Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tôn giáo trong Tương lai

21/04/202217:28(Xem: 2207)
Tôn giáo trong Tương lai

Anam Thubten Rinpoche

Tôn giáo trong Tương lai

(The Religion of the Future)


 

Gần đây một báo cáo Trung tâm nghiên cứu Pew, bể tư duy lớn thứ ba ở Washington, DC, dự đoán rằng một số tôn giáo lớn trên thế giới sẽ mở rộng, ngoại trừ đáng quan tâm là đạo Phật, những tôn giáo được dự báo sẽ giảm trong vài thập kỷ tới. Do đó các bạn có thể tìm thấy, thật khó hiểu khi tôi sẽ đặt tên cho Phật giáo là tôn giáo trong tương lai khi Trung tâm nghiên cứu Pew đang dự đoán về sự suy tàn của tôn giáo.

 

Cuối cùng, không có một khía cạnh nào của trí tuệ Phật giáo mà khoa học có thể phủ nhận được, từ khái niệm luân hồi đến tính không. Sự luân hồi được hiểu trong đạo Phật hoàn toàn khác với sự miêu tả của Ấn Độ giáo. Đức Phật dạy răng, cái "Ngã" (Tôi) cá nhân ích kỷ không tồn tại và cái du chuyển từ đời này sang đời khác là ý thức thuần túy. Vì không có gì tuyệt chủng hoàn toàn trong vũ trự - nó chỉ thay đổi về hình thức - ý thức của chúng ta sẽ tiếp tục tồn tại. Theo sự hiểu biết của tôi, không có khoa học chân chính nào có thể phủ nhận thuyết luân hồi của đạo Phật. Sự thật là hầu hết các Phật tử không hiểu ý nghĩa thực sự của luân hồi do Đức Phật thuyết; Sự hiểu biết của họ là vô thức dựa trên sự chuyển đổi của một số loại bải thân cá nhân tự trị. Khoa học thần kinh hiện đại cũng đã đi đến kết luận rằng không có cái "Ngã" (Tôi) cá nhân, tương ứng với chính điểm tựa của giáo lý đạo Phật, "Vô ngã" (Skt: anatman).

 

Đạo Phật có cả một kho tàng giáo lý đa dạng và thực hành phong phú đáng kinh ngạc để phát triển tình yêu thương và từ bi tâm đối với tất cả chúng sinh có thể được áp dụng phổ biến, xuyên thấu thời gian và các nền văn hóa. Chánh niệm hiện đã được mọi người từ mọi tầng lớp đón nhận một cách trọn vẹn. Ngày nay, các bạn sẽ thấy các giáo viên, giáo sư, chính trị gia, ngôi sao điện ảnh, cảnh sát và những quân nhân trong các lực lượng vũ trang quân đội thực hành chánh niệm, ngay cả ở thế giới phương Tây, nhờ sự lao động không biết mệt mõi của những bậc thầy phi thường như Tiến sĩ Tâm lý học Trị liệu, Giáo thọ Thiền sư Cư sĩ Jack Kornfield và nhiều người khác. Lợi ích của thiền chánh niệm đã được chứng thực bằng thử nghiệm khoa học, điều này đang giúp làm cho việc thực hành thiền chánh niệm trở nên phổ biến mỗi ngày hơn. Ngay cả một số tín đồ và các vị chức sắc Thiên Chúa giáo và tín đồ Hindu giáo cũng đã chấp nhận sự hấp dẫn phổ quát và không thể phủ nhận sức mạnh phi thường trong thiền chánh niệm.

 

Dự đoán các tôn giáo khác sẽ phát triển, chủ yếu ở các nước đang phát triển, trong tương lai gần nơi sự phát triển giáo dục, kinh tế được cho là tụt hậu. Nhưng nền văn hóa này không chỉ giữ vững truyền thống của họ mà còn sinh ra nhiều thế hệ trẻ hơn vì sự an toàn cá nhân, tạo ra một thế hệ mới tiếp nối truyền thống và văn hóa của họ. Khi một xã hội trở nên thịnh vượng và giáo dục, công dân của họ nói chung trở nên khoa học và thế tục hơn.

