28 vị Phật toàn giác
Dưới đây là 28 vị Phật toàn giác được chép trong Kinh Phật chủng tính (tiếng Nam Phạn: Buddhavamsa) của Thượng tọa bộ.[10] Theo các học giả Jan Nattier và Richard Gombrich, việc gia tăng danh tự các vị Phật Toàn giác có thể xem là một động thái nhằm cạnh tranh với Kỳ-na giáo, khi Kỳ-na giáo có một tập hợp rõ ràng 24 vị đạo sư (tiếng Phạn: Tīrthaṅkara). Danh sách 28 vị Phật được cho là hoàn chỉnh vào khoảng thế kỷ thứ III hoặc thứ II trức Công nguyên trước khi tập hợp vào bộ kinh Phật chủng tính.[11]
Pāli name[6][7][8] | Sanskrit name | Caste[7][8] | Birthplace[7][8] | Parents[7][8] | Bodhirukka (tree of enlightenment)[7][8][9] | Incarnation of Gautama[8] | ||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
1 | Taṇhaṅkara | Tṛṣṇaṃkara | Kshatriya | Popphavadi | King Sunandha, and Queen Sunandhaa | Rukkaththana | ||
2 | Medhaṅkara | Medhaṃkara | Yaghara | Sudheva, and Yasodhara | Kaela | |||
3 | Saraṇaṅkara | Śaraṇaṃkara | Vipula | Sumangala, and Yasawathi | Pulila | |||
4 | Dīpaṃkara | Dīpaṃkara | Brahmin | Rammawatinagara | Sudheva, and Sumedhaya | Pipphala | Sumedha (also Sumati or Megha Mānava, a rich Brahman)[12] | |
5 | Koṇḍañña | Kauṇḍinya | Kshatriya | Rammawatinagara | Sunanda, and Sujata | Salakalyana | Vijitawi (a Chakravarti in Chandawatinagara of Majjhimadesa) | |
6 | Maṅgala | Maṃgala | Brahmin[13] | Uttaranagara (Majhimmadesa) | Uttara, and Uttara | a naga | Suruchi (in Siribrahmano) | |
7 | Sumana | Sumanas | Kshatriya[13] | Mekhalanagara | Sudassana and Sirima | a naga | King Atulo, a Naga | |
8 | Revata[14] | Raivata | Brahmin[13] | Sudhannawatinagara | Vipala and Vipula | a naga | A Veda-versed Brahman | |
9 | Sobhita | Śobhita | Kshatriya[13] | Sudhammanagara | Sudhammanagara (father) and Sudhammanagara (mother) | a naga | Sujata, a Brahman (in Rammavati) | |
10 | Anomadassi | Anavamadarśin | Brahmin[13] | Chandawatinagara | Yasava and Yasodara | ajjuna | A Yaksha king | |
11 | Paduma[15] | Padma | Kshatriya[13] | Champayanagara | Asama, and Asama | salala | A lion | |
12 | Nārada | Nārada | Dhammawatinagara | King Sudheva and Anopama | sonaka | a tapaso in Himalayas | ||
13 | Padumuttara[16] | Padmottara | Kshatriya | Hansawatinagara | Anurula, and Sujata | salala | Jatilo an ascetic | |
14 | Sumedha | Sumedha | Kshatriya | Sudasananagara | Sumedha (father), and Sumedha (mother) | nipa | Native of Uttaro | |
15 | Sujāta | Sujāta | Sumangalanagara | Uggata, and Pabbavati | welu | a chakravarti | ||
16 | Piyadassi[17] | Priyadarśin | Sudannanagara | Sudata, and Subaddha | kakudha | Kassapa, a Brahmin (at Siriwattanagara) | ||
17 | Atthadassi | Arthadarśin | Kshatriya | Sonanagara | Sagara and Sudassana | champa | Susino, a Brahman | |
18 | Dhammadassī | Dharmadarśin | Kshatriya | Surananagara | Suranamaha, and Sunanada | bimbajala | Indra, the leader of the gods (devas) | |
19 | Siddhattha | Siddhārtha | Vibharanagara | Udeni, and Suphasa | kanihani | Mangal, a Brahman | ||
20 | Tissa | Tiṣya | Khemanagara | Janasando, and Paduma | assana | King Sujata of Yasawatinagara | ||
21 | Phussa[18] | Puṣya | Kshatriya | Kāśi | Jayasena, and Siremaya | amalaka | Vijitavi | |
22 | Vipassī | Vipaśyin | Kshatriya | Bandhuvatinagara | Vipassi (father), and Vipassi (mother) | patali | King Atula | |
23 | Sikhī | Śikhin | Kshatriya | Arunavattinagara | Arunavatti, and Paphavatti | pundariko | Arindamo (at Paribhuttanagara) | |
24 | Vessabhū | Viśvabhū | Kshatriya | Anupamanagara | Suppalittha, and Yashavati | sala | Sadassana (in Sarabhavatinagara) | |
25 | Kakusandha | Krakucchanda | Brahmin | Khemavatinagara | Agidatta the purohitta Brahman of King Khema, and Visakha | airisa | King Khema[19] | |
26 | Koṇāgamana | Kanakamuni | Brahmin[20] | Sobhavatinagara | Yannadatta the Brahman, and Uttara | udumbara | King Pabbata of a mountainous area in Mithila | |
27 | Kassapa[21] | Kāśyapa | Brahmin | Baranasinagara | Brahmadatta a Brahman, and Dhanavati | nigroda | Jotipala (at Vappulla) | |
28 | Gotama (current) | Gautama (current) | Kshatriya | Lumbini | King Suddhodana, and Maya | Asatu Bodhi | Gautama, the Buddha |
Đức Thích Ca Mâu Ni giảng giải cho Tôn giả Xá Lợi Phất rằng: tính từ cách đây 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp(Kalpa) đến nay, đã có 28 Đức Phật tổ đã ra đời giáo hóa chúng sinh.
