Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đối Với Trò Đời

24/05/202513:05(Xem: 1158)
Đối Với Trò Đời

Đối Với Trò Đời

Tác giả: Viên Âm

Dịch giả: Nguyên Giác
VIEN AM 21 Doi Loi-2

 

     (Lời người dịch: Bài này trích từ Viên Âm Nguyệt San, số 21, tháng 5 và 6, năm 1936. Tác giả là Viên Âm, được suy đoán có lẽ là Cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám. Bài này kể chuyện một viên quan đời Vua Tự Đức, chỉ ra tánh vô thường và tánh vô ngã trong kiếp người. Đối với nhà Phật, hễ nhận ra tánh vô thường thường trực nơi thân tâm là đủ để giải thoát, không cần tu pháp gì khác nữa. Ngài Tuệ Trung Thượng Sỹ cùng từng có bài thơ, nói rằng muốn vượt qua dòng sông sinh tử để tới bờ giải thoát, thì hãy xem thân tâm như con trâu bùn qua sông, tan vào dòng sông.

        Trong Kinh Pháp Cú, truyện về bài kệ 277 ghi rằng, khi 500 vị sư nhận đề tài thiền định xong, vào rừng ngồi tu hoài không tới đâu, nên về bạch Phật. Sau khi suy ngẫm, Đức Phật thấy rằng những vị sư đó, trong thời của Đức Phật Kassapa, đã thiền định về vô thường. Vì vậy, Đức Phật dạy rằng hãy dùng trí tuệ nhìn thấy tất cả các hiện tượng hữu vi đều chuyển biến, sinh rồi diệt và đó là vô thường. Đức Phật nói xong, 500 vị sư chứng quả A La Hán.

Tương tự với truyện về bài Kệ 279 trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật quán sát thấy 500 vị sư khác trong thời quá khứ từng thiền định về vô ngã, nên Đức Phật nói rằng tất cả các hiện tượng đều không có tự ngã; dùng trí tuệ quán sát như thế sẽ giải thoát. Đức Phật nói xong, 500 vị sư chứng quả A La Hán. Tương tự, Kinh SN 12.70, và Kinh SA 347 ghi rằng thấy vô ngã thường trực là giải thoát. Khi thấy vô thường, hay khi thấy vô ngã, là tâm sẽ không còn chỗ nào để trụ, và đó là giải thoát. Xuyên suốt vô lượng kiếp từ chúng sinh tới giải thoát, vẫn có một pháp vô vi để chúng ta dựa vào đó mà giải thoát: cái tánh biết. Không có tánh biết, sẽ không có tỉnh thức, sẽ không có trí tuệ. Nếu không có pháp vô vi này, chúng ta sẽ là cục gạch, cục đá. Bài của báo Viên Âm như sau.)

.... o ....

 

      Về đời đức Tự-Đức, một ông cử ở nhà quê mới đỗ Tấn-sĩ, nhờ văn hay chữ tốt được vua ban khen và cho chầu xem bát bội trong Duyệt-thị. Vua lại ban cho được phép cầm trống chầu thưởng cho con hát. Vở tuồng hôm ấy là vở tuỗng "Tống-Nhạc-Phi". Người kép hát sắm vai Tần-Cối rất đúng mực, nịnh từ giọng cười tiếng nói cho đến chưng tay bộ dạng, làm cho ông Tấn-sĩ mới tưởng thiệt, nổi giận đùng đùng, cầm roi chầu xông vào sân-khấu đập tên kép hát lổ máu óc. Các quan lên can mà ông còn hết sức dằng xé, quyết đánh cho chết thằng nịnh là thằng Tần-Cối.

Một hồi lâu, ông mới tỉnh lại, biết là tuồng hát thì hối hận vô cùng, cất mão đi chân đến phục tội trước Ngai rồng. Đức Tự-Đức biết ông là người quê mùa và thương tài học của ông nên cũng rộng lòng tha thứ. Tuy ông Tắn-sĩ mới được vua tha tội, song trong bạn đồng-liêu, ông đã mang tiếng là một người không biết chuyện, nhận giả làm thiệt.

     Đối với trò đời, hạng người như ông Tấn-sĩ mới kia số kể không xiết, chỉ tiếc rằng không biết sớm tự tỉnh như ông ấy thôi.

