Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài thơ trong Viện Dưỡng Lão

19/03/202021:06(Xem: 7408)
Bài thơ trong Viện Dưỡng Lão

Mak Filiser

Bài thơ trong Viện Dưỡng Lão

    Trong một viện dưỡng lão ở nước Úc, cụ ông Mak Filiser, 86 tuổi, không có thân nhân nào thăm viếng trong nhiều năm. Khi cụ qua đời cô y tá dọn dẹp căn phòng của cụ và bất ngờ khám phá ra một mảnh giấy nhàu nát với những dòng chữ viết nguệch ngoạc. Đó là một bài thơ của cụ và đó là tài sản duy nhất, là cái vốn liếng quý giá nhất cho tuổi già cô đơn của cụ. Trong bài thơ cụ ghi lại những kỷ niệm gia đình, những nỗi nhớ về quãng đời mình đã trải qua và nhắn nhủ với người ở lại. Bài thơ khiến bao người cảm động. Bài thơ có tiều đề là “Cranky Old Man” (It was a poem written by Filiser. The poem “Cranky Old Man” is the only thing that has survived the old man after he left this world).

     Khi các cô y tá phổ biến bài thơ lên mạng xã hội thời tác phẩm này đã lan truyền khắp nước Úc và sau đó nhanh chóng trở thành một hiện tượng toàn cầu. Không phải vì nghệ thuật ngôn từ của thơ mà chính yếu là vì trái tim của cụ già cao niên đã ký gửi trong từng con chữ, từng vần điệu của bài thơ, gửi gắm cả một ‘kho báu’ tâm hồn vô giá. Một trái tim đầy lửa, vẫn muốn sống hết mình với cuộc đời. Bài thơ đã làm thức tỉnh trái tіm của hàng triệu người trên thế giới… 

     Bài thơ thoạt tiên là những lời nhắn nhủ của cụ Mak đến những cô y tá phục vụ trong viện dưỡng lão. Đừng chỉ nhìn cụ như một cụ già ngớ ngẩn và lẩm cẩm, đừng chỉ mãi tất bật chăm lo và quên rằng thứ họ cần hơn là một người bạn để cùng chia sẻ những điều tâm sự. Nếu hời hợt và thoáng qua ta sẽ chỉ thầy bề ngoài khắc khổ và già nua. Phải đến khi thẩm từng câu chữ ta mới thấy được kho báu tâm hồn vô giá nằm ẩn sâu bên trong cụ Mak.

     Bài thơ cũng đánh động đến chữ “Hiếu”, đến sự quan tâm của con cái đối với cha mẹ già lão. Có lẽ vấn đề làm tròn trách nhiệm và bổn phận của người con không đơn giản chỉ là gửi song thân vào viện dưỡng lão mà thôi mà hãy cố gắng ở bên song thân và chăm sóc tận tình. Vì rất có thể một ngày nào đó chúng ta muốn nói lời yêu thương với cha mẹ mình thì than ôi đã quá muộn mất rồi…

 

CRANKY OLD MAN

 

What do you see nurses? What do you see?
What are you thinking… when you're looking at me?
A cranky old man… not very wise,
Uncertain of habit…  with faraway eyes?
Who dribbles his food… and makes no reply.
When you say in a loud voice… 'I do wish you'd try!'
Who seems not to notice... the things that you do.
And forever is losing… A sock or shoe?
Who, resisting or not... lets you do as you will,
With bathing and feeding… The long day to fill?
Is that what you're thinking? Is that what you see?
Then open your eyes, nurse… you're not looking at me.
I'll tell you who I am… As I sit here so still,
As I do at your bidding... as I eat at your will.
I'm a small child of Ten… with a father and mother,
Brothers and sisters… who love one another
A young boy of Sixteen… with wings on his feet
Dreaming that soon now… a lover he'll meet.
A groom soon at Twenty… my heart gives a leap.
Remembering, the vows… that I promised to keep.
At Twenty-Five, now… I have young of my own.
Who need me to guide… And a secure happy home.
A man of Thirty… My young now grown fast,
Bound to each other… With ties that should last.
At Forty, my young sons… have grown and are gone,
But my woman is beside me… to see I don't mourn.
At Fifty, once more,… Babies play 'round my knee,
Again, we know children… My loved one and me.
Dark days are upon me… My wife is now dead.
I look at the future… I shudder with dread.
For my young are all rearing… young of their own.
And I think of the years… And the love that I've known.
I'm now an old man… and nature is cruel.
It's jest to make old age… look like a fool.
The body, it crumbles… grace and vigour, depart.
There is now a stone… where I once had a heart.
But inside this old carcass. A young man still dwells,
And now and again… my battered heart swells
I remember the joys… I remember the pain.
And I'm loving and living… life over again.
I think of the years, all too few… gone too fast.
And accept the stark fact… that nothing can last.
So open your eyes, people… open and see.
Not a cranky old man .
Look closer… see… ME!!

