Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chúng tôi học Kinh Duy Ma Cật ( 12)

10/04/201313:47(Xem: 7508)
Chúng tôi học Kinh Duy Ma Cật ( 12)

Chúng tôi học Kinh (12)

Chúng Tôi Học Hoa Kinh Duy Ma Cật

Phẩm 1: Quốc Độ

(“Bồ tát Tịnh Phật Quốc Độ” hay “Quốc Độ Phật”)

Tâm Minh

Thân kính tặng ACE Áo Lam

Đây là bộ Kinh mà ACE chúng tôi đã “nghe danh” từ những năm 60, khi mới “ra nghề” huynh trưởng mà mãi đến nay (1) hơn 20 năm sau mới được học ! như vậy đủ biết chúng tôi nao nức như thế nào ! Hồi đó sư bà Bổn sư của chị em chúng tôi ( hầu hết các chị em trong đoàn Liên Hương là đệ tử của sư bà Diệu Không) không cho học kinh này , Sư bà bảo: “rồi lớn lên một chút nữa các con sẽ được học, lúc đó sẽ hiểu lý do luôn, đừng có hỏi lôi thôi!”

Quả thật bây giờ chúng tôi đã hiểu rõ lời sư bà , và có dịp hỏi sư bà những chỗ vướng mắc của Kinh vì bà ra vào Saigon-Huế luôn, chúng tôi lên hầu thăm bà rất dễ dàng.

Bộ Kinh này tương đối dễ tìm, vì đã được Việt dịch rồi. Phần nhiều ACE chúng tôi có trong tay tài liệu giảng dạy của thầy Thanh Từ ( “Kinh Duy Ma Cật giảng giải”) vài người có của thầy Huệ Hưng hay của ông Đoàn Tung Còn và vài ACE khác được nghe giảng ở Xá Lợi, Vĩnh Nghiêm ( thầy Từ Thông, thầy Trí Quảng ) cho nên những buổi học Kinh Duy Ma Cật tương đối “sôi nổi” hơn những bộ kinh “khó” đối với ACE chúng tôi vì không có tài liệu !JJ!!

Cũng theo trình tự như cũ, ACE chúng tôi trước hết đi vào lịch sử dịch thuật của bộ Kinh để tri ân tiền nhân, xong quyết định học những phẩm nào và bắt tay học phẩm đầu tiên đã được chọn.

Phần dịch Phạn- Hán thì theo ngài Trí Khải đại sư có 5 người ( nhưng thất truyền nên chỉ còn lại 3) , cả 5 vị đều là người Trung Hoa :

* Ngài Chi Lâu Ca Sấm đời nhà Ngô dịch với tên Kinh là “Duy Ma Cật Kinh” có 3 quyển

* Ngài Cưu Ma La Thập, đời Diêu Tần, với tên Kinh là “Duy Ma Cật sở thuyết” hay : “Bất tư nghì giải thoát Kinh” có 2 quyển

* Ngài Huyền Trang, đời Đường , với tên Kinh là “Thuyết Vô Cãu Kinh” có 6 quyển.

________________________________________

(1) chúng tôi học Kinh Duy Ma Cật này vào những năm 80

Sau đó có nhiều nhà sớ giải ( cũng là nguơi Trung Hoa) dựa vào bản dịch của ngài Cưu Ma La Thập và viết ra những sớ , luận . . . sau đây :

**Ngài Trí Khải , “Duy Ma Cật Kinh Huyền Sớ” , có 10 quyển

**Ngài Trạm Nhiên , “Duy Ma Kinh Lược Sớ” , có 10 quyển

**Ngài Chí Thuyên , “Duy Ma Cật Lược Sớ” ,có 10 quyển

**Ngài Kiết Tạng, “Tịnh Danh Huyền Luận” ,có 8 quyển và “Duy Ma Cật Nghĩa Sớ” có 6 quyển

**Ngài Khuy Cơ, “Thuyết Vô Cãu Chơn Kinh Sớ”

**Ngài Tăng Triệu , “Duy Ma Cật Kinh” có 10 quyển

**Ngài Huệ Viễn, “Duy Ma Cật Nghĩa Sớ” có 4 quyển

**Ngài Thế Viên (nhà sớ giải gần đây, cũng người Trung Hoa ) , có “Duy Ma Cật Lược Giải”

Về Việt dịch thì có các vị sau đây:

Thầy Huệ Hưng ( 1951)

Ô. Đoàn Tung Còn (?)

