Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giọt Nắng Bên Thềm Tu Viện Quảng Đức

02/12/202307:38(Xem: 1270)
Giọt Nắng Bên Thềm Tu Viện Quảng Đức


Tu_Vien_Quang_Duc (7)

GIỌT NẮNG BÊN THỀM TU VIỆN QUẢNG ĐỨC, MELBOURNE

Bài của Ni Sư Tâm Vân
Do Phật tử Diệu Danh diễn đọc


 


Tôi trở lại Melbourne vào cuối mùa xuân, lúc này trong suy nghĩ với nhiều cảm xúc nao lòng khó tả, cách đây một giờ đồng hồ được nghe thông báo giảm độ cao để đáp xuống phi trường Melrboune. Bên ngoài cửa sổ máy bay một vùng trời xanh mát.

Hòa mình vào dòng người, những bước chân hối hả của mọi người tiến về phía quầy làm thủ tục nhập cảnh vào nước Úc. Mọi người có thể tự mình làm thủ tục trên máy nhập cảnh cho riêng mình, bởi thời gian vô cùng giới hạn của đội ngũ nhân viên cho việc nhập cảnh, một số người Việt Nam nếu lần đầu đến Úc thì khá khó khăn cho việc nhập cảnh vì trở ngại ngôn ngữ.

Có hai chị em khoảng tuổi trung niên, giọng nói miền Trung, họ đến Úc du lịch và dự đám cưới của cháu gái; nhân viên Hải quan hỏi, nhưng hai chị không hiểu và không trả lời được, trông họ có vẻ nhiều lo lắng. Lúc đó tôi chuẩn bị rời khỏi quầy làm thủ tục để xuống lấy hành lý, thì một nhân viên Hải quan bước tới hỏi tôi có thể giúp cho hai chị hay không? Tôi rất vui và sẵn lòng, nhưng tôi nói với cô nhân viên là tôi chỉ biết nói một chút tiếng anh mà thôi.

Việc đầu tiên là tôi bước tới nói chuyện với hai chị người Việt, nhân viên Hải quan hỏi hai chị đến nước Úc để làm gì và ở bao lâu? Tôi đã cố gắng hết sức để có thể trả lời cho nhân viên Hải quan hiểu được ,…… thế là chúng tôi thuận lợi cùng rời khỏi đó, tôi đưa họ đến chỗ chuyển đồ từ VN đến Melbourne lấy hành lý giúp hai chị, họ bịn rịn và cảm ơn rối rít, tôi phải chia tay với hai chị để đến chỗ khác chuyển hành lý từ Hoa kỳ đến Melbourne, trên đó chỉ còn có hành lý của tôi mà thôi.

Mặc dù chỉ biết một chút tiếng Anh nhưng đây là lần thứ hai tôi làm chuyện này, năm rồi tại phi trường New York, tôi cũng đã giúp cho một gia đình người Việt lần đầu tiên họ đến Mỹ định cư.

Sau 30 phút, tôi nhận hành lý và hoàn tất thủ tục bước ra bên ngoài, sự trang trọng chào đón, những nụ cười ấm áp, những bàn tay thân thương tay nắm chặt tay và những cái ôm ngấn lệ. Tôi thật cảm động khi gặp lại những người thân và quý Phật Tử sau nhiều năm xa cách, nụ cười ấm áp của chúng tôi không thể giấu được những giọt lệ hạnh phúc đầy xúc động.

Giông tố không ngăn được sự bừng sáng của một con tim thánh thiện, ánh sáng rực rỡ của mặt trời chiếu rọi không ấm áp bằng tình người …..Hôm nay cùng với Ngài Viện Chủ và quý Phật tử dùng bữa cơm trưa.

Tản bộ trước sân Tu Viện, hình ảnh Đức Phật Thích Ca Lộ Thiên ngồi yên dưới tàn cây đại thọ với tư thế tam muội Ngài luôn mỉm cười.

Dạo quanh lối đi bộ trước cổng Tam Quan, lặng ngắm những công trình mang hơi thở hồn thiêng sông núi. Đời sống tâm linh là một phần không thể thiếu đối với người dân Việt Nam.

