Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tìm Về Cửa Phật

16/05/202307:36(Xem: 1860)
Tìm Về Cửa Phật


gdpt thien tri (9)
Tìm Về Cửa Phật

Trần Thị Nhật Hưng



Bà Tâm tẩn mẩn soạn quần áo cho khóa tu học bỏ vào va ly. Nào áo tràng, vạt hò, dép, túi ngủ..v.v..những thứ cần thiết mà ban tổ chức dặn dò. Lòng bà hân hoan vui sướng khi nghĩ gặp lại Thầy, Cô và bạn bè thiện hữu tri thức mà đã hơn hai năm qua vì dịch bịnh Covid đã ngưng trệ mọi sinh hoạt. Đối với bà, khóa tu của anh em Gia Đình Phật Tử (GĐPT) Thiện Trí tại Thụy Sĩ hằng năm tổ chức liên tiếp năm ngày vào dịp nghỉ lễ Thăng Thiên của Thiên Chúa Giáo bà luôn ưu tiên hàng đầu trong cuộc sống tâm linh của bà. Đã tới khóa thứ 14, mỗi năm, khi nhận được mail thông báo, bà luôn là người ghi tên đầu tiên. Với tâm thành “mở hàng“ (nói cho vui vậy thôi) nên đã 14 năm qua, trừ hai năm Covid tổ chức online, năm nào cũng được...“đắt hàng“, Phật tử tham dự đông đảo. Bà vui với niềm vui đơn giản như thế.

Bây giờ, khóa học trở về. Vài hôm nữa thôi, bà khăn gói lên đường. Cùng đi với bà có ông Tâm, chồng bà. Ông đã 85 tuổi. Cái tuổi gần đất xa trời, nhưng nhờ sự chăm sóc của bà bấy lâu, ông vẫn còn khỏe mạnh. Khỏe theo cái nghĩa, còn đi đứng được dù chậm chạp; trí não có hơi lẩn, hay quên nhưng dù sao vẫn còn nhận ra bà và bạn bè. Ông và bà luôn sát cánh bên nhau sau thời gian dài hơn 13 năm xa cách do biến cố 1975 ông vào tù cải tạo. Bây giờ thì đi đâu làm gì, ông bà luôn líu ríu bên nhau, luôn có đôi, nhất là đi chùa và tham dự các khóa tu học nên bạn bè thường tặng cho ông bà danh hiệu “Cặp đôi hoàn hảo“. Bà vui lắm, cười xẻn lẻn với danh xưng đó. Có đâu như tác giả nào bà từng đọc, ví von những người già lẩn thẩn quanh quẩn suốt ngày trong nhà như ông bà, ra vô đụng mặt nhau, không còn lời nào để nói cho nhau như “Hai con khỉ già“ cho dù có giống ...khỉ già đi chăng nữa!

Hôm nay cũng như bao khóa tu trước, lần nào bà cũng sốt sắng hăng hái lo cho ông. Bà mong ông sau này khi cả hai trăm tuổi, ông và bà cùng nhau lên Niết Bàn, không thể để một người lặn ngụp một mình trong cõi ta bà, do vậy, bà luôn nhắc nhở, khuyến tấn ông tu học trong mọi lúc mọi nơi, cả lúc tụng kinh hằng đêm trước khi đi ngủ. Cũng may, ông vốn là người mộ Phật nên bà gặp thuận duyên dễ dàng...độ ông. Quí Sư đã chẳng dạy, người Phật tử đến chùa “Thượng cầu Phật đạo. Hạ hóa độ chúng sanh“. Không chỉ học cho mình (thành Phật) mà còn phải biết dấn thân phát Bồ Đề Tâm đưa người khác sang sông, sang bờ giải thoát mà đạo Phật gọi là thực hành “Bồ Tát đạo“, hoặc phải biết “Hộ trì Chánh Pháp“, nghĩa là dùng mọi phương tiện bằng nhiều pháp môn tùy khế cơ (trình độ người nghe), khế lý (hợp với giáo lý nhà Phật) truyền bá cho những người khác mà ta có cơ duyên thân cận. Và,...chúng sinh bà muốn...độ, gần gũi thân thương nhất không ai khác hơn là ông Tâm, chồng bà. Chỉ...độ mình ông thôi, bà đã mệt...phờ râu! (dù bà không có râu!)