Sư Bà Diệu Không (1982)

Thầy Thanh Từ (1984)

Ngoài ra, Kinh này cũng đã được dịch ra nhiều thứ tiếng như Anh, Pháp, Đức nên trên thế giới nhiều nhà nghiên cứu Phật học phương Tây đã biết đến từ lâu.

Theo bản dịch của Thầy thanh Từ, “Kinh Duy Ma Cật Giảng Giải” (dịch theo 2 quyển của ngài Cưu Ma La Thập có tên là “Duy Ma Cật Sở Thuyết” hay “Bất Khả Tư Nghì Giải Thoát Kinh” ) gồm có 14 phẩm :

1.Quốc Độ, 2. Phương Tiện, 3. Đệ Tử, 4. Bồ Tát, 5. Văn Thù Vấn Tật, 6. Bất Khả Tư Nghì, 7. Quán Chúng Sanh, 8. Phật Đạo, 9. Nhập Bất Nhị Pháp Môn, 10. Phật Hương Tích, 11. Bồ Tát Hạnh, 12. A Súc Phật, 13. Cúng Dường và 14. Chúc Lụy . ACE chúng tôi sẽ lần lượt học 6 Phẩm 1, 5, 6, 9 và 11.

Về ý nghĩa tên Kinh, tại sao gọi là “Duy ma Cật sở thuyết Kinh” Đây là những lời của Phật nói hay của DMC nói ? Nếu là của DMC nói thì sao gọi là Kinh ? Đọc qua bộ Kinh chúng ta thấy đây là những lời đối đáp giữa các vị đệ tử Phật và cư sĩ DMC , nhưng là dưới sự chứng minh của đức Phật, ngài xác nhận những điều DMC nói là đúng với chánh pháp, và với “cái nhìn của Hoa Nghiêm” thì Duy Ma Cật chính là đức Bổn Sư Thích Ca hay ngược lại, vậy . Đó là lý do được gọi là Kinh . Còn tại sao gọi là “Bất khả tư nghì giải thoát” ?- Là vì giải thoát trong kinh DMC cũng như giải thoát trong kinh Hoa Nghiêm, với trí phàm phu, với thế giới đối đãi của ngôn ngữ thì không thể lảnh hội nỗi nên gọi là “bất khả tư nghì” Như vậy điều may mắn của ACE chúng tôi là học bộ kinh này sau khi làm quen với thế giới trùng trùng duyên khởi cũng như với mấy cái “vô ngại” của Hoa Nghiêm, cho nên bước vào Kinh Duy Ma Cật bớt bị bỡ ngỡ, hụt hẫng & “chướng ngại”.

Hôm nay chúng tôi đi vào giới thiệu bộ Kinh và phẩm 1: Phật Quốc . Sở dĩ chúng ta có được bộ Kinh quí này để học ngày hôm nay trước hết là do ngài Duy Ma Cật bệnh, đức Phật bảo các đệ tử của mình đến thăm bệnh ông ấy , chuyện rất bình thường ; thế nhưng các vị đại đệ tử Phật từ các ngài Xá Lợi Phất, Đại Ca Diếp, A Nan, Ưu Ba Li . . . cho đến các ngài Phú Lâu Na, La Hầu La, . . . ai cũng từ chối đi thăm bệnh Duy Ma Cật (DMC) , lý do rất đơn giản là ai cũng “né” ông cư sĩ này, vì tất cả các vị , ai cũng bị ông cư sĩ này”dũa” về cách tu hành hay cách thuyết pháp v..v..của mình . Cái dễ thương và đáng học tập ở đây là cái tâm thanh tịnh của các vị tỳ kheo đại đệ tử của Phật này khi kể cho đức Phật nghe trường hợp bị DMC “rầy” như thế nào ; vị nào cũng kể rất rõ ràng minh bạch, ca ngợi trí tuệ thù thắng của DMC và nhận lỗi của mình, lòng không gợn một chút oán trách, trái lại còn bái phục DMC mặc dù mình là đệ tử lớn của Phật và “DMC kia” chỉ là một cư sĩ. Đây chính là bài học thứ nhấtcủa ACE chúng tôi .

