QUÁN THẾ ÂM …
NĂNG LỰC NHIỆM MẦU CỨU KHỔ NẠN .
Kính mừng lễ vía Quán Thế Âm Bồ Tát (19/2)
Tạ thâm ân những lần bên bờ vực thẳm
Mầu nhiệm, gần gũi thay Đức Quán Thế Âm.
Cứu khổ muôn loài vô biên Ứng hoá thân
Người thọ nhận cảm ứng chỉ mình mình hiểu,
Vì có nói chẳng ai tin cũng không thể hiểu !
Mầu nhiệm, gần gũi thay Đức Quán Thế Âm.
Cứu khổ muôn loài vô biên Ứng hoá thân
Người thọ nhận cảm ứng chỉ mình mình hiểu,
Vì có nói chẳng ai tin cũng không thể hiểu !
Trong nhân gian được tôn kính MẸ HIỀN (1)
Bốn hồng danh cao quý nhất đã lưu truyền
Bằng cách lắng nghe, bằng tấm lòng bi mẫn
Vơi nhẹ khổ đau trong rừng phiền não bất tận
Mười hai đại nguyện biểu tượng đủ loại hiện thân
Cảnh giới khác nhau nhưng đồng nhất Đại Bi Tâm
Vô lượng kiếp đã thành Phật đủ mười danh hiệu (2)
Ngài chứng được bản chất chân thường của vũ trụ
Một vị Phật phải mang thình tướng người Nam
Đừng lầm biểu tượng Nữ …chỉ trích lan man
Quán Tự Tại pháp môn nhiệm mầu Quán chiếu
Năng lực Tuệ Giác ..đắc lục thông …mới hiểu !
Nam Mô Tầm thinh Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Ứng Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.
Huệ Hương
—————————————————-
(1) Đức Thế Tôn dạy rằng, “Cha Mẹ có bốn ân đức lớn là Từ Bi Hỷ Xả” (Tứ Vô Lượng Tâm). Đối với hai đấng có ân đức lớn đó, đức Phật ban cho bốn hồng danh là: Đấng Phạm Thiên, chư Thiên đầu tiên, bậc Tôn Sư đầu tiên, bậc đáng cúng dường.
1. Hồng danh thứ nhứt là Đấng Phạm Thiên
Một vị Phạm Thiên luôn an trú trong Tứ Vô Lượng Tâm. Cha mẹ nuôi con không bao giờ nài khó nhọc, luôn nhủ tâm thương con với tâm vô lượng.
Tâm Từ: Từ khi biết thọ thai cho đến sanh ra, lúc nào cũng có một lòng thương mến con, mong mỏi gặp được con, khi con sanh ra cho đến lớn khôn, luôn luôn giữ một lòng thương yêu con trong mọi tình huống, không nghĩ rằng con có thương mình.
Tâm Bi: Động lòng trắc ẩn khi con gặp khó khăn, bệnh hoạn ốm đau, luôn mong mỏi tìm cách chia sớt với nỗi khó khăn khổ đau cùng con. Một lòng thương xót, cận kề giúp đỡ, mong cho con sớm thoát khổ, bất luận con còn nhỏ hay đã lớn khôn.
Tâm Hỷ: Vui mừng hân hoan với những thành tựu mà con đang thọ hưởng về mặt vật chất lẫn tinh thần. Không bao giờ có lòng ganh tỵ, tật đố với con. Luôn mong mỏi cho con được nhiều an vui hạnh phúc, đó chính là niềm vui của chính mình.
Tâm Xả: Luôn giữ lòng rộng lượng, khoan dung đối với con khi con có nhiều điều lầm lỡ phạm lỗi đến mình. Không buồn phiền, trái lại mong cho con được mọi an lành khi tạo các hành động không tốt đến mình.
2. Hồng danh thứ hai là vị Trời đầu tiên
Cha mẹ là người luôn đem hạnh phúc lại cho con, luôn che chở, bảo hộ cho con ngay từ khi con mới ra đời. Ân cần giúp đỡ, không ngại gian khổ, nuôi con cho đến ngày lớn khôn.
3. Hồng danh thứ ba là vị Tôn Sư đầu tiên
Cha mẹ là vị thầy đầu tiên dạy cho con điều hay lẽ phải, truyền đạt kiến thức cho con, và thậm chí còn truyền kinh nghiệm sống của bản thân mình cho con cái trước tất cả các vị thầy giáo khác.
4. Hồng danh thứ tư là bậc đáng cúng dường
Cha mẹ với bao ân đức to lớn cao dầy, xứng đáng cho con được lễ bái cúng dường, tôn thờ phụng dưỡng.
Đức Phật tuyên bố rằng hạng làm con không bao giờ đáp đền tương xứng với ân đức của cha mẹ đã cho con,
(1) Đức Thế Tôn dạy rằng, “Cha Mẹ có bốn ân đức lớn là Từ Bi Hỷ Xả” (Tứ Vô Lượng Tâm). Đối với hai đấng có ân đức lớn đó, đức Phật ban cho bốn hồng danh là: Đấng Phạm Thiên, chư Thiên đầu tiên, bậc Tôn Sư đầu tiên, bậc đáng cúng dường.
