Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Người Cư Sĩ

26/07/202406:50(Xem: 621)
Người Cư Sĩ

khoa tu Au Chau 2024 (5)
Người Cư Sĩ
Trần Thị Nhật Hưng

 

   Từ lâu, tôi luôn tự xưng mình là Phật Tử thuần thành. Cũng đúng thôi, vì từ bé tôi đã biết theo mẹ đi chùa, từng quy y Tam Bảo, thọ Ngũ Giới, còn tham gia Gia Đình Phật Tử với... chức vụ “Chim Oanh Vũ” nữa. Lớn lên cũng thường đi chùa, tham dự nhiều khóa tu, nghe Pháp, đặc biệt nhất là theo đuổi được 30 khóa của các Khóa Tu học Âu Châu tổ chức hằng năm, mỗi năm mười ngày chứ ít sao. Nói chung, như thế hẳn cũng đáng được gọi là thuần thành, và như thế theo cách giải thích của Phật Giáo, tôi là cư sĩ! Mà đã mang danh cư sĩ, ắt phải luôn tinh tấn tu tập và ý thức bổn phận, trách nhiệm hỗ trợ  Phật giáo. Nhưng tu tập và hỗ trợ cách nào cho đúng nghĩa đem an lạc cho mình và cho người khác, đó là điều mà mỗi người Phật tử phải luôn biết học hỏi, vận dụng kinh nghiệm từ thực tế.

   Thực ra không hẳn chỉ cư sĩ đã thọ tam quy, ngũ giới mới là người hỗ trợ đạo, mà chính những Phật Tử chưa thọ gì cả, chỉ mới mon men đến chùa cũng giúp chùa không ít.

   Một cô bé, một cậu bé theo mẹ đến chùa lễ Phật, hình ảnh đó đã tạo chủng tử Phật trong lòng, trong tâm trí các em  để rồi khi đủ nhân duyên sẽ là hạt giống Bồ Đề nảy mầm trong tương lai, là mạng mạch tiếp nối xây dựng căn nhà Phật Giáo.

   Một cụ già đến quét sân chùa, trồng cây tỉa lá tạo cho chùa một khu vườn, có cây ăn trái, có hoa tô điểm cho chùa rực rỡ hơn. Họ không màng những điều cao siêu, đôi khi chả hiểu gì giáo lý hay thọ bất cứ giới gì, chỉ với cái tâm cúng dường, tâm phục vụ, ai bảo họ không là cư sĩ Phật Tử.

   Rồi các cụ bà, các cô gái đêm ngày miệt mài trong nhà bếp, quần quật lo cái ăn không chỉ cho Tăng Ni mà cả cho mọi người, ai bảo họ không hữu ích và đem an lạc cho chúng sinh.

   Còn nhiều nữa kể sao cho hết, vì nhà chùa là nơi quy tụ nhiều khuôn mặt đa dạng, với nhiều trình độ, văn hóa, khả năng khác nhau và phương cách hành xử cũng khác nhau. Không kể những người đến chùa với nhiều lý do mục đích riêng. Đến chỉ thích làm công quả rồi về, người thì nghiên cứu học hỏi giáo lý nhà Phật, kẻ thì đến cầu xin, cầu nguyện hoặc chỉ ham vui giải khuây với bạn bè tìm an lạc cho bản thân..v.v..và ..v.v.., tựu trung ai cũng đến với tâm thái bình an, ít ra cũng giúp chùa được chút nào hay chút nấy với nhiều hình thức.

   Đặc biệt đối với cư sĩ, đã mang danh là cư sĩ, đương nhiên sau khi quy y, thọ ngũ giới, phải tự ý thức bổn phận, trách nhiệm để tu tập và hộ đạo một cách tích cực.

   Trước nhất, phải thể hiện niềm tin tuyệt đối, không hoài nghi, bất thoái chuyển về con đường giác ngộ của Đức Phật và Pháp của Đức Phật. Tại nhà phải lập bàn thờ, để trước tôn tượng, hình ảnh Bổn Sư thường xuyên lễ bái, tán thán công hạnh của Đức Phật, tụng kinh sám hối những nghiệp chướng tạo ra từ bao kiếp và ngay kiếp này biết ăn năn để giải trừ. Như thế vẫn chưa đủ, người cư sĩ đã tin Phật và Pháp Phật, phải luôn siêng năng học hỏi, tham khảo kinh điển, nghe giảng, thực hành đúng chánh pháp qua thân, khẩu, ý ứng dụng trong đời sống và tùy khả năng dùng mọi phương tiện bằng nhiều pháp môn, tùy khế cơ (tùy trình độ người đối diện), khế lý (hợp với giáo lý nhà Phật) mà gieo duyên hướng dẫn bạn bè, thân bằng quyến thuộc dẫn dắt họ đến cửa Phật. Đơn giản nhất, có thể tạo điều kiện giúp họ những việc như bài trí bàn thờ Phật, thỉnh tượng về thờ, hướng dẫn đi chùa...nói chung tùy hỉ công đức chia xẻ đến mọi người, chứ không thể tu một mình “độc cư nhàn cảnh” giành cái Niết Bàn riêng cho mình.

