Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thư Cho Con Trước Giao Thừa

01/02/202516:38(Xem: 17)
Thư Cho Con Trước Giao Thừa

THƯ CHO CON TRƯỚC GIAO THỪA

http://1.bp.blogspot.com/-dwxyohHUyhY/UR2rt3wPRVI/AAAAAAAADIM/sC0Z9gVHCYM/s320/HOC+B%C3%80I.jpg

 

Ba đi tết quý thầy quý cô, về đến nhà mang lủng củng rau cải từ chợ đầu mối bán không hết, họ bỏ, những người cùng xóm với nhóm khiếm thị đem về chia nhau ăn.

7 giờ tối 29, tháng thiếu cứ xem là ngày 30 cuối năm, thay đồ xong, ba phải xuống nhà sau để nhặt nhạnh những phần hư, còn lại bắt lên nấu; nếu không làm thì mẹ con sẽ vứt hết. Nhiều lần đồ ăn đem về không làm, để vài hôm là bỏ giỏ rác, vì rau trồng bằng phân hóa chất, mau hư thối. Mẹ con thích thì làm, không thì đem vứt tất. Có lần ba mua một ký rong biển khô, để mốc rồi vứt bỏ vì mẹ chẳng chịu nấu. Biết tánh mẹ con, nên mỗi lần có đồ ăn, ba phải đích thân xuống bếp, có lúc làm đến 10 giờ đêm dù phải đi ngoài đường suốt ngày mệt mỏi.

Chiều cuối năm, đường vắng hơn mọi ngày, lưa thưa vài mươi chiếc xe hai bánh, thỉnh thoảng xe du lịch, không có xe tải hoặc xe container, nên thoáng và ít khói bụi hơn. Các chợ bán thực phẩm đều dọn về sớm. Những khu chợ hoa họ cố nán lại kiếm đủ chi phí thuế má mà mỗi ô không đến 3m vuông dọc vỉa hè phải thuê của địa phương. Năm nay, hầu hết chợ hoa đều than lỗ, cho dù nhà nào cũng phải mua hoa quả về chưng bàn thờ. Rất ít những nhà có của ăn của để tổ chức nhậu nhẹt tất niên. Mấy hôm trước đường phố rộn rịp vì công nhân về quê, ít ai mua sắm, lương không đủ quà cáp cho thân nhân, thậm chí có những công ty nợ lương công nhân nhiều tháng, đến Tết vẫn không thanh toán. Kinh tế sa sút là tình hình chung con à. Vì tập tục cổ truyền nên Tết cần có hoa quả bánh trái nhang đèn cho ấm cúng gia đình, nhìn vào bàn thờ, hầu hết ông bà cửu huyền các gia đình đều thông cảm cho con cháu không sung túc như những năm trước.

Đường tuy vắng người, vẫn có những trẻ tuổi độ 5, 6 cầm xấp vé số phe phẩy mời khách qua đường  giữa cái nắng gay gắt; các cụ ông cụ bà và có cả thanh niên móc từng thùng rác; Một chị ngoài 30, tay bế bé chưa tròn một tuổi, dắt bé gái lên hai, vai đeo giỏ lát mà ba tin là trong đó ngoài vài bộ áo quần rách, không có gì đáng giá, ba mẹ con đang đi mà không biết sẽ đi về đâu trong đêm giao thừa. Ba đổi vài trăm ngàn tiền lẻ, đi đường để tặng những người không hề biết Tết.Tết năm ngoái cũng vậy, nhìn người thanh niên đen đúa, áo quần bẩn thỉu nằm vô tư dưới gốc cây bên vệ đường, ba biếu tiền mà ngỡ chừng họ không tin là mình cho họ thật. Con còn nhớ anh chàng cao lêu nghêu xóm phía sau mà mình thường biếu quà, sáng ra đã thấy anh chàng đứng ngay cửa chờ ba lì xì, có lẽ anh ta đi làm mướn ngoài chợ về!

