầu.
(26) Những vị thiên vương ấy
cùng nhau nói như vầy,
vua mà làm phi pháp,
phe ác hùa với nhau.
(27) Thì ngôi vua bất an,
chư thiên cùng phẫn nộ,
chư thiên mà phẫn nộ,
quốc gia ấy bại vong.
(28) Giáo dục bằng phi pháp
lan tràn trong quốc gia,
thì đấu tranh gian dối,
thì bịnh dịch hoành hành.
(29) Thiên chủ không hộ vệ,
chư thiên khác cũng bỏ,
quốc gia sẽ diệt vong,
quốc vương bị khổ ách.
(30) Cha mẹ và vợ con
anh em và chị em
đều bị khổ biệt ly,
đến nỗi phải mất mạng.
(31) Biến quái và sao sa,
nóng như hai mặt trời,
giặc thù đến từ ngoài,
quốc dân phải tan hoang.
(32) Đại thần cả nước trọng
thì chết oan chết uổng,
đến voi ngựa vân vân
cũng tản mát sạch không.
(33) Giặc giã khắp mọi nơi,
dân chết vì phi pháp,
ác quỉ thì xâm nhập,
bịnh dịch thì hoành hành.
(34) Tối đại thần trong nước,
cùng các vị phụ tướng,
lòng đầy những dua nịnh,
cùng nhau làm phi pháp.
(35) Thấy kẻ làm phi pháp
mà yêu mến kính nể,
thấy người làm thiện pháp
lại hành hạ khổ sở.
(36) Do yêu nể kẻ ác
mà hành hạ người lành,
nên tinh tú, phong, vũ,
không còn thuận thời tiết.
(37) Ba điều xấu ấy sinh
thì chánh pháp ẩn mất,
con người hết tươi sáng,
màu mở đất cũng mất.
(38) Vì nể ác khinh lành,
có ba điều xấu nữa:
sương, mưa đá trái mùa,
đói, dịch, cùng lưu hành.
(39) Lúa má với trái hạt
phẩm chất đều tổn giảm,
thế nên trong quốc gia
dân đa số bịnh tật.
(40) Những loại cây thổ sản
trước đây là ngon ngọt,
nay vì thế tổn giảm
đắng chát không ra gì.
(41) Trước đây lâm viên đẹp,
toàn chỗ du ngoạn tốt,
nay bỗng nhiên khô cằn,
ai thấy cũng lo rầu.
(42) Lúa, nếp, thứ chắc hạt,
phẩm chất tiêu mất dần,
ăn không còn thấy thích,
làm sao tăng thể lực?
(43) Dân chúng mất tươi sáng,
đẹp và khỏe suy tàn,
ăn với uống tuy nhiều,
vẫn không làm sung sức.
(64) Trong cả quốc gia ấy
mọi tầng lớp quốc dân
ít sức, không khoẻ mạnh,
làm việc không kham năng.
(65) Quốc dân nhiều bịnh hoạn
cơ thể nhiều đau đớn,
quỉ mị tràn khắp nơi
tùy theo sinh la sát.
(66) Vua mà làm phi pháp
thân gần với kẻ ác,
thì cả ba thế giới (89)
do vậy suy tổn cả.
(67) Vô số hiện tượng xấu
xuất hiện trong quốc gia,
toàn do thấy kẻ ác
bỏ qua, không trị, đuổi.
(68) Do chư thiên da hộ
được làm vị quốc vương,
mà không đem chánh pháp
bảo vệ lấy quốc gia.
(69) Nhưng người làm điều lành
thì sẽ sinh chư thiên,
còn kẻ làm điều ác
chết đọa ba đường dữ.
(70) Quốc vương mà buông thả
để quốc dân làm ác,
thì chư thiên Đao lợi
nóng bức cả tâm trí.
(71) Chư thiên dạy không nghe
cha mẹ nói không cứ
thì là người phi pháp
phi vua phi hiếu tử.
(72) Nếu trong quốc gia mình
thấy ai làm phi pháp,
phải trị phạt đúng phép
không nên bỏ cho qua.
(73) Thế nên hàng chư thiên
cùng hộ trì vua ấy,
vì vua diệt ác pháp
và theo được thiện pháp.
(74) Vua ấy trong đời này
đón nhận quả báo tốt,
vì đối với thiện, ác
biết khuyên dân làm, bỏ.
(75) Huấn thị thiện ác báo,
nên làm vị quốc vương,
chư thiên cùng hộ trì,
chư thiên cùng tùy hỷ.
(76) Do tự lợi lợi tha
trị nước bằng chánh pháp,
nên thấy kẻ dua nịnh
thì phải trị đúng phép.
(77) Giả sử mất ngôi vua,
gặp cảnh ngộ mất mạng,
cũng quyết không làm ác,
không thấy ác bỏ qua.
