Nam mô A Di Đà Phật
Kính bạch Sư Phụ
Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về vị đại đệ tử của Đức Phật, Tôn Giả Xá Lợi Phất, là vị đệ nhất trí tuệ .
Ngài Xá Lợi Phất thị hiện ra đời trong gia tộc lừng danh.
Cậu của Ngài là luận sư nồi tiếng của đạo Bà la môn, cha Ngài cũng là luận sư.
Lúc mang thai Ngài, mẹ Ngài luận giải rất thông minh.
Cậu Ngài biết là Ngài từ trong bào thai đã giúp mẹ Ngài biện luận giỏi.
Cậu Ngài lên núi tu luyện chuyên kinh Vệ Đà, về vủ trụ, chiêm tinh, nhân sinh....
Lúc 9 tuổi, Ngài tham dự đại hội tranh luận và không ai thắng được Ngài.
Cơ duyên đến với Ngài. Một hôm Ngài thấy một vị tỳ kheo khoát y vàng đi khất thực trong thành Vương Xá, dung nghi thanh đẹp, Ngài có cảm tưởng vị tỳ kheo như là thân quen từ xa xưa lâu rồi.
Ngài đảnh lễ thưa hỏi và được biết vị tỳ kheo tên là Mã Thắng, là một trong năm anh em Kiều Trần Như, đệ tử đầu tiên của Đức Phật.
Ngài ngỏ ý muốn hỏi, vị tỳ kheo Mã Thắng khiêm tốn giới thiệu Đức Phật là Thầy bằng bốn câu kệ:
"Chư pháp tùng duyên sanh
Diệc tùng nhân-duyên diệt
Ngã- Phật Đại Sa-Môn
Thường tác như thị thuyết".
Dịch nghĩa:
"Các pháp do nhân-duyên sanh
Cũng do nhân-duyên mà diệt,
Đức Phật, Thầy của chúng tôi
Ngài thường giảng nói như thế".
Nghe xong, Ngài Xá Lợi Phất sụp lạy và chứng quả Tu Đà Hoàn ngay liền.
Ngài đọc lại cho ngài Mục Kiều Liên, và ngài Mục Kiều Liên cũng chứng quả Tu Đà Hoàn. Hai Ngài đến gặp Phật xin xuất gia và trở thành đệ tử cốt cán của Đức Phật.
Bạch Sư Phụ, con có cảm nhận, tất cả diễn tiến đều đi theo nhân duyên của chư Phật, chư Bồ Tát thị hiện ra đời đúng lúc để độ chúng sanh hữu duyên, và làm thành một sự kiện lịch sử rất khế hợp theo thời đại hiện thời.
Cậu của ngài Xá Lợi Phất là ngài Câu Hy La, tên trong Kinh điển thường gọi là Phạm Chí Trường Trảo (móng tay dài), khi nghe ngài Xá Lợi Phất đã xuất gia theo Phật, ngài Phạm Chí gặp Phật và xin thỉnh hỏi : "Người không vướng nhiễm các pháp thì Ngài nghĩ sao?"
Đức Phật không trả lời và hỏi lại Phạm Chí "Người không vướng nhiễm các pháp và cũng không vướng nhiễm những kiến chấp không vướng nhiễm ấy thì ý ông nghĩ sao ?"
Ngài Phạm Chí Trường Trảo Câu Hy La nghe xong, sụp lạy tạ ơn Phật và theo Phật xuất gia.
Ngài Xá Lợi Phất nghe đoạn đối thoại này xong, liền chứng quả A La Hán .
Sư Phụ kể một giai thoại vui về gia đình của ngài Xá Lợi Phất. Ngài có 3 người em trai cũng theo ngài xuất gia, trong đó có em trai út tên là Ly Bà Đa, vì ngài là con út, được mẹ yêu thương và nuông chìu, không muốn con trai xuất gia theo anh trai, nên bà tìm cách cưới vợ cho ngài sớm. Vào ngày rước dâu, ngài nhìn thấy bà ngoại của cô dâu 120 tuổi, ngài nhận ra lý vô thường biến diệt, vì nghĩ rằng mai kia mốt nọ cô dâu cũng sẽ giống như bà ngoài già nua xấu xí này, nên ngài bỏ trốn khỏi lễ cưới, chạy lên chùa Trúc Lâm xin Phật xuất gia và về sau được tôn xưng là bậc Thiền Định đệ nhất trong hàng dệ tử Phật.
