Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Truyện thơ: Hòa Thượng Heo

07/01/201910:25(Xem: 7122)
Truyện thơ: Hòa Thượng Heo

hoathuongheo_ngotanggiao
Năm Hợi, kể truyện cổ Phật giáo 

 

HÒA THƯỢNG HEO

 

Ngày xưa ở một ngôi chùa

Trụ trì là một thiền sư lâu đời

Thầy tu từ thuở thiếu thời

Cùng ngày với chú heo nuôi trong chùa

Mọi người tuổi đạo đều thua

Cho nên thầy cứ gọi đùa heo ta

Là "Heo Hòa Thượng" chùa nhà,

Heo ăn, heo ngủ thật là nhàn thay

Rồi heo bài tiết hàng ngày

Dùng làm phân bón vườn cây cho người.

Heo ăn mập mạp thảnh thơi

Không ngồi dậy nổi, nằm nơi góc chuồng

Nhưng khi nghe vọng tiếng chuông

Dù cho mệt mỏi, đêm trường, canh khuya

"Heo Hòa Thượng" góc chuồng kia

Đầu luôn ngóc dậy hướng về chùa trên

Thiền sư hoan hỉ vô biên

Chỉ heo thầy dạy: "Chớ nên coi thường

Muôn loài Phật tánh rõ ràng

Súc sanh nào có khác chăng con người!".

*

Một hôm có khách tới chơi

Nhờ thầy chút việc nên mời đi xa

Thầy dặn tăng chúng chùa nhà

Nếu "Heo Hòa Thượng" ông mà tịch đi

Thân ông từng miếng cắt chia

Biếu cho lối xóm cận kề gần đây!"

Dặn xong thầy vội đi ngay,

Cả chùa ngẫm nghĩ: "Lời thầy lạ thay!"

Nào ngờ mới có một ngày

Là "Heo Hòa Thượng" lăn quay lìa trần

Cả chùa hết sức phân vân

Nếu theo thầy dặn chia phần thịt ra

Sợ đời dị nghị gần xa

Tu hành giới luật chùa nhà chẳng theo,

Sau khi bàn luận đủ điều

Bèn đem chôn cất chú heo sau vườn

Thầy về sẽ sám hối luôn

Không làm đúng lệnh, chẳng tuân theo lời.

Khi thiền sư về tới nơi

Thầy nghe rõ chuyện, thở dài kể ra

Rằng "Heo Hòa Thượng" chùa ta:

"Chỉ còn một kiếp cuối là xong xuôi

Qua cầu, giải thoát luân hồi

Tuy nhiên định nghiệp sẵn rồi tránh sao

Kiếp này phải bị loạn đao

Phân thây nhiều mảnh dễ nào thoát qua,

Cho nên muốn giúp ông ta

Sau khi ông chết cắt ra chia phần

Phát cho dân chúng ở gần

Đừng đem chôn dưới mộ phần làm chi

Bây giờ việc đã lỡ đi

Chắc 'Heo Hòa Thượng' lại về đầu thai

Trả xong định nghiệp của người

Để rồi mới thoát luân hồi khổ đau!".

Mọi người nghe kể buồn rầu

Trong lòng hối hận! Ngờ đâu sự tình!

Thiền sư an ủi: "Duyên lành

Thời gian thấm thoắt trôi nhanh trong đời

Các con rồi gặp lại người"

Cả chùa nghe nói ngậm ngùi, xót xa.

*

Tháng ngày lần lượt trôi qua

Hai mươi năm thoảng như là mơ thôi

Thiền sư giờ đã qua đời

Trụ trì chùa cũ có người lên thay.

Thế rồi bỗng tới một ngày

Có tin quan huyện vùng này lại thăm.

Huyện quan tuổi trẻ, tài năng

Vừa về nhậm chức một năm chưa tròn,

Quan vào lễ Phật chùa trong

Thắp nhang đảnh lễ một lòng thành tâm

Rồi ra dạo khắp xa gần

Luyến lưu như thể cố nhân chùa nhà.

Những khi rảnh việc quan nha

Là quan huyện lại ghé qua thăm chùa

Tới lui thân mật chuyện trò

Dần dà duyên Đạo khiến cho đậm đà.

Thời gian thấm thoắt trôi xa

Một ngày tin dữ loan ra thình lình

Rằng quan bị triệu về kinh

Tội danh phản nghịch, triều đình chẳng nương

Đem ra xử tại pháp trường

Phân thây nhiều mảnh làm gương cho đời.

Cả chùa sửng sốt rụng rời

Ngậm ngùi thương xót tiếc người đạo tâm.

Trụ trì buồn bã vô ngần

Vì cùng quan huyện kết thân lâu ngày.

Xưa kia ở tại chùa này

Nuôi "Heo Hòa Thượng" cũng tay trụ trì

Chăm nom săn sóc mọi bề

Lo cho heo sống tới khi qua đời.

*

Thế rồi một buổi đẹp trời

Trụ trì ngồi ở một nơi tọa thiền

Chợt nghe vẳng tiếng dịu hiền

Dường như quan huyện hiện bên cạnh ngài

Mỉm cười hòa nhã khoan thai

Âm thanh như gió thoảng ngoài bến mơ:

"Tôi 'Heo Hòa Thượng' ngày xưa

Tâm thành ghé đến tạ từ chùa đây

Từ nay xin vĩnh biệt thầy

Tạ ơn tri ngộ lòng này riêng mang!"