1. Hồng danh thứ nhứt là Đấng Phạm Thiên
Một vị Phạm Thiên luôn an trú trong Tứ Vô Lượng Tâm. Cha mẹ nuôi con không bao giờ nài khó nhọc, luôn nhủ tâm thương con với tâm vô lượng.
Tâm Từ: Từ khi biết thọ thai cho đến sanh ra, lúc nào cũng có một lòng thương mến con, mong mỏi gặp được con, khi con sanh ra cho đến lớn khôn, luôn luôn giữ một lòng thương yêu con trong mọi tình huống, không nghĩ rằng con có thương mình.
Tâm Bi: Động lòng trắc ẩn khi con gặp khó khăn, bệnh hoạn ốm đau, luôn mong mỏi tìm cách chia sớt với nỗi khó khăn khổ đau cùng con. Một lòng thương xót, cận kề giúp đỡ, mong cho con sớm thoát khổ, bất luận con còn nhỏ hay đã lớn khôn.
Tâm Hỷ: Vui mừng hân hoan với những thành tựu mà con đang thọ hưởng về mặt vật chất lẫn tinh thần. Không bao giờ có lòng ganh tỵ, tật đố với con. Luôn mong mỏi cho con được nhiều an vui hạnh phúc, đó chính là niềm vui của chính mình.
Tâm Xả: Luôn giữ lòng rộng lượng, khoan dung đối với con khi con có nhiều điều lầm lỡ phạm lỗi đến mình. Không buồn phiền, trái lại mong cho con được mọi an lành khi tạo các hành động không tốt đến mình.
2. Hồng danh thứ hai là vị Trời đầu tiên
Cha mẹ là người luôn đem hạnh phúc lại cho con, luôn che chở, bảo hộ cho con ngay từ khi con mới ra đời. Ân cần giúp đỡ, không ngại gian khổ, nuôi con cho đến ngày lớn khôn.
3. Hồng danh thứ ba là vị Tôn Sư đầu tiên
Cha mẹ là vị thầy đầu tiên dạy cho con điều hay lẽ phải, truyền đạt kiến thức cho con, và thậm chí còn truyền kinh nghiệm sống của bản thân mình cho con cái trước tất cả các vị thầy giáo khác.
4. Hồng danh thứ tư là bậc đáng cúng dường
Cha mẹ với bao ân đức to lớn cao dầy, xứng đáng cho con được lễ bái cúng dường, tôn thờ phụng dưỡng.
Đức Phật tuyên bố rằng hạng làm con không bao giờ đáp đền tương xứng với ân đức của cha mẹ đã cho con,
(2) Trong Kinh Đại bi Tâm Đà La Ni, đức Phật Thích Ca dạy ngài A-nan rằng trong vô lượng kiếp về trước, Quán Thế Âm Bồ-tát đã thành Phật, hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn, vì nguyện lực đại bi, vì muốn làm duyên phát khởi cho tất cả các hàng Bồ-tát, vì muốn an vui thành thục cho chúng sanh, Ngài mới hiện thân làm Bồ Tát, danh hiệu là Quán Thế Âm, thường trụ thế giới Ta-bà, đồng thời cũng là thị giả trợ tuyên chánh pháp cho Đức Phật A Di Đà ở Tây phương Cực Lạc.
Trong Kinh Đại Bi Liên Hoa (Kinh Bi Hoa), Bồ-tát Quán Thế Âm là quyến thuộc bồ đề của vô lượng bồ-tát khác và Phật A Di Đà, trước khi phát nguyện lớn, Ngài là Thái tử Bất Huyền, con trưởng trong một nghìn người con của Chuyển luân vương Vô Tránh Niệm, người sau này là Phật A Di Đà. Bồ tát Quán Thế Âm được Đức Phật Bảo Tạng thọ ký rằng, Đức Phật A Di Đà dù có thọ mạng vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp cũng sẽ nhập niết bàn, khi đó Quán Thế Âm Bồ Tát tiếp quản chánh pháp và cõi Cực Lạc, thành Phật hiệu là Biến Xuất Nhất Thiết Quang Minh Công Đức Sơn Vương Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.
Trong Kinh Đại Bi Liên Hoa (Kinh Bi Hoa), Bồ-tát Quán Thế Âm là quyến thuộc bồ đề của vô lượng bồ-tát khác và Phật A Di Đà, trước khi phát nguyện lớn, Ngài là Thái tử Bất Huyền, con trưởng trong một nghìn người con của Chuyển luân vương Vô Tránh Niệm, người sau này là Phật A Di Đà. Bồ tát Quán Thế Âm được Đức Phật Bảo Tạng thọ ký rằng, Đức Phật A Di Đà dù có thọ mạng vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp cũng sẽ nhập niết bàn, khi đó Quán Thế Âm Bồ Tát tiếp quản chánh pháp và cõi Cực Lạc, thành Phật hiệu là Biến Xuất Nhất Thiết Quang Minh Công Đức Sơn Vương Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.
Gửi ý kiến của bạn