   Còn đối với chư Tăng, là một trong ba ngôi báu mà cư sĩ có bổn phận, trách nhiệm hộ trì. Những sự việc thông thường từ vật chất đến tinh thần như tạo điều kiện thuận lợi trợ duyên cúng dường, bảo vệ thanh danh uy tín chư Tăng, quan tâm sự an nguy của ngôi chùa, giúp Sư xuất gia hoằng pháp độ sinh, duy trì mạng mạch Phật giáo. Những vật dụng như xe cộ, ăn uống, nơi chốn...để Sư có điều kiện thuận lợi đi giảng pháp, đóng góp giúp Sư kết tập kinh điển, mở trường, tu viện..v.v..và.v.v..

 

   Những điều trên, cư sĩ và ngay cả không là cư sĩ ai cũng đóng góp được tùy khả năng và tấm lòng. Có điều, chuyện đơn giản như đang giỡn thế nhưng không giản đơn như mọi ngươi nghĩ, vì muốn được vậy, bên cạnh những bậc chân tu khước từ dục lạc vinh hoa phú quí, hy sinh cả cuộc đời mình làm trưởng tử của Như Lai đem hạnh nguyện phụng sự đạo pháp và dân tộc được bao cư sĩ Phật Tử và bao người qui ngưỡng, kính trọng vẫn có những vị mà người đời luôn cảnh báo “Chiếc áo không tạo nên ông thầy tu” để nhắc nhở mọi người nên cẩn trọng, nếu không, vô tình tiếp tay kẻ xấu lợi dụng Phật giáo mưu cầu lợi ích riêng, đôi khi còn hại cho Phật Giáo nữa. Người cư sĩ phải tỉnh táo đem trí Bát Nhã nhận định sao cho hữu hiệu. Nhưng cũng không thể vì “một con sâu làm rầu nồi canh” để gom hết tội đổ cho Tăng đoàn, vì Tăng đoàn vốn hòa hợp thanh tịnh, mỗi vị có sứ mạng, sở trường, sở đoản và hạnh nguyện khác nhau, tùy cơ duyên nhân duyên thích hợp với ai thì hỗ trợ.

 

   Tuy nhiên, không thiếu những vị sư, thân khoác cà sa, tâm nguyện mong cầu giải thoát, đang trên đường tìm về Bảo Sở, nhưng vốn chưa phải là thánh tăng (nếu là thánh đã chẳng hiện diện cõi ta bà này) đã mềm lòng chao đảo trước những cám dỗ của đời thường do chính các cư sĩ “làm hư” tu sĩ.

 

   Dù biết rằng bổn phận cư sĩ phải tôn trọng cung kính Tăng Ni, nhưng sự thái quá, không đúng mức đôi khi bị phản tác dụng, vô tình hại thầy, hại chùa mà không biết. Chẳng hạn, nhiều cư sĩ, với cái tâm chúng sinh, do kính mến Sư, nhất là quí thầy, thường thể hiện sự chăm sóc vượt quá mức bình thường, không cân nhắc sự quân bình giữa gia đình và chùa, đôi khi bỏ bê quên mất cha mẹ, cả chồng con, để chỉ lên chùa chăm sóc thầy, dâng cúng món ngon vật lạ, tươi tốt, đắt tiền...(điều này đúng chứ không sai) nếu khéo léo hành xử thế nào để gia đình không buồn lòng khi thấy người ở nhà bị coi rẻ...chỉ quan tâm chăm sóc đặc biệt cơm bưng nước rót cho thầy, trong khi người chồng cũng đến chùa làm công quả khuân vác dựng lều khát khô cả cổ mà vợ không cho một miếng nước. Thử hỏi, với thời gian, chồng con nào mà không bực tức? Thế là gia đình xào xáo, phiền não xảy ra, đôi khi là giọt nước tràn ly đưa đến ly dị nữa. Rồi từ đó, người chồng xa lánh và nhìn nhà chùa và Tăng Ni với ánh mắt không thiện cảm, nếu chưa nói đến ra ngoài còn phản bác nhà chùa, hay Phật giáo. Vậy thì, sự cung kính nhưng hành xử không khéo léo như thế cũng cần nên tránh.