Chúng ta vì vô minh nghiệp-chướng luân-hồi mãi mãi trong sáu đường, hết thân này đến thân sau, nào khác chi một anh kép hát đóng tuồng trên sân-khấu. Khi thì làm đàn-bà, khi thì làm đàn-ông, khi thi làm thiên-thần, khi thì làm quỉ-súc, đóng vai nào thì theo vai ấy, cũng vui cũng khổ, cũng khóc cũng cười, mà rốt cuộc có cái thân nào chắc là thân của mình đâu. Trong đường luân-hồi, chúng ta đã đóng biết bao nhiêu vở tưồng, chỉ vì chúng ta mê lầm không biết là chúng ta đóng tuồng nên khi chúng ta đóng vai Tần-cối cũng tự nhận minh là Tần Cối, đóng vai Nhạc- Phi cũng lự nhận minh là Nhạc - Phi, gặp thuận -cảnh cũng hớn hỡ kiêu-căng, gặp nghịch-cảnh cũng khóc than buồn giận, không lúc nào biết tự tỉnh.

Vây đối với trò đời, so với những anh kép hát tự biết mình giả sắm vai tuồng, chúng ta thua đã đành; mà so với ông Tấn-sĩ mới đã sớm biết tự tỉnh kia, chúng ta cũng còn thua nhiều lắm.

     Nhơn-sanh giả dổi, thế-sự vô-thường, nếu chúng ta giác-ngộ được cái trò đời, thì đổi với chúng ta, vui cũng không phải thiệt vui, buồn cũng không phải thiệt buồn, giàu sang không phải thiệt giàu sang, nghẻo hèn không phải thiệt nghèo hèn, dầu đóng vai gì đi nữa mà ta vẫn là ta, không bao giờ thay đổi.

Cái tánh không thay đổi đó là cái gì, xin ai ai hãy gắng mà nhận cho rõ.

VIÊN - ÂM

.... o ....

The Drama of the World

Author: Viên Âm

Translator: Nguyên Giác

 

(Translator's Note: This article is excerpted from Viên Âm Nguyệt San, issue 21, published in May and June 1936. The author is Viên Âm, presumably Layman Tâm Minh Lê Đình Thám. The article narrates the story of an official during the reign of King Tự Đức, emphasizing the impermanent and non-self nature of human existence. For Buddhists, recognizing the ever-present impermanence within the body and mind is sufficient for liberation, without the necessity of practicing any other dharma. Tuệ Trung Thượng Sỹ also composed a poem stating that if one wishes to traverse the river of birth and death to reach the shore of liberation, they should regard the body and mind as a mud buffalo crossing the river, ultimately dissolving into the water.

In the Dhammapada, the story associated with verse 277 recounts that after 500 monks received instruction on meditation, they retreated to the forest to practice for an extended period without experiencing any progress. Consequently, they returned to report their lack of advancement to the Buddha. Upon reflection, the Buddha recognized that these monks had previously meditated on impermanence during the time of Kassapa Buddha. Therefore, he taught that practitioners should employ wisdom to perceive that all conditioned phenomena are subject to change: they arise and eventually cease, which is the essence of impermanence. After the Buddha concluded his teaching, all 500 monks attained Arhatship.

Similarly, in verse 279 of the Dhammapada, the Buddha observed that 500 monks in the past had meditated on the dharma seal of non-self. He stated that all phenomena lack a permanent self; those who cultivate wisdom to observe this truth will attain liberation. After the Buddha finished speaking, all 500 monks achieved Arhatship. Likewise, the SN 12.70 Sutta and the SA 347 Sutra record that perceiving everything as non-self leads to liberation. When one recognizes impermanence or the absence of a self, the mind finds no attachment, which is the essence of liberation. Throughout countless eons, from being a sentient being to achieving liberation, there remains an unconditioned dharma upon which we can rely for our liberation: the nature of awareness. Without the nature of awareness, there can be no mindful awakening and no wisdom. In the absence of this unconditioned dharma, we are akin to bricks or stones. The article by Viên Âm is as follows.)

.... o ....