Chúng ta hãy nghe một đoạn đối đáp giữa đức Phật và Ưu Ba Li- vị đệ tử trì luật bậc nhất của ngài- về trường hợp bị DMC “dũa” mà ông Ưu Ba Li đã “tâm phục khẩu phục” như thế nào, và đó cũng là lý do từ chối đi thăm bệnh ngài DMC của ông .( Đọan Kinh này chúng tôi mới cập nhật hoá hôm nay , khi viết lại, đây là trích trong bản Việt dịch của Hạnh Viên, thầy Tuệ Sỹ hiệu chính và chú thích - vì hồi chúng tôi học Kinh DMC ,Thầy đang ở trong tù-15 năm sau mới ra khỏi đó -và mùa hè năm 2000 chúng ta mới có được bản dịch này):

Phật bảo Ưu-ba-li:[1]

«Ông hãy đi thăm bịnh Duy-ma-cật.»

Ưu-ba-li thưa:

«Bạch Thế tôn, con không đủ năng lực đến thăm bệnh ông ấy. Vì sao? Con nhớ lại, xưa kia có hai tì kheo phạm giới, xấu hỗ không dám đến hỏi Phật, đến nói với con: ‹Thưa ngài Ưu-ba-li, chúng tôi đã phạm luật và rất hỗ thẹn vì tội này, không dám đến hỏi Phật, xin hỏi ông cách sám hối để giũ sạch tội lỗi.› Con bèn theo như pháp ma` giảmg giải cho họ.

«Lúc ấy Duy-ma-cật đến nói với con: ‹Thưa ngài Ưu-ba-li, đừng làm nặng thêm tội của hai tỳ kheo này mà hãy ngay thẳng trừ diệt, chớ làm rối loạn tâm của họ. Vì sao? Vì bản chất tội không ở trong không ở ngoài,[2]cũng không ở giữa. Như Phật đã dạy, chúng sanh cáu bẩn vì tâm cáu bẩn; nếu tâm trong sạch hết thảy đều trong sạch. Tâm cũng không ở trong không ở ngoài, không ở giữa. Tâm như nhiên, tội cũng như nhiên. Các pháp cung như nhiên, không vượt ngoài Như. Như ngài Ưu-ba-li, nếu tâm tướng[3]đã giải thoát, còn có gì cáu bẩn chăng?› Con đáp: ‹Không còn.› Ông ấy nói: ‹Cũng vậy, tâm tướng của chúng sanh thảy đều vô cấu, cùng như vậy. Thưa ngài Ưu-ba-li, vọng tưởng là cáu bẩn không vọng tưởng là thanh tịnh.[4]Điên đảo là cáu bẩn không còn điên đảo là thanh tịnh. Chấp ngã là cáu bẩn không chấp ngã là thanh tịnh. Ưu-ba-li, hết thảy pháp khởi và diệt không đình trú, như ảo ảnh như tia chớp. Các pháp không đối đãi nhau,[5]không đình trú trong mỗi tâm niệm. Chúng đến từ những quan niệm sai lầm, như chiêm bao, như quáng nắng, như trăng trong đáy nước, như bóng trong gương, vì chúng sinh ra từ vọng tưởng. Hiểu được như vậy là người phụng trì giới luật. Hiểu như vậy là hiểu biêt thiện xảo.[6]

«Ngay lúc ấy, Hai vị tì kheo thán phục: ‹Siêu việt thay trí tuệ, mà ngài Ưu-ba-li không thể sánh bằng. Tuy là bac trì luật đệ nhất cũng không thể nói được như vậy› Con mới nói: ‹[7]Duy trừ Phật ra, chưa từng có một Thanh-văn hay Bồ tát nào vượt hơn biện tài vô ngại[8]của người này vì trí tuệ minh đạt của ông thù thắng như vay.›

«Hai vị tì kheo nhờ đó đã dứt đoạn nghi tình và hối hận, phát tâm cầu giác ngộ tối thượng và lập nguyện cho hết thảy chúng sanh đều được biện tài như vậy. Cho nên con không đủ khả năng đến thăm bịnh ông ấy.”

