TẢN MẠN CUỐI TUẦN:
PFIZER HAY MODERNA?
Cho đến hôm nay, tôi vẫn chưa chích ngừa Covid-19 dù trên toàn nước Úc đã có 45% dân số của 25 triệu người đã chích đủ 2 liều và 63.5% đã chích 1 liều. Hai loại vắc-xin thông dụng ở Úc được chính phủ cho tiêm phòng ấn định theo số tuổi là Pfizer (của Mỹ) từ 12-59 tuổi, và AstraZeneca (AZ của Anh) từ 60 tuổi trở lên.
Theo quy định này của Bộ Y-tế, tôi phải chích AZ nhưng nghe thông tin AZ đã gây cho một tỷ lệ rất nhỏ bị biến chứng máu đông trong khi tôi có tiền sử bệnh máu đông ở chân nên đã không dám chích.
Đầu tháng 9, dù có giấy giới thiệu của bác sĩ gia đình xin chích Pfizer và phải xếp hàng chờ đợi hơn cả tiếng đồng hồ ở Sunshine hospital gần nhà, nhưng cuối cùng bệnh viện vẫn từ chối không cho chích Pfizer. Tôi đành phải ra về với hy vọng qua tháng 10, Úc nhập về thêm chục triệu liều Pfizer, chính phủ sẽ bỏ giới hạn tuổi tác. Chẳng qua vì AZ được giấy phép của Anh sản xuất tại Úc nên dư thừa trong khi lại thiếu Pfizer.
Hôm qua, 1/10, đúng như suy nghĩ của tôi; chính phủ đã ra thông cáo người dân từ 12 tuổi trở lên được tự do chọn lựa tiêm phòng vắc-xin theo ý muốn của hình, Pfizer hoặc Moderna hay AstraZeneca. Đã có hơn 300 ngàn dân Úc – như tôi – không chịu chích AZ mà chờ đợi Pfizer.
Muốn chích Pfizer hay AZ thì đến phòng mạch bác sĩ, muốn chích Moderna hay AZ thì đến pharmacy. Còn các bệnh viện hay các trung tâm tiêm phòng thì cung cấp đủ 3 loại cho người dân, và tất cả đều phải đăng ký trước online hay qua điện thoại.
Vấn đề đối với tôi là chọn vắc-xin nào? Pfizer hay Moderna?
Tôi đã tìm đọc được 3 bài viết phân tích về hiệu quả của 2 loại vắc-xin: Pfizer và Moderna. Cả 3 bài viết đều xác nhận hiệu quả cao của Moderna so với Pfizer và Johnson & Johnson. Tôi phỏng dịch bài viết dưới đây cho mọi người cùng đọc để hiểu rõ hơn về hiệu quả của 3 loại vắc-xin này.
Cuối cùng, Pfizer mà tôi chờ đợi từ nhiều tháng qua đã được thay thế bằng Moderna, dù hiện nay trên thế giới, số lượng Pfizer được tiêm phòng cao hơn Moderna khoảng 50 triệu liều.
Booking Confirmation |
||||||||||||||
01/10/2021 |
||||||||||||||
Booking Details tri dung lam
Please present your booking reference number at your appointment |
4 biểu đồ cho thấy lý do tại sao người tiêm vắc-xin Moderna có thể không cần liều tăng cường (booster) như những người tiêm vắc-xin Pfizer.
Mỹ hiện đang cung cấp liều bổ túc vắc-xin COVID-19 của Pfizer cho hàng chục triệu người đã tiêm chủng đủ hai liều vắc-xin Pfizer sau thời gian sáu tháng.
Liều bổ túc được khuyến cáo nhiều nhất cho người từ 65 tuổi trở lên, thường không có kháng thể miễn dịch mạnh và lâu dài như những người trẻ tuổi. Trong khi đó vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể nào của chính phủ liên bang về việc khi nào những người đã tiêm vắc-xin COVID-19 của Moderna hoặc Johnson & Johnson có thể cần tiêm thêm liều bổ túc.
Tuy nhiên, nhiều bằng chứng cho thấy những người đã chích Moderna có thể sẽ không cần tiêm thêm liều bổ túc.
Tuần trước, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đã công bố dữ liệu từ các bệnh viện trên toàn quốc, cho thấy những người đã tiêm vắc-xin của Moderna ít có khả năng phải nhập viện hơn so với những người đã chích Pfizer hoặc Johnson &Johnson.
Một báo cáo khác của CDC được công bố vào đầu tháng 9 cho thấy vắc-xin hai liều của Moderna làm giảm 93% nguy cơ nhập viện so với Pfizer là 88%, và Johnson & Johnson là 71%.
Dr. Robert Atmar, người đứng đầu của nghiên cứu về liều bổ túc COVID-19 tại Đại học Y-khoa Baylor, nói rằng ông không ngạc nhiên nếu người tiêm J &J được khuyến cáo nên chích thêm liều bổ túc trong khi đối với Moderna vẫn chưa xác định.
