Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 9: Trùng Tuyên về Không

14/05/201316:05(Xem: 13433)
Phẩm 9: Trùng Tuyên về Không

Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh (Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim)

Phẩm 9: Trùng Tuyên về Không

HT. Thích Trí Quang dịch giải

Nguồn: Bản Hoa dịch của ngài Nghĩa Tịnh

Đức Thế tôn nói về minh chú Kim thắng rồi, để lợi ích cho bồ tát đại sĩ, cho đại hội nhân loại chư thiên, làm cho ai cũng nhận thức đạo lý bậc nhất, thậm thâm chân thật, nên Ngài nói lại về Không, bằng những chỉnh cú sau đây.

(1) Như lai ở trong
các kinh sâu xa
đã nói phong phú
về diệu lý Không.
Nay trong bản kinh
vua các kinh này
lược nói về Không
siêu việt tư nghị.
(2) Với diệu lý Không
quảng đại sâu xa,
chúng sinh vô trí
không thể ý thức,
thế nên Như lai
trùng tuyên nơi đây
về diệu lý ấy
cho họ tỉnh ngộ.
(3) Những bậc đại bi
thương xót chúng sinh,
đem thiện phương tiện
làm thắng nhân duyên (51) ;
thế nên Như lai
trong đại hội này
trùng tuyên cho họ
thể nhận Không lý.
(4) Không thì thân này
tựa như xóm vắng,
lục tặc ở đó
mà không biết nhau;
nhóm giặc sáu cảnh
dựa riêng sáu căn
mà không biết nhau
cũng y như vậy.
(5) Nhãn căn thường nhìn
vào nơi sắc cảnh,
nhĩ căn liên tục
nghe vào thanh cảnh,
tỷ căn thường ngửi
vào nơi hương cảnh,
thiệt căn vị giác
vào nơi mỹ vị,
(6) thân căn tiếp nhận
xúc giác mềm dịu,
ý căn biết pháp
có chán bao giờ:
như vậy sáu căn
khởi theo yếu tố,
cùng nơi cảnh riêng
mà sinh phân biệt.
(7) Thức như ảo hóa
đâu phải chắc thật,
nó dựa vào cảnh
mà vọng tham cầu.
Như người bôn ba
trong xóm trống vắng,
sáu thức cũng vậy
dựa vào sáu căn.
(8) Thức dông khắp cả
chuyển theo vị trí,
dựa căn vin cảnh
mà biết mọi sự:
đắm sắc thanh hương
say vị xúc pháp,
và riêng với pháp
tầm tư không ngừng.
(9) Thức theo duyên tố
đi khắp sáu căn,
tựa như con chim
bay trong không gian.
Nhưng phải nhờ căn
làm chỗ y cứ
thức mới nhận thức
đối với các cảnh.
(10) Không là tri giả,
không là tác giả (52)
thân không bền chắc,
có do yếu tố.
Tất cả là sinh
từ vọng phân biệt,
chỉ như bộ máy:
chuyển động vì Nghiệp.
(11) Đất nước lửa gió
chung thành thân thể,
và tùy yếu tố
kết quả khác nhau.
Nhưng ở một chỗ
mà chúng hại nhau,
như bốn rắn độc
ở trong một hộp.
(12) Bốn rắn tứ đại
bản tính khác nhau,
cùng trong một thân
vẫn có thăng trầm,
hoặc lên hoặc xuống
khắp cả châu thân,
thế nên chung cục
qui về diệt vong.
(13) Bốn con rắn độc
tứ đại như vậy,
đất nước hai loại
đa số trầm xuống,
gió lửa hai loại
tính lại nhẹ bổng,
do mâu thuẫn ấy
bịnh hoạn phát sinh.
(14) Tâm thức dựa vào
cái thân như vậy,
tạo nghiệp lành dữ
đủ mọi dạng thức.
Rồi trong trời người
hay ba đường dữ
tùy theo nghiệp lực
mà nhận thân hình.
(15) Thân hình ấy bịnh,
rồi thân hình chết;
bịnh thì đại tiểu
