- Xứng Danh Ca Sĩ (bài tưởng niệm Ca Sĩ Phi Nhung) Xứng Danh Ca Sĩ
- Ca Sĩ Phi Nhung và Dư Âm
- Tịnh Thủy Bình Dương Nhuận Thắm Cho Đời (Tưởng niệm ca sỹ Phi Nhung)
- Một Vì Sao Vừa Sa (Hồi hướng nguyện cầu hương linh Phật tử Phi Nhung, pháp danh Tịnh Bình, vãng sanh cõi an lành!)
- Tưởng Niệm Ca Sĩ Phi Nhung
- Vĩnh Biệt Ca Sĩ Phật tử Phi Nhung, pháp danh Tịnh Bình
Trong năm nay, mùa COVID đã tiển biệt không biết bao nhiêu người, trong đó, giới nghệ sĩ tài danh cũng không ít; Phi Nhung là một trong những ca sĩ đi vào long người, ngoài cái tầm danh ca, còn có cái tâm nhân hậu.
Phi Nhung nằm xuống, chưa đầy 24 tiếng, Hội Đồng Trị Sự GHPGVN đã trao bằng tuyên dương công đức cho một Phật tử can đảm vào tận vùng dịch với bà con đang nhiễm, đáng ra cô được tiêm vaccine, nhưng xin nhường lại cho người khác, đáng ra cô đi Mỹ, nhưng hủy vé để đến với đồng bào đang chịu khổ nạn. Dĩ nhiên còn rất nhiều cống hiến âm thầm cho đồng bào bằng tâm từ của một phật tử. Cô hiểu nổi đau của những gia cảnh có người thân lâm bệnh, cô thấu nổi bơ vơ của trẻ mất mẹ cha như cô từng là, vì thế 23 trẻ mồ côi được cô cưu mang với tấm lòng nhân hậu, trãi tình thương của người mẹ đối với lũ trẻ khi mà cô thiếu tình thương từ thuở bé. Có hiểu mới có thương.
Không thiếu những nghệ sĩ đến với đồng bào lúc thiên tai bão lũ, nhưng mấy ai can đảm đối mặt với hiểm họa thế kỷ như Phi Nhung. Sau cái tin Phi Nhung xuôi tay với tử thần, trong nước ngoài nước, truyền thông chính thống và trang mạng xã hội, mọi giới thấu cảm nổi niềm xót xa một cách lạ kỳ, một tình cảm mà ít nghệ sĩ nào có được; vì thế Giáo Hội kịp thời trao bằng Tuyên dương công đức đối với Phi Nhung chả phải lạ. Vì ngay giữa cơn “bão lửa” xuất hiện một thiên sứ tình thương như Phi Nhung, đáng để tuyên dương.Nói thế, không có nghĩa cuộc sống bình lặng, các văn nghệ sĩ Phật giáo không cần tuyên dương? GHPGVN trước 1975, vào thập niên 66-68, cố Hòa Thượng Tâm Châu đã từng trao bảng tuyên dương cho giới văn nghệ sĩ có quá trình đóng góp văn hóa Phật giáo, trong đó có cố nhạc sĩ Hằng Vang. Từ ngày GHPGVN lập thành trên 40 năm, giới văn nghệ sĩ chưa được quan tâm đúng mức; ngoại trừ một số tổ chức Phật giáo địa phương như Daklak, một vài chùa riêng ưu ái khích lệ giới văn nghệ sĩ phấn chấn tinh thần tiếp tục sáng tác đóng góp cho Phật giáo trên mọi lãnh vực văn hóa và nghệ thuật như chùa Quán Thế Âm Phú Nhuận thời cố HT Thông Bửu còn tại vị, tu viện Phước Hoa Long Thành Đồng Nai hiện nay, chùa Phi Lai Phú Yên do HT Thiện Đạo quan tâm.
Khuyến khích, nâng đỡ là kích thích tố nuôi máu văn nghệ đế sáng tác nở hoa. Kêu gọi đóng góp sáng tác mà không quan tâm khác nào muốn cho cây ra hoa trái mà không chăm phân bón. Một Thiên sứ tình thương như Phi Nhung lăn xả vào đại dịch, văn nghệ sĩ lăn xả vào chốn mê đồ, khác nhau trạng huống nhưng cùng một tâm phụng sự.
Chiến sĩ lăn xả thân mạng giữa lằn tên mũi đạn không vì bia đề tên liệt sĩ, Phi Nhung chấp nhận hiểm nguy không vì bằng tuyên dương, giới văn nghệ sĩ sáng tác không vì sự quan tâm của Giáo hội,nhưng dư âm tất yếu vẫn là điều không thể lãng quên, khác nhau là danh tiếng vang dội hay sự hy sinh thầm lặng đều đóng góp như nhau.
Đây là bài học rút ra từ khoảng trống vô tình cho bất cứ lãnh đạo tổ chức nào cần nhân sự hết mình để phục vụ, Dư âm luôn là đuôi sao chổi kéo dài của một sự kiện, một hiện tượng hiển lộ hay thầm lặng. Dú sao, ca sĩ tài danh, một Phật tử thầm lặng như Phi Nhung đáng được tuyên dương trên giấy tờ và lắng đọng tình cảm trong mọi người. Một dư âm khó phai!
MINH MẪN
29/9/2021