Exhibition of Buddhist Objects in Context)
Ông Holland Kotter, đồng trưởng ban phê bình nghệ thuật trên tờ New York Times, đã đưa ra một đánh giá tuyệt vời về cuộc triển lãm. Trong đó, Holland Kotter kể lại chuyến đi đến Nhật Bản vào năm 1983, nơi lần đầu tiên ông trải nghiệm khi tương tác với các Phật tử đang làm việc được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Tokyo:
"Khi tôi gặp một pho tượng Phật Đương lai Hạ sinh Di Lặc được tạc bằng gỗ tuyệt xảo từ thế kỷ thứ 9, một du khách đến thăm tôi đã nhanh chóng vỗ tay hai lần, một điều gì đó (tôi sẽ tìm hiểu) mà những du khách đến các ngôi tự viện Phật giáo để tôn vinh vị Phật hay vi Bồ tát nào đó". (New York Times)
Ông Holland Kotter nói tiếp: "Sau đó, trong một phòng trưng bày khác có một pho tượng Phật “Niêm hoa vi tiếu” tay cầm hoa sen, dựa theo sự tích Đức Phật ở trong một pháp hội tại Linh Thứu sơn, Ấn Độ đưa cành hoa sen lên trước đại chúng, Tôn giả Ma ha Ca Diếp nhân đó liễu ngộ và mỉm cười. Đức Phật tuyên bố: “Ta có Chánh pháp nhãn tạng, Niết bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, pháp môn vi diệu, không lập văn tự, truyền riêng ngoài giáo, phó chúc cho Ma ha Ca Diếp.
Theo thiền sử, ngài Maha Ca Diếp sau khi được Phật Thích Ca phó chúc trở thành Sơ tổ Thiền tông Ấn Độ, truyền đến vị Tổ thứ 28 là Bồ đề Đạt ma đồng thời là Sơ tổ Thiền tông Trung Hoa". (New York Times)
Miêu tả cuộc triển lãm ở Wallach, Couture gợi ý rằng một trải nghiệm tương tự cũng nảy sinh:
"Phần lớn những gì có trong chương trình là ngược lại với những màu sắc sặc sỡ hay hoành tráng. Một hộp bằng đồng và ngọc lam có khắc các câu chân ngôn thần chú bí mật đà la ni từ Tây Tạng, được thiết kế để cất chứa những báu vật thánh tích Phật giáo".
Thích Vân Phong biên dịch
(Nguồn: Montana News)