 

ÔNG GIÀ LẨM CẨM

 

Các cô y tá thấy chi?
Nhìn tôi cô có nghĩ gì hay không?
Ông già lẩm cẩm, lạ lùng,
Không còn minh mẫn, lừng khừng, lôi thôi
Mắt nhìn lơ đãng xa xôi?

Ăn thời vung vãi, miệng thời lặng câm.
Khi cô lớn tiếng khuyên răn
“Ông ơi hãy cố uống ăn đàng hoàng!”
Dường như ông lão chẳng màng
Chẳng lưu tâm tới cô đang làm gì.
Ông luôn để thất lạc đi
Vớ còn một chiếc, giày thì lẻ đôi?
Khi ăn, khi tắm chao ôi
Suốt ngày ông cự nự đời nào yên?
Phải chăng cô nghĩ như trên?
Qua hình ảnh đó cô nhìn thấy tôi?

Này, này cô y tá ơi!
Hãy giương to mắt nhìn tôi đây này
Rồi cô nhận biết tôi ngay

Khi tôi tĩnh lặng, nơi đây yên ngồi
Luôn làm theo ý cô thôi

Cả khi ăn uống theo lời cô khuyên.

*

Tôi Mười tuổi, mới lớn lên

Có cha có mẹ kề bên thắm tình

Anh chị em cùng vây quanh

Yêu thương trong mái gia đình bên nhau.

Khi tôi Mười Sáu tuổi đầu

Đôi chân bay nhảy, trước sau mơ màng

Mơ mình sớm gặp được nàng

Người yêu lý tưởng dịu dàng xinh tươi.

Làm chú rể tuổi Hai Mươi

Nhịp tim thổn thức tứ thời khôn nguôi

Nhớ lời chung thủy thề bồi

Lòng mình tự hứa chung đời bền lâu.

 Giờ Hai Mươi Lăm tuổi đầu

Tôi sinh con, phải dạy sao nên người

Dựng xây mái ấm vui tươi

Gia đình hạnh phúc, sống đời bình yên.

Tôi Ba Mươi tuổi già thêm

Thời con tôi đã trở nên trưởng thành

Sợi dây ràng buộc gia đình

Mãi luôn vững chắc kết tình dài lâu.
Khi tôi
Bốn Chục tuổi đầu

Các con đều lớn, theo nhau đi rồi

Chỉ còn vợ quý cạnh thôi

Dù sao cũng chẳng khiến tôi muộn sầu.

Rồi Năm Mươi tuổi tới mau

Quanh chân tôi trẻ cùng nhau vui vầy

Này con, này cháu một bầy

Tôi cùng thân quyến nơi đây kết đoàn.

*

Thế rồi tới những ngày buồn

Vợ tôi nay đã cõi trần lìa xa.

Nhìn tương lai thấy nhạt nhòa

Lòng tôi rung động thật là hoảng kinh

Vì con tôi khi trưởng thành

Phải lo nuôi nấng gia đình riêng thôi

Mặc tôi lẻ bóng đơn côi

Nhớ năm tháng cũ, nhớ người thương yêu.

Giờ tôi già lão đi nhiều
Hoá công tàn bạo, tiêu điều ra tay

Bầy trò biến đổi già này

Thành như một kẻ đêm ngày khùng điên.

Tấm thân tàn tạ mãi thêm

Còn đâu sinh lực, nét duyên hết rồi

Trái tim nồng ấm một thời

Giờ đây chai đá nhìn đời buồn thay.

Nhưng trong thân xác già này

Một trai trẻ vẫn nương đây ẩn tàng

Cõi lòng nay lại dâng tràn

Con tim trỗi dậy nhịp nhàng xiết bao.

Nhớ niềm vui một thuở nào

Nhớ luôn những nỗi khổ đau đủ điều

Và tôi đang sống, đang yêu

Cuộc đời như chợt mỹ miều hồi sinh
Nghĩ về năm tháng đời mình

Thấy sao quá ít lại đành trôi mau

Nhận chân thực tế từ lâu

Vô thường sự vật có đâu mãi còn.

Mọi người hãy mở mắt luôn

Để nhìn cho thấu, để còn thấy ra.

Tôi đâu lẩm cẩm tuổi già

Tới gần… nhìn kỹ để mà thấy… TÔI!

 