 

   Còn như một bà vãi trong chùa, tưởng mình có công chăm sóc nấu ăn (nắm được cái dạ dày của thầy) giặt giũ quần áo (mùa đông còn nâng áo khoác mặc cho thầy, chỉnh nút cho thầy, xách bị cho thầy), quét dọn chùa lo cho thầy chu đáo rồi lên mặt nghĩ chùa là của mình, ông thầy là của mình rồi tác oai, tác quái, lấn lướt người khác, biến mình thành con quạ mổ, mổ hết người này kẻ kia, độc quyền giành hết công đức, không cho bất cứ ai đóng góp công sức dù điều đó có lợi cho chùa, cho thầy nếu bà không muốn. Bà sợ như là chia xẻ lấy hết tình thương của ông thầy rồi bà bị ra rìa. Thậm chí bà quên mất công việc và khả năng hạn hẹp của riêng mình, lại muốn chỉ huy mọi điều không thuộc về mình, vượt qua mặt thầy, thay thầy chỉ nhận đồ cúng dường...xịn, đồ dỏm, mang về, khiến bao người chán nản rời xa chùa. Người lo việc chùa mà rơi vào sự thái quá sai lầm như vậy cũng không nên.

 

   Riêng về ngũ giới, năm giới cấm căn bản Đức Phật đề ra như những hàng rào ngăn cản Phật Tử làm điều xấu ác mà bổn phận cư sĩ thọ trì. Một đề tài ai đến chùa cũng từng nghe đến và phải tránh xa: Sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, bia rượu. Vấn đề nghe đơn giản như đang giỡn nhưng thực hiện được và đúng không giản đơn tí nào.

 

   Việc uống bia rượu, nếu chỉ là rượu thuốc để chữa bịnh hoặc chỉ nhắp một chút cho tiêu hóa hay vui với bạn bè, chén chú, chén anh, không say sưa, không để mất lý trí, có nên rộng lượng cảm thông không? Đây là việc của từng người, tự ai tu, người đó chứng.

 

   Trong năm giới, giới không sát sanh quan trọng nhất, xếp hàng đầu trong năm giới. Vì đạo Phật là đạo từ bi. Đức Phật đã khuyến khích mọi người ý thức sự khổ đau của việc giết hại mà luôn tôn trọng đời sống của muôn loài. Nếu không ăn chay được, thì tối thiểu người cư sĩ không nên ăn những con vật khi thấy nó còn sống, không khuyến khích hoặc vui theo người khác sát sanh, không ăn thịt khi nhìn con vật giẫy giụa hay nghe tiếng kêu la đau đớn sợ hãi của con vật khi bị giết.

 

   Mỗi khi hình dung những con cua trong nồi đặt trên bếp bị luộc, tôi luôn suy nghĩ, nếu có một loài khổng lồ nào đó ở một thế giới khác bắt lấy chúng ta, anh em bạn bè, nhốt hết vào trong một cái nồi lớn rồi đun sôi, ta sẽ cảm nhận sự sợ hãi và đau đớn thế nào? Hay thử hình dung mình phải xếp hàng như những con gà sắp bị đem ra khứa  cổ, chao ôi, thật không khỏi rùng mình. Chỉ suy nghĩ vậy thôi, là phải giảm đi lòng dục.

 

   Vấn đề tiếp theo là trộm cắp. Đâu phải cứ cạy cửa, cạy tủ, lục ví, giựt ví của người khác mới gọi là trộm cắp. Những việc như đi làm trễ giờ, đi lậu xe không mua vé, khai gian thuế, hay giấu nhẹm tài sản từ nhà cửa, tiền bạc rồi khai vô sản để nhận thêm trợ cấp của chính phủ bản địa từ tiền đóng thuế của bao người...đều có thể xem là trộm cắp, vì đã nhận lấy những thứ lẽ ra không thuộc về mình. Nếu người cư sĩ tin có nhân quả, thì đó chính là đang vay nợ của chúng sinh, có thể trả ngay kiếp này hoặc ở kiếp sau thôi. Những sự việc nhan nhãn rất đời thường như thế, liệu người cư sĩ từng thọ Tam Quy, Ngũ Giới có nhìn lại chính mình để kịp thời sám hối?