During the reign of Emperor Tự-Đức, a newly appointed mandarin from the countryside, who had just passed the doctoral exam, was praised by the king for his exceptional writing skills and was granted the opportunity to watch a play in Duyệt-thị. The king also permitted him to play the drum as a reward for the actor's performance. The play that day was titled Tống-Nhạc-Phi. The actor portraying Tần Cối delivered an outstanding performance, captivating the court with his laughter, speech, and gestures. The new mandarin became so engrossed in the performance that he believed it to be real. Enraged, he seized a whip and rushed onto the stage, intending to beat the actor until he bled. Other mandarins attempted to intervene, but he remained resolute, determined to punish the flatterer, Tần Cối, to the point of death.

After a prolonged period of introspection, he regained his composure and, upon realizing the charade, experienced a profound sense of remorse. He removed his crown and went to confess his transgressions before the king. King Tự-Đức, recognizing his humble origins and admiring his talent, chose to forgive him. However, despite the king's pardon, his peers already regarded the new doctor as an ignorant individual who mistook falsehood for truth. In life, there are countless individuals like that new mandarin. It is unfortunate that many people do not learn to awaken as early as he did.

Due to ignorance and karma, we are perpetually reincarnated through the six realms, transitioning from one body to another, much like an actor performing on stage. At times, we embody women; at other times, men, angels, demons, or animals, each role bringing its own experiences—sometimes joyful, sometimes filled with suffering, and at times, tears. Ultimately, which body truly is ours? In the cycle of reincarnation, we have enacted countless roles, yet our delusion prevents us from recognizing that we are merely acting. When we portray Tần Cối, we believe we are Tần Cối; when we embody Nhạc Phi, we think we are Nhạc Phi. In favorable circumstances, we feel happiness and arrogance; in adverse situations, we cry, lament, and become frustrated, all the while lacking true self-awareness.

 

In the grand theater of life, we often find ourselves defeated and feeling inferior to those actors who are aware they are merely playing a role. This is especially true when compared to the new Mandarin, who already mastered the art of awakening.

Human life is inherently changeable, and worldly affairs are transient. If we gain insight into the dramas of the world, then happiness is not truly happiness, sadness is not genuinely sadness, wealth is not authentically wealth, and poverty is not merely poverty. Regardless of the roles we assume, we remain fundamentally ourselves, unaltered. What is this unchanging essence? I encourage everyone to strive to recognize it clearly.

THAM KHẢO:

. Viên Âm 21: https://phatviet.info/tap-chi-vien-am-nguyet-san-xem-pdf/

. Kinh Pháp Cú, bài kệ 277 và 279, thấy vô thường, vô ngã là giải thoát:

http://www.tipitaka.net/tipitaka/dhp/verseload.php?verse=277

. Kinh SN 12.70, và Kinh SA 347: thấy vô ngã thường trực là giải thoát:

https://suttacentral.net/sn12.70/vi/minh_chau

https://suttacentral.net/sa347/vi/tue_sy-thang

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/06/2025(Xem: 43)
Trong màn đêm tối đen như mực vì vô minh, con người sống trong đau khổ, phiền não do ái dục, tham ái chi phối. Con người sống trong nỗi sợ hãi, sân hận, gièm pha, đố kỵ nghi ngờ, tà kiến, kiêu mạn, tranh giành hơn thua lẫn nhau, danh vọng, địa vị, tiền tài, lợi dưỡng vv.
20/06/2025(Xem: 49)
Khi xã hội càng văn minh, con người càng rời xa tâm linh. Chúng ta mãi mê bị mắc lừa bởi ảo giác về thực tại và cái bản ngã rồi chúng ta hụp lặn theo định hướng và kỳ vọng xã hội. Bên cạnh đó, chúng ta bị nhốt trong hai nhà tù lớn: tham dục và tham ái. Đây là hai xiềng xích trói buộc và dẫn dắt chúng ta trôi lăn trong vòng luân hồi.
20/06/2025(Xem: 43)
Khả năng tâm linh là khả năng cảm nhận, liên kết và tương tác với những thực thể, năng lượng hay thông điệp thuộc về thế giới phi vật chất. Nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản thân, mục đích sống và mối quan hệ với các chúng sinh khác hay vũ trụ. Đây là một quá trình đòi hỏi chúng ta nhận biết và rèn luyện bản thân. Những người có khả năng tâm linh là những người có thể cảm nhận những hiện tượng siêu nhiên. Một số người có sẵn khả năng đặc biệt này ngay từ còn nhỏ.
20/06/2025(Xem: 45)
Bất chấp những ngày nắng mùa hè oi bức, những đêm khuya khoắt, trời mưa, đường sá xa xôi, bệnh tật, tuổi già sức yếu vv mà lòng thành kính với Đức Phật của dòng người nối đuôi nhau, vượt lên trên mọi khó khăn, gian nan, trở ngại, nhất tâm một lòng chiêm bái xá lợi Phật trong niềm hân hoan hỷ lạc. Chứng kiến dòng người với hai tay chắp lại cung kính, vừa đi nhiễu quanh, vừa xá lạy tháp thờ xá lợi Phật. Khoảnh khắc thành kính và thiêng liêng này khiến lòng ‘tôi’ xúc động. Dường như thể, đức tin vào Phật pháp, đang soi rọi trong từng bước chân của người hành hương.
07/06/2025(Xem: 777)
Bài viết này sẽ phân tích lời dạy của sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh về ý chỉ Thiền Tông: thấy được cái không được thấy, nghe được cái không được nghe. Trong sách này, gọi ý chỉ đó là Tiếng Không Thành – viết theo âm Hán-Việt là Bất Quả Thanh.
07/06/2025(Xem: 694)
Trưới tiên chúng tôi xin nhắc lại niêm luật thơ 8 hoặc 9 chữ để quý vị nhớ và không khó chịu khi đọc những đọan thơ lạc vần.
04/06/2025(Xem: 876)
Dòng đời xưa nay vẫn thế, từng đời từng đời nối tiếp nhau, thịnh suy bất định, tụ tán vô kỳ. Kiếp người ở thế gian này trong vòng trăm năm, tuy nhiên thật sự “sống” chỉ vài mươi năm, còn lại phần lớn là thời gian của tượng hình, trẻ nít, bệnh tật, già nua… Có không ít người càng kéo dài tuổi thọ lại càng đau khổ: Đau khổ vì thể xác và cả tinh thần, sống không xong chết không được. Kiếp người ở thế gian này buồn vui lẫn lộn nhưng phần nhiều là buồn hơn vui. Suốt trăm năm ấy sum họp và chia ly cũng khó ai biết trước, sinh ly tử biệt là nỗi đoạn trường ai cũng phải qua. Muốn không được mà không muốn cũng không xong.
04/06/2025(Xem: 1011)
Hôm 02/06/2025, chư Tôn đức Tăng Ni giáo phẩm GHPGVN Đà Nẵng, những đại diện lãnh đạo địa phương, đông đảo quý Phật tử và người dân hành lễ cung tiễn xá lợi Phật trong không khí trang nghiêm và tôn kính . Hàng ngàn Phật tử mặc đồng phục, pháp phục đứng hai bên đường bùi ngùi xúc động cung tiễn xá lợi Phật đến tận sây bay quốc tế Đà Nẵng ‘trở về’ quê hương Ấn Độ, nơi Đức Phật thị hiện đản sanh, giác ngộ, niết bàn, để lại cho đời vô số xá lợi và 84000 pháp môn, chỉ đường dẫn lối cho chúng sanh những cách sống an lạc, hạnh phúc, sống từ bi hỷ xả, được chơn lạc, nhơn thiên, niết bàn.
04/06/2025(Xem: 1058)
- Tu là tập cho mình thói quen quan sát lại chính mình. Cảm xúc đến rồi đi như những con sóng xô bờ. Khi tỉnh thức, bạn sẽ hiểu chúng đến từ đâu và nhận ra bản chất vô thường của các ý nghĩ cảm xúc và cả sự vô thường của vạn pháp. Nếu đang buồn chán, bạn không cần phải bám chặt lấy cảm xúc ấy mà hãy đơn giản để nó trôi đi. Cứ để cảm xúc phát khởi, sinh diệt một cách tự nhiên, bạn không can đè nén nó theo cách này hay cách khác.
02/06/2025(Xem: 1071)
Hàng năm vào tháng 4 âm lịch hoa sen bắt đầu nở, những đóa hoa sen tỏa hương thơm báo hiệu mùa Phật Ɖản lại trở về với người con Phật. Hòa chung niềm vui với Phật tử khắp năm châu, ngày chủ nhật 11 tháng 5 năm 2025 vừa qua, chùa Vạn Hạnh đã tổ chức Ɖại lễ Phật Ɖản Phật lịch 2569 để Phật tử và đồng hương về chùa cùng nhau cung kính đón mừng sự xuất thế gian của Ɖức Thích Ca.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com