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

(chuyển dịch)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/04/2024(Xem: 29885)
Phật giáo Việt Nam trong hai thế kỷ cận đại và hiện đại, xuất hiện một số nhân vật đạo hạnh cao vời, kỳ tài xuất chúng, có những cống hiến to lớn, dài lâu cho Đạo pháp và Dân tộc. Ngôn ngữ nhà Thiền xưng tụng những vị này là Bồ-tát, Đại sĩ, Thánh Tăng, hay Long Tượng, là những tôn danh chỉ được tìm thấy trong kinh điển, sử sách, trong lịch sử truyền miệng hoặc trên những bia đá ngàn năm nơi cổ tháp. Triết gia Phạm Công Thiện trong buổi ra mắt tác phẩm “Huyền Thoại Duy Ma Cật” của Hòa thượng Tuệ Sỹ tại thành phố Houston, tiểu bang Texas ngày 04 tháng 11 năm 2007, đã gọi tác giả là “bậc Long Tượng: Tuệ Sỹ” và diễn giải thêm, “Long Tượng là bậc Thầy của cả một dân tộc, nếu chưa muốn nói là bậc Thầy của thế giới.”
03/10/2024(Xem: 112)
Những lời vàng trong kinh điển chuyển sang PDF Luôn sống cùng, lớn lên theo mãi thời gian Từ sáng tinh mơ, ngồi chăm chú theo âm vang Những pháp thoại đến từ năm cũ hòa với hiện tại Lời động viên, giải đáp giúp nuôi dưỡng mãi Sống để hạnh phúc hay tồn tại, hãy tự tìm ra Làm sao cho những ý tưởng ác là gió thoảng qua, Tạo thêm nhiều điều thiện biến thành châu ngọc Con đường ấy chỉ phải là Nghe, Đọc Để rồi rưng rưng hai hàng giọt lệ tri ân
02/10/2024(Xem: 134)
Nguyễn Bá Chung cùng quê hương đại thi hào Nguyễn Trãi. Một sớm tinh mơ nào, vào cuối thu 1949, nhà thơ mở mắt chào đời nơi vùng quê Định Giàng, Đại Đức, cách chân núi Chí Linh, Hải Dương một đường chim bay. Khoảng giữa năm 1954, mới vừa 6 tuổi đã vội vã chạy theo cha mẹ di cư vào Sài Gòn. Bản chất thông minh, học hành quá xuất sắc, nên được Đại học Brandeis cấp học bổng du học tự túc Hoa Kỳ (1971) và sống định cư luôn bên Mỹ, từ đó cho đến bây giờ.
30/09/2024(Xem: 527)
Dưới cái nhìn trí tuệ trong thời đại mới. Người Phật Tử phải thể hiện được… Bát Chánh Đạo trong sự sống! Dùng pháp chăn trâu mang Đạo Phật vào đời Tư duy đa chiều theo khoa học sẽ rạng ngời (1) Bằng thể hiện phương thức phù hợp xã hội phát triển!
28/09/2024(Xem: 250)
Quán Âm đứng giữa trời thanh Tay bình tịnh thủy tay nhành liễu xanh Nhìn đời qua ánh mắt lành Bằng tâm Bồ Tát chúng sanh không rời. Mẹ ơi! Đứng từ bao giờ Người đời qua lại vui cười thản nhiên Biết đâu rằng khí linh thiêng Từ vô lượng kiếp hiện tiền nơi đây
27/09/2024(Xem: 405)
Phật Pháp là cứu cánh Với mỗi một chúng ta, Để sống thiện, hữu ích, Hạnh phúc và an hòa. Khi thấm nhuần Phật Pháp, Hiểu cái khổ chúng sinh, Ta sống có ý nghĩa, Với đời và với mình.
27/09/2024(Xem: 272)
Hôm nay con vào nghe Ni Sư Tâm Vân giảng Những Người Mẹ Vĩ Đại Sư nhắc Mẹ Tâm Thái Khi Sư qua bên Mỹ Để gieo mầm Phật Pháp Mẹ chia tay dặn Sư: Con gái yêu của Mẹ, con làm con của Mẹ Chỉ được mười mấy năm Duyên của Mẹ cùng con Bây giờ con ra đi Trên con đường của con,
25/09/2024(Xem: 238)
Đạo Phật ngày nay lắm nhiễu nhương Giới luật lỏng lẻo thiếu kỷ cương Lạm dụng phương tiện sai chánh pháp Khiến đạo vàng dở dở ương ương. Xuất gia không còn đúng lý nghĩa Thế gia, phiền não, tam giới gia Tục gia không còn xuất ra được Mong gì được tự tại an nhiên.
25/09/2024(Xem: 937)
Con vừa ghi lại buổi pháp thoại Thầy thuyết giảng về "Đại Sư Thiếu Khang, vị Tổ thứ 5 của Tịnh Độ Tông Trung Hoa", con kính gửi Thầy xem và chỉnh sửa thêm trước khi online. Con kính cám ơn Thầy cho phép con phiên tả, vì đây là cơ hội để con chú tâm để hiểu ít nhiều về Phật pháp thêm vào vốn liếng giáo lý quá ít ỏi của con. Bạch Thầy, con chợt nhận ra rằng, Thầy đã dùng phương tiện này để dẫn dắt con, thay vì như Tổ Thiếu Khang cho tiền để trẻ niệm A Di Đà, Thầy đã khéo léo bảo con tường thuật để cột tâm con vào một mối không đi lang thang như khi ngồi nghe giảng hay tụng kinh. Con kính tri ân Thầy.
24/09/2024(Xem: 635)
Muốn được phước phải có đức và ngược lại ! Đức trong đạo Phật gồm ngủ giới và thập thiện nên làm. Giá trị sống sẽ đổi thay theo thời gian Khi đã trang bị cho mình, những đức hạnh căn bản! Bao gồm sự nỗ lực, cần kiệm tinh thần trách nhiệm can đảm!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com