Đi dọc theo hàng hiên, bắt gặp những khóm hoa cúc đủ màu đang khoe sắc thắm, những chùm hoa phượng tím đang nở rộ lung lay trong gió, những tia nắng vàng chiếu rọi trên ngọn cây, khóm lá, tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp. Toàn bộ khung cảnh từ ánh sáng đến cảnh vật bên đường khiến lòng tôi dâng lên một cảm xúc khó tả. Một vẻ đẹp đơn giản của trời Tây nhưng không kém phần uy nghi từ những năm tháng đã trải dài suốt 40 năm TVQDD đã và đang đồng hành chuyển bánh xe pháp trên xứ người.

ni su tam van




Những cảnh vật tuyệt đẹp của tạo hóa, pha lẫn màu xám của mây trời, một vẻ đẹp cho ta nhiều cảm xúc dễ chịu, bạn không thể tưởng được vẻ đẹp do bàn tay khéo léo mà thiên nhiên đã ban tặng.

Tu Viện Quảng Đức là một trong những điểm tựa tâm linh của TP Melbourne, tiểu bang Victoria, Úc Châu.

Mỗi năm có đón đến hàng mấy ngàn Phật tử về hành hương cũng như các du khách trong và ngoài nước ghé thăm.

Khung cảnh bình yên hài hòa giữa cảnh vật thiên nhiên và nhân tạo đã khiến người con Phật phải bồi hồi, lưu luyến khi trở về mái nhà chung mang tên Tu Viện Quảng Đức .

Cảnh đẹp trở nên hoàn thiện và tác động vào tâm hồn con người, đã khiến tôi nghĩ đến cái đẹp cũng chính là đạo đức, cái đẹp đã thanh lọc tâm hồn con người, khiến cho con người trở nên cao thượng thánh thiện và hiền hòa.
Với tôi, mặc dù nhiều năm đi qua theo dòng thời gian nhưng vẫn còn lại những kỷ niệm không bao giờ nhạt phai.

Melbourne dấu yêu.

Thời gian thấm thoát thoi đưa. Vậy là đã hơn mười năm rồi, tôi mới trở lại Melbourne, mà sao thấy quá đỗi gần gũi thân thương. Tôi nhớ từng khuôn mặt của mọi người, nhớ từng tòa nhà, từng công viên xanh mát, từng viên gạch, từng hàng cây, ngọn cỏ và cả những nghĩa trang tĩnh mịch xinh đẹp, nơi tôi đã từng đi qua. Không cần phải vội vàng, cứ thong thả dạo quanh thành phố buồn trên những lối đi yên tịnh, cả một vườn hoa hồng đủ màu trên mộ phần của ai đó.

Melbourne vào cuối mùa hoa nở, những làn gió cuối xuân đã bắt đầu mang theo những cánh hoa rơi rụng. Nước Úc đón tôi bằng màu trời xám nắng như thể báo trước một mùa xuân sắp hết, nhưng những Phật tử tại Tu Viện Quảng Đức lại đón tôi bằng nụ cười ấm lòng và với những cử chỉ dịu dàng đầy quan tâm.

Tôi chợt nhớ, lúc ngồi chờ lên máy bay tại phi trường Los Angeles, có một người đàn ông người Úc, đến bắt chuyện với tôi, ông nói, ông đã có mặt tại phi trường lúc 7 am. Nhưng chuyến bay của chúng tôi đến 9-30 pm mới cất cánh, có lẽ ông đã quá buồn chán vì sự chờ đợi cả ngày nên đã đến nói chuyện với tôi.

Ông nói ông rất hài lòng chuyến du lịch tại Hoa Kỳ và ông cho tôi xem một số hình ảnh nơi ông sinh sống, ông là một chủ trang trại. Ông nói, nếu tôi có thời gian thì ông mời tôi đến trang trại của ông tham quan và thưởng thức một số trái cây trong trang trại của ông.
Ông hỏi tôi có biết nhiều về nước Úc không...? Những câu hỏi của ông làm trái tim tôi bồi hồi, tôi nói với ông bất cứ lúc nào nghĩ về nước Úc lòng tôi cũng nôn nao . Lúc ấy, trong lòng tôi thầm nhủ: "Một thành phố xinh đẹp, một đất nước văn minh và những con người thân thiện đáng yêu đến như vậy làm sao mà tôi không nhớ.