 

Trái ngược với dự báo của Trung tâm nghiên cứu Pew, cuối cùng giả sử phần lớn thế giới có khả năng sẽ bước vào sân chơi câu lạc bộ "các quốc gia phát triển" và sẽ ngày càng trở nên hiện đại hóa. Sau đó, đạo Phật có thể là một sứ mệnh duy nhất là phục vụ nhu cầu tâm linh của nhiều người có thể không liên quan đến hữu thần. Đây là lý do tại sao Albert Einstein Nhà khoa học vĩ đại nhất thế kỷ 20 (1879-1995) nói rằng: “Nếu có một tôn giáo nào tương thích với những nhu cầu khoa học tiên tiến thì đó chính là Phật giáo”. Tôi không nói rằng, chúng ta nên thay đổi Phật giáo để phù hợp với khoa học - những nỗ lực như thế nguy hiểm và có thể làm giảm sự thậm thâm vi diệu của bản chất đạo Phật. Thay vào đó, là một lời kêu gọi để nhận ra rằng, về bản chất đạo Phật đã mang tính khoa học. Tôi cũng không cố tạo ra một nhịp cầu nối giữa khoa học hiện đại và đạo Phật bằng cách thúc đẩy các nhà khoa học, chẳng hạn như lý thuyết về thiết kế thông minh, một khái niệm do một số nhà hữu thần phát minh ra ý định cụ thể.

 

Các vị tăng sĩ, giáo thụ sư, giảng sư Phật học Châu Á phải thức tỉnh thực tế này. Họ không chỉ nên tập trung vào việc thực hành thiền định cho bản thân mà còn nên dạy cho các cộng đồng cư sĩ Phật tử tại gia biết cách ứng dụng thiền định trong cuộc sống thường nhật, chẳng hạn như thiền tứ niệm xứ . . . Họ nên giảng dạy giáo lý căn bản cho đại chúng về Tứ diệu đế, 37 phẩm trợ đạo, bằng ngôn ngữ hiện đại để phổ cập đại chúng có thể hiểu biết về thân phận con người và đối phó với những thách thức trong cuộc sống của họ một cách khôn ngoan. Họ nên thực hiện các khóa tu tập thiền định trong nhiều môi trường khác nhau và chào đón tất cả mọi tầng lớp xã hội, bất kể xuất thân, học vấn hay tình trạng kinh tế của họ.

 

Giáo thụ Thiền sư Cư sĩ Satya Narayan Goenka (1924-2013) là một nhân vật truyền cảm hứng cho tất cả chúng ta trong lĩnh vực này. Sau khi học thiền chánh niệm tại Myanmar, ông chuyển đến Ấn Độ để chia sẻ những gì ông đã học được. Ngày nay có rất nhiều trung tâm thiền Vipassana của ông, nơi tất cả mọi người đều được đón nhận. Khi còn sinh tiền, ông đã thực hiện khóa tu thiền Vipassana 10 ngày tại các nhà tù và kết quả đáng kinh ngạc. Miễn là chúng ta tập trung vào việc thực hành thiền định và diễn giải Phật pháp bằng ngôn ngữ đương đại, nó có thể tiếp tục phát triển trên thế giới như một động lực cho hòa bình, hạnh phúc và trí tuệ. Với những giá trị này, nó có sức hấp dẫn đối với những giới trí thức.

 

Cũng rất tốt khi xem những lúc thăng trầm, tại sao có thời suy tàn của Phật giáo Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngày xưa, những quốc gia này là những Vương quốc Phật giáo thực sự. Trải qua thời hoàng kim của Phật giáo trên bán đảo Triều Tiên vào thời đại Silla (57 trước Tây lịch-935 Tây lịch). Hiện nay, giới trẻ tại Hàn Quốc rất ít quan tâm đến đạo Phật; có lẽ họ quan tâm hơn đến việc học Anh ngữ hoặc lời hát K-pop. Nhật Bản cũng ngày càng trở nên thế tục và Phật giáo ở xứ Hoa Anh Đào này đang chết dần mòn theo thời gian. Nguyên nhân của sự phát triển này bắt nguồn từ thời Minh Trị Thiên hoàng (1868-1912), khi đất nước nghiêng hẳn về hiện đại hóa toàn diện. Như tôi đã đề cập trước đó, giải pháp của tôi cho một tình huống đáng lo ngại như thế có thể nằm ở hai điểm: thứ nhất, truyền bá phong trào tu tập thiền định vào xã hội chính thống và giảng dạy Phật pháp bằng ngôn ngữ đương đại để đáp ứng nhu cầu của con người thời đại chúng ta.