Năm nay đi chùa không có con. Từ lúc tuổi lên ba cho đến ngày con đi du học, suốt 17 năm cha con như hình với bóng mỗi độ Xuân về. Ba biết con nhớ quê nhà lắm, nhất là nghe Tết rộn rã khắp quê hương. Quý thầy cô đều hỏi thăm con, động viên con khi nghe con gặp nhiều khó khăn trên đất khách. Ba có kể cho họ nghe 3 tháng đầu ở chùa H.N con bị nghi ngờ và bị cài bẩy như thế nào để cuối cùng những người gọi là Phật tử  không đủ lòng từ giúp một đứa trẻ lưu lạc như con, ra khỏi chùa, con sống lây lất suốt 6 tháng chỉ ăn bắp và khoai Tây chiên. Thật ra những chướng ngại đó không lớn lắm đâu so với cuộc đời ba đã phải chống chọi để tồn tại mà không được ai giúp như con.

Đi Mỹ là một việc rất khó. Đi du học lại càng khó hơn. Biết bao người ước ao mà không được, kể  cả người có tiền, thế mà con đã được đi trong khi gia đình chạy cơm hằng bữa, có bạn bè ba lo giúp phần nào, như vậy việc còn lại con phải cố gắng vượt qua. 

Cũng có anh chị X và vài người tốt bụng, nhưng vì tính tự trọng, con không muốn làm phiền họ; Nghe con kể đứa bạn thấy con ăn kham khổ quá, đề nghị con ăn mặn nó sẽ bao cho con, nhưng con can đảm chấp nhận để giữ chay tịnh cho trọn vẹn. Ba không nghĩ là con qua Mỹ gặp nhiều khó khăn như thế, vì nhiều người hứa hẹn con qua, họ sẽ giúp con, vì thế ba chỉ nhờ quý thầy và các thân hữu giúp con về học phí. Đến khi con không có khả năng tự lo chỗ ở, cái ăn, con đành phải xin về ở với cô tại Cali. Vừa hơn một tháng mà đã nghe cô dượng muốn chuyển bang khác để sinh sống, thế là số con lại tiếp tục linh chinh!!!

Nhìn những đứa trẻ thất học và lao động trước tuổi trên quê hương, ba thấy con vẫn có phước hơn họ nhiều. Sự thành đạt nào mà không phải trả giá phải không con; dẫu sao con vẫn còn có tương lai xán lạn. Con còn có ba lo cho con học hành. Lúc nhỏ, ba không được sống trong vòng tay thân thương của ông bà nội con, ba phải xa nhà lúc 8 tuổi. Ba không có tuổi thơ. Khi vào chùa quê phải vất vả lao động, về chùa Thành phố trong thời chiến , không ai hỗ trợ cho ba ăn học, chưa nói phải bị hiếp đáp từ mọi phía vì mình mồ côi. Sau năm 1975 đi tù 10 năm (mà chẳng có tội) cũng chẳng có ai thăm nuôi, về đời không nơi nương tựa, phải lập gia đình với mẹ con. Mẹ con là gái út của một gia đình sung túc, nên không biết làm bất cứ việc gì. Khi ông bà ngoại qua đời, mẹ con làm công nhân đủ nuôi bản thân mình. Nhiều năm ba ngồi vỉa hè bơm quẹt gas, khi chưa có phương tiện đi lại, mỗi ngày phải cuốc bộ từ nhà xuống Trung Chánh hơn 5km, mang theo lon cơm muối để ăn trưa; khi có chiếc Honda, ba chạy xe ôm, chở hàng mướn và làm bất cứ việc gì nếu có người cần nhờ. Gần 20 năm lao động vất vả, lớn tuổi phải nghỉ việc nặng nhọc,  ba làm công quả cho các chùa bằng ngòi bút để quý thầy cô giúp cái sống qua ngày; cũng nhờ vậy mà nhiều người trong và ngoài nước biết ba, giúp con một phần khi con qua Mỹ.