Trụ trì dụi mắt bàng hoàng

Một trời quá khứ thênh thang hiện về

Nhớ ra mọi chuyện xưa kia.

 

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

(Thi hóa phỏng theo Truyện Cổ Phật Giáo)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/10/2024(Xem: 47)
Nghiệp nhân lành kết từ ngàn năm trước Thuận duyên sinh tươi nở cõi ta bà Hoa trái thơm tho sắc màu rực rỡ Cúi đầu đảnh lễ cúng dường Quán Âm. Đây lời thơ của con tim chân thật Cảm nhận từ pháp vũ đạo nhiệm mầu Tâm tịnh an lạc vừa mới khởi đầu Rất thánh thiện nguồn cam lồ vô tận.
06/10/2024(Xem: 92)
Pháp quốc khai giảng Bậc Kiên Trên zoom toàn thể Lam viên đủ đầy Lòng anh chị Trưởng vui thay! Nhìn các em học tràn đầy mến thương Tương lai trên những bước đường Cấy trồng Sen Trắng được vươn thêm cành.
03/10/2024(Xem: 327)
Những lời vàng trong kinh điển chuyển sang PDF Luôn sống cùng, lớn lên theo mãi thời gian Từ sáng tinh mơ, ngồi chăm chú theo âm vang Những pháp thoại đến từ năm cũ hòa với hiện tại Lời động viên, giải đáp giúp nuôi dưỡng mãi Sống để hạnh phúc hay tồn tại, hãy tự tìm ra Làm sao cho những ý tưởng ác là gió thoảng qua, Tạo thêm nhiều điều thiện biến thành châu ngọc Con đường ấy chỉ phải là Nghe, Đọc Để rồi rưng rưng hai hàng giọt lệ tri ân
02/10/2024(Xem: 218)
Nguyễn Bá Chung cùng quê hương đại thi hào Nguyễn Trãi. Một sớm tinh mơ nào, vào cuối thu 1949, nhà thơ mở mắt chào đời nơi vùng quê Định Giàng, Đại Đức, cách chân núi Chí Linh, Hải Dương một đường chim bay. Khoảng giữa năm 1954, mới vừa 6 tuổi đã vội vã chạy theo cha mẹ di cư vào Sài Gòn. Bản chất thông minh, học hành quá xuất sắc, nên được Đại học Brandeis cấp học bổng du học tự túc Hoa Kỳ (1971) và sống định cư luôn bên Mỹ, từ đó cho đến bây giờ.
30/09/2024(Xem: 594)
Dưới cái nhìn trí tuệ trong thời đại mới. Người Phật Tử phải thể hiện được… Bát Chánh Đạo trong sự sống! Dùng pháp chăn trâu mang Đạo Phật vào đời Tư duy đa chiều theo khoa học sẽ rạng ngời (1) Bằng thể hiện phương thức phù hợp xã hội phát triển!
28/09/2024(Xem: 323)
Quán Âm đứng giữa trời thanh Tay bình tịnh thủy tay nhành liễu xanh Nhìn đời qua ánh mắt lành Bằng tâm Bồ Tát chúng sanh không rời. Mẹ ơi! Đứng từ bao giờ Người đời qua lại vui cười thản nhiên Biết đâu rằng khí linh thiêng Từ vô lượng kiếp hiện tiền nơi đây
27/09/2024(Xem: 461)
Phật Pháp là cứu cánh Với mỗi một chúng ta, Để sống thiện, hữu ích, Hạnh phúc và an hòa. Khi thấm nhuần Phật Pháp, Hiểu cái khổ chúng sinh, Ta sống có ý nghĩa, Với đời và với mình.
27/09/2024(Xem: 326)
Hôm nay con vào nghe Ni Sư Tâm Vân giảng Những Người Mẹ Vĩ Đại Sư nhắc Mẹ Tâm Thái Khi Sư qua bên Mỹ Để gieo mầm Phật Pháp Mẹ chia tay dặn Sư: Con gái yêu của Mẹ, con làm con của Mẹ Chỉ được mười mấy năm Duyên của Mẹ cùng con Bây giờ con ra đi Trên con đường của con,
25/09/2024(Xem: 258)
Đạo Phật ngày nay lắm nhiễu nhương Giới luật lỏng lẻo thiếu kỷ cương Lạm dụng phương tiện sai chánh pháp Khiến đạo vàng dở dở ương ương. Xuất gia không còn đúng lý nghĩa Thế gia, phiền não, tam giới gia Tục gia không còn xuất ra được Mong gì được tự tại an nhiên.
25/09/2024(Xem: 1120)
Con vừa ghi lại buổi pháp thoại Thầy thuyết giảng về "Đại Sư Thiếu Khang, vị Tổ thứ 5 của Tịnh Độ Tông Trung Hoa", con kính gửi Thầy xem và chỉnh sửa thêm trước khi online. Con kính cám ơn Thầy cho phép con phiên tả, vì đây là cơ hội để con chú tâm để hiểu ít nhiều về Phật pháp thêm vào vốn liếng giáo lý quá ít ỏi của con. Bạch Thầy, con chợt nhận ra rằng, Thầy đã dùng phương tiện này để dẫn dắt con, thay vì như Tổ Thiếu Khang cho tiền để trẻ niệm A Di Đà, Thầy đã khéo léo bảo con tường thuật để cột tâm con vào một mối không đi lang thang như khi ngồi nghe giảng hay tụng kinh. Con kính tri ân Thầy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com