Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nguy cơ Khủng hoảng Toàn cầu và Phật giáo Hướng tới một Kiểu mẫu Cải cách

02/06/202406:40(Xem: 2015)
Nguy cơ Khủng hoảng Toàn cầu và Phật giáo Hướng tới một Kiểu mẫu Cải cách


toan cau (2)

Nguy cơ Khủng hoảng Toàn cầu và Phật giáo Hướng tới một
Kiểu mẫu Cải cách

(Global Systemic Crisis and Buddhism Toward a Change of Paradigm)

 

Trong một thời gian, cộng đồng Khoa học đã đưa ra những cảnh báo nghiêm trọng, về tình trạng khẩn cấp bởi môi trường toàn cầu, dự đoán một cuộc khủng hoảng với bằng chứng không thể chối cãi, đã chồng chất trong nhiều thập kỷ. Đại dịch là một trường hợp bệnh lây truyền từ động vật sang người, hệ sinh thái toàn cầu sẽ sớm rối loạn và sụp đổ và hậu quả là nguy cơ an ninh lương thực toàn cầu, sự cạn kiệt tài nguyên vật chất và biến đổi khí hậu đã đặt chúng ta vào một kỷ nguyên chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Mô hình kinh tế xã hội mà chúng ta đã đạt được, cá nhân và tập thể, buộc chúng ta phải lựa chọn giữa việc duy trì đặc quyền của mình hoặc tạo ra một hành tinh xanh, vì một không gian sinh tồn bền vững và hạnh phúc cho tất cả các thế hệ mai sau.

 

Sự thay đổi này có thể được xử lý thông qua tầm nhìn tổng hợp của Phật giáo, đòi hỏi phải làm việc ở ba cấp độ: Đoàn thể, Cá nhân và trong Thâm tâm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ thấy giữa Khoa học và Phật giáo đi đôi với nhau như thế nào trong hành động của đoàn thể và cá nhân. Tuy nhiên, Phật giáo cũng cung cấp cho chúng ta những công cụ cực kỳ hữu ích liên quan đến thế giới trong thâm tâm của chúng ta, để điều hướng cuộc khủng hoảng bằng một tầm nhìn toàn diện và tổng hợp.

 

Hình 1: From see-change.org.au

 

Ba cuộc Khủng hoảng

   (The three crises)

 

Trong nhiều thập kỷ, khoa học đã cảnh báo về những vấn đề nghiêm trọng mà nền văn minh của chúng ta sẽ phải đối mặt, nếu không có sự chuyển hoá về phương hướng liên quan đến những cách liên hệ khác nhau với thiên nhiên, cũng như trong cách chúng ta sống với thiên nhiên. Hiện tại, các nghiên cứu khoa học cho chúng ta biết rằng, chúng ta đã vượt qua một số giới hạn rằng - nếu chúng ta tiếp tục theo  cách này - trong thập kỷ này, chúng ta sẽ hướng tới những tình huống bị đe doạ, không chỉ nền văn minh của chúng ta mà còn cả nhân loại và toàn bộ sinh quyển, so với cách chúng ta sống và với nó bây giờ. Tình trạng này có thể được coi là một cuộc khủng hoảng toàn cầu ở ba lĩnh vực: Khí hậu, Sinh quyển và Hệ sinh thái, cũng như các nguồn tài nguyên cần thiết để duy trì xã hội của chúng ta - đặc biệt là nguồn tài nguyên quan trọng nhất: Năng lượng. Ở đây, chúng ta sẽ xem xét ngắn gọn từng cuộc khủng hoảng này.

 

 Khí hậu

(Climate)

 

Ở đây, cuộc khủng hoảng khí hậu xảy ra vì sự tiến hoá của các biến số vật lý và hoá học tạo nên bầu khí quyển và đại dương đang thay đổi theo những cách chưa từng thấy trước đây - thậm chí còn truy tìm các hồ sơ địa chất ít nhất một triệu năm về trước.* Nồng độ của khí gây hiệu ứng nhà kính (GHG) như CO2, kết quả của việc đốt nhiên liệu hoá thạch, đã tăng lên rất nhiều trong những thập kỷ gần đây.

