Từ Bi & Trí Tuệ phải song hành.
Kính dâng Thầy bài viết và bài thơ chứa chút bài học đạo Đức mà sau nhiều năm tu học mới có thể suy ngẫm sau nhiều biến cố cuộc đời ! Kính chúc sức khỏe Cụ Bà Tâm Thái mau hồi phục sau ngày xuất viện và kính chúc sức khỏe Thầy, HH
Cuộc đời không bắt buộc ta phải rơi vào bóng tối!
Mỗi thế hệ đều lặp lại bi kịch giữa vô thường
Đan xen lòng ghen ghét, tội lỗi,
và khát vọng được yêu thương!
Luôn mơ đến cuộc đời mới
và lấp lánh niềm tin ngày mai không tệ !
Tự nhủ: Nguyên tắc đầu tiên làm sao
song hành được Từ Bi và Trí Tuệ !
Trước nhất đừng tự lừa dối bản thân (1)
Đấu tranh xuyên suốt
giữa thiện, ác ….cách nhân văn
Không phải để rơi vào danh lợi vòng xoáy …
Mà để giữ mình không bị chai đá
trước nỗi đau của nhân loại.!
Với chủ đích trong hành trình
học hỏi….hiểu, nghiệm sâu
Nhận ra chính con người mang bi kịch,
chứ nào phải bất cứ gì khác đâu !
Tin rằng tai họa có thể
được giải quyết với lòng kham nhẫn, kiên định !
Khi đối mặt với nghịch cảnh
vẫn ngẩng cao đầu, luôn giữ bình tĩnh!
Khi lướt mạng một sưu tầm khiến chơi vơi
Rằng: “ muốn có trí tuệ hãy biết thức thời" (2)
Có phải vì thực tại luôn thay đổi, nên
nghịch lý, bất thường luôn gặp trong cuộc sống.
Cũ -mới, tốt -xấu, mạnh -yếu,
khiến tương lai nghiêm trọng !
Hơn thế nữa “Khoa học khó nắm bắt
vì trái tim có những lý riêng “
Tuân theo quy luật tuần hoàn, hấp dẫn
nghiệp báo, nhân duyên !
Từ Bi mà duy trì được
là đức tính xem như cứu cánh !
Năng lực cảm nhận, rồi thực hiện
theo nhân bản gọi là người chân chánh,
Vậy nên cần song hành trí tuệ, từ bi đấy… bạn!
Huệ Hương
————————-
(1)Nguyên tắc đầu tiên là đừng tự lừa dối bản thân, bởi bản thân chính là người dễ bị lừa nhất.”—— Richard Fryman
(2) "muốn có trí tuệ hãy biết thức thời" nhấn mạnh rằng trí tuệ không chỉ là hiểu biết hay sự thông thái về lý thuyết, mà còn là khả năng thích nghi và hành động phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Biết "thức thời" có nghĩa là nhận thức được những gì đang diễn ra xung quanh mình, và từ đó biết lựa chọn cách hành xử khôn ngoan.
Bài học suy ngẫm khi đọc lại tác phẩm
“The Pearl “ của John Steinbeck.
( Văn hào Mỹ , người đoạt giải Pulitzer năm 1940 với tác phẩm The Grapes of Wrath, (1939) CHÙM NHO UẤT HẬN và đoạt giải Nobel văn học 1962 vì những tác phẩm văn chương vừa hiện thực vừa đầy hoang tưởng, nổi bật với một sự hài hước đầy cảm thông và một cách nhìn xã hội thấu đáo.
Trong diễn từ nhận giải Nobel,1962 ông đã khẳng định: “…Sứ mệnh từ xưa của nhà văn không thay đổi. Nhà văn được trao nhiệm vụ phô bày những lỗi lầm và thất bại xót xa của chúng ta, nhiệm vụ lôi ra ánh sáng những giấc mơ tăm tối và nguy hiểm của chúng ta nhằm nâng đỡ con người chúng ta”. Toàn bộ sự nghiệp sáng tác của ông cho thấy chân dung của một nhà nghệ sĩ ngôn từ với bản trường ca cuộc đời: “…Văn chương cũng xưa như tiếng nói của con người, và nó chẳng thay đổi tí gì, trừ phi để được con người cần hơn đến nó”.