Hiệu quả của vắc-xin Moderna chống lại việc nhập viện dường như lâu dài hơn các vắc-xin khác.
Dữ liệu nghiên cứu thu thập từ các bệnh viện ở 20 thành phố trên cả nước Mỹ, cho thấy hiệu quả của vắc-xin Moderna bảo vệ người đã tiêm ngừa Covid-19 khỏi nhập viện lâu hơn cả Pfizer và Johnson & Johnson.
Sau bốn tháng tiêm phòng, vắc-xin Moderna vẫn có hiệu quả 92% ngăn ngừa nhập viện, trong khi Pfizer chỉ được 77% và J & J là 68%.
Một lý do tại sao Moderna có hiệu quả bảo vệ lâu dài là vì liều lượng vắc-xin cao hơn.
Mũi tiêm của Moderna chứa đựng 100 microgram vắc-xin mRNA, trong khi Pfizer chỉ có 30 microgram. Điều đó có nghĩa là tác dụng phụ của Pfizer nhẹ hơn, nhưng về lâu dài, sự bảo vệ sẽ không mạnh bằng Moderna.
Theo một nghiên cứu của các bệnh viện ở New York, Minnesota, Wisconsin, Utah, California, Oregon, Washington, Indiana và Colorado thì số người 65 tuổi trở lên tiêm vắc-xin Moderna nhập viện ít hơn.
Một khả năng khác là khoảng thời gian bốn tuần giữa hai liều Moderna được xem là tốt hơn thời gian chờ đợi ba tuần giữa các mũi tiêm một và hai của Pfizer.
Cả hai loại vắc-xin vẫn có hiệu quả tốt trong việc ngăn ngừa bệnh nặng và nhập viện, đặc biệt là ở người dưới 65 tuổi.
Tuy nhiên, dữ liệu từ 5 Trung tâm Y tế Cựu chiến binh Mỹ cho thấy vắc-xin Moderna vượt trội trong việc bảo vệ người cao tuổi, với hiệu quả 87% chống lại nhập viện ở bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên, trong khi Pfizer có hiệu quả 77% trong cùng nhóm tuổi.
Kể từ khi biến thể Delta lây lan ở Mỹ, cả người đã tiêm Moderna hay Pfizer đều có nhiều trường hợp bị dương tính. Nhưng cho đến nay, hiệu quả vắc-xin của Moderna chống lại nhập viện cao hơn đối với những người trên 30 tuổi.
Những dự đoán về hiệu quả của vắc-xin, được chia theo nhóm tuổi, từ dữ liệu của hơn 74,000 ca nhập viện trên 187 bệnh viện toàn nước Mỹ. Qua đó, chúng ta thấy Moderna vượt trội so với Pfizer ở nhóm tuổi từ 30-64. Từ tháng 6 đến tháng 8 vừa qua, hiệu quả của vắc-xin Moderna chống lại nhập viện là 99% ở nhóm tuổi 30-49 và 91% ở những người từ 50-64 tuổi.
Trong cùng thời gian này, vắc-xin của Pfizer có hiệu quả khoảng 82% ở những người từ 30-49 tuổi và 84% ở những người từ 50-64 tuổi.
Đối với nhóm người trẻ tuổi, từ 18-29, hiệu quả của hai loại vắc-xin này gần như giống hệt nhau, với tỷ lệ là 82% đối với Moderna và 85% đối với Pfizer.
Thật khó để biết chính xác tác hại của biến thể Delta lây lan vào mùa xuân đã ảnh hưởng thế nào đến hiệu quả của vắc-xin. Cho dù bạn phân tích dữ liệu theo cách nào thì tất cả các loại vắc-xin vẫn đạt hiệu quả rất tốt trong việc phòng ngừa Covid-19, đó là giữ được sự sống cho mọi người. Tuy nhiên, người lớn tuổi vẫn có nhiều nguy cơ đối với biến thể của COVID-19, dù họ đã được tiêm phòng.
Dữ liệu thu thập từ hơn 250 bệnh viện trên 14 tiểu bang, kết hợp cả hiệu quả của vắc-xin Pfizer và Moderna chống lại nhập viện được trình bày trong biểu đồ trên cho thấy phần lớn các trường hợp mắc và tử vong do COVID-19 trên toàn quốc hiện nằm trong số những người chưa được tiêm chủng.
"Chúng ta không thể nhanh chóng thoát khỏi đại dịch này và những người dễ bị nguy cơ tử vong nhất là những người chưa được tiêm chủng", Giám đốc CDC Rochelle Walensky đã phát biểu trong cuộc họp báo về COVID-19 tại Nhà Trắng hôm thứ Sáu.
Down Under, 2/10/2021.
Bảo Minh Đức. (LTD)