- Cách đây 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp, trong cùng 1 kiếp, đã có 4 vị phật là Taṇhaṅkara, Medhaṅkara, Saraṇaṅkara, và Dīpaṅkara ra đời. Trong đó, Dīpaṅkara (Nhiên Đăng Cổ Phật) là vị Phật đầu tiên đã thọ ký cho tu sĩ Sumedha (chính là tiền thân của Phật Thích Ca Mâu Ni) sẽ thành Phật trong ngày vị lai
- Cách đây 3 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp, đã có 1 vị Phật tên là Koṇḍañña (Kiều-Trần-Như) ra đời.
- Cách đây 2 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp, trong cùng 1 kiếp, đã có 4 vị Phật tên là Maṅgala (Man-Giá-La), Sumana (Tu-ma-na), Revata (Ly-Bà-Đa), và Sobhita (Tô-Tỳ-Đa) ra đời.
- Cách đây 1 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp, trong cùng 1 kiếp, đã có 3 vị Phật tên là Anomadassī, Paduma, và Nārada ra đời.
- Cách đây 100 ngàn đại kiếp, đã có 1 vị Phật tên là Padumuttara (Bạch-Liên-Hoa) ra đời.
- Cách đây 30 ngàn đại kiếp, trong cùng 1 kiếp, đã có 2 vị Phật tên là Sumedha (Thiện Tuệ) và Sujāta (Thiện Sanh) ra đời.
- Cách đây 1.800 đại kiếp, trong cùng 1 kiếp, đã có 3 vị Phật tên là Piyadassī (Hỷ Kiến), Atthadassī (Lợi Kiến), và Dhammadassī (Pháp Kiến) ra đời.
- Cách đây 94 đại kiếp, đã có 1 vị Phật tên là Siddhattha (Tất Đạt Đa) ra đời.
- Cách đây 92 đại kiếp, trong cùng 1 kiếp, đã có 2 vị Phật tên là Tissa (Đế Sa) và Phussa (Phất Sa) ra đời.
- Cách đây 91 đại kiếp, đã có 1 vị Phật tên là Vipassī (Phật Tỳ Bà Thi) ra đời.
- Cách đây 31 đại kiếp, trong cùng 1 kiếp, đã có 2 vị Phật tên là Sikhī (Phật Thi Khí) và Vessabhū (Phật Tỳ Xá Phù) ra đời.
- Trong kiếp(Kalpa) này, đã có 4 vị Phật tên là Kakusandha (Phật Câu Lưu Tôn), Konāgamana (Phật Câu Na Hàm Mâu Ni), Kassapa (Phật Ca Diếp), Gotama (chính là Phật Thích Ca Mâu Ni mà hiện nay nhân loại đang thờ cúng) ra đời. Cũng trong kiếp này, nhiều triệu năm sau sẽ có vị Phật thứ 5 ra đời là Metteyya (Phật Di Lặc).
Không có kiếp nào có nhiều hơn 5 vị Phật cùng giáng sinh. Có những giai đoạn kéo dài cả 1 A-tăng-kỳ đại kiếp trái đất mà không có vị Phật nào ra đời. Khoảng cách ra đời giữa các vị Phật trong cùng 1 kiếp cũng phải kéo dài tới hàng triệu, hàng tỷ năm (do một kiếp Trái Đất kéo dài hàng tỷ, hàng chục tỷ năm). Như vậy, cơ hội để chúng sinh được nghe hoặc đọc Chánh Pháp do một vị Phật thuyết giảng là vô cùng nhỏ nhoi và vô cùng quý báu.
Đức Phật hiện tại là THÍCH CA MÂU NI, trước khi niết bàn đã thuyết .Tất cả các Vị Phật trên nối tiếp nhau ra đời. Khi giáo pháp của đức Phật trước kết thúc, thì đức Phật kế tiếp sẽ xuất hiện. và Vị Phật kế tiếp sẽ là Phật Di lặc. Khi Phật DI LẶC xuất hiện sẽ thuyết cho chúng ta vị Phât ở tương lai sau Phật Di Lặc. Cứ như vậy...Tuy nhiên không phải kiếp nào cũng có Phật toàn giác. Kiếp nào Phật toàn giác chưa xuất hiện thì sẽ có Phật Bích Chi xuất hiện.
Xem thêm: Chánh Giác Tông (Buddha Vamsa)
https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_vị_Phật