Đối với John Steinbeck, nghệ thuật chân chính không bao giờ là một cuộc độc thoại mà đó là cuộc đối thoại lớn, liên tục giữa người cầm bút với người đọc và thời đại. Nhà văn phải viết về những gì mà mọi thời đại, mọi thế hệ đều trăn trở.
Riêng người viết sau nhiều năm tu học và suy nghiệm nhiều năm , kính chia sẻ vài bài học đạo Đức trong từng lời văn đã trích dẫn trong bài
Kính trân trọng,
Thật là diễm phúc cho những ai một lần đọc qua tác phẩm này và cảm nhận được chiều sâu của The Pearl trong bối cảnh các quốc gia phương Đông – nơi mà sự nghèo khó, niềm hy vọng đổi đời, và nỗi lo về đạo đức bị lung lay vì vật chất là điều vẫn còn rất hiện thực và để có thể cùng tìm ra tiếng vọng, sự đồng cảm, và những hạt giống trí tuệ mới mẻ.
John Steinbeck viết với trái tim của một người nhìn thấy sự thật đắng cay của xã hội, và xin tạm trích dẫn những câu sau đây có thể là ngọn đèn nhỏ cho những người đang đi giữa đêm của cám dỗ và đau khổ.
Vì Ông luôn đề cao tự do của con người, cổ vũ cho một triết lý sống nhân bản và trình bày những suy tư về điều thiện, điều ác, giấc mơ, hiện thực…
Nhưng trước nhất xin tóm tát nội dung tác phẩm theo cách đầy đủ và ngắn gọn nhất từ Wikipedia như sau :
VIÊN TRÂN CHÂU (1947)
Chuyện xảy ra ở thế kỷ 20. Nhân vật chính là một ngư dân lặn nghèo, Kino, với người vợ của mình là Juana sống trong một ngôi làng ở Lapaz- Mexico .
Giống như bố và ông nội anh, anh tiếp tục công việc tìm các viên trân châu từ Vịnh California là điều thiết yếu mang lại sự thịnh vượng cho người Tây Ban Nha
lúc đó đang thống trị México.
Những viên trân châu chỉ có thể cung cấp cho Kino và gia đình anh một cuộc sống đủ sống qua ngày. Một ngày nọ, đứa con trai anh, Coyotito, bị bọ cạp cắn và bị nhiễm độc. Gia đình Kino đến gặp bác sĩ để cầu cứu nhưng tên bác sĩ vì tham lam đã không chịu cứu Coyotito nếu không có nhiều tiền. Thất vọng tràn trề vì không giúp được con mình khỏi đau đớn. Sáng hôm sau, tình cờ Kino tìm thấy một viên trân châu trong khi anh đang lặn. Viên trân châu đó là viên trân châu hoàn mỹ nhất từ trước tới giờ, nó to bằng trứng của mòng biển, được mô tả là "hoàn mỹ như mặt trăng” Kino gọi nó là "viên trân châu của thế giới". Anh không biết rằng anh đang nắm giữ một thứ có quyền lực của quỷ dữ vì giá trị to lớn của nó. Khi biết tin Kino có viên trân châu quý hiếm, tên bác sĩ liền lập tức đến chữa trị cho Coyotito với mục đích ăn cắp viên trân châu nhưng Kino đã giấu nó. Trước hôm Kino đem đi bán viên trân châu, anh đã bị những kẻ muốn cướp nó tấn công. Khi Kino đem đi bán và anh đã phát hiện ra những kẻ buôn định lừa anh bán nó với giá rẻ. Vì thế, anh quyết định đi đến thủ đô để bán nó. Vợ anh, Juana, đã thấy được sự nguy hiểm của viên trân châu và cầu xin anh quăng nó đi nhưng anh kiên quyết giữ để bán nó vì không muốn sống trong cảnh cơ cực nữa. Tối hôm đó, anh đã vô tình giết kẻ muốn ăn cắp viên trân châu nên họ phải bỏ trốn khỏi làng La Paz và họ phát hiện tài sản quý giá nhất mà Kino có là chiếc ca nô từ thời ông nội anh đã bị đập nát.
Đang trên đường đi tới thủ đô thì anh phát hiện có ba kẻ sát thủ đang săn lùng anh và gia đình anh. Vì không muốn liên lụy gia đình mình anh kêu vợ mình bỏ đi để mình anh ở lại chiến đấu nhưng vợ anh kiên quyết không bỏ chồng mà trốn một mình.