Ba hãnh diện vì con thông minh, học giỏi và có đạo đức, biết tu tập. Những thanh niên như con ở trong nước cũng như trên đất Mỹ, phần lớn ăn chơi sa đọa. Do ưu điểm đó của con mà ba phải cật lực lo cho con ăn học để bù lại một quá khứ thiếu hụt về tình thương và thất học về trường lớp của ba.

Con hãy can đảm và bản lãnh vượt mọi chướng duyên trên đất khách vì một tương lai của con. Con hãy xem mọi khó khăn đang có là một chất liệu hỗ trợ cho sự thành đạt và nung ý chí  của đời trai. Cổ nhân đã nói: “nếu đường đời bằng phẳng cả thì anh hùng hào kiệt có hơn ai”. Trên đất Mỹ từng có những người Việt thành đạt một cách vinh hiển mà khi họ đặt chân lên xứ lạ với hai bàn tay trắng. Những tấm gương đó, con cần noi theo, và con sẽ là họ, thì sau nầy sẽ là rường cột cho đất nước và nhân tài cho Phật giáo con à!

 

Những tháng ngày cuối năm, vừa lo cái ăn ba ngày Xuân cho mẹ con nằm ở nhà, vừa quà Tết những ân nhân giúp con, lo giao dịch thân hữu để giúp con những ngày tới, và lắng nghe những khó khăn của Tăng Ni để tìm cách lên tiếng giải tỏa…vì thế suốt ngày ba chạy rong ngoài đường có khi tối mịt mới về đến nhà; Lắm khi về không có cái ăn, ba phải vào bếp, xong cơm cũng đã gần khuya. 

Mọi khi, ba ngủ sớm để 3 giờ sáng dậy công phu, nhưng nay đi về muộn, làm bếp và ăn xong đã 9 giờ. Ba nghĩ đến con, biết chắc con rất buồn khi nhớ Xuân về trên quê hương; Nhưng ở Cali có đông người Việt, nên hương vị Xuân còn chút phưởng phất. Các bang khác,  người Việt tha phương buồn hơn con à. 

Các chùa đang kết hoa treo cờ để chuẩn bị giao thừa, chùa Hoằng Pháp gần nhà mình năm nào cũng tấp nập người đến đón lộc đầu năm; chùa cũng trang trí đẹp lắm; giờ nầy đã có xe cộ ồn ào bên ngoài để đi lễ. Quý thầy quý cô vất vả không thua  các gia đình mỗi khi Xuân đến. Có lẽ gia đình mình là nhàn nhất, mẹ xem phim suốt, ba rong ruổi như kẻ vô sự. Đám bồ câu đi kiếm ăn quanh xóm, ba mua cho chúng vài ký gạo; chó mèo cũng có quà Xuân mà ngày thường chúng thiếu thốn. Nhờ Phật Pháp mà mình an lạc giữa cuộc sống hiện nay.

Chúc con dõng mãnh tinh tấn và thành đạt, luôn giữ tâm đạo bền vững và lòng từ phát triển theo tuổi đời. Con yên tâm học hành, sau lưng con, dẫu gì vẫn còn có ba lo.

Ba của con – 

 (Những tháng ngày vất vả 12 năm đã trôi qua)

                                                                 