 

Theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate Change - IPCC), một cơ quan khoa học chịu trách nhiệm đánh giá rủi ro về biến đổi khí hậu do hoạt động con người gây ra. Những hậu quả như thế, bao gồm những thay đổi về lượng mưa, sự gia tăng các hiện tượng cực đoan như hạn hán và lũ lụt, mực nước biển dâng cao, mất băng ở Bắc Cực, tăng nhiệt độ trung bình, sa mạc hoá, v.v. . . Vì lý do này, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu cảnh báo rằng, lượng phát thải khí nhà kính phải giảm xuống bằng 0 trong những thập kỷ tới, để đảm bảo tình hình hiện tại vốn cực kỳ mong manh, và sớm cải thiện tốt hơn.

 

Hình 2: From news.fidelityhouse.eu

 

Sinh thái học

 (Ecology)

 

Một tác động khác của lối sống tập thể của chúng ta, được phản ánh trong cuộc khủng hoảng sinh thái. Những thay đổi mà chúng ta đang áp đặt lên hệ sinh thái của hành tinh ở mọi quy mô đều rất đáng kể: mất quần thể thụ phấn, mất đất đai màu mỡ, ít trữ nước hơn, gia tăng các loài xâm lấn, biến đổi sinh hoá của đại dương, giảm sản lượng lương thực toàn cầu với hậu quả là rủi ro về an ninh lương thực, sự gia tăng các loại chất ô nhiễm (ví dụ: nhựa, kim loại, kim loại nặng và thuốc trừ sâu), v.v. . .

 

Năng lượng

 (Energy)

 

Điều đảm bảo rằng toàn bộ hệ thống kinh tế xã hội của chúng ta vận hành trơn tru, là khả năng tiếp cận khối lượng năng lượng khổng lồ, có thể tiêu thụ nhanh chóng và dễ dàng. Trong lịch sử, điều này có thể xảy ra việc sử dụng hàng loại nhiên liệu hoá thạch, việc sản xuất và theo thời gian tiêu thụ chúng đã tăng theo cấp số nhân. Tuy nhiên, tình trạng sản lượng này đang bị đe doạ bởi hai vấn đề: từ những thập niên 2010 đã sản xuất trì trệ với đỉnh điểm về dầu thô và không thể tiếp tục khai thác nguồn năng lượng này nếu muốn hạn chế lượng khí thải. Vấn đề hiện nay chúng ta đang gặp phải là nhu cầu ngừng sử dụng nhiên liệu hoá thạch và chuyển sang các nguồn năng lượng khác, chủ yếu là năng lượng tái tạo.

 

Có một vấn đề gấp đôi với việc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo. Một phương diện, có những yếu tố điều kiện để sử dụng chúng: không phải lúc nào chúng ta cũng cần có nắng và gió, và vấn đề về cung cấp (mật độ năng lượng hoặc lượng điện năng có thể thu được từ khu vực bị chiếm dụng là thấp) rất khác với nhiên liệu hoá thạch. Phương diện khác, các vật liệu cần thiết, chẳng hạn như đồng, lithium và neodymium, để có thể khai thác và lưu trữ năng lượng này thường có nguồn cung hạn chế, cũng như diện tích mà các cơ sở tái tạo có thể độc quyền. Do đó, khả năng tăng sản lượng điện sẽ bị hạn chế, hệ luỵ theo việc giảm nguồn tài nguyên trong tình huống hai cuộc khủng hoảng đã đề cập trước đó khiến nhu cầu về năng lượng nhiều hơn của chúng ta trở nên cần thiết.