 

Qua những chuyến viếng thăm các nước ở Châu Á, tôi đã thấy rõ rằng nhiều cư sĩ Phật tử hành hương chiêm bái các ngôi già lam tự viện Phật giáo, thỉnh chư tôn tịnh đức tăng già về tư gia làm lễ, tham dự các đại lễ trai đàn Phật giáo như các Pháp hội Kỳ Quốc thái Dân an, hay trai đàn Chẩn tế bạt độ âm hồn, cầu phúc thọ khương ninh, tuy nhiên chúng tôi hiếm khi thấy ai thực hành thiền định hay chiêm nghiệm những giáo lý chân chính của đạo Phật. Nếu xu hướng này cứ tiếp diễn, ai biết được tương lai sẽ ra sao cho truyền thống tuyệt vời mà tất cả chúng ta yêu thích này.

 

Thế giới đang thay đổi với công nghệ kỹ thuật số và khả năng tiếp cận thông tin vượt trội - kiến thức cũng sẽ thay đổi ý thức của tập thể. Những gì mọi người muốn trong hiện tại có thể không phải là những gì họ muốn trong tương lai. Tại phương Tây, các tôn giáo Thiên Chúa giáo truyền thống đang tan biến nhanh chóng đến mức nhiều quốc gia châu Âu trở nên thế tục hóa hầu hết mọi khía cạnh. Một xã hội thế tục hóa không có tâm linh có thể đi kèm với nhiều vấn đề, chẳng hạn như thiếu trau dồi nội lực tự tâm, tinh thần từ bi, bác ái, sự cảm thông và lòng vị tha. Đã đến lúc chư tôn tịnh đức tăng già lãnh đạo Phật giáo phải suy nghĩ lại về cách chúng ta sẽ duy trì Phật pháp phi thường này để phục vụ hạnh phúc cho toàn thể nhân loại.

 

Tác giả Anam Thubten Rinpoche lớn lên ở Tây Tạng và ngay từ khi còn nhỏ đã bắt đầu thực hành theo truyền thống Ninh Mã, thuộc Kim Cương thừa Mật tông Tây Tạng. Trong số rất nhiều vị thầy của Ngài, những người hướng dẫn tiêu biểu nhất của Ngài là Lạt Ma Tsurlo, Khenpo Chopel, và Lạt Ma Garwang.

 

Ngài là người sáng lập và cố vấn tinh thần Quỹ Dharmata, giảng dạy Phật pháp rộng rãi ở Hoa Kỳ và quốc tế. Ngài là tác giả của nhiều bài báo và các cuốn sách bằng cả tiếng Tây Tạng và Anh ngữ.

 

