- 01. Tổ Ma-Ha-Ca-Diếp (Mahakasyapa)
- 02. Tổ A-Nan (Ananda) Sanh sau Phật 30 năm
- 03. Tổ Thương-Na-Hòa-Tu ( Sanakavasa) Thế kỷ đầu sau Phật Niết-bàn
- 04. Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa (Upagupta) Cuối thế kỷ thứ nhất sau Phật Niết-bàn
- 05. Tổ Đề-Đa-Ca (Dhrtaka) Đầu thế kỷ thứ hai sau Phật Niết-bàn
- 06. Tổ Di-Dá-Ca (Miccaka) Đầu thế kỷ thứ ba sau Phật Niết-bàn
- 07. Tổ Bà-Tu-Mật (Vasumitra) Cuối thế kỷ thứ ba sau Phật Niết-bàn
- 08. Tổ Phật-Đà-Nan-Đề (Buddhanandi) Đầu thế kỷ thứ tư sau Phật Niết-bàn
- 09. Tổ Phục-Đà-Mật-Đa (Buddhamitra) Cuối thế kỷ thứ tư sau Phật Niết-bàn
- 10. Tổ Bà Lật Thấp Bà (Hiếp-Tôn-Giả) Parsvika) Đầu thế kỷ thứ năm sau Phật Niết-bàn
- 11. Tổ Phú-Na-Dạ-Xa ( Punyayasas ) Giữa thế kỷ thứ năm sau Phật Niết-bàn.
- 12. Bồ-Tát Mã-Minh ( Asvaghosha ) Cuối thế kỷ thứ năm sau Phật Niết-bàn.
- 13. Tổ Ca-Tỳ-Ma-La (Kapimala) Đầu thế kỷ thứ sáu sau Phật Niết-bàn.
- 14. Bồ-Tát Long-Thọ (Nagarjuna) Giữa thế kỷ thứ sáu sau Phật Niết-bàn.
- 15. Bồ-Tát Ca-Na-Đề-Bà (Kanadeva) Cuối thế kỷ thứ sáu sau Phật Niết-bàn.
- 16. Tổ La-Hầu-La-Đa (Rahulata) Đầu thế kỷ thứ bảy sau Phật Niết-bàn.
- 17. Tổ Tăng-Già-Nan-Đề (Sanghanandi) Giữa thế kỷ thứ bảy sau Phật Niết-bàn.
- 18. Tổ Già-Da-Xá-Đa (Gayasata) Cuối thế kỷ thứ bảy sau Phật Niết-bàn.
- 19. Tổ Cưu-Ma-La-Đa (Kumarata) Đầu thế kỷ thứ tám sau Phật Niết-bàn.
- 20. Tổ Xà-Dạ-Đa (Jayata) Giữa thế kỷ thứ tám sau Phật Niết-bàn.
- 21. Tổ Bà-Tu-Bàn-Đầu (Vasubandhu) Cuối thế kỷ thứ tám sau Phật Niết-bàn.
- 22. Tổ Ma-Noa-La (Manorhita) Đầu thế kỷ thứ chín sau Phật Niết-bàn.
- 23. Tổ Hạc-Lặc-Na (Haklena) Giữa thế kỷ thứ chín sau Phật Niết-bàn
- 24. Tổ Sư-Tử (Aryasimha) Cuối thế kỷ thứ chín sau Phật Niết-bàn.
- 25. Tổ Bà-Xá-Tư-Đa (Basiasita) Đầu thế kỷ thứ mười sau Phật Niết-bàn.
- 26. Tổ Bất-Như-Mật-Đa (Punyamitra) Giữa thế kỷ thứ mười sau Phật Niết-bàn.
- 27. Tổ Bát-Nhã-Đa-La (Prajnatara) Cuối thế kỷ thứ mười sau Phật Niết-bàn.
Nam mô A Di Đà Phật
Kính bạch Sư Phụ
Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Tổ thứ 27 Bát Nhã Đa La.
Tổ thứ 26 Bất Như Mật Đa trắc nghiệm trí nhớ của Anh Lạc, một trẻ tuy mồ côi nhưng rất thông minh và tĩnh tại, Anh Lạc tự nhận là xưa kia Anh Lạc và Tổ Bất Như Mật Đa đồng tu trong pháp hội. Tổ giảng kinh Bát Nhã Đa La Mật Đa còn Anh Lạc giảng giải Tu Đa La thậm thâm. Duyên xưa gặp lại nên nay con mới cung đón Ngài.
Tổ Bất Như Mật Đa cũng cho biết Anh Lạc là hậu thân của Bồ Tát Đại Thế Chí ra đời để kế nghiệp làm Tổ thứ 27 Bát Nhã Đa La.
Tên của Tổ thứ 27 được ghép từ tên của hai kinh, kinh Bát Nhã và kinh Đa La của hai vị Tổ đã giảng khi xưa.
Tổ Bát Nhã Đa La đến miền nam giáo hoá, gặp vua Hương Chí có ba người con tu rất giỏi, chuyên niệm Phật và thường làm công đức.
Người con thứ ba là Bồ Đề Đạt Ma lấy xuất thế làm mục tiêu cho đời mình là giải thoát và giác ngộ.
27: Tổ Bát-Nhã-Đa-La (Prajnatara) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼 - Kinh Điển - Trang Nhà Quảng Đức (quangduc.com)