Một đêm kia, anh và gia đình nghỉ ngơi tại một hang đá trên núi Anh phát hiện ra bọn sát thủ đang ở dưới núi nghỉ ngơi. Anh quyết định đột nhập xuống dưới để giết tụi sát thủ. Khi anh đang chuẩn bị ra tay thì bỗng nhiên một tiếng khóc của Coyotito làm thức tỉnh bọn sát thủ. Một tên trong bọn nó đã nã súng vào hang đá đen như mực nhưng hắn đã may mắn bắt trúng Coyotito. Kino điên cuồng như một cỗ máy giết người, anh đã giết hết tụi nó trước khi anh phát hiện ra con mình đã bị bắn chết.
Sau đó, họ trở về làng với nỗi đau đớn. Viên trân châu đã thay đổi qua tác phẩm từ niềm hy vọng trở thành tham lam, cái chết, lừa dối.
Trước khi ném viên trân châu đi anh nhìn trên bề mặt của nó, anh thấy nó thật xấu xí. Hình ảnh anh giết người đàn ông và Coyotito bị bắn bể đầu hiện ra. Ông dùng hết sức mình quăng viên trân châu thật mạnh ra khỏi ngoài biển khơi. Nó đậu lên cát và trôi dần rồi biến mất ra biển
Kính xin tạm lấy bài học mà Wikipedia nêu lên từ Viên trân châu .
Bài học đạo đức cao bao gồm một cuộc sống của một người nông dân bình thường đã có một chút lòng tham đã đem lại điều đau khổ, thậm chí còn nghèo khổ và mất mát nhiều hơn trước khi anh có viên trân châu.
Viên trân châu, chỉ là một thứ nằm trong lòng bàn tay đã có thể mang tới cái chết và hủy diệt của một gia đình hiền hòa được mọi người yêu mến. Kino chỉ nhìn thấy một tương lai giàu có mà viên trân châu sẽ mang lại, tuy nó mang lại sự thịnh vượng có hạn nhưng nhiều người tin rằng nó có năng lực tột cùng.
Và sau đây là vài tư tưởng được suy ngẫm từ những câu văn nhân bản trong tác phẩm, kính chia sẻ theo cái nhìn người Phật tử bạn nhé !
1- . “It is not good to want a thing too much. It sometimes drives the luck away. “Không nên khao khát một điều gì quá mức. Vì có khi, chính điều đó lại xua đi vận may.”
🌱 Suy ngẫm: Ở phương Đông, triết lý buông xả và “vô vi” trong Đạo giáo hay “trung đạo” trong Phật giáo đều dạy ta tiết chế lòng tham. Câu này như một lời cảnh tỉnh nhẹ nhàng: càng siết chặt, càng dễ vuột mất.
2. “The more one wants, the more one loses.” “Người ta càng muốn nhiều, thì càng mất nhiều.”
🔥 Suy ngẫm: Đây là bản chất luân hồi của dục vọng – không chỉ khiến người ta mất của, mà mất cả tâm hồn. Các quốc gia phương Đông, nơi những gia đình nghèo mong “thoát nghèo nhanh” bằng bất kỳ giá nào, cũng dễ rơi vào cái vòng xoáy ấy.
Bài học ở đây là: Đừng để mất chính mình trong lúc muốn có mọi thứ.
3. “This pearl has become my soul… If I give it up I shall lose my soul.” “Viên ngọc này đã trở thành linh hồn tôi… Nếu tôi từ bỏ nó, tôi sẽ mất linh hồn.”⚖️ Suy ngẫm: Đây là cái bẫy vi tế của bản ngã – khi ta đồng nhất giá trị bản thân với một vật ngoài ta (tiền bạc, địa vị, danh tiếng). Nhưng Steinbeck đã lật mặt sự nhầm lẫn ấy: giữ lấy ngọc – tức là đánh mất linh hồn thật.
4. “And the pearl was ugly; it was gray, like a malignant growth.” “Và viên ngọc đã trở nên xấu xí – xám xịt như một khối u ác tính.”
Suy ngẫm: Khi vật chất không còn mang ý nghĩa phục vụ sự sống mà trở thành mục đích sống, nó biến thành thứ độc hại – giống như khối u trong tâm hồn. Ở nhiều xã hội đang phát triển, khi niềm tin đặt vào tiền bạc hơn là giá trị người người, thì những “viên ngọc xám xịt” ấy xuất hiện đầy rẫy.