 

Ba cuộc khủng hoảng này đặt chúng ta vào một tình huống vô cùng bất ổn, vì những thay đổi đang diễn ra có những tác động cực kỳ khó dự đoán. Sự không chắc chắn này dẫn đến tính mỏng manh lớn hơn đối với các hệ thống kinh tế xã hội của chúng ta và do đó, với tư cách là một hình thức tổ chức, chúng ta phải lập kế hoạch để có thể chuyển đổi các hệ thống này bằng cách sử dụng tất cả các công cụ chúng ta có sẵn. Cuối cùng cần phải có tư duy chiến lược (quá trình suy nghĩ một cách có định hướng và hợp lý, tập trung vào việc phân tích các yếu tố và biến số quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công lâu dài của một doanh nghiệp, một nhóm, một cá nhân hoặc một dự án) xem mô hình xã hội mà chúng ta mong muốn đạt được là gì, hãy nhớ rằng không làm gì sẽ dẫn chúng ta đến thảm hoạ tập thể và cá nhân.

 

Hình 3: From ipsnoticias.net

 

Phật giáo và Khoa học cho Tương lai

(Science and Buddhism for the future)

 

Như thế, chúng ta đang ở một ngã ba đường chưa từng có, không chỉ đối với nhân loại mà còn đối với toàn bộ sinh quyển. Vấn đề này, khoa học chiếm giữ trên phạm vi hợp lý, với các biện pháp thực nghiệm, nhằm đưa ra quan điểm độc lập với những người quan sát, nghĩa là khoa học thường không coi các cá nhân và những thay đổi hành vi của họ, là điểm mấu chốt trong quá trình chuyển đổi cần thiết. Tuy nhiên, tương lai đòi hỏi sự chuyển đổi ở mọi cấp độ, kết hợp các hành động bên ngoài với những thay đổi tầm nhìn. Chính nơi đây, Phật giáo đóng góp một quan điểm bổ sung cho khoa học, để hỗ trợ việc khắc phục khủng hoảng và hỗ trợ chuyển hoá cá nhân và xã hội, một sự chuyển hoá bắt đầu từ cá nhân và lan rộng khắp xã hội.

 

Hướng tới một Mô hình Cải cách

   (Toward a paradigm change)

 

Trước đó như trên đã đề cập, để ngăn chặn thảm hoạ tập thể và cá nhân, chúng ta cần một sự thay đổi căn bản, toàn diện và triệt để trong cách tuq duy về thế giới, bản thân chuyển hoá từ quan điểm cá nhân-vị lợi-vật chất sang một tầm nhìn trong đó chính cuộc sống là trung tâm điểm tham chiếu. Chúng ta bắt đầu với một xã hội lấy cá nhân làm trung tâm (Hình 1) và từ đó xã hội được xây dựng. Việc chuyển đổi tầm nhìn này bao gồm những thay đổi ở ba cấp độ: Đoàn thể, Cá nhân và trong Thâm tâm. Điều quan trọng là phải bổ sung tầm nhìn về chủ nghĩa sinh thái (bảo vệ các loài động vật và thực vật) với tầm nhìn của Phật giáo về bảo vệ sự sống dựa trên từ bi tâm và vô ngã vị tha.**

 

Triết lý và thực hành Phật giáo, nhấn mạnh cả sự hiểu biết hợp lý thông qua kiến thức logic và thực nghiệm/khoa học, cũng như việc kỹ năng kiểm soát cảm xúc, rèn luyện để làm chủ bản thân. Vì thế, nếu chúng ta muốn thay đổi lâu dài, những thay đổi không thể chỉ đến từ sự lĩnh hội trí tuệ, mà chúng ta phải trải nghiệm những gì chúng ta đã phản ánh để có thể tích hợp nó vào cuộc sống của bản thân.***

 

Sau sự chuyển hoá này, có thể mô hình hiện tại là gì và mô hình tương lai là gì? Mô hình kinh tế xã hội ngày nay dựa trên một quan điểm lệch lạc về thế giới - với tư cách là con người, chúng ta thấy bản thân tách biệt khỏi thiên nhiên và hệ sinh thái. Tầm nhìn hiện đại này có thể được tóm tắt trong ba ý tưởng cốt lõi:

 

1. Làm cơ sở cho hoàn thiện cá nhân bởi những hạn chế/chủ nghĩa cá nhân;

 

2. Chủ nghĩa Duy vật/Chủ nghĩa vị lợi và do đó, sự khách quan hoá con người và phi nhân loại;

 

3. Tiến bộ là động cơ của sự cải cách xã hội.

 

Bởi vì chúng phản tự nhiên, những trụ cột này tạo ra một trạng thái không hề yên bình,  cơ bản là do sự bất mãn tồn tại nhằm vào sự báo oán, từ đó tạo ra sự kích động và căng thẳng. Hình 1 thiết kế sơ đồ mô hình này, khái niệm về cách tổ chức cá nhân, xã hội, hệ sinh thái và môi trường. Cá nhân là nền tảng, mặc dù họ không có sự tham chiếu bên trong và do đó bị mắc kẹt trong quan niệm hoặc tầm nhìn duy vật dựa trên ba lớp trước đó.

 

Hình 1. Cho thấy tầm nhìn hiện tại về sự tương tác giữa cá nhân-xã hội-môi trường, trong đó các cá nhân là cơ sở, duy trì phần còn lại và, song song, tầm quan trọng của việc khái niệm hoá các cá nhân là trụ cột của công trình này vẫn chưa được công nhận. Hình ảnh của tác giả.

 

Hãy ghi nhớ những điều trên đây, một mô hình mới phải bù đắp sự biến dạng từ ba lĩnh vực cốt lõi:

 

1. Cân bằng chủ nghĩa cá nhân với sự đồng cảm;

 

2. Chủ nghĩa duy vật và khách thể hoá (cụ thể hoá) với tầm nhìn siêu việt;

 

3. Ý tưởng về sự tiến bộ cũng như hạnh phúc và động cơ cải cách xã hội để có sự hiện diện và nhận thức lớn hơn, được thể hiện thông qua chủ nghĩa linh hoạt và giá trị lớn hơn của mọi thứ mà chúng ta trải nghiệm.

 

Hơn nữa, như đã đề cập, những triệu chứng bên ngoài này biểu hiện thông qua sự căng thẳng và kích động, do đó đòi hỏi phải thường xuyên thực hành thiền định để thanh tịnh hoá tinh thần hoàn hảo hơn, nhằm hoá giải những căng thẳng này bằng sự bình yên và thanh thản hồn nhiên. Mô hình mới này được mô tả trong Hình 2, với tầm nhìn ở trung tâm và đặc các giới hạn bên ngoài của sơ đồ với môi trường là yếu tố điều hoà cho các hành động ở mọi cấp độ.

 

Hình 2. Trung tâm kiến tạo trong mô hình mới là tầm nhìn của cá nhân về thế giới, từ đó nảy sinh khái niệm về cá nhân và cách họ liên hệ với tất cả mọi người (xã hội) và phi nhân loại khác (hệ sinh thái) và, với tư cách là một đoàn thể, cách chúng thích nghi với môi trường.**** Hình ảnh của tác giả

 

Điều này dẫn chúng ta đến một thực tế là mọi thứ đều bắt đầu từ sự chuyển hoá bên trong cá nhân. Trong phương diện cá nhân - ngoài tầm nhìn - trên tinh thân từ bi tâm, vô ngã vị tha và sự bao dung độ lượng là động lực. Tầm nhìn qua sự hiểu biết, cảm thông và thương yêu trở thành trung tâm của sự chuyển hoá này, nó sẽ chuyển hoá dần dần/phản hồi thành kinh nghiệm và kiến thức kinh nghiệm. Trong lĩnh vực thực tế nhất, tu tập thiền định Phật giáo được coi là một công cụ có tác dụng chuyển hoá để mang lại sự bình yên và trong tâm thanh thản hồn nhiên. Do đó, mục đích cuối cùng là giảm thiểu chủ nghĩa cá nhân và kích thích tăng trưởng trong giao lưu tương tác. Sơ đồ cuối cùng sau quá trình chuyển hoá này được hiển thị trong hình 3, trong đó, bằng cách tích hợp các tầm nhìn siêu việt và tầm nhìn cá nhân, có một tầm nhìn trải nghiệm về mối liên kết và sự chồng chéo của các lĩnh vực tương tác phụ thuộc khác nhau: tầm nhìn, cá nhân, xã hội và sinh thái.