Đúng ngày giờ khóa tu, ông bà hăng hái “khăn gói quả mướp“ lên đường.
***

Tòa nhà tổ chức tu học tọa lạc tại một thị trấn xa phố thị. Thường thì trên núi, hẻo lánh, nhưng đặc biệt vài năm nay, kể từ khi thuê được chỗ đầy đủ tiện nghi, rất thuận tiện đi lại, dung chứa trên 100 người, anh em GĐPT Thiện Trí đã chọn nơi này tổ chức khóa tu.

Ông bà đến nơi kịp lúc trước khai mạc.
Sau hơn hai năm xa cách, mọi người gặp nhau tay bắt mặt mừng vui như ngày hội. Kẻ qua, người lại, lăng xăng với công việc của mình. Nào ban văn phòng, nào ban tiếp tân, nào ban trai soạn, và cả gian hàng phát hành sách báo kinh Phật và vật phẩm Phật giáo.

Lẫn trong tiếng cười nói, mùi nhà bếp tỏa hương vị thơm tho do ban trai soạn chuẩn bị. Chao ôi, cực lạc ở đâu xa, đang hiện hữu ngay cõi ta bà này.
Khóa tu ngày có ba thời. Ba bữa ăn: Sáng, trưa, tối. Ba thời học giáo lý và hai thời tụng kinh: Sáng sớm hạ thủ công phu và xế chiều tụng kinh A Di Đà.
Trong khóa tu, giáo lý, lời Phật dạy thể hiện qua những lời giảng của Quí Sư vẫn là điều quan trọng nhất. Có học, có hiểu mới có thể tăng trưởng niềm tin, vì tin là nguồn năng lượng để thực hiện đường đạo áp dụng vào đời sống mới cầu được an lạc, giải thoát.

Nhiều đề tài, ngoài giảng dạy, để buổi học được sôi nổi không nhàm chán hay buồn ngủ, Quí Sư đưa ra cho học viên thảo luận. Bà Tâm chú ý nhất những vấn đề thiết yếu trong cuộc sống ảnh hưởng đến đời bà.

Chẳng hạn bàn về vấn đề “Tha thứ“, Thầy đặt câu hỏi, là Phật tử, với tấm lòng từ bi, hỉ xả có dễ dàng...tha thứ không? Ôi, bao dung cho kẻ có tội, gây phiền não cho mình, chậc...chậc...chậc...không dễ dàng tí nào, vì mình cũng chỉ là con người với đủ tham, sân, si, mạn nghi, ác kiến..v.v..cũng chỉ là người đang tu tập, tu Phật hòng thăng hoa lý trí, tình cảm, không chấp thủ bất cứ ai, bất cứ điều gì mới may ra trải rộng tâm từ mà tha thứ được, nếu không thì, chẳng những không...bao dung mà còn...bung dao ăn tươi nuốt sống người ta nữa!

Thầy nhấn mạnh, cốt lõi trong kinh Duy Ma Cật có dạy rằng, chúng ta nên tập nhìn tất cả chúng sinh là Bồ Tát đang thị hiện giúp mình tu tập. Rồi với tâm bình đẳng hãy quán chiếu chúng sinh đều là cha mẹ, anh em, con cái của chúng ta từ nhiều đời nhiều kiếp sẽ có cái nhìn bao dung và dễ dàng tha thứ hơn.