 

   Vấn đề nữa là tà dâm. Đức Phật đã luôn cảnh báo rằng “ái dục” đáng sợ nhất, là cội nguồn của khổ đau để cảnh tỉnh mọi người. Nhưng mấy ai chịu vâng lời, để rồi chìm đắm mãi trong sinh tử luân hồi, trong “đời là bể khổ!” Vậy thì đứng trước những cám dỗ đó, tình cảnh đó, người cư sĩ phải biết tự mình vận dụng trí Bát Nhã, nhớ đến rào cản của giới “tà dâm” để thức tỉnh mình mà biết tự dừng lại thôi! Có như thế mới đúng tinh thần Phật giáo, mới xứng đáng không chỉ danh nghĩa cư sĩ Phật Tử mà còn là con...ngoan của Đức Phật.

 

   Mỗi người đến chùa đều có cái nhìn và cách tu khác nhau. Tựu trung, ai tu người đó chứng. Ai uống nước tự biết nóng lạnh.Tất cả đều có nhân quả của nó. Đơn giản chỉ có thế. Mong sao tất cả cư sĩ Phật tử đều dũng mãnh tinh tấn tu tập để xây dựng tòa nhà Phật Giáo phát triển và trường tồn.

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Trần Thị Nhật Hưng

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/12/2024(Xem: 774)
Quyết Định v/v Tổ Chức Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 23 cuối năm 2025 của Giáo Hội PGVNTN Hải Ngoại tại UĐL-TTL
01/11/2024(Xem: 509)
Quý Phật tử (bất bộ phái: theo Nam Tông, Phật Giáo Nguyên Thủy, theo Bắc Tông, hay Tịnh Độ Tông, Mật Tông vv) với lòng tin chân thành, nhất tâm hướng về Như Lai và Pháp của Như Lai, không một chút phân vân, không một chút nghi ngờ về Như Lai và Pháp của Như Lai, thời sẽ vui như hội trăng rằm quanh năm vì Chân Pháp của Thế Tôn là Pháp Quang, vượt xa ánh sáng mặt trời, mặt trăng, tỏa rạng khắp nơi, làm cho khai ngộ, mang lại niềm hỷ lạc cho bất kể hữu tình nào với tâm hân hoan tín thọ, và pháp thọ. Trong kho tàng Pháp Bảo đồ sộ của bậc Thiện Thệ, Bát Trai Giới thanh tịnh dù chỉ trong một ngày một đêm, sẽ mang lại công đức không thể luận bàn cho bất kể Quý Pháp hữu nào hân hoan tín thọ, vì với công đức chân thật này, sẽ tái sanh lên cõi trời, một trong sáu tầng trời dục giới, hoặc sẽ tái sanh về Tây Phương Cực Lạc tùy theo tâm nguyện của họ.
05/08/2024(Xem: 1804)
Hằng năm mỗi độ hè về, báo hiệu một mùa tu học của các Phật tử ở Âu Châu, cũng như toàn thế giới nếu có cơ hội và phước duyên để tham dự cũng đều quy tụ về. Năm nay điểm hội tụ cho hơn 1000 học viên được tuyển chọn là xứ Na Uy, nơi được mệnh danh là "Xứ lạnh tình nồng". Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ thứ 35 tại Liên Hoa Đạo Tràng Na Uy ở Oslo bắt đầu từ ngày 15 tháng 7 và kết thúc vào ngày 24 tháng 7 năm 2024, với ngày cuối là đi du ngoạn thắng cảnh của thủ đô Oslo.
31/07/2024(Xem: 673)
Vào lúc 8:30 sáng ngày 27/7/2024, Khóa tu “Sen Ngát Trời Tây” đã được khai mạc tại hội trường James Lick High School, 57 N. White Road, thành phố San Jose, tiểu bang California, Hoa Kỳ do Chánh Hạnh Foundation, Pháp Hội San Jose và một số Phật tử tín tâm tổ chức.
14/07/2024(Xem: 1573)
Trong cuộc sống hiện nay, sự đa chiều và phức tạp của xã hội từ các mạng lưới truyền thông đã làm ảnh hưởng tâm trí của con người rất nhiều. Sức chứa từ não bộ thì giới hạn mà chúng ta lại ôm vào nhiều thông tin quá tải đã đưa chúng ta đến việc căng não, stress, áp lực và từ đó chúng ta sinh ra sự cáo gắt, trầm cảm, giận vô cớ, khổ đau từ những việc không đâu. May mắn thay, Thiền đã xuất hiện. Thiền Thực Nghiệm giúp đưa chúng ta tìm lại được những khoảnh khắc bình yên cho THÂN và TÂM. Ngoài ra, Thiền còn mang lại năng lượng tích cực tuyệt vời mà chỉ khi nào chính chúng ta cùng ngồi lại thật sự với năng lượng đó trong một lớp học hay khóa tu trọn vẹn, thì mỗi chúng ta mới “cảm” được hết cái năng lượng ấm áp đó từ Thiền tập.