 MINH MẪN

  09/02/13 (29-nhâm Thìn)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/01/2025(Xem: 1148)
Chiều ngày 25/12/24 Anh Chị Em Huynh Trưởng khắp liên bang hội tụ về tu viện Quảng Đức với tư thế sẵn sàng cho buổi họp tổng kết một năm hành hoạt và kế hoạch năm mới của Ban Hướng Dẫn Úc Đại Lợi. Trại sinh Huyền Trang bắt đầu giai đoạn 2 với đề thi nhập trại (Trại Huyền Trang kéo dài 3 năm/3 giai đoạn: giai đoạn 1 học hàm thụ trực tuyến, giai đoạn 2 thụ huấn 5 ngày tại trại, giai đoạn 3 hội thảo kết khoá vào cuối năm 2026) Lễ Khai Mạc Liên Trại Sáng ngày 26/12/24, tại Chánh điện chùa Quang Minh, Melbourne, lễ khai mạc liên trại đã diễn ra trong không khí trang nghiêm mở đầu hành trình 5 ngày tu học và rèn luyện dành cho các Huynh Trưởng từ khắp nơi. Sau lễ khai mạc, trại sinh cùng Ban Quản Trại di chuyển đến Alexander Resort, nơi chương trình trại chính thức triển khai theo đúng đề án đã định.
08/03/2024(Xem: 2028)
Chương Trình Của Phái Đoàn Hoằng Pháp Âu-Mỹ Tại Miền Nam California Từ ngày 12/3/2024 đến ngày 17/3/2024 Phái Đoàn đến vùng Orange County gồm: 1. HT Thích Như Điển - Phương trượng Tổ đình Viên Giác Hannover, Đức Quốc 2. HT Thích Thông Triết - Viện chủ Thiền Viện Chánh Pháp Oklahoma 3. TT Thích Viên Giác - Trụ trì Chùa Đôn Hậu Na Uy 4. TT Thích Thiện Trí - Trú xứ tại Dallas, TX 5. TT Thích Thánh Trí, Trụ trì Chùa Bồ Đề, Washington State 6. TT Thích Hạnh Định - Trụ trì Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc 7. TT Thích Hạnh Tuệ - Trụ trì Tu Viện Pháp Vương Escondido 8. ĐĐ Thích Trung Thành - Đang tu học tại Đài Loan 9. ĐĐ Thích Chúc Hiếu - Trú xứ Tổ Đình Chúc Thánh, Hội An
19/05/2022(Xem: 4386)
Từ khi nghe pháp thoại với sự chú tâm, tôi thường ghi nhớ trong đầu và đã ghi lại vào tất cả cẩm nang của tôi ngay mỗi đầu trang, lời dạy của Đức Phật rằng: “ Trên đời có hai hạng người đáng quý nhất, một là người không mắc phải lỗi lầm gì, hai là người có lỗi nhưng biết sai và sửa chữa”. Và một câu trong Kinh Hoa Nghiêm Đức Phổ Hiền Bồ Tát đã nói: “Nếu tội của chúng sanh có hình tướng, thì tất cả hư không cũng không thể chứa hết”. Bởi tội từ tâm mà sanh ra, không hình tướng nên chúng ta phải diệt tội từ trong tâm có nghĩa là dùng tâm thành kính để hối lỗi.
17/05/2022(Xem: 4529)
Những tuần lễ liên tiếp trong tháng 5/2022 tại Sydney tôi được tham dự các buổi concert có khi đó là buổi từ thiện cho nạn lụt, khi thì do một nhóm học trò mà tư cách đạo đức khiến chúng ta ngưỡng phục tổ chức và toàn bộ số tiền thu được sẽ là quà tặng đến một vị Thầy khi về hưu khiến tôi chạnh lòng thao thức tư duy …
30/04/2022(Xem: 3655)
Đời người tuy có vô số sự lựa chọn, chúng ta luôn đứng ngã tư đường, nhưng kỳ thật đường ta chọn chỉ có một ...Trong mỗi chúng ta đều có sự lựa chọn để dừng lại ….bạn chọn cách nào cũng được … quan trong là tâm bạn không còn phiền não khổ đau... không còn toan tính lo nghĩ... về mặc tinh thần được an yên... về mặt hình thức giải quyết từng việc là ổn.....Người xưa có dạy “ cơm thì ăn từng miếng mà việc thì phải làm từng phần” đó chính là tâm nguyện đưa ra sự lựa chọn, chỉ cần bạn tiến về phía trước theo tiếng nói của lòng mình.