Cứ như thế, họ đều từ chối đi thăm bệnh cư sĩ DMC . Sự kiện này là bài học thứ haicủa ACE chúng tôi hôm nay: nó nói lên rằng xuất gia hay tại gia đều có khả năng giác ngộ như nhau. Nếu hàng Phật tử tại gia chúng ta học Kinh DMC rồi coi thường chư Tăng thì thật là một lỗi lầm trầm trọng, đó là do chúng ta bị vô minh che kín quá, chứ không phải lỗi của bộ Kinh này. Qua bộ Kinh DMC , đức Thế tôn muốn nhắn nhủ với đệ tử xuất gia của ngài rằng nếu người xuất gia mà không chịu tinh tấn tu hành, cứ giải đãi buông lung thì có thể bị những người cư sĩ tại gia xuất sắc vượt qua mặt dễ dàng và như vậy thì các vị không còn xứng đáng trong vai trò “trưởng tử của Như lai”- hướng dẫn chúng sanh đi theo con đường của đức Phật nữa . Còn với người tại gia thì đức Thế Tôn muốn sách tấn họ noi gương cư sĩ DMC tu hành tinh tấn, sống giữa cuộc đời ô trược mà không bị đời làm ô nhiễm, còn mang Đạo vào đời, như vậy thì không cần phải xuất gia làm tỳ kheo mới thành Phật đâu. Thông điệp của ngài muốn gởi đến chúng ta là : pháp Phật là pháp phổ biến, ai tu cũng được miễn là tu cho đúng pháp ; mỗi người hãy theo đó mà xây dựng Tịnh Độ của tự tâm mình. Với suy nghĩ như vậy thì Kinh Duy Ma Cật không phải là “một sự bùng nổ” hay một “cuộc cách mạng “gì cả.

Bài học thứ balà ý nghĩa tên ngài Duy Ma Cật và thân thế của ngài: Duy Ma Cật nguyên là tiếng Phạn ( phiên âm là Tỳ-ma-la-cật-lị-đế), chữ Hán dịch ra 2 cách : một là Tịnh Danh, hai là Vô Cãu. Chỉ nghe cái tên là chúng ta đã hiểu được một phần nội dung Kinh rồi vì Tịnh Danh là một người trong số 500 đồng tử từ nước Diệu Hỷ du hành đến cõi này, sau khi hoàn thành nhiệm vụ lại trở về chỗ cũ. Ngài Duy Ma Cật lịch sử là một trưởng giả ở thành Tỳ Da Li (Ấn Độ), có vợ tên là Thiên Cơ, con trai tên là Thiên Tu, con gái tên là Nguyệt Thiện, nghĩa là ngài vẫn sống đời thế gian thường tình nhưng sống hướng về Đạo, đem Đạo vào đời, không bị đời làm ô nhiễm mà trái lại, danh thơm vang khắp bốn phương nên có tên là Tịnh Danh. Đây chính là nhân cách lý tưởng của Đại Thừa Phật Giáo, trong lớp áo bình dị của 1 người Phật tử sống trong đời thường- người cư sĩ tại gia hành Bồ Tát Đạo.

Bài học thứ tưlà vai trò của sự xuất hiện ngươi cư sĩ tại gia Duy Ma Cật ở thành Tỳ Da Ly đối với lịch sử phát triễn của đạo Phật . Tỳ Da Ly lúc đó là một trung tâm thương mãi và văn hoá với cư dân rất tiến bộ, họ không chấp nhận Phật giáo chỉ có những giaó lý như niệm Phật, niệm Pháp niệm Tăng, niệm thí, niệm giới, niệm Thiên và mục đích là lên cõi Trời, an trú trong an lạc cho riêng mình như đã được dạy trong nền giáo lý nguyên thủy, đó là lý do mà hình thái sinh hoạt Phật giáo trong một xã hội mới phải thay đổi về tư tưởng và về cả mặt hành trì để phù hợp. Như đức Phật đã nói : “cái mà ngài biết như lá trong rừng còn cái ngài giảng ra chỉ là một nắm trong tay” cho nên sau khi Phật niết bàn 100 năm, xã hội Ấn độ biến đổi theo trào lưu đổi mới của toàn thế giới, thì chư Tăng lỗi lạc cũng phải vận dụng “lá trong rừng” để thổi vào sinh hoạt Phât giáo một sinh khí mới; đó chính là sự xuất hiện cần thiết của Đại thừa Phật giáo. Sự xuất hiện này như chúng ta đã biết kéo theo một sự rạn nứt của Tăng Đoàn và sự hình thành của hai phái