5. “In the town, Kino was afraid of everyone. His friends had become suspicious of him. The pearl had become his enemy.” “ Trong thị trấn, Kino sợ tất cả mọi người. Bạn bè trở nên nghi kỵ anh. Viên ngọc giờ đã trở thành kẻ thù của anh.”🌧️ Suy ngẫm: Lòng người thay đổi không phải vì bản chất họ ác, mà vì hoàn cảnh và lòng tham có thể làm rối loạn cả tình thân. Ở nơi nào sự bất công còn sâu đậm, nơi ấy của cải dễ gây đổ vỡ hơn là kết nối.
The Pearl có thể là một câu chuyện cổ tích buồn, nhưng nó trao cho ta một viên ngọc trí tuệ:
-Nếu muốn giữ được ánh sáng trong đời, ta cần biết khi nào nên tìm – và khi nào nên buông.
The Pearl (Viên Trân Châu ) – một tác phẩm tưởng chừng ngắn gọn nhưng lại hàm chứa một bài học nhân sinh sâu sắc, Tác phẩm còn nhắn nhủ cho chúng ta về sự ác bức và sự phân biệt chủng tộc qua đời sống của một thường dân.
Hơn thế nữa, chỉ ra cách có thể đối mặt với nghịch cảnh mà ngẩng cao đầu, luôn giữ bình tĩnh, vì có niềm tin rằng tai họa có thể được giải quyết, để bảo vệ con mình khỏi mọi nguy hiểm có thể xảy ra.
Tương tự như vậy, chúng ta được chứng minh khả năng của một số người, bằng cách đáp ứng nhu cầu của họ dựa trên lòng tham và cảm xúc trần tục, phơi bày bản chất nhỏ nhen và vô nhân đạo của một số người, cho thấy rằng không phải tất cả mọi người đều có đầy đủ lòng tốt. Theo cách tương tự, chúng ta được thấy hệ thống y tế như thế nào ở một số thị trấn nhỏ, những người có những chuyên gia không đủ năng lực và không có tinh thần trách nhiệm.
Ôi! Bao xúc động, chợt trào dâng khi đọc lại Tác phẩm
“The Pearl “ của John Steinbeck.
Kính gửi đến bạn đồng cảm những suy tư :
Cùng soi sáng từng bước, trong hành trình đến chân như
1-“Không phải điều quý giá nào cũng nên giữ! “
Mà buông bỏ đúng lúc mới là trí tuệ lớn nhất.trong cuộc lữ
Hơn thế nữa, 2-Giá trị chân thật không nằm ở vật chất,
mà ở nội tâm an lành.
Và những mối quan hệ được nuôi dưỡng trong sự chân thành
Với lòng yêu thương và hy vọng cần đi cùng tỉnh thức!
Nếu không, dễ biến thành ảo vọng,
dễ phá vỡ mọi điều vi diệu nhất !
Điều thứ ba : Ai cũng bị chi phối bởi của cải, lòng tham
Chỉ khi nào dùng đúng cách, nội tâm mới bình an
Bằng không sẽ dễ dàng đưa ta vào bẫy, vực thẳm (1)
Vì không phải tất cả mọi người đều có lòng tốt, sốt sắng
Cuối cùng học được:
còn là phàm phu , phơi bày bản chất đủ sai lầm
4-Mà Viên ngọc chính là biểu tượng của tâm
Lúc đầu sáng trong, đại diện cho khát vọng đẹp!
Sau đó dần trở nên “xám xịt, (3)
bị vẩn đục bởi thù hận, nghi kỵ nhỏ hẹp !
Và Kino ném viên ngọc xuống biển, câu chuyện khép
“Biểu trưng hành động giải thoát khỏi lòng tham và ảo tưởng.!
Huỳnh Phương - Huệ Hương
——————@@@@@@————-
(1) Có câu “For it is said that humans are never satisfied, that you give them one thing and they want something more. “Người ta bảo rằng con người chẳng bao giờ thấy đủ – cho họ một điều, họ lại đòi nhiều hơn.”
(2) “And the pearl was ugly; it was gray, like a malignant growth.”
(“Và viên ngọc giờ xấu xí – xám xịt, như một khối u ác tính.”)