Buổi học kế tiếp, bàn đến vấn đề Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng). “Bảo„ nào quan trọng nhất?
Chao ôi, lớp học xôn xao thảo luận, kẻ thì cho:
- Pháp Bảo quan trọng nhất, vì Pháp Phật dạy chúng ta con đường hành đạo để trở nên con người thiện lương hữu dụng đem an lạc cho mình và cho người.
Kẻ khác thì:
- Tăng Bảo quan trọng nhất vì không có Tăng lấy ai giảng dạy cho mình hiểu Pháp Phật!

Riêng bà Tâm thì:
- Tam Bảo đều quan trọng như nhau. Có cái này mới sinh ra cái kia. “Bảo“ này hỗ tương cho “Bảo“ kia. Tuy nhiên, nếu không có Phật thị hiện hóa độ chúng sanh thì làm sao có Pháp và Tăng. Do vậy với bà, Phật Bảo vẫn trên hết!

Nhưng thôi, mỗi người học, tùy nhận thức của mình miễn sao cứu cánh cuối cùng vẫn là qui y Tam Bảo để trở thành Phật tử chân chính.
Lớp học còn sôi nổi với đề tài “Thiện ác giữa đạo và đời“. Thiện thì đơn giản rồi, nhưng ác, thế nào mới gọi là ác?

Lớp học lại xôn xao thảo luận, cuối cùng ai ai cũng thống nhất cho rằng:
- Ác là làm tổn thương, tổn hại, đau khổ cho người khác về mặt tinh thần lẫn thể xác cũng như vật chất, phát xuất từ cái tâm hành hạ hoặc do tham lam, mưu đồ đạt mục đích riêng.

Những ví dụ thiết thực trong đời sống đã chứng minh điều đó. Như ngày xưa, vua Lê Long Đỉnh cai trị nhân dân một cách tàn độc, ác tâm đưa ra những cách trừng trị, giết người một cách dã man như róc mía trên đầu nhà sư, lấy rơm quấn vào người tội nhân rồi châm lửa đốt..v.v..như thế thì vô cùng độc ác. Còn ngày nay, tại Việt Nam, không chỉ năm 1954 với chủ trương đấu tố và tiêu diệt địa chủ lập ra những tòa án nhân dân giết người không gớm tay, mà ngay sau 1975, với chính sách khắc nghiệt, thù hằn, giam tù không thời hạn những thành phần viên chức chế độ cũ, gây bao đau thương, chết chóc và tan tác chia lìa cho bao gia đình kêu Trời không thấu cũng xem là ác độc (điều này ai cũng biết rồi. “Khổ lắm, biết rồi, nói mãi“). Chưa kể, để có một cuộc sống xa hoa với những siêu xe biệt thự đem lợi cá nhân, gia đình, gia tộc, các vị thứ trưởng, bộ trưởng y tế không ngần ngại ký giấy bán thuốc ung thư giả, thuốc trị Covid giả, kháng sinh giả v.v. hay nạn tham nhũng hoành hành, phá hoại tài nguyên quốc gia, chiếm đoạt tài sản của nhân dân phó mặc nỗi đau khổ uất ức của nhân dân cũng đều xem là những hành động ác độc. Những bà mẹ ghẻ, dượng ghẻ hành hạ đánh đập con riêng của chồng, của vợ bầm dập mình mẩy từ ngày này qua tháng khác đến nỗi đứa bé tử vong không còn tàn nhẫn nào hơn!

Còn những việc làm của vị đồ tể, hay các bà nội trợ cắt cổ gà nấu giỗ..v.v.., tuy cùng một hành động làm đau khổ về mặt tinh thần và thể xác nhưng không với cái tâm hành hạ thì không cho là ác. Tuy nhiên, vẫn tạo nghiệp xấu, nếu học Phật và hiểu Pháp trong Bát Chánh Đạo, để tránh mang nghiệp, người Phật tử thực hiện Chánh Nghiệp không tham sân si xâm hại đến tài sản nghề nghiệp, địa vị của người khác mà biết tôn trọng sự sống của muôn loài; hoặc Chánh Mạng biết chọn nghề nghiệp chân chánh, tránh xa những nghề xấu như bán độc dược, thuốc giả, phun hóa chất, đồ tể, đánh bắt thú vật để ăn thịt..v.v..và biết ăn chay để tránh sát sanh thì vẫn tốt hơn.