(78) Tai hại nặng nề nhất
cho sự mất ngôi vua
là toàn vì dua nịnh,
do đó phải trị phạt.
(79) Dua nịnh là dối trá
làm tan nát quốc gia,
làm thương tổn vương pháp,
như voi vào vườn hoa.
(80) Thiên chủ tức giận cả,
a tô la cũng vậy,
ấy là làm quốc vương
không trị nước bằng Pháp.
(81) Thế nên phải đúng phép
trị phạt những kẻ ác,
cải hóa bằng điều thiện,
chứ không theo phi pháp.
(82) Thà là mất thân mạng
không theo bạn phi pháp,
với thân với không thân
bình đẳng nhìn tất cả.
(83) Làm vị vua chánh pháp
không thiên vị phe cánh,
thì tiếng khen"vua pháp"
vang cả trong ba cõi.
(84) Chư thiên ở Đao lợi
hoan hỷ mà nói rằng
vị vua nhân loại này
chính là con của ta.
(85) Biết thiện hóa quốc dân,
biết chánh pháp trị nước,
khuyến hóa thực hành Pháp,
sẽ sinh cung điện ta.
(86) Chư thiên, chư thiên tử,
cùng bộ chúng tô la,
do vua hành hóa Pháp
mà tâm họ hoan hỷ.
(87) Chư thiên cùng hoan hỷ
hộ trì cho vua ấy,
tinh tú đi đúng ngôi,
nhật nguyệt không sai độ.
(88) Gió hòa đúng thời tiết,
mưa ngọt thuận thời vụ,
thóc trái khéo sinh, lớn,
quốc dân không đói khát.
(89) Tất cả hàng chư thiên
hay ẩn mình cung vua
cầu chúc cho nhà vua
quên mình quảng bá Pháp.
(90) Hãy tôn trọng Pháp bảo
mà yên vui quốc dân,
hãy thân thiết Pháp bảo,
phước báo tự trang hoàng.
(91) Thân quyến thường hoan hỷ
thường lánh xa ác pháp:
đem Pháp giáo dục người
thì an lạc thường xuyên.
(92) Làm cho cả quốc dân
tu hành mười thiện nghiệp,
thì cả nước sung túc,
thì quốc gia thanh bình.
(93) Vua mà hành hóa Pháp
thuần hóa kẻ làm ác,
thì được danh vọng tốt
vì lợi lạc quốc dân.

Bấy giờ đại hội, trong đó có các vị quốc vương, nghe đức Thế tôn nói về chánh pháp quản trị quốc gia của quốc vương xưa, ai cũng được sự tâm đắc hiếm có, cùng đại hoan hỷ mà tin tưởng, tiếp nhận và phụng hành.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/07/2012(Xem: 5216)
Một thời đức Phật đu hóa đến rừng Y Xa nước Câu Tát La cùng với 1250 Tỳ Kheo; Rừng Y Xa thuộc làng Y Xa Măng Già La rất lớn và giàu có, được Vua Ba Tư Nặc, nước Xá Vệ phong cho Bà La Môn Phất Già La Ta La giữ phần cúng tế Phạm Thiên Bà La Môn Phất Gia La Ta La là dòng dõi 7 đời có cha mẹ đều chân chính, là người thông suốt Kinh sách Phệ Đà (Ấn Độ giáo) về tướng pháp, về tế tự, v.v... Ông có 500 đệ tử mà người đứng đầu là A Ma Trú, A Ma Trú cũng có nguồn gốc và thông suốt Kinh sách như vị thầy, và cũng có rất nhiều đệ tử.
27/05/2012(Xem: 12086)
Guru Rinpoche tuyên bố với Jomo Shedron rằng việc trì tụng lời cầu nguyện này cũng ngang bằng với việc trì tụng toàn thể Bài Trì tụng Hồng danh Đức Văn Thù.
21/03/2012(Xem: 1486)
Thuốc không quý - tiện, thuốc trị lành bịnh là thuốc hay. Pháp không hơn - kém, pháp khế hợp căn cơ là pháp diệu. Thuở xưa, căn tánh con người thù thắng, tri thức như rừng, tùy ý tu một pháp đều có thể chứng đạo. Người đời nay, căn tánh kém cỏi, tri thức hiếm hoi, nếu bỏ Tịnh Độ thì chẳng nhờ vào đâu để được giải thoát.
16/12/2011(Xem: 806)
Nẳng mồ tát phạ đát tha nghiệt đá nẫm Nẵng mồ nẵng mạc tát phạ một đà mạo địa tát đát-phạ tỳ dược Một đà đạt mạ tăng chi tỳ dược, đát nhĩ dã tha: Úm Vĩ bổ ra nghiệt bệ Vĩ bổ ra vĩ ma lệ nhạ dã nghiệt bệ Phạ nhựt-ra nhập-phạ lã nghiệt bệ Nga để nga hạ ninh Nga nga nẵng vĩ thú đạt ninh. Úm Tát phạ bá bả vĩ thú đạt ninh.