Thượng Toạ bộ ( PG Nguyên Thủy- hay PG Tiểu thừa gồm các tỳ kheo lớn tuổi, có khuynh hướng bảo thủ) và Đại Chúng Bộ ( Đại thừa, gồm đông đảo tỳ kheo trẻ, có khuynh hướng cải cách) . Bộ Kinh Duy Ma Cật ra đời vào lúc đó. Đó cũng là lý do mà một số người cho rằng Kinh DMC không phải là kinh Phật !

Bài học thứ nămlà định danh Tịnh độ hay “Tịnh Phật quốc độ.” Nhân trưởng giả Bảo Tích hỏi về Tịnh độ, đức Phật liền giảng về Tịnh Độ, nhưng Tịnh độ của đức Phật A Di Đà mà đức Phật đã giới thiệu và Tịnh độ của kinh Duy Ma Cật khác nhau chỗ nào?- chúng ta hãy nghe : “Trực tâm là Tịnh độ của Bồ tát, thâm tâm là tịnh độ của bồ tát, bồ đề tâm là tịnh độ của bồ tát, tinh tấn, thiền định, trí tuệ . . . . là tịnh độ của bồ tát, tứ nhiếp pháp là tịnh độ của bồ tát, ba mưoi bảy phẩm trợ đạo là tịnh độ của bồ tát, tự mình giữ giới, không phê bình người phá giới là tịnh độ của bồ tát “ v..v..và v..v.. Tuy được hỏi về Tịnh Độ Phật nhưng đức Phật trả lời về Tịnh Độ của Bồ tát vì phải có Tịnh độ của Bồ tát mới có Tịnh Độ Phật. Tuy Ngài dạy các thiếu niên về kinh nghiệm tu tập của ngài trong vô lượng kiếp nhưng qua đó, gián tiếp giáo hoá cho 8000 tỳ kheo trong pháp hội- bằng cách đề cao lớp bồ tát biết xây dựng Tịnh Độ ( Niết bàn) ngay trong cuộc sống hiện tại và ngầm chỉ trích tư tưởng yếm thế của hàng Thanh Văn . Thế cho nên ngài Xá Lợi Phất (XLP) bị Phật quở, khi XLP cho rằng cõi Ta Bà này không thanh tịnh ; Phật dạy: “mặt trời, mặt trăng không sáng sao? tại sao người mù lại không thấy? Cũng thế, chúng sanh do tội chướng nên không thấy cõi nước của Như lai thanh tịnh chứ không phải cõi Ta Bà không thanh tịnh! Cõi nước ta dây vẫn trang nghiêm thanh tịnh, mà tại ông không thấy đó thôi! “ Đến đây ACE chúng tôi hiểu được rằng sở dĩ có nhiều quan điểm về Tịnh độ bởi vì “con người nào thì có Tịnh Độ ấy” Tịnh Độ chính là tự tâm thanh tịnh, ngay ở cõi Ta Bà này chứ không phải ở Tây Phương Cực lạc mới có ; và quả thật như lời Phật dạy :” Khi tâm ta thanh tịnh, ta thấy thế giới thanh tịnh.” - thật giống như bài kệ chúng ta thường đọc :

“Trang nghiêm Tịnh độ

Nơi cõi Ta bà

Đất Tâm thanh tịnh

Hiển lộ ngàn hoa.”

Bồ tát muốn có cõi Phật thanh tịnh thì trước hết tâm mình phải thanh tịnh và lo giáo hóa, nhiếp phục chúng sanh . . . . làm sao cho tâm của chúng sanh trong cõi ấy cũng được thanh tịnh thì lúc đó quốc độ mới thanh tịnh.