Điều làm tôi ấn tượng nhất không phải là những gì tôi đã cảm nhận. Tại Phi trường lần này, luôn là hình ảnh đầu tiên sẽ ùa về trong tôi mỗi khi nhớ đến Melbourne…

Tại Tu Viện Quảng Đức, quý Phật tử ở đây dành cho nhau một tình cảm đầy tình đạo vị, giữa Thầy và trò, giữa bạn đồng tu, thấp thoáng tôi nghe được những âm thanh dễ thương của các chị Phật tử làm việc trong khu vực nhà bếp. Tỷ ơi xem em làm như vậy có được chưa….hay muội giúp tỷ việc này. Thật là đáng yêu làm sao ấy.

Giây phút này, khiến tôi nhận ra giữa cuộc sống bộn bề nhưng trên khuôn mặt của các chị luôn rạng rỡ tươi cười, giữa cho và nhận, bao dung và nhìn lại, cũng là một sự cho đi; những tổn thương tinh thần cho ai đó, bên cạnh đó sẽ lấy đi một phần hạnh phúc của chính mình.

Quan trọng nhất, là giữa Sư Phụ Viện Chủ, Sư Phụ Trụ Trì với hàng đệ tử họ dành cho nhau đầy sự tin cậy, luôn xem nhau như là một đại gia đình chung.

Lúc này, tôi nhớ đến câu nói của Sư Phụ viện Chủ thường nói:Ta không cần biết người đến từ đâu hay bạn là ai, theo tôn giáo nào, ai đó đang khổ và đang cần, ta chỉ cần biết vậy và ta sẽ làm vơi đi nỗi đau đó.

Quãng thời gian một tuần đã trôi qua, nếu không muốn nói là ngắn ngủi, để có thể hiểu về một môi trường sinh hoạt tại Tu Viện Quảng Đức, có những thiên thần đáng yêu lắm. Những gì đọng lại trong tôi chỉ xin được gọi tên là “Niệm ơn”.


Đâu đó, giữa bộn bề của công việc thường nhật, mùi hương ký ức không thể quên được từ tô phở chay thơm phức của chị Thanh Phi, những món chay phong phú trong nhóm của chị Nguyên Như, đánh thức trong tôi cả một miền tâm tưởng, cho những ai hướng về phương pháp thanh lọc cơ thể bằng những món chay chế biến từ rau củ...



ni su tam van-2

Trưa hôm nay là ngày Sám Hối
Chuông Chùa vang vọng khắp nơi
Cảnh tỉnh trần ai giấc mọng đời
Sức kiệt hơi tàn buông tất cả
Một câu niệm phật thoát luân hồi

Mong là chuyển tải âm hưởng đến người nghe tiếp nhận được chân lý của Phật Đà. phụ trách dàn âm thanh của đạo hữu Quảng Đại Tâm Công Đạo quá tuyệt vời.


Thanh thoát qua tiếng mõ khoan thai trầm bổng của đạo hữu Tâm Từ,cùng tiếng chuông ngân vang của đạo hữu Quảng An như hòa quyện với thanh âm,cũng như bài tụng 5 giới qua giọng của chị Nguyên Giác,thấm đẫm thiền vị giọng tụng kinh của đạo hữu Tâm Từ, khiến cho cả ngôi Phật điện chìm trong tĩnh lặng,mọi người cảm nhận được sự an tịnh và bình yên nơi nội tâm,bạn không cần tìm cực lạc ở đâu xa, sẽ có ngay trong kiếp sống này hiện tại và ở đây.