Ôi nói chung, những việc ác của thế gian, tất cả đều từ tâm thức (tâm khởi), do cảnh giới tác động, từ vô minh chúng sanh mê dại, đắm chìm trong ngũ dục, không biết phải trái, chấp ngã gây ra hành động phiền não cho người khác. Để giải quyết, Đức Phật đã thị hiện cõi ta bà này mong chúng ta học Pháp, hiểu Pháp, thực hành đúng Pháp mới mong đem an lạc cho mình và cho người.

Và muốn được vậy, người Phật tử, phải xây dựng xã hội theo tinh thần Phật Pháp.

Và xây dựng như thế nào, đó là câu hỏi để mọi người tiếp tục thảo luận.

Xây dựng xã hội có hai yếu tố, thứ nhất, đối với tự thân phải hiểu bản chất vô ngã; thứ hai, phải rèn luyện mình trong giới, định và huệ! Có định mới có thể rời khỏi dục giới để bước vào cảnh trời sắc giới không bị tham dục chi phối, đó là trạng thái lý tưởng của cõi Tịnh Độ, tuy nhiên, định không tồn tại lâu, bị chi phối bởi vô thường, nhập rồi xuất để rồi từ cảnh sắc giới lại rơi về dục giới, do đó, luôn cần giới và chỉ cần ngũ giới: Không trộm cắp, tà dâm, nói dối, bia rượu, sát sanh nếu thực hiện được bấy nhiêu thôi đã có thể duy trì và xây dựng một xã hội tốt đẹp với những con người thiện lương, có đạo tâm.


gdpt thien tri (1)gdpt thien tri (2)gdpt thien tri (3)gdpt thien tri (4)gdpt thien tri (5)gdpt thien tri (6)gdpt thien tri (7)gdpt thien tri (8)gdpt thien tri (9)gdpt thien tri (10)gdpt thien tri (11)



Ngay Ngài Khổng Tử, triết gia Trung Hoa cũng khẳng định, muốn làm “việc lớn“ gánh vác một cách tốt đẹp đại sự quốc gia và thiên hạ, con người cần các yếu tố: Tu thân - tề gia - trị quốc - bình thiên hạ. Mà tu thân thì không ngoài ngũ giới của đạo Phật, vì thế nước ta ngày xưa từng sinh hoạt theo tam giáo đồng nguyên: Phật – Lão - Khổng (Khổng Tử).
Bà Tâm và ông Tâm say sưa nghe Pháp, có những điều ông bà từng nghe qua, nhưng nghe lại cũng không sao như nhắc nhở ông bà lời Phật dạy.
Có một sự kiện, hồi nhỏ, hồi trẻ từng tham gia trong Gia Đình Phật Tử nghe hoài ba chữ Bi- Trí- Dũng nhưng ít ai quan tâm kể cả bà để hiểu thấu đáo ba chữ đó. Thì nay, nhân anh em GĐPT tổ chức khóa tu đã đem ra mổ xẻ.