Bài học thứ sáu là bài kệ của trưởng giả bảo Tích ca ngợi những công đức vi diệu của đức Phật : chúng ta thấy trí tuệ, đức hạnh và tài năng của đức Phật chính là sức mạnh thu hút tất cả mọi người đến với ngài, hướng về ngài. Ngài thuyết pháp với một loại âm thanh thôi nhưng pháp âm ấy mọi loài, ở mọi cõi đều nghe hiểu rồi thực hành, mặc dù phản ứng của mỗi chúng sanh có thể khác nhau : nghe mà kinh sợ, vui mừng , phấn khởi, dứt nghi hay nhàm chán v..v..

Bài học thứ bảy là hạnh bệnh của bồ tát Duy Ma Cật . Thật ra Duy Ma Cật chỉ thị hiện bệnh để giảng nói về vô thường, vô ngã, về sự giả dối của thân tứ đại này. “Bồ tát bệnh vì chúng sanh bệnh” nên “bệnh” của Duy Ma Cật đây là “bệnh phương tiện” xuất phát từ tâm đại bi của Bồ tát chứ không phải do nghiệp chướng như bệnh của chúng sanh. Nhân đây chúng ta được biết thêm về 5 hạnh của bồ tát : thánh hạnh, thiên hạnh, phạm hạnh, anh nhi hạnh và bệnh hạnh. Bồ tát sống và sinh hoạt không bị hạn cuộc bởi thế gian, không còn quan tâm đến những khen chê của người đời nhưng họ luôn sống đời gương mẫu, thánh thiện , trong sạch, đạo đức và mô phạm để xây dựng niềm tin cho chúng sanh vào chân, thiện, mỹ, để nhiếp hoá và chuyển hóa chúng sanh, để đem lại lợi ích cho chúng sanh vậy. Ngoài ra bồ tát không bao giờ thấy mình “lớn” hay hơn người, càng giỏi, họ càng khiêm tốn vì biết rằng tất cả những thành tựu của họ nhằm phục vụ chúng sanh , và tất cả đều nhờ Phật lực mới thành tựu được ( anh nhi hạnh đã được nói đến trong CTHK trước đây- ở Kinh Pháp Hoa ) .

Bài học thứ tám là việc 500 thiếu niên con của trưởng giả Bảo Tích tăng cho đức Phật 500 cái lọng, ngài kết tất cả 500 cái lọng thành một cái lọng lớn có khả năng che mát cả thành Tỳ Da Ly. Ý nghĩa biểu tượng của hành động này là : đức Phật xây dựng , giaó hoá tuổi trẻ là thế hệ đại diện cho sự thông minh, tài năng sức khỏe và đức hạnh, có tương lai tươi sáng , có trí tuệ và trách nhiệm đưa xã hội đi lên . Nhưng cần phải có sự đoàn kết nhất trí ( kết hợp 500 cây lọng lại) mới tạo nên sức mạnh . Các bậc tiền nhân của GĐPT chúng ta chắc cũng đã thấm nhuần bài học này nên đã thành lập GĐPT gồm những thanh thiếu niên cùng nhau học Phật , đưa Đạo Phật vào đời , với ước mong xoa dịu những nỗi khổ của cuộc đời, như một bóng mát to lớn giữa cuộc đời nóng bỏng tham ái, sân si ; nghĩa là đem lại an lạc cho bản thân và cho tha nhân. Ngày nay ACE chúng ta cũng đang nối tiếp sự nghiệp ấy , đưa đàn em chúng ta đi lên . Riêng chúng ta - những huynh trưởng cao niên- phải nhận ra vị trí của mình, giúp lớp trẻ đứng ra gánh vác nhiệm vụ , chúng ta đứng sau lưng các ACE ấy để hổ trợ tinh thần và dù là những HTr. trẻ hay cao niên, việc cần thiết là phải đoàn kết, hoà hợp, không tranh cãi , hý luận v..v.. mới đem lại lợi ích cho mình và cho đàn em của mình.