Anh Tiến Minh Đăng có nụ cười hoan hỷ, anh cùng anh Tâm Từ, anh Quảng An, anh Quảng Khánh Nghĩa luôn có mặt tai linh đường hướng dẫn cho các gia chủ biết cách dâng cơm dâng trà lên Chư hương linh. Anh luôn cẩn thận từng chi tiết nhỏ tại trai đường dâng lên quý Ngài chén trà thơm sau khi thọ trai. Anh hoan hỉ hỗ trợ cho ban hành đường khi cần thiết.

Ta đâu hiểu được những việc nho nhỏ đấy thường khi ta đi tìm những giá trị lớn lao, nhưng đâu biết rằng Những điều khó nhất là những việc đơn giản
xung quanh trong cuộc sống Của chính mình.

Đêm về, chắc hẳn ít nhất đã vài lần bạn đã lắng nghe lời kinh niệm phật nao lòng giữa đêm khuya của Ngài Viện chủ Tu Viện Quảng Đức. Tâm trạng sẽ được an ủi và xoa dịu trong thứ xúc cảm rơi chầm chậm, đưa ta vào giấc ngủ bình yên với nhiều mộng lành ngọt ngào, bất chợt âm thanh trầm hùng qua tiếng mõ rơi nhẹ khoan thai giữa màn đêm cô tịch nơi chốn Thiền Môn.

Lời kinh trong đêm khuya như mang lại làn gió thanh thoát lan tỏa một cõi huyền âm, tiếng kinh cứ từng giọt thấm đẫm tâm thức, len lỏi vào từng ngõ ngách, lời kinh làm rung chuyển mỗi miền không gian, đánh thức cơn mộng mị mê lầm cho tất cả cùng bật dậy một sức sống tỉnh thức.

Ta thoáng thấy thiên đường không mặc cả
Bến nước này xin rũ áo rong chơi

Khi tỉnh ra, ta đặt bớt gánh nặng trên từng dặm đường, đến đây chiêm nghiệm, để rồi tha thứ, bao dung, thấu hiểu, cảm thông và buông bỏ.


Tưởng như lật lại trang xưa
Nhưng không, tôi chỉ mới vừa về đây

Mọi thứ đều quá đỗi thân quen mới như ngày nào. Vẫn những tòa nhà cổ kính đó, vẫn những con đường sạch bóng đó, vẫn những sân ga, trạm xe bus, xe lửa đó và cả tiếng rao bán hàng hối hả của những người con xứ võ Bình Định tại chợ Footscray...

Những giọt nắng bên thềm còn sót lại yếu ớt len lõi trên những chiếc lá, cơn gió lạnh thổi về, để rồi một lần nữa tôi lại nghẹn lòng với cái chạm tay nhẹ lên di ảnh của Cụ Bạch Vân, Dì Ba mẹ anh Tân Huệ Thuyền, Bác Độ Nguyên Lượng, Chú Danh Trí Thanh, chị Hữu Chân Mỹ Lương, chị Quảng Niệm .v.v…. Khoảnh khắc này chỉ thấy phảng phất trong cõi trầm luân nghìn trùng, những cung bậc trầm lặng chỉ còn một làn khói hương mờ ảo mong lung trong tâm trí.

Tiếng chuông đại hồng của bác Mạnh vang lên vào lúc 6 giờ chiều, khiến tâm trạng tôi rơi vào một khoảng trống vắng.

Màu tím chiều chầm chậm
Hoàng hôn xuống âm thầm
Nghe chuông chùa nhẹ rơi
Vang vọng những thanh âm
Giục giã linh hồn nhỏ
Tìm về cõi thiên thanh

Linh hồn ai đó chìm khuất trong cõi hư vô, dù cho có hàng vạn người yêu thương mình, nhưng khi cái chết đến thì chỉ có một linh hồn đơn côi đi về cõi không mà thôi.

Dẫu vẫn biết, sinh ly là chuyện thường hằng, nhưng sự ra đi đột ngột không khỏi để lại nỗi ngậm ngùi…Ngậm ngùi là bởi, người ra đi để lại một khoảng trống không thể bù đắp, thỉnh thoảng cũng cần được sống với một thoáng hồi niệm để cho lòng ấm lại.
Nên chúng ta phải cẩn thận trước mọi chuyện để không là quá muộn, khi mà nhân gian vẫn còn là chỗ để tin cậy.