 

Hình 3. Mục tiêu cuối cùng là thoát khỏi những giới hạn bao quanh từng lớp và tạo ra ý thức lớn hơn từ sự chồng chéo của hệ sinh thái tầm nhìn-cá nhân-xã hội-hệ sinh thái. Hình ảnh của tác giả.

 

    Kết luận

(Conclusion)

 

Chúng ta đang phải đối mặt với ba cuộc khủng hoảng lớn. Những cuộc khủng hoảng này, đòi hỏi sự cải cách trong mô hình xã hội của chúng ta, mô hình này phải dựa trên một tầm nhìn mới về thế giới. Triết lý đạo Phật bổ chính cho Khoa học, để hỗ trợ cho sự cải cách thiết yếu này, vì sự cải cách này bắt nguồn từ sự chuyển hoá nội tâm của mỗi cá nhân, hoạt động dựa trên sự bình an nội tâm, sự siêu việt, trong thực tại và trên hết là chúng ta sống có sự đồng cảm, chia sẻ là những người sẵn sàng giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình mà không màng đến tư lợi của bản thân. Với triển vọng này, chúng ta có thể giúp giải quyết thách thức tập thể lo lớn này. Để tìm hiểu thêm, chúng ta có thể xem thêm hội thảo “Nguy cơ Khủng hoảng Toàn cầu và Phật giáo Hướng tới một Kiểu mẫu Cải cách” (Global Systemic Crisis and Buddhism Toward a Change of Paradigm).***

 

Tác giả bài viết, Tiến sĩ Jordi Solé, nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực khí hậu, môi trường, sinh thái và năng lượng. Ông đạt được học vị Tiến sỹ Vật lý Ứng dụng tại Đại học Bách khoa Catalonia, và đã tham gia vào 21 Dự án khoa học, trong đó có 4 dự án.

 

Tiến sĩ Jordi Solé đã có 54 bài báo được xuất bản và là nhà phản biện, phê bình cho 7 Tạp chí quốc tế. Ông đã tham dự hơn 50 Hội thảo Khoa học trong nước và quốc tế. Ông đã từng là đồng cố vấn cho hai Luận án Tiến sỹ và là đồng cố vấn của 3 Luận án Tiến sỹ.

 

Tiến sĩ Jordi Solé là thành viên của Hội đồng đánh giá Luận án Tiến sỹ và cấp bằng cấp cao, đồng thời có 14 năm kinh nghiệm trên cương vị Giảng viên các chương trình Thạc sỹ và Đại học, điều phối một số môn học tại Đại học tự trị Barcelona (UAB), Đại học Bách khoa Catalonia (UPC) và Đại học Barcelona (UB). . .

 

Tiến sĩ Jordi Solé đã làm việc trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và báo in, đồng thời viết blog bằng tiếng Catalan về các chủ đề liên quan đến năng lượng, môi trường và tác động của chúng đối với xã hội.

 

Chú thích:

 

* Atmospheric CO₂ concentration (Our World in Data)

 

** Sakya Trichen. 2020. Freeing the Heart and Mind: Part Three: Teachings of the Sakya Path  Boulder, CO: Shambhala Publications.