từ thân thoát ra,
chết thì thối rã
giòi bọ ghê tởm,
vất ở rừng thây (53)
như vất gỗ mục.
(16) Đại hội hãy xét
thân là như vậy,
tại sao chấp là
bản ngã, sinh thể?
Phải xét các pháp
toàn là vô thường,
toàn do năng lực
vô minh khởi động.
(17) Bốn thứ đại chủng
toàn bộ hư vọng,
bản chất không thật
thật thể không sinh,
nên Như lai nói
đại chủng toàn không,
thì biết phù hư
không phải thật có.
(18) Và chính vô minh
tự tánh vốn không,
có ra chỉ vì
yếu tố hóa hợp,
làm cho lúc nào
cũng mất tuệ giác,
nên Như lai nói
đó là vô minh.
(19) Do hành với thức
mà có danh sắc,
lục nhập và xúc
cũng sinh từ đó,
do ái thủ hữu
có sinh già chết,
lo buồn khổ não
theo mãi chúng sinh.
(20) Khổ não ác nghiệp
ràng buộc bức bách,
sinh tử luân hồi
vì vậy không nghỉ.
Bản lai phi hữu,
thể tánh là không;
vì không như lý,
phân biệt sinh ra.
(21) Như lai đã diệt
mọi thứ phiền não,
thường do chánh trí
hiện hành mà sống:
biết nhà ngũ uẩn
toàn là trống rỗng,
tiến chứng bồ đề
nơi thật chân thật.
(22) Như lai mở cửa
đại thành cam lộ,
chỉ cho đồ chứa
cam lộ vi diệu.
Tự mình đã được
chân cam lộ vị,
lại đem cho người
cam lộ vị ấy.
(23) Như lai gióng lên
trống pháp tối thắng,
Như lai thổi lên
loa pháp tối thắng,
Như lai đốt lên
đèn pháp tối thắng,
Như lai mưa xuống
nước pháp tối thắng.
(24) Chiến thắng phiền não
cùng bao oán kết,
Như lai dựng lên
cờ pháp tối thượng.
Từ biển sinh tử
cứu vớt chúng sinh,
Như lai đóng cửa
ba nẻo đường dữ.
(25) Phiền não lửa dữ
thiêu đốt chúng sinh,
không ai cứu cho
không nơi nương tựa.
Cam lộ mát ngọt
làm cho sung mãn,
thân tâm nóng bức
đều loại trừ cả.
(26) Do vậy Như lai
trong vô số kiếp
tôn kính hiến cúng
chư vị Như lai,
kiên trì giới pháp
bước tới bồ đề,
mong chứng pháp thân
thể hiện an lạc.
(27) Như lai đem cho
tai mắt chân tay,
vợ con tôi tớ
cũng không tiếc lẫn,
tài sản vàng ngọc
cả đồ trang sức,
tùy ai cầu gì
Như lai cho cả.
(28) Tu hành khắp cả
sáu ba la mật,
viên mãn mười địa
mà thành chánh giác,
thế nên được tôn
bậc Nhất thế trí,
không một ai khác
lường nổi Như lai.
(29) Giả sử đất đai
đại thiên thế giới
tất cả mọi nơi
đều mọc cây cối,
cây lùm cây rừng
lúa mè tre lau
cùng với bao nhiêu
chủng loại cây khác.
(30) Cây cối như vậy
đều đốn chặt hết,
và đem nghiền nhỏ
thành vi trần cả ;
tụ vi trần ấy
thành khối thành đống,
cho đến tụ lại
đầy cả không gian.
(31) Tất cả quốc độ
khắp cả mười phương
có được bao nhiêu
đại thiên thế giới,
đất đai trong đó
cũng nghiền thành bụi,
số lượng bụi ấy
hết cách tính toán.
(31) Giả sử trí tuệ
của cả chúng sinh
gom lại thành ra
trí tuệ một người,
và người như vậy
nhiều đến vô số,
có thể biết được
số bụi nói trên.
(33) Nhưng chỉ một thoáng
tuệ giác Như lai,
mà những người trên
chung nhau suy lường
trong những đời kiếp
nhiều đến vô số,
cũng không tính toán
biết được phần ít.