Một câu hỏi đặt ra, sự khác biệt của Từ Bi trong đạo và đời như thế nào? Trước tiên, nên hiểu rõ nghĩa của hai chữ Từ Bi: Từ là ban vui, chia xẻ. Bi là cứu khổ mang tính chất hy sinh.
Ngoài đời, và người đời, với lòng từ bi, người ta có thể giúp đỡ nhau nhưng còn biết chọn và suy nghĩ ai và sự kiện nào nên giúp.
Còn trong đạo thì từ bi rộng lớn hơn, yêu tất cả chúng sanh dù đối phương có là kẻ thù gây phiền não cho mình cũng dễ dàng tha thứ.
Một câu chuyện kể rằng, có hai vị thiền sư khi đi ngang một con sông, vị sư phụ thấy con bọ cạp rớt xuống sông, ngài đưa tay vớt nó lên, không ngờ nó cắn tay ngài. Lần khác, cũng đi ngang qua một dòng sông, vẫn thấy một con bọ cạp rớt xuống sông, vị sư phụ vẫn lại vớt nó lên, nó lại cắn tay ngài. Vị đệ tử bất bình lên tiếng:
- Bọ cạp dữ dằn như vậy, sao ngài luôn cứu nó làm chi?
Không ngần ngại, vị sư phụ trả lời:
- Từ bi là bản chất của một thiền sư có tâm Phật nên ta cứu nó. Còn cắn là bản chất của loài bọ cạp.

Qua câu chuyện trên để thấy rõ sự khác biệt của lòng từ giữa đạo và đời.

Còn đối với GĐPT, Bi-Trí-Dũng luôn đi kèm nhau, là châm ngôn nhắc nhở mỗi khi sinh hoạt. Bởi vì, dũng mà không có bi và trí sẽ trở thành tàn bạo. Và bi mà thiếu trí, không hiểu biết, không học, không hành có thể đưa đến phá hoại. Do vậy, người huynh trưởng đến với các em đoàn sinh không chỉ phát xuất từ tình thương (từ bi) mà cần có trí mới hướng dẫn các em, những em chưa biết đạo, chưa hiểu đạo, đi vào đường đạo. Nhưng không phải con đường nào cũng dễ dàng mà không gập ghềnh chông gai nên người huynh trưởng cần có dũng vượt mọi trở ngại, khó khăn với sự quyết tâm xây dựng, như một vị Bồ Tát thực hành “Bồ Tát Đạo“ trong tinh thần rất rõ ràng, hiểu biết mình đang làm gì với mục đích gì mà lời chào “tinh tấn“ mỗi khi sinh hoạt để thể hiện tinh thần quyết tâm thực hiện.

Với những gian lao vất vả hy sinh thời gian, công sức cả tiền bạc, nếu trong Kiều, Cụ Nguyễn Du cho là: “Đã mang lấy nghiệp vào thân, xin đừng trách lẫn Trời gần Trời xa“, thì đối với anh chị huynh trưởng trong GĐPT, sẽ không cho đó là nghiệp, mà một lúc nào đó, chuyển nghiệp thành nguyện, phát nguyện Bồ Tát Hạnh hộ trì Chánh Pháp trong tinh thần Bi-Trí-Dũng xây dựng những con người thánh thiện, có đạo tâm hiểu giáo lý của Phật.
Đức Phật ngày xưa, ngay khi còn là Thái tử, nhờ trí tuệ nhìn ra nỗi khổ cõi ta bà này, và vì tình thương chúng sanh, Ngài đã dũng cảm từ bỏ ngai vàng điện ngọc cung son, vợ đẹp con ngoan dấn thân tìm con đường giải thoát dẫn dắt chúng sanh thoát khỏi luân hồi. Ôi, tinh thần Bi-Trí-Dũng cao cả là như thế!

Năm ngày tu học với những buổi giáo lý, đối với ông bà Tâm tuổi tác “gần đất xa Trời“, học được là điều đáng quí, hành được càng tốt hơn, và ông bà tâm nguyện sẽ cố gắng vì đó là cách báo ân Phật.

Xen trong khóa tu, còn có một buổi lễ đặc biệt: Mừng Chu Niên 30 năm của GĐPT Thiện Trí để kỷ niệm và nhắc nhớ lại từ thuở ban sơ xây dựng gia đình đã vô vàn khó khăn mà gìn giữ cho đến ngày nay, sau 30 năm, qua bao thăng trầm của tổ chức, càng khó khăn hơn.