Bạch Sư Phụ, con cảm ơn Sư phụ đã kể giai thoại này, quá hay để chúng sanh theo đó mà sớm tỉnh thức như ngài để tu hành.
Sư Phụ giải thích rằng nhờ giáo lý Duyên Khởi mà Tôn Giả Xá Lợi Phật biết đến Phật Giáo và chứng quả A La Hán, đó cũng là giáo lý cốt tủy của Đạo Phật:
Cái này có vì cái kia có
Cái này không vì cái kia không
Cái này sinh vì cái kia sinh
Cái này diệt vì cái kia diệt.
Thử hữu tắc bỉ hữu
Thử sinh tắc bỉ sinh
Thử vô tắc bỉ vô
Thử diệt tắc bỉ diệt
Nhất thiết tức nhất, nhất tức nhất thiết.
Một là tất cả, tất cả là một
Sư phụ dẫn chứng lý thuyết "hiệu ứng cánh bướm" thời hiện đại để mô tả cho giáo lý này, con thấy quá siêu tuyệt trong cái nhìn của Đức Thế Tôn, biết trước mọi việc vào 26 thế kỷ trước, "các nhà khoa học chỉ ra một cái đập cánh của con bướm ở Brazil có thể dẫn đến cơn lốc xoáy ở Texas, Hoa Kỳ". Giáo lý nhân duyên và duyên khởi của Phật giáo là triết thuyết phủ trùm và khế hợp với mọi luận lý của khoa học thời hiện đại. Quả thật, giáo lý duyên khởi là linh hồn của Phật giáo, như sợi chỉ xuyên suốt trong toàn bộ kinh điền, là nền tảng của triết học, xả hội, khoa học, nhân văn ...từ hơn 26 thế kỷ và miên viển bất tận. Tất cả hiện tượng duyên khởi hiển hiện khắp tam thiên đại thiên vũ trụ ...Đức Phật đã nhìn ra trong đêm thànhđạo sau 49 ngày nhập định dưới cội Bồ Đề .
Ngài Xá Lợi Phất có công lớn trong việc xây dựng giáo đoàn của Phật, Ngài được Đức Thế Tôn cứ làm Kiến Trúc Sư và Tổng Công Trình Sư, coi ngó công việc xây dựng tịnh xá Kỳ Viên Cấp Cô Độc, là nơi Đức Phật đã lưu trú suốt 25 năm, và thuyết những bản kinh quan trọng.
Cuối đời, ngài Xá Lợi Phất xin Đức Phật về quê nhà nhập diệt trước Đức Phật.
Ngài về ở với mẹ của Ngài.
Ngài thị hiện bệnh, và có ba vị trời Tứ thiên vương, trời Đế Thích, trời Phạm Thiên đến chăm sóc cho Ngài.
Mẹ của Ngài rất tôn kính ba vị trời kia, và khi thấy ba vị trời tôn kính chăm sóc cho Ngài, bà phát khởi tâm cung kính Phật là đấng tối cao.
Bà liền chứng Pháp nhãn tịnh, Tu Đà Hoàn.
Ngài Xá Lợi Phất đã tròn ước nguyện độ cho mẹ Ngài thành chánh đạo viên thành.
Ngài tạ từ mẹ, ngồi kiết già an nhiên thị tịch.
Tháp của Ngài được xây trong khuôn viên Đại học Na Lan Đà tại quê hương của ngài ở Thành Vương Xá.
Trong Kinh Pháp Hoa, Đức Phật đã thọ ký cho Ngài Xá Lợi Phật trong thời vị lai sẽ thành Phật hiệu là Hoa Quang Như Lai.
Bạch Sư Phụ, cuối bài giảng SP đọc bài trường thơ của ông Tâm Minh Ngô Tẳng Giao diễn tả rất cảm động cuộc đời của Ngài Xá Lợi Phất.
Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban giảng cuộc đời của Ngài Xá Lợi Phất rất kỳ đặc từ trong thai mẹ và cuối đời độ cho mẹ chứng quả rồi mới nhập diệt.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).
Đại Trí Xá Lợi Phất,