Về đây tìm lại bóng người
Chỉ còn di ảnh đang cười năm xưa

Sự thanh thản nhẹ nhàng chia sẻ trước nỗi đau mất mát hay tha thứ lỗi lầm của ai đó dành cho họ ngày hôm nay, đó chính là những quà tặng cho bạn của ngày mai.

Tôi tin rằng, những năng lượng diệu kỳ, luôn tồn tại trong vũ trụ bao la này. Hy vọng tình thương yêu và sự thấu hiểu lan tỏa khắp muôn phương, có thể thay đổi cuộc đời cho ai đó đang cần, những gì ta trao tặng vô điều kiện vẫn luôn tồn tại trong trời đất.

Rồi đến một lúc nào đó, chúng ta cảm thấy sự ấm lòng của tình người thầm lặng chia sẻ, là điểm tựa thiêng liêng, ánh mắt sáng trong của ai đó dành cho ta, là khi chúng ta cảm nhận được sợi dây vô hình được kết nối.

Cuộc sống không phải ở chỗ nó đem đến cho ta điều gì, mà ta có thái độ đón nhận với nó ra sao; không phải ở chỗ điều gì xảy ra với ta mà ở chỗ ta phản ứng với những điều ấy.

Một lúc nào đó chúng ta bỗng nhận ra sự vô tình đối với bản thân, với những giá trị khác và những tấm chân tình của mọi người đã dành cho ta, nhận ra sự chưa hoàn thiện của người khác mà quên đi chính mình.

Nhiều khi mình xem thường những gì trước mắt, một đời cứ kiếm tìm những thứ xa xôi, đến khi hiểu ra mới thấy thứ mình cần, lúc trước ở bên cạnh giờ không còn nữa.

Trên dòng đời liên tục chuyện đến đi
Sẽ dễ lạc bước chân di của mình
May mà có pháp cao minh diệu kỳ
Pháp là hướng đạo lộ trình ta đi

Dòng đời nhanh và gọn như từng mùa mưa nắng trong cõi nhân gian nhiều thay đổi, trong suối nguồn đạo tình, nhiều tấm lòng vàng cùng sánh vai, chung tay góp sức với Sư Phụ Viện Chủ làm nên một ngôi phạm vũ. Trong tôi có chút thao thức vì nay lưng của Ngài đã còng, đôi chân đã mỏi không còn nhanh nhẹn như trước và ngay cả hàng Phật tử cũng đã hao mòn theo thời gian.

Hiện tại nơi đây là thời điểm giao thoa giữa mùa xuân và mùa hè, những làn gió mát đang chuẩn bị nhường chỗ cho ánh nắng gay gắt của những buổi trưa hè. Nhưng đối với người con dân Việt lại là thời điểm cố gắng thu xếp những gì tồn đọng của năm cũ, để chuẩn bị tiếp đón mùa xuân của Dân Tộc. Ngoài sân chùa hàng trăm chậu Vạn Thọ và hoa Cúc đang xanh non, hứa hẹn sẽ cho ra nhưng bông hoa nhiều màu sắc rực rỡ, tô điểm chốn thiền môn để đón mừng Xuân Di Lặc. Bắt đầu một chu kỳ mới, một tuần hoàn mới, mọi thứ lại bật dậy một sức sống mãnh liệt. Trên kia Đức Phật vẫn ngồi yên, nhìn xuống mỉm cười.