Đặc biệt nữa, sau này, với tâm lực và sức lực vững vàng, GĐPT Thiện Trí còn tổ chức khóa tu hằng năm cho bà con Phật tử tại quản hạt qui về, trước là tìm về nếp sống đạo quên đi những tháng ngày tha hương buồn chán còn học Pháp để tu dưỡng thân tâm trở thành Phật tử chân chính. Trong thâm tâm, bà Tâm vô cùng ngưỡng mộ.

Cuối khóa còn có chương trình văn nghệ do chính các em trong GĐPT thực hiện. Nào hát, múa, đàn tranh, đờn cò, kịch xoay quanh nội dung về đạo pháp. Tiết mục nào cũng hay và có ý nghĩa. Ôi, các em giỏi quá chừng chừng!

Nhìn chung khóa tu không điểm nào chê hết vì ai ai cũng thể hiện tinh thần “Phục vụ chúng sanh là cúng dường Chư Phật“. Riêng ông bà Tâm già nua lụm khụm đâu giúp được gì, chỉ sự hiện diện quan tâm của ông bà cũng là niềm khích lệ ủng hộ tinh thần anh em, những hạt giống Bồ Đề mà ông bà nghĩ sẽ nảy mầm trong tương lai đóng góp phần nào cho sự phát triển và duy trì mạng mạch Phật Giáo.

Sau năm ngày, ông bà Tâm trở về nhà, lòng nhẹ nhàng lâng lâng tưởng như vừa du lịch...cõi Tịnh Độ về. Bà Tâm nhìn sang ông, cùng lúc ông cũng nhìn sang bà. Hai ông bà âu yếm nhìn nhau, mỉm cười, nheo mắt:
- Mình cố giữ gìn sức khỏe, năm tới tham dự khóa tu nữa, nha ông.
Ông Tâm hoan hỉ gật đầu:
- Ừm, tuổi như mình, lo “Tìm Về Cửa Phật“, sau này mong gặp được Phật, đã vậy ngay giờ, còn duy trì danh hiệu “Cặp đôi hoàn hảo“ như mọi người nghĩ, phải không bà?!