 

*** Crisis sistémica global y budismo: hacia un cambio de paradigma. Por Jordi Solé (YouTube)

 

**** Lama Rinchen Gyaltsen: Cómo superar el miedo (YouTube)

 

Tác giả: Tiến sỹ 

Việt dịch: Thích Vân Phong

Nguồn: Buddhistdoor Global

 

 

https://www.buddhistdoor.net/Global Systemic Crisis and Buddhism Toward a Change of Paradigm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/12/2024(Xem: 162)
Nghi kỵ, chia rẻ, lòng tham đem lại bao khổ đau bởi chiến tranh, các Tôn giáo chưa đủ năng lực cảm hóa lòng người, mặc dù Tôn giáo có mặt trong nhân loại từ hàng ngàn năm qua, nhưng Tôn giáo vẫn còn khép kín trong phạm trù Tín ngưỡng, phục vụ tín lý, tôn sùng niềm tin, bỏ quên cộng đồng sinh hoạt xã hội.
20/12/2024(Xem: 687)
Đây là lần đầu tiên quý Huynh trưởng cao cấp của tổ chức GĐPT Việt Nam tại Hải ngoại có cơ hội tiếp cận, thăm hỏi với Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ. Cuộc hầu chuyện này xảy ra vào ngày 29 tháng 4, 2021 lúc 8:30PM trên hệ thống Zoom. Sau đó chúng tôi đã gởi đến toàn thể quý Ban Hướng Dẫn các cấp Hải Ngoại và Quốc Gia và những Huynh trưởng có thẩm quyền; sau một thời gian dài im lặng, chúng tôi, vì lợi ích chung của số đông và nhiều người cũng như để tưởng nhớ và biết ơn tình thương bao la của Thầy nói riêng và của Giáo Hội nói chung dành cho tổ chức GĐPT Việt Nam trong và ngoài nước, nên xin mạo muội chia sẻ chung cho đại chúng và quý hàng huynh trưởng các cấp, và xin tóm lược lại những ý chính của cuộc hầu chuyện và lời dặn dò của cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ:
09/11/2024(Xem: 686)
Sự hiện diện Phật giáo Việt Nam tại Mỹ đã có hơn nửa thế kỷ, gắn liền với dòng chảy của lịch sử tỵ nạn và di dân sau chiến tranh và các biến cố chính trị. Trong suốt thời kỳ đầu, nhiều vị Tăng Ni đến Mỹ trong bối cảnh tị nạn, tuổi đã cao và gặp khó khăn trong việc hòa nhập vào xã hội mới do rào cản ngôn ngữ, văn hóa. Điều này đã dẫn đến một hình thức hoằng pháp tập trung chủ yếu vào cộng đồng người Việt. Tuy nhiên, trong những thập kỷ gần đây, nhiều Tăng Ni trẻ đến từ Việt Nam và Ấn Độ thông qua các chương trình du học thậm chí có những vị có học vị tiến sĩ, và qua chương trình định cư Mỹ bằng visa tôn giáo EB-4. Những vị này đến Mỹ với một nền tảng học thuật và sứ mệnh hoằng pháp cho mọi chúng sinh, nhưng thực tế họ lại dường như bị lôi cuốn vào việc xây dựng chùa to, tượng lớn mà lãng quên trọng trách xiển dương Phật pháp đến cộng đồng người bản xứ.
03/11/2024(Xem: 483)
Gia đình Phật tử cần cái Dũng ở mỗi một Huynh trưởng. Nguyên Vinh-Nguyễn Ngọc Mùi.
03/11/2024(Xem: 481)
Trong tổ chức Gia Đình Phật Tử, vai trò và trách nhiệm của các thành viên chủ chốt như Tổng thư ký, Phó Trưởng Ban Điều Hành và Chủ tọa có thể được phân định rõ ràng để bảo đảm buổi họp diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Dưới đây là chi tiết về vai trò và trách nhiệm của từng vị trí.
03/11/2024(Xem: 469)