Bấy giờ đại hội nghe đức Thế tôn trùng tuyên về cái Không sâu xa, thì có vô lượng chúng sinh thấu triệt bốn đại năm uẩn thể tánh toàn không, sáu căn sáu cảnh chỉ ràng buộc một cách giả dối. Ai cũng nguyện bỏ luân hồi, chính xác tu tập giải thoát, thâm tâm vui mừng, phụng trì đúng lời đức Thế tôn chỉ dạy

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/04/2013(Xem: 4030)
Giáo lý Ðấng Thế Tôn trải qua 2.516 năm đến nay vẫn còn có công năng thù thắng siêu việt, đánh bạt nghiệp chướng phiền não cứu thoát chúng sinh khỏi trầm luân trong vũng lầy sinh tử. Ðối với người con Phật chân chính, thành tâm cầu Ðạo giải thoát, lời châu ngọc của Ngài quả thật là một môn diệu được.
22/04/2013(Xem: 7416)
Cuốn “Di Đà Huyền Chỉ” ra đời đồng thời với bản dịch Việt ngữ “Thế Giới Nhất Hoa” vào cuối năm 2001. Cuốn “Thế Giới Nhất Hoa” đến nay vẫn còn ở các quày sách. Điều đó cho chúng ta thấy rằng Thiền Công án rất khó nuốt.
22/04/2013(Xem: 8828)
Nói về đạo, thì không có đạo nào lớn bằng đạo Phật. Nói về lý, thì không có lý nào thâm cho bằng lý Phật. Còn nói về tu, thì không tu nào dễ cho bằng tu Phật.
08/04/2013(Xem: 35837)
Kim Quang Minh kinh, theo Phật học nghiên cứu (Bài 10 trang 52), có 6 bản dịch. Bản Một, Kim Quang Minh kinh, 4 cuốn, 19 phẩm, Đàm Mô Sấm dịch. Niên đại phiên dịch của ngài này là 414-426. Bản Hai, Kim Quang Minh kinh, 7 cuốn, 21 phẩm, Chân Đế dịch. Niên đại phiên dịch của ngài này là 548-569.
08/04/2013(Xem: 15062)
(thắp đèn đốt hương, toàn thể đúng ngay ngắn, chắp tay để ngang ngực, mật niệm) Tịnh pháp giới chân ngôn Úm lam sa ha (3 lần) Lục tự đại minh chân ngôn Úm ma ni bát mê hồng (3 lần) (vị chủ lể quỳ thẳng, cầm 3 cây hương, dâng ngang trán, đọc bài nguyện hương)
08/04/2013(Xem: 10648)
Trái với tiểu thừa nói đời Phật chỉ có đức Di lạc là bồ tát, đại thừa nói đời Phật, mà ngay trong nhân loại, ít nhất cũng có những vị bồ tát sau đây, ghi theo Thế giới Pg thông sử, tập thượng, trang 136. 1. Văn thù đại sĩ, 2. Thiện tài đồng tử, 3. Bảo tích và Duy ma, 500 người ở thành Tì da li. 4. Hiền hộ, với 16 người ở thành Vương xá.
08/04/2013(Xem: 12372)
Chính tôi (A-Nan) được nghe: Một thời kia đức Phật ở Trùng-Các giảng-đường, trong khu rừng lớn Tỳ-Da-Ly (Vaisàli), cùng với một nghìn hai trăm năm mươi vị Tỳ-Khưu. Khi ấy, đức Thế-Tôn cùng ông A-Nan, một buổi sáng nọ, mặc áo, mang bát vào thành khất-thực. Khất-thực rồi, trở về nơi cũ.
08/04/2013(Xem: 16062)
Chính tôi được nghe: (2) Một thời kia đức Phật du-hóa trong núi Kỳ-Xà-Quật (Grdhrakùta), nước La-Duyệt-Kỳ (Ràjagrha), cùng với một nghìn hai trăm năm mươi vị Đại-Tỳ-Khưu và vô số những vị Bồ-Tát, mà là những vị đã được tiếng tăm đồn xa, Nhân, Thiên cung kính.
08/04/2013(Xem: 14293)
Chính tôi được nghe như thế nầy. Một thuở nọ, đức Phật kiết hạ tại núi Kỳ-Xà-Quật, gần thành Vương-Xá với chúng Đại Tỳ-kheo một muôn hai nghìn người. Đó là các vị trưởng lão Xá-Lợi-Phất, Ma-Ha Mục-Kiền-Liên, Ma-Ha Ca-Diếp, Ma-Ha Ca-Chiên-Diên, Tu-Bồ-Đề, La-Hầu-La, Phú-Lâu-Na, A-Nan, A-Nan-Đà, Ma-Ha Ba-Xà-Ba-Đề, Gia-Du-Đà-La, v.v...
08/04/2013(Xem: 15982)
Thành thực mà nói, tôi chưa có được niềm tin rằng mỗi khi có thể bị tai nạn gì thì nên tụng Bồ tát giới Phạn võng, nhưng có một điều rõ rệt là mỗi khi làm gì cho giới ấy thì đang bịnh cũng thư thái thấy rõ. Từ trước đến nay đã có 5 lần như vậy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567