Nam mô A Di Đà Phật
Kính bạch Sư Phụ
Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được nghe bài pháp thứ 188 về Thiền Sư Đại Châu Tuệ Hải. Ngài thuộc đời thứ 3 sau Lục Tổ Huệ Năng. Năm sanh của Ngài không được rõ, khoảng cuối thế kỷ thứ 7, đầu thế kỷ thứ 8, đời Đường.
Ngài là một trong sáu đại đệ tử của Thiền Sư Mã Tổ Đạo Nhất (709-788), 5 vị đại đệ tử kia là ngài Hoài Hải, Nam Tuyền, Pháp Thường, Trí Tạng & Bảo Triệt.
Ngài họ Châu, quê ở Kiến Châu, ngài xuất gia từ nhỏ với Hòa thượng Đạo Trí ở chùa Đạo Vân tại Việt Châu, sau đó ngài đến tham vấn Thiền Sư Mã Tổ. TS Mã Tổ hỏi: Con từ đâu đến? ngài đáp "con từ chùa Đại Vân xứ Việt Châu đến"
TS Mã Tổ hỏi "Đến đây tính cầu việc gì? "' đáp: - Đến cầu Phật pháp.
TS Mã Tổ hỏi: Kho báu nhà mình không chịu đoái hoài, bỏ nhà chạy đi tìm cái gì?
Ngài lễ bái và thưa: - Cái gì là kho báu nhà mình của Huệ Hải?
TS Mã Tổ hỏi: "Chính nay con hỏi ta là kho báu của con, đầy đủ tất cả không thiếu thốn, tự do sử dụng, đâu nhờ tìm cầu bên ngoài".
Ngay câu này, ngài liễu ngộ và vui mừng lễ tạ. Ngài ở lại tu học với Sư Phụ Mã Tổ sáu năm.
Sư Phụ có kể Ngài Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông, sơ tổ của Thiền phái Trúc Lâm,. Ngài để lại bài thơ ngộ đạo nổi tiếng và cùng 1 chủ ý với lời khai thị của Mã Tỗ giúp cho TS Huệ Hải ngộ đạo, đây là bài của TS Điều Ngự Giác Hoàng:
“Cư trần lạc đạo thả tuỳ duyên
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch
Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền.”
Dịch nghĩa:
"Ở đời vui đạo, hãy tuỳ duyên,
Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền.
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm
Đối cảnh vô tâm chớ hỏi Thiền".
Khi nghe Bổn sư của TS Huệ Hải ở quê lâm bệnh, Ngài về quê nhà hầu Bổn sư để trả hiếu. Trong thời gian này, Ngài có viết luận bản " Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn" và người cháu của Ngài lén đem trình lên Mã Tổ, ngài Mã Tổ xem xong, đã khen ngợi, ấn chứng và thọ ký rằng " nay ở Việt Châu có Đại Châu (viên ngọc châu tròn sáng) và từ đó Ngài có tên là Đại Châu Thiền Sư.
Một pháp sư đến tham vấn hỏi Ngài :”thế nào là Phật”.
Ngài Huệ Hải đáp :”hồ nước trong đối diện chẳng phải Phật là gì?”
Sư phụ giải nghĩa ý của Ngài là Phật sẽ hiện ra nếu như hồ nước trong, nếu nước vẩn đục thì tìm cách làm lắng trong thì Phật xuất hiện.
Pháp sư hỏi :”như vậy Ngài nói pháp gì để độ người”.
Ngài Huệ Hải đáp :”bần đạo chưa từng có pháp gì để độ người “.
Pháp sư đáp :”thiền sư nhà tối như thế ư”. Sư phụ giải thích Ý của pháp Sư chê Ngài Huệ Hải ,nhà tối là vô minh, ngu si.
Ngài Huệ Hải hỏi :”như vậy đại đức nói pháp gì để độ người”.
Pháp sư đáp :”giảng kinh Kim Cang Bát Nhã đã được 20 lần”.
Ngài Huệ Hải hỏi :”kinh nầy ai nói”.
Pháp sư đáp “Thiền sư khéo nói đùa, Ngài không biết kinh Phật sao mà hỏi “.
Ngài Huệ Hải nói “trong kinh Kim Cang, Đức Phật dạy nếu nói Như Lai có nói pháp là không bao giờ thấy Như Lai”
Pháp sư rúng động chịu thua.
Ngài Huệ Hải khai thị :”từ trước tới giờ chưa từng ngộ là mê, âm thanh sắc tướng là giả có, phải trở về bản tâm thanh tịnh, thể tánh tịnh minh, Phật tánh, thường hằng trong tất cả vạn loài chúng sanh”.
Những vị Tổ đều biểu hiện Vô Sư Trí, là Bồ Tát hoá thân, tiếp nối dòng suối pháp của Như Lai trao truyền từ sơ tổ Ca Diếp đến nay không gián đoạn.
Bạch Sư Phụ,
Hôm nay chúng con được SP ban cho một bài pháp rất kỳ diệu của một Thiền Sư không rõ xuất thân và cũng không có ngày thị tịch, nhưng sự chứng đắc rất nhẹ nhàng ngay sau một câu trả lời của Sư Phụ Mã Tổ là tự tìm kho pháp báu bên trong lòng mình, và làm cho một pháp sư rúng động vì hiểu sai nghĩa kinh Kim Cang mà pháp sư đã có giảng 20 lần.
Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm.
(Montreal, Canada)
Việt Châu
có Đại Châu tròn sáng, thấu suốt !
rất thậm thâm khó biết đời kiếp nào đốn ngộ được với căn cơ mình . Kính đa tạ và tri ân, HH
“Kho báu nhà mình chẳng đoái hoài” lời khai thị