Trại Huấn Luyện Huynh Trưởng Cấp III – Vạn Hạnh là cấp trại huấn luyện cao nhất trong tổ chức Gia Đình Phật Tử (GĐPT), với mục đích đào tạo những Huynh Trưởng đầy đủ tài và đức để tiếp nối truyền thống di sản và lãnh đạo tổ chức trong tương lai. Các Huynh Trưởng tham dự trại này không chỉ là những người đã gắn bó với GĐPT từ thuở nhỏ, từ Oanh Vũ đến ngành Thiếu, ngành Thanh, và đã trải qua các trại huấn luyện cấp I và cấp II, mà còn là những cá nhân đã khẳng định phẩm chất, năng lực và sự hy hiến của mình cho tổ chức qua nhiều năm tháng sinh hoạt. Do đó, thành phần Ban Quản Trại cho trại Vạn Hạnh cần được chọn lựa kỹ lưỡng để bảo đảm chất lượng truyền thừa tốt nhất có thể, đúng với tinh thần và tôn chỉ của tổ chức.
03/11/2024(Xem: 525)
Câu chuyện tự do ngôn luận dẫn đến cuồng ngôn dường như vẫn là một câu chuyện dài với những cá nhân ảo tưởng sức mạnh quyền lực trên không gian mạng, kèm theo đó là một tâm lý bất ổn, thậm chí không được bình thường, nếu không có sự can thiệp kịp thời và một đời sống tinh thần an ổn. Ngày 01/11/2024, trên mạng xã hội xuất hiện một đoạn video clip phát ngôn của bà Nguyễn Phương Hằng với những lời lẽ nặng nề, thô thiển nhằm công kích và xúc phạm nhắm vào công dân Lê Anh Tú (còn gọi là sư Thích Minh Tuệ) và nhiều người khác, với khẩu khí hằn học đầy tính sân si, bà Nguyễn Phương Hằng dùng những ngôn từ như “mày, tao” khi nhắc về sư Minh Tuệ, sau đó, bà quy kết sư Minh Tuệ bằng lối lập luận vô cùng thiển cận, phàm phu, mang quan điểm cá nhân, thiếu hiểu biết để chà đạp danh dự, nhân phẩm người khác.
02/11/2024(Xem: 516)
Gia Đình Phật Tử là một tổ chức bất vụ lợi được xây dựng dựa trên tinh thần tự nguyện và tự giác của các thành viên. Mục tiêu chính của tổ chức là “Đào tạo thanh thiếu đồng niên trở thành những Phật tử chân chính, góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo.” Sứ mệnh này không chỉ giúp các thế hệ trẻ hình thành nhân cách tốt đẹp mà còn lan tỏa giá trị của Phật pháp vào cộng đồng và xã hội rộng lớn hơn.
02/11/2024(Xem: 447)
Khái niệm “Thế giới phẳng” của Thomas Friedman nhấn mạnh sự kết nối toàn cầu nhờ những tiến bộ công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực điện toán và trí tuệ nhân tạo (AI). Điều này tạo ra cả thách thức và cơ hội cho các tổ chức như Gia Đình Phật Tử (GĐPT) khi thực hiện sứ mệnh của mình trong bối cảnh toàn cầu hóa. Để GĐPT phát triển và duy trì tính phù hợp trước những thay đổi nhanh chóng của công nghệ, điều quan trọng là phải có một tầm nhìn xa và một cách tiếp cận thực tế về cách tổ chức để Ban Hướng Dẫn Gia Đình Ph ật Tử Việt Nam trên Thế Giới(G ĐPTVNTTG) có thể đối mặt với thách thức này:
01/11/2024(Xem: 376)
Việc thành lập Hội Đồng Quản Trị Huynh Trưởng trong Gia Đình Phật Tử (GĐPT) là một sáng kiến chiến lược nhằm duy trì các tiêu chuẩn cao về lãnh đạo, đạo đức, và sự trong sạch của tổ chức. Hội đồng này, gồm những anh chị huynh trưởng mẫu mực và chí công vô tư, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng tổ chức luôn tuân thủ các giá trị cốt lõi và mục tiêu dài hạn của mình. Bài tiểu luận này sẽ khám phá vai trò, trách nhiệm, quyền hạn, và tính độc lập của hội đồng, nhấn mạnh tầm quan trọng của nó trong GĐPT.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]