Đã Chứng minh được Người Java cổ Đảm bảo An ninh Lương thực Vững chắc
(Era Jawa Kuna Terbukti Memiliki Ketahanan Pangan Kuat)
Vương quốc của người Java xưa - Mataram đã chứng minh được là có an ninh lương thực vững chắc, có thể duy trì nguồn lương thực sẵn có trong một thời gian dài. Điều này có thể được chứng minh từ các bức phù điêu được khắc ở Thánh địa Phật giáo Borobudur, cũng như phát hiện gần đây nhất về một kho thóc, khu vực chứa lương thực thời đó, ở khu vực Liyangan Site, Trung Java, Indonesia.
Điều này đã được chuyển tải bởi Tiến sĩ Baskoro Daru Tjahjono, M.A, Giám đốc Trung tâm Khảo cổ Bắc Sumatra, trong hội thảo khoa học do Trung tâm Khảo cổ học tổ chức tại Vùng đặc biệt Yogyakarta (Daerah Istimewa Yogyakarta, DIY) vào ngày 10/3/2021 với chủ đề “Ketahanan Pangan pada Masa Jawa Kuna” (An ninh lương thực trong thời kỳ người Java xưa). Các sự kiện được tổ chức trực tuyến và ngoại tuyến với số lượng người tham gia hạn chế.
Ông Baskoro, một nhà khảo cổ học, nhà nghiên cứu từ Trung tâm Khảo cổ học DIY cho biết: “Theo cuộc khai quật ở Magelang, một huyện thuộc tỉnh Trung Java tại Indonesia, phát hiện mới ở phía tây của ngôi già lam tự viện Phật giáo Petirtaan lớn nhất ở Trung Java, nơi tập trung rất nhiều than củi”.
Ông Baskoro giải thích rằng, trước đây, trong quá trình Trung tâm Khảo cổ học đã nghiên cứu và phát hiện kho thóc. Ông chưa tiến hành khai quật lại đã dỡ bỏ đỉnh gò. Người ta tìm thấy một đống than vỏ trấu khá dày, khoảng 20 đến 30 cm. Những hạt than vỏ trấu còn nguyên cuống.
Theo ông Baskoro, ở khu vực này người ta đã tìm thấy than củi ở hướng bắc và nam. Sau đó là dấu vết của tre đan, và dấu vết của toàn bộ tre đan theo hướng đông và tây. Sau khi kết luận, rõ ràng đây là một kho thóc trước đây.
Ông Baskoro giải thích rằng: “Một kho thóc được tạo dựng với mái lợp lá cọ, vách đan bằng tre, sau đó được xây dựng bằng gỗ, hình dạng của một ngôi nhà sàn”.
Theo ông Baskoro, hình thức an ninh lương thực này cũng có thể được nhìn thấy ít nhất bởi hai bức phù điêu được khắc trong quần thể Thánh địa Phật giáo Borobudur. Một trong những bức phù điêu cho thấy một cánh đồng lúa, bên trái là một kho chứa thóc.
Ông giải thích những con vật trong kho thóc “Trong kho thóc có những con chó bảo vệ kho thóc”.
Trong một bức tranh khác, các bạn có thể nhìn thấy những người Java xưa đã thực hiện các hoạt động sấy thóc của họ.
Ông Baskoro nói: “Có thể họ muốn mang thóc vào nhà kho, để dự trữ”.
Ông cho biết thêm, thuở xa xưa đó, nhà nào cũng có kho chứa thóc để cung cấp lương thực cho một gia đình. Ngoài ra, trong các cơ sở tự viện Phật giáo đều có kho chứa thóc, nhằm mục đích phục vụ cho bách tính sử dụng trong những lễ hội tôn giáo.
Ông Baskoro nói: “Trong bia ký có ghi rằng Pháp Kết giới Sīmā luôn kết thúc bằng cúng dường bữa cơm. Có thể một kho thóc sẽ được xây dựng để cung cấp”.
Trong khi đó, một diễn giả khác, Agni Sesaria Mochtar, S.S., M.A. giải thích rằng người Java xa xưa đã có công nghệ bằng phương pháp bảo quản thực phẩm. Theo một số bia ký, người ta viết rằng vào thời điểm đó, việc làm khô và ướp muối cá, thịt và trứng, được cúng dường trong các lễ Pháp Kết giới Sīmā. Nhà nghiên cứu từ Trung tâm Khảo cổ học DIY (Rumah Peradaban Balai Arkeologi, DIY) cho biết: “Hầu hết các loại cá hồng, cá chim, cá thu, cá đuối, tôm và thịt muối khô”.
Thích Vân Phong biên dịch
(Nguồn: buddhaZine)