Viết tại Tu Viện Quảng Đức,Melbourne 30/11/2023
TN Tâm Vân



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/04/2024(Xem: 1324)
Là một con người hay bất cứ loài chúng sanh nào, cũng muốn được sống yên ổn và nhiều hạnh phúc. Biết như vậy nên mỗi người chúng ta hãy cố gắng nỗ lực hoàn thiện bản thân, sống không thù hận, không tị hiềm, ganh tị, không dối trá gạt lường, không tham ô, bốc lột, không tranh giành quyền lực qua nhiều thủ đoạn oán thù. Mà phải sống bằng trái tim biết đến nỗi khổ niềm đau của nhân thế, sống trong hiểu biết và bao dung, giúp đỡ những người thấp yếu hơn mình… Làm được như vậy thì chúng ta, những người con Phật hân hoan đón mừng ngày Phật Đản Sanh mới có ý nghĩa. Để cùng hòa chung niềm vui của những người con Phật, Đạo Tràng Tu Viện Quảng Đức long trọng cử hành Ngày Đại Lễ Phật Đản lần thứ 2648 vào lúc 11 giờ sáng ngày Chủ Nhật 19/05/2024 nhằm ngày 12/4/Giáp Thìn.
20/03/2024(Xem: 733)
An cư kiết hạ là pháp hành quan trọng của người xuất gia, đó là thời điểm chư Tăng Ni dành thời gian cho việc tu học, thúc liễm thân tâm, trau dồi Giới, Định, Tuệ, để tăng trưởng đạo lực sau những ngày tháng dấn thân hoằng pháp lợi sanh. Tại quê nhà, chư Tăng Ni thường tác pháp an cư kiết hạ từ ngày 16 tháng 4 đến ngày 16 tháng 7 âm lịch, đúng theo truyền thống “Tam nguyệt an cư, cửu tuần tu học”. Tuy nhiên khi PGVN truyền ra hải ngoại sau khúc quanh lịch sử 1975, vì hoàn cảnh, địa dư, thời tiết khác biệt với quê nhà nên khóa an cư cũng theo đó mà thay đổi để phù hợp với bối cảnh hiện tại. Theo tinh thần phiên họp định kỳ của Giáo Hội tại Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 21 tại Auckland, Tân Tây Lan, Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 22 năm nay của Giáo Hội được tổ chức tại: Địa điểm:Tu Viện Quảng Đức, số 85-105 Lynch Road, Fawkner, Vic 3060 Thời gian: từ ngày 06 đến ngày 13 tháng 07 năm 2024
01/03/2024(Xem: 6842)
Thưa quý Phật tử, Chư Tổ Sư đã dạy “Cần tu tập để giải thoát như cứu lửa đang cháy trên đầu”, vì thời gian trong đời mình còn lại quá ngắn ngũi, đừng hẹn đến ngày mai những gì mình có thể làm được hôm nay. Quý Ngài cũng nhắc nhở chúng ta “Thiên niên thiết thọ khai hoa dị, nhất thất nhơn thân tái phục nan”, có nghĩa là “Ngàn năm cây sắt ra hoa dễ, một khi mất thân người khó được lại thân”. Đối với người đệ tử Phật chúng ta, nếu ngày nay mình không phát tâm tu tập, thì đừng mong đời mình thăng tiến trên bước đường tâm linh. Mình tự hỏi chính mình là niềm tin của mình vào Chánh Pháp có vững chắc chưa, nội lực tu tập của mình đã được tăng tiến hay chưa? Nếu chưa được tăng tiến và viên mãn thì chúng ta hãy cố gắng phát nguyện, tinh tấn tu tập để sống trọn vẹn.
29/10/2023(Xem: 8469)
Như quý vị đã biết, trước bệnh tình nguy ngập của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, chúng tôi, những pháp lữ và những người học trò trực tiếp hay gián tiếp thọ nhận sự giáo huấn của Người, đã cố gắng trong một thời gian rất ngắn để thực hiện tập Kỷ Yếu này. Do hạn chế về thời gian, Kỷ Yếu chỉ là một tuyển tập đơn sơ gồm những sáng tác văn thơ, nhạc, họa, của chư Tôn Đức và văn thi hữu nhằm biểu lộ niềm tri ân đối với bậc Thầy lãnh đạo nòng cốt còn lại của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, một học giả Phật học uyên thâm hiếm có của Phật giáo Việt Nam. Và cũng chính từ giới hạn đó, chúng tôi đã không kịp nhận được đầy đủ bài vở của chư Tôn Đức, văn thi hữu cùng quý Phật tử có lòng quý kính gửi dâng Hòa thượng Tuệ Sỹ.
