Hoang Phong phóng tác
Xin gửi tặng độc giả xa gần hai bài thơ của nữ thi sĩ người Mỹ Louise Glück (1943-), vừa đoạt giải Nobel Văn chương, ngày thứ năm vừa qua, 08.10.20.
Bà Louise Glück nhận giải từ tay của cựu Tổng thống Barack Obama
Bài thơ thứ nhất
Hoa diên vĩ hoang dại
Nơi tận cùng khổ đau,
Mở ra một cánh cửa.
Này bạn, tôi vẫn nhớ,
Bạn bảo tôi cái chết,
Cũng chỉ là như thế.
Trên đầu, tiếng xào xạc,
Dăm cành thông lay động.
Bỗng im lặng mênh mông.
Vài tia nắng yếu ớt,
Trên mặt đất khô cằn.
Quả vô cùng khiếp đảm,
Nếu phải tiếp tục sống,
Với tri thức còn nguyên,
Dưới đất đen u tối!
Tất cả đều trôi đi.
Nhưng bạn vẫn cứ sợ,
Rồi đây sẽ hóa thành,
Một linh hồn câm nín,
Sự chấm dứt đột ngột,
Một gò đất khô cằn.
Thế nhưng tôi vẫn nghĩ:
Phải chăng đấy chỉ là,
Những con chim nhảy nhót,
Trên đất trong khóm cây,
Vài khóm cây lè tè.
Tận bên kia thế giới,
Bạn còn nhớ hay chăng?
Tôi xin nói với bạn,
Tôi sẽ tìm được lời:
Những gì phải trở lại.
Thì cứ hãy trở về,
Để hoá thành tiếng nói.
Từ sự sống trong tôi,
Tuôn ra một dòng suối,
Muôn bóng râm xanh thẳm,
Màu biếc của biển khơi.
Bures-Sur-Yvette, 09.10.20
Hoang phong phóng tác
Hoa diên vĩ (Iris)
Tựa của bài thơ là The wil Iris (Hoa diên vĩ hoang dại) thế nhưng cũng là tựa của một tập thơ từng đoạt giải văn chương Pulitzer năm 1992. Nói chung "tình yêu" - anh anh, em em - thường là chủ đề quen thuộc trong thi ca, thế nhưng "cái chết" đôi khi cũng ám ảnh những tâm hồn sâu sắc. Phía sau cái chết là một cánh cửa, hay chỉ là một sự yên lặng mênh mông, những tia nắng lấp lánh trên mặt đấy khô cằn, vài con chim nhảy nhót giữa những khóm cây lè tè, hay chỉ là một dòng tri thức còn nguyên chôn vùi trong một hố đất đen u tối,? Dưới đây là nguyên bản tiếng Anh của bài thơ:
The wild Iris
At the end of my suffering
there was a door.
Hear me out: that which you call death
I remember.
Overhead, noises, branches of the pine shifting.
Then nothing. The weak sun
flickered over the dry surface.
It is terrible to survive
as consciousness
buried in the dark earth.
Then it was over: that which you fear, being
a soul and unable
to speak, ending abruptly, the stiff earth
bending a little. And what I took to be
birds darting in low shrubs.
You who do not remember
passage from the other world
I tell you I could speak again: whatever
returns from oblivion returns
to find a voice:
from the center of my life came
a great fountain, deep blue
shadows on azure seawater.
Louise Glück (1992)
Bài thơ thứ hai
Hai quả phụ
Mẹ và dì tôi ngồi bên nhau,
Cùng chơi bài "Spite and Malice",
Thú giải trí quen thuộc trong gia đình,
Ngoại từng dạy cho đàn con gái.
Giữa mùa hè tiết trời nóng bức,
Mọi người đều ru rú trong nhà.
Ván bài hôm nay dì đang thắng,
Dì bốc được những lá bài tốt.
Hè năm nay, mẹ chẳng quen nằm giường.
Hè năm ngoái, mẹ nằm đất,
Để được gần bên cha.
Hấp hối, cha nằm im trên giường.
Dì chẳng nhường một nước bài nào cả,
Chẳng đoái gì đến niềm đau của mẹ.
Mỗi người một xấp bài bên trái,
Giữ chặt năm lá bài trên tay.
Đấy là cách chơi bài hay hơn cả,
Hay hơn cách chơi bài một mình.
Thú vị nào hơn ngày hôm nay,
Dưới bóng mát của một gian nhà.
Xưa ngoại dạy cho đàn con gái,
Cùng chơi bài tất còn có nhau.
Chẳng cần người bạn đường nào cả.
Suốt buổi chiều hôm đó, cả hai
Mê mải những lá bài trên tay.
Thế nhưng mặt trời vẫn còn đó,
Hắt xuống những tia nắng chói chan,
Khiến đám cỏ héo khô, úa vàng.
Thế rồi bất chợt, một cái gì đó,
Bỗng nhiên chấm dứt, thật phũ phàng.
Từ lâu dì đã quen chuyện đó,
Có thể đấy cũng là lý do,
Khiến dì chơi bài hay hơn mẹ.
Các lá bài của dì bay bổng.
Ai lại chẳng mong chờ điều đó.
Chấm dứt một ván bài: phải chăng là mục đích?
Nào có ai là người thắng cuộc.
Bures-Sur-Yvette, 10.10.20
Hoang Phong phóng tác
Chồng của dì đã mất từ lâu, chồng của mẹ vừa mới mất vào hè năm ngoái, niềm đau chưa nguôi. Ngoại dạy đàn con gái hãy cùng chơi bài với nhau, đấy là cách luôn được gần bên nhau, không cần tìm vui nơi người khác. Khi ván bài chấm dứt chẳng có ai là người thắng cuộc. Sự sống phải chăng cũng chỉ là như thế: một ván bài? Nguyên bản tiếng Anh của bài thơ trên đây:
Widows
My mother's playing cards with my aunt,
Spite and Malice, the family pastime, the game
my grandmother taught all her daughters.
Midsummer: too hot to go out.
Today, my aunt's ahead; she's getting the good cards.
My mother's dragging, having trouble with her concentration.
She can't get used to her own bed this summer.
She had no trouble last summer,
getting used to the floor. She learned to sleep there
to be near my father.
He was dying; he got a special bed.
My aunt doesn't give an inch, doesn't make
allowance for my mother's weariness.
It's how they were raised: you show respect by fighting.
To let up insults the opponent.
Each player has one pile to the left, five cards in the hand.
It's good to stay inside on days like this,
to stay where it's cool.
And this is better than other games, better than solitaire.
My grandmother thought ahead; she prepared her daughters.
They have cards; they have each other.
They don't need any more companionship.
All afternoon the game goes on but the sun doesn't move.
It just keeps beating down, turning the grass yellow.
That's how it must seem to my mother.
And then, suddenly, something is over.
My aunt's been at it longer; maybe that's why she's playing better.
Her cards evaporate: that's what you want, that's the object: in the end,
the one who has nothing wins.
Louise Glück
***