28/06/2024(Xem: 2050)
Bố thí và cúng dường là một trong những hạnh đầu tiên để làm cho cõi này tốt đẹp hơn, và là những bước đi đầu tiên của Phật tử trên đường giải thoát. Suốt cuộc đời Đức Phật, ngài đã sống bằng phẩm vật cúng dường. Tương tự, sự phát triển của Phật giáo lan rộng khắp thế giới và được hộ trì cho tới giờ cũng là nhờ phẩm vật cúng dường của đàn na thí chủ. Do vậy, bài này được viết để mời nhau giữ hạnh bố thí và cúng dường.
10/06/2024(Xem: 651)
Có nhiều độc giả thắc mắc là nói về một đời người, thẩm định về sự thành công của một con người, với người thế gian thì họ nhìn sự thành công qua uy tín, qua tài sản lớn, địa vị lớn, có nhà cao cửa rộng, có vợ đẹp, có chồng hiền, có con ngoan thì đó là sự thành công của một đời người, còn đối với người xuất gia tu hành từ nhỏ cho đến khi lên đến Thượng Tọa hay Hòa Thượng thì xin HT cho Đại chúng biết sự thẩm định của một đời tu là như thế nào? Nhận xét qua những nét nào để mà mình đánh giá một con người thành công theo cái nhìn của một nhà chân tu Phật học, để biết đó là 1 vị thành công trên con đường tu, kính bạch HT.
03/05/2024(Xem: 731)
Thông Báo V/v An Cư Kiết Hạ năm 2024 của Giáo Hội Âu Châu
15/09/2023(Xem: 9177)
Như đã trình bày ban đầu, chương trình Học Phật Trong Mùa Đại Dịch là phần ôn lại một loạt kinh được tụng và giảng vào lúc Dịch Covid 19 bùng phát và lan tràn khắp thế giới, tức vào đầu tháng Hai năm 2020, do chùa chiền bị đóng cửa hoặc hạn chế sinh hoạt nên Đạo Tràng của chúng ta đành phải sinh hoạt qua mạng internet, với lập trình Zoom. Cho đến sau Hè 2022 chúng ta mới trở lại sinh hoạt bình thường ở chùa. Để mở đầu cho chương trình ôn tập này, chúng ta đã học xong bài Kinh Châu Báu, tiếp đến là bài Kinh Phổ Môn mà Nhật Duyệt hân hạnh xin trình bày lại cùng các bạn đồng tu trong Đạo Tràng An Lạc, chùa Trúc Lâm Paris, cũng như toàn thể các độc giả bốn phương.
02/12/2021(Xem: 20397)
Nam Mô A Di Đà Phật. Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức, Kính thưa quý đồng hương Phật tử thân mến, Kể từ ngày 12/04/2020, nước Úc của chúng ta cũng như các nước khác trên toàn thế giới đã bắt đầu bị đại dịch Covid hoành hành và lây lan một cách nhanh chóng. Hai năm qua toàn thế giới đã phải chịu ảnh hưởng về mặt kinh tế, chính trị, xã hội, thương trường. Ngay cả đời sống tinh thần của mọi người dân cũng bị ảnh hưởng không ít, nhất là đối với những gia đình đã phải nhìn thấy người thân ra đi trong sự cô đơn lạnh lẽo, không người đưa tiễn. Biết bao hoàn cảnh đau thương... Tính đến hôm nay nước Úc của chúng ta đã được ổn định phần nào, trên 80% người dân đã được tiêm ngừa theo quy định của chính phủ, cũng như việc không còn phải lockdown, người dân được đi lại tự do giữa các tiểu bang cũng như được hội họp, sinh hoạt hội đoàn và tôn giáo. Trong đại dịch, 2 năm qua nước Úc số người bị nhiễm Covid lên đến 113,411 người và số người không may mắn đã ra đi vĩnh viễn là 1,346 người.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]