Bài học thứ chín là không có một cõi Tịnh Độ mà chúng ta chỉ cần cầu nguyện là “bay” ngay đến đó, mà chỉ có Tịnh Độ do chính chúng ta xây dựng bằng tấm lòng ( từ bi) và khối óc (trí tuệ ) của mình ; muốn như vậy, trước hết, chúng ta phải tập sống buông bỏ ( hỷ xả) ; đừng bị vướng mắc bởi thất tình lục dục nhiều quá, đừng bị khen- chê, được-mất, hơn-thua v..v.. tác động, chi phối mình quá , tập mở rộng lòng yêu mến & giúp đỡ tha nhân, làm lợi ích cho chúng sanh quanh mình v..v.. rồi dần dần chúng ta mới có được tâm thanh tịnh để tạo điều kiện cho một quốc độ thanh tịnh; chứ nếu cứ xây dựng tâm tư, tình cảm, với những chất liệu tham, sân, si, ác độc, v..v. thì rõ ràng chúng ta đã xây dựng địa ngục ngay tại đây chứ làm sao mà có Tịnh

Độ đuợc, phải không các bạn ? JJJ!!

Bài học thứ mười là qua phẩm Kinh này, chỉ với nhận thức mới mẻ về Tịnh độ, chúng ta thấy Kinh DMC bao gồm cả giáo lý nguyên thủy lẫn giáo lý đại thừa, mở ra con đường xây dựng một xã hội mới tốt đẹp . Những người con Phật có bổn phận vận dụng trí tuệ để hiểu đúng Phật Pháp, áp dụng Phật Pháp vào cuộc sống trước mặt ; đó chính là cách hoằng dương chánh Pháp có hiệu quả cao nhất. Đạo Phật có tỏa rạng hay suy tàn là do giới tu sĩ và cư sĩ Phật tử có biết cách “hoàn thành Phật quốc”hay không. Gương sáng của các thiền sư các đời Lý , Trần như Vạn Hạnh, Đỗ Thuận, Khuông Việt, Trúc Lâm Yên tử . . . . đã gắn liền với những trang sử vẻ vang của nước Việt vẫn còn đó như nhắc nhở tất cả chúng ta luôn cố gắng tinh tấn tu học và tu tập để kiến tạo Tịnh Độ ngay bây giờ và ở đây- đem lại an lạc cho chúng sanh và cho bản thân mình.

Bài học này chấm dứt buổi học Kinh của ACE chúng tôi; hôm nay ngồi viết lại-nhằm ngày đầu năm Nhâm Ngọ, xin gởi đến mọi người “câu đối” Tết :

“Tâm Xuân, Vũ Trụ Xuân

Tâm Bình, Thế giới Bình”



[1]CDM, Triêu nói, «Ưu-ba-li優波離, tiêng Tần nói là Thượng Thủ上首. Trì luật đệ nhất trong các đệ tử Phât.”VCS: «Ưu-ba-li, đây nói là Cận Chấp 近執. Khi Phật còn là Thai tử, ….Ông là quan giữ kho.»

[2]VCX: «không an trụ bên trong, cũng không xuất hiện ra ngoài.»

[3]DMC: tâm tướng 心相, VCX: tâm bản tịnh 心本淨.

[4]VCX: «Có phân biệt, có dị phân biệt, là phiền não.»

[5]DMC: tương đãi 相待; VCX: tương cố đãi 相顧待, quan hệ, chiếu cố lẫn nhau. Skt. āpekṣika.

[6]DMC: thiện giải 善解; (Skt. suvimukta). VCX: thiện đièu phục 善調伏(khéo tự chế ngự); Skt. suvinita.

[7]VCX có thêm: «Các Thầy chớ nghĩ tưởng vị này là Cư sỹ.»

[8]Nhạo thuýet biện tài 樂說之辯, khả năng biện luận lưu loat. Skt. pratibhāna-pratisaṃvid.

--- o0o ---


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/01/2025(Xem: 35)
Tôi sinh ra đời khi Thế chiến thứ hai bắt đầu bùng nổ tại Âu châu. Thế nhưng tại một tỉnh lỵ nhỏ bé tại miền Nam trên quê hương tôi, nơi tôi sinh ra đời, thì người dân vẫn sống yên lành. Thật ra gốc gác của gia đình tôi ở thật xa nơi này, tận miền Bắc. Cha tôi là một công chức trong chính quyền thuộc địa, được thuyên chuyển về cái tỉnh lỵ này một năm trước khi tôi ra đời. Tuy thế, khi lớn lên tôi vẫn cứ xem cái tỉnh lỵ bé tí xíu đó là cả một góc quê hương gần gũi và thân thiết nhất đối với tôi, nơi mà người ta chôn buồng nhau của mẹ tôi và cái cuống rốn của tôi.
25/01/2025(