TTNH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/01/2025(Xem: 780)
Bản tin Mừng Xuân Ất Tỵ 2025 của Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu
01/01/2025(Xem: 669)
Chiều ngày 25/12/24 Anh Chị Em Huynh Trưởng khắp liên bang hội tụ về tu viện Quảng Đức với tư thế sẵn sàng cho buổi họp tổng kết một năm hành hoạt và kế hoạch năm mới của Ban Hướng Dẫn Úc Đại Lợi. Trại sinh Huyền Trang bắt đầu giai đoạn 2 với đề thi nhập trại (Trại Huyền Trang kéo dài 3 năm/3 giai đoạn: giai đoạn 1 học hàm thụ trực tuyến, giai đoạn 2 thụ huấn 5 ngày tại trại, giai đoạn 3 hội thảo kết khoá vào cuối năm 2026) Lễ Khai Mạc Liên Trại Sáng ngày 26/12/24, tại Chánh điện chùa Quang Minh, Melbourne, lễ khai mạc liên trại đã diễn ra trong không khí trang nghiêm mở đầu hành trình 5 ngày tu học và rèn luyện dành cho các Huynh Trưởng từ khắp nơi. Sau lễ khai mạc, trại sinh cùng Ban Quản Trại di chuyển đến Alexander Resort, nơi chương trình trại chính thức triển khai theo đúng đề án đã định.
03/11/2024(Xem: 464)
Gia đình Phật tử cần cái Dũng ở mỗi một Huynh trưởng. Nguyên Vinh-Nguyễn Ngọc Mùi.
03/11/2024(Xem: 466)
Trong tổ chức Gia Đình Phật Tử, vai trò và trách nhiệm của các thành viên chủ chốt như Tổng thư ký, Phó Trưởng Ban Điều Hành và Chủ tọa có thể được phân định rõ ràng để bảo đảm buổi họp diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Dưới đây là chi tiết về vai trò và trách nhiệm của từng vị trí.
03/11/2024(Xem: 443)
Trại Huấn Luyện Huynh Trưởng Cấp III – Vạn Hạnh là cấp trại huấn luyện cao nhất trong tổ chức Gia Đình Phật Tử (GĐPT), với mục đích đào tạo những Huynh Trưởng đầy đủ tài và đức để tiếp nối truyền thống di sản và lãnh đạo tổ chức trong tương lai. Các Huynh Trưởng tham dự trại này không chỉ là những người đã gắn bó với GĐPT từ thuở nhỏ, từ Oanh Vũ đến ngành Thiếu, ngành Thanh, và đã trải qua các trại huấn luyện cấp I và cấp II, mà còn là những cá nhân đã khẳng định phẩm chất, năng lực và sự hy hiến của mình cho tổ chức qua nhiều năm tháng sinh hoạt. Do đó, thành phần Ban Quản Trại cho trại Vạn Hạnh cần được chọn lựa kỹ lưỡng để bảo đảm chất lượng truyền thừa tốt nhất có thể, đúng với tinh thần và tôn chỉ của tổ chức.
02/11/2024(Xem: 494)
Gia Đình Phật Tử là một tổ chức bất vụ lợi được xây dựng dựa trên tinh thần tự nguyện và tự giác của các thành viên. Mục tiêu chính của tổ chức là “Đào tạo thanh thiếu đồng niên trở thành những Phật tử chân chính, góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo.” Sứ mệnh này không chỉ giúp các thế hệ trẻ hình thành nhân cách tốt đẹp mà còn lan tỏa giá trị của Phật pháp vào cộng đồng và xã hội rộng lớn hơn.
01/11/2024(Xem: 363)
Việc thành lập Hội Đồng Quản Trị Huynh Trưởng trong Gia Đình Phật Tử (GĐPT) là một sáng kiến chiến lược nhằm duy trì các tiêu chuẩn cao về lãnh đạo, đạo đức, và sự trong sạch của tổ chức. Hội đồng này, gồm những anh chị huynh trưởng mẫu mực và chí công vô tư, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng tổ chức luôn tuân thủ các giá trị cốt lõi và mục tiêu dài hạn của mình. Bài tiểu luận này sẽ khám phá vai trò, trách nhiệm, quyền hạn, và tính độc lập của hội đồng, nhấn mạnh tầm quan trọng của nó trong GĐPT.
26/10/2024(Xem: 786)
Trong bất kỳ tổ chức nào, và Gia Đình Phật Tử không ngoại lệ, tính minh bạch và cởi mở là rất quan trọng trong việc duy trì niềm tin vào tổ chức và sự tin cậy giữa tất cả các thành viên. Để bồi dưỡng tinh thần minh bạch, khách quan, việc phổ biến biên bản họp một cách rộng rãi và kịp thời là điều cần thiết. Cách làm này không chỉ đảm bảo rằng tất cả các thành viên đều nhận được thông tin kịp thời mà còn tạo ra một môi trường cởi mở và có trách nhiệm giải trình.
26/10/2024(Xem: 715)
Trong Gia Đình Phật Tử Việt Nam, vai trò của Liên Đoàn Trưởng (LĐT) là vô cùng quan trọng đối với sự thành công và sức sống của toàn bộ tổ chức. Tương tự như nền móng của một tòa nhà nguy nga vậy, sức mạnh của một đơn vị tại địa phương sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và tiến bộ của các cấp Miền và Trung ương. Một đơn vị vững mạnh sẽ củng cố Ban Hướng Dẫn Miền, từ đó giúp Ban Hướng Dẫn Trung Ương phát triển và lớn mạnh. Vì vậy, sứ mệnh mà Liên Đoàn Trưởng đảm nhận không chỉ có ý nghĩa đối với đơn vị mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cả tổ chức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]