Tác giả Anam Thubten Rinpoche

Biên dịch Thích Vân Phong

(Nguồn: Buddhistdoor Global)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/02/2024(Xem: 761)
Đức Thánh Tổ Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di, Người đã dấn thân vượt khó cầu xin Đức Phật cho phép Ni giới được xuất gia, hội nhập Tăng Đoàn, đã mở ra trang sử rạng ngời cho Ni giới ngày nay. Với lòng hoài niêm ân xưa, chư Ni miền Nam California chúng con hằng năm đều hân hoan, thành kính tổ chức Đại Lễ Tưởng Niệm Đức Thánh Tổ Kiều Đàm Di.
31/12/2023(Xem: 1085)
Vào ngày 27/12/2023, chùa Đức Viên tọa lạc tại số 2420 McLaughlin Avenue, thành phố San Jose, Hoa Kỳ đã trang nghiêm tổ chức Lễ khai mạc khóa tu thiếu nhi mùa Đông 2023. Khóa tu được tổ chức 4 ngày, từ ngày 27/12 đến ngày 30/12/2023. Tham dự khóa tu thiếu nhi mùa Đông năm nay có khoảng 200 thiếu nhi và đông đảo chư Ni; quý vị cha mẹ, anh chị phục vụ các công việc: hướng dẫn tu học, trang trí, âm thanh, truyền thông, nhiếp ảnh, ẩm thực, vệ sinh, trật tự v.v… Các em được chia thành 9 nhóm (theo lứa tuổi) và nhóm Sen Búp. Mỗi nhóm được quý Sư cô cùng các cô, các anh, các chị lớn phụ trách. Thời gian tu học và vui chơi mỗi ngày từ 08 giờ sáng đến 07 giờ tối.
30/12/2023(Xem: 1309)
Đoàn chư Ni và Phật tử Tu viện Huyền Không (San Jose, Hoa Kỳ), chùa An Lạc (Indianapolis, Hoa Kỳ) và chùa Đức Nguyên (Việt Nam) hành hương chiêm bái Phật tích Ấn Độ và Nepal từ ngày 01/11 đến ngày 20/11/2023 dưới sự hướng dẫn của Ni sư Thích Nữ Nguyên Thiện và Ni sư Thích Nữ Viên Tâm.
26/10/2023(Xem: 1711)
Sự hiện diện của rất nhiều người là từ bi tâm và sự cống hiến của họ đã chạm đến tâm hồn và cuộc sống của rất nhiều người. So sánh sự hảo tâm hào phóng, sự tu tập và thành quả nỗ lực của bạn, thực sự tôi chỉ là một con cá bé nhỏ. Nhưng thà làm một con cá nhỏ bé tung tăng ngâm mình trong suối nguồn từ bi, còn hơn là một con cá nhỏ bị rán trong chảo lửa giận dữ.
09/08/2023(Xem: 1635)
Nổi tiếng vì đã ưu tiên Chỉ số Tổng hạnh phúc quốc gia (GNH) hơn là tính hám lợi vì lợi nhuận của chủ nghĩa tư bản phóng túng, Vương quốc Phật giáo Bhutan, nép mình trên cao nguyên trong bầu không khí hiếm có của phía đông Hymalaya, cũng đang có những bước tiến trong lĩnh vực bảo tồn động vật hoang dã. Báo cáo lần thứ tư về việc Khảo sát Bảo tồn loài Hổ Quốc gia Bhutan, gần đây Trung tâm Bảo tồn loài Hổ Quốc gia Bhutan hợp tác với Chính phủ Bhutan
19/04/2023(Xem: 2372)
Trong khi các chính trị gia và nhà đầu tư trên khắp thế giới ca ngợi việc thực hành chánh niệm như một công cụ “trấn tỉnh” để giảm mức độ căng thẳng, tăng năng suất và duy trì sự tập trung, không coi trọng trí tuệ là ưu tiên hàng đầu mà là sản phẩm phụ phát sinh từ chánh niệm sâu sắc. Nhưng trí tuệ là một trong ba thành phần không thể thiếu của giáo lý nhà Phật, cùng với kỷ luật đạo đức và định tâm, để phát triển cá nhân và trau dồi tinh thần.
17/03/2023(Xem: 2088)
Phật tử Tích Lan cung nghinh HT Thông Hải với nghi thức trang trọng
24/02/2023(Xem: 3038)
Chùa Hương Sen tổ chức Hành Hương Ấn Độ và làm từ thiện từ ngày 21/06 đến 18/07/2023
15/02/2023(Xem: 10588)
Sau hơn một năm hoạt động kể từ khi Hội Đồng Hoằng Pháp (HĐHP) được hình thành với sự tán trợ của Viện Tăng Thống GHPGVNTN, cùng với sự thành lập Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời (HĐPDTTLT, do Hòa thượng Tuệ Sỹ chủ xướng), Lễ Giới Thiệu Thành Tựu Sơ Bộ Công trình Phiên dịch và Ấn hành Đại Tạng Kinh Việt Nam sẽ được tổ chức qua hệ thống Zoom, vào ngày 17/7/2022 – 10 giờ sáng, giờ Việt Nam trên hệ thống trực tuyến toàn cầu ZOOM
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567