05/04/2023(Xem: 20392)
Trang nhà Quảng Đức vừa thành lập Youtube Channel với nickname: Quang Duc Productions để phổ biến tất cả những video bài giảng của Chư Tôn Đức Tăng Ni trong các Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu trong 20 năm qua và vài mươi năm tới. Do vậy, kính mời Chư Tôn Đức và quý Phật tử từ bi hoan hỷ vào link này (bên dưới) và bấm vào chữ “Subscribed” & cái chuông bên cạnh (đầu trang bên phải) để khi có clip mới thì sẽ được tự động sẽ nhận Thông báo,xin lưu ý, chỉ bấm 1 lần duy nhất thôi, nếu bấm 2 lần sẽ vô hiệu hóa, phải bấm lại lần 3), xin Chư Tôn Đức và quý Phật tử hoan hỷ giúp phổ biến thông báo này dùm để ủng hộ Trang Nhà Quảng Đức. Chân thành cảm ơn Chư Tôn Đức và quý Phật tử.
11/04/2024(Xem: 996)
Đến một lúc chợt bàng hoàng thảng thốt! Thì ra cuộc sống này phù du đến thế ư? Chỉ là bao gồm ý nghĩa của những danh từ “Tư tưởng, ý niệm, hành xử, cảm xúc” Trước đối tượng Cảnh, Người được ta liên tục nhận thức !
03/04/2024(Xem: 670)
Quả đúng vậy, chỉ vì một ý nguyện muốn đền đáp ân hội ngộ và duyên được cộng tác với Trạng nhà Quảng Đức do TT Thích Nguyên Tạng Trụ trì Tu Viện Quảng Đức kiêm và Tổng Thư Ký GHPGVNTN tại Hải ngoại Ức Châu & Tân Tây Lan làm chủ biên mà một lần nữa con có đại duyên con được tham khảo lại toàn bộ Cư Trần Lạc Đạo khi đoc qua chi tiết về Tu Viện Quảng Đức để rồi tìm lại một sưu tập cũ thật quý giá có liên quan đến bài Cư Trần Lạc Đạo khiến con suy ngẫm và tư duy nhiều đêm nên cuối cùng kính xin mượn bài viết để nhận sự chỉ dạy của quý Ngài.
01/04/2024(Xem: 678)
Kính bạch HT Viện chủ Thích Thông Mẫn và TT Trụ trì Tu viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng, nhân dịp đến thăm chùa Nam Tiên tại Wollongong/NSW /Úc Châu nhìn đại Hồng chung nơi chùa ấy khiến gợi nhớ con về hình ảnh livestream những buổi thỉnh đại Hồng chung tại Tu Viện Quảng Đức rất da diết thân thương. Kính dâng quý Ngài và quý đạo tràng ĐGĐQĐ vài vần thơ vụng nhưng rất chân thành của con và kính chúc quý Ngài pháp thể khinh an, giới hạnh trang nghiêm, huệ đăng thường chiếu để hộ trì Chánh Pháp, phổ độ chúng sanh. Mỗi lần nghe Đại Hồng chung được thỉnh vào thời sớm mai, chiều …gợi nhớ ! Âm thanh thánh thiện đó vẫn theo con trên những bước du phương, Vừa thanh thoát, vừa uy nghi lại nhắc nhở VÔ THƯỜNG ! Có lúc lại nghiêm khắc như răn dạy những ai còn phiêu lãng!
29/03/2024(Xem: 861)
“Nam mô đại bi Quán Thế Âm Nguyện con mau biết tất cả pháp.” “Nam mô đại bi Quán Thế Âm Nguyện con sớm được mắt trí huệ.” “Nam mô đại bi Quán Thế Âm Nguyện con mau độ các chúng sanh.” “Nam mô đại bi Quán Thế Âm Nguyện con sớm được phương tiện khéo.” “Nam mô đại bi Quán Thế Âm Nguyện con mau lên thuyền Bát nhã.”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567