30/03/2022(Xem: 6180)
Kể từ khi vào chùa (1964) cho đến nay (2022) cũng gần 60 năm ròng rã như thế, những người xuất gia như chúng tôi, bất kể là lớn nhỏ, già trẻ ở trong chùa, khi ngày 14 hay 30 âm lịch đến (nếu tháng thiếu thì ngày 29) mọi người đều cạo tóc, tắm rửa sạch sẽ để chuẩn bị cho buổi chiều hoặc buổi tối trong những ngày nầy để lễ bái Sám Hối hồng danh chư Phật. Nhưng tại sao lại phải lễ vào những ngày nầy mà không lễ vào những ngày không phải trăng tròn cũng như trăng khuyết? Đây là một câu hỏi cũng có rất nhiều người đặt ra và sự trả lời có rất nhiều cách.
29/03/2022(Xem: 4910)
Tôi thích nhất lời chú giải trong bài kinh Trung bộ thứ 12 “ DẠI KINH SƯ TỬ HỐNG “Đạo Phật là đạo của trí tuệ và từ bi, đạo của giác ngộ giải thoát. Tất cả pháp môn của Phật dạy đều phải trở về chỗ chân thật của mình bằng chính định lực và trí tuệ của mình. Trở về được chỗ chân thật là an vui hạnh phúc, chấm dứt mầm mống của mọi sự khổ đau. Lúc đó, chúng ta mới có thể thông cảm, tha thứ, thương yêu và giúp đỡ đồng loại như chính bản thân mình. Cho nên chúng ta cứ cầu giải thoát, mà không biết giải thoát ra sao, muốn được hạnh phúc mà không biết thế nào là hạnh phúc? Thật ra hạnh phúc chân thật trong đạo Phật chính là giác ngộ giải thoát. Mà giải thoát là biết cái hư giả của thân và tâm này, nên không còn lệ thuộc vào nó, không chạy theo nó, không còn tạo nghiệp nữa. Không còn tạo nghiệp tức là không còn khổ đau. Không còn khổ đau tức là hạnh phúc.
30/08/2021(Xem: 6157)
Phàm ở đời, những ai muốn xây dựng sự nghiệp lớn, đều phải có đức nhẫn nhục để vượt qua bao lần thất bại mới đạt được thành công. Khi đạt được mục đích rồi, vẫn phải tiếp tục nhẫn nhục, bởi vì ở đời, đâu phải người ta chỉ chịu nhẫn nhục trên con đường xây dựng sự nghiệp không thôi, mà còn phải đối đầu với những ganh tỵ phá rối của những kẻ xấu hãm hại mình trên nhiều phương diện khác. Nếu không nhẫn nhục chịu đựng thì mình rất dễ dàng có những hành động không kiểm soát đưa tới nguy hại cho chính bản thân mình và những người liên hệ. Cho nên có thể nói đức tính nhẫn nhục cần đi theo với mình suốt cả cuộc đời.
22/08/2021(Xem: 4289)
Đây là bài thứ 4 và cũng là bài sau cùng trích dẫn một số câu liên quan đến giáo lý của Đức Phật. Bài 4 này gồm tất cả 80 câu được chọn lọc từ một bài gồm 265 câu trên một trang mạng tiếng Pháp : https://www.evolution-101.com/citations-de-bouddha/. Các câu này chủ yếu được rút tỉa từ kinh Dhammapada (Kinh Pháp Cú) và các kinh trong phẩm thứ tư của Tam Tạng Kinh là Anguttara Nikaya (Tăng chi hay Tăng nhất bộ kinh)
19/04/2013(Xem: 3981)
Đức Phật, vô cùng thực tế và thiện xảo, đã khai thị bằng vô số giáo pháp theo các cấp độ vi tế khác nhau nhằm giúp chúng sinh tiếp cận và thâm nhập thực tại.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]