01/10/2011(Xem: 831)
Bấy giờ, đức Tỳ-lô-giá-na Như Lai ở nơi Đại Tam-ma-địa môn tịnh xá cùng với các bậc đại Tỳ-khưu gồm tám vạn chín ngàn người đều câu hội đầy đủ, toàn là bậc đại A-la-hán, huệ thiện đầy đủ, việc cần làm đã làm xong, các vị ấy là: Thần lực Trí Biện Quán Thế Âm Bồ-tát, Đắc Đại Thế Bồ-tát, Thần Thông Tự Tại Vương Bồ-tát, Tĩnh Quang Vô Cấu Đà La Ni Bồ-tát, Đại Lực Phổ Văn Bồ-tát, Đại Trang Nghiêm Lực Bồ-tát, Vô Lượng Quang Bồ-tát, Huệ Thiện Huệ Phổ Quang Vương Bồ-tát. Những vị Đại Bồ-tát và đại chúng Thanh văn như vậy đi đến chỗ Phật, bạch rằng: "Tại Vô Lượng Thọ quốc có chín phẩm Tịnh Thức Tam-ma-địa. Đây tức là cảnh giới của chư Phật, nơi Như Lai đang an ở.
22/08/2011(Xem: 927)
Nẵng mồ ra đát-nẵng Ra thấp-mi tán nại-ra bát-ra để mạn ni đá vĩ nễ-diễm đế nhạ cụ thế thấp-phạ ra la nhạ dã Đát tha nga đá dã ra-hạ đế Tam miệu tam một đà dã Đát nễ-dã tha Ra đát-nễ ra đát-nễ ra đát nẵng kiết ra ni ra đát-nẵng Bát-ra để mạn nị đế Ra đát-nẵng tam bà ni Ra đát-nẵng bát-ra tỉ Ra đát-nỗ nột nga đế Ta-phạ hạ.
19/07/2011(Xem: 872)
Con nay quy mạng Phật, Bồ-tát Diễn bày Tương Ưng Đại Giáo Vương Lược thuật Quán Âm Bồ-tát nghi Nay làm công việc lợi quần sanh
10/07/2011(Xem: 15368)
Từ bi bác ái, tự giác giác tha. Ấy là mục đích của bậc chơn tu chánh đạo. Xưa, Phật ra đời khai môn giáo hóa, tế độ quần sanh trong bốn mươi chín năm; thắp đuốc huệ soi đường tối, rưới mưa hoa rửa bụi trần. Song lẽ Phật thì vẫn biết chúng sanh có kẻ thượng căn người hạ trí, chỗ thấy mau chậm chẳng đồng, nên tùy cơ duyên mà hóa độ, bởi vậy giáo pháp mới có chỗ quyền mà cũng có chỗ thật. Nguyên kinh Kim Cang này, Phật vì Trưởng lão Tu Bồ Đề và các bực đại căn thượng trí, nên đem giáo lý huyền diệu tỏ bày rốt ráo, chỉ cốt tự mình dụng lấy công phu, khai giác lấy mình "Minh Tâm Kiến Tánh".
20/05/2011(Xem: 873)
Sự sinh ra cao quý, tự do và thuận lợi này thật khó có được. Cầu mong con không lãng phí mà sử dụng nó một cách có ý nghĩa.
11/02/2011(Xem: 9111)
Hiện nay, thời khóa mỗi ngày của tôi nhất định phải có là: sáng sớm thức dậy tụng phẩm Phổ Hiền trong kinh Hoa Nghiêm, Kinh Kim Cang, bài kệ phẩm Phương Tiện của kinh Pháp Hoa, kinh Phổ Môn, kinh A Di Đà” rồi hoàn kinh niệm Phật. Nếu tụng ra tiếng thì hơn 2 tiếng đồng hồ, nếu tụng thầm thì trên dưới một tiếng rưỡi. Năm nay tôi đã 94 tuổi nên chỉ thực hiện thời khóa bằng cách tụng thầm mà thôi, chứ tụng ra tiếng thì không nỗi nữa rồi. Sở dĩ tôi nói kỹ như vậy để chúng ta biết rõ cách tu tập của mình là phải có sự liên tục hằng ngày. Không nên lúc có, lúc không. Tụng kinh niệm Phật ngoài mục đích chính yếu là vãng sanh Cực Lạc ra, còn có tác dụng hàng phục những phiền não nghiệp chướng, khiến cho những thiện căn công đức được tăng trưởng. Nếu mỗi ngày tu hành đều đặn như vậy, tất nhiên lần lần bớt đi phần phàm phu sanh tử mà tiến lần trên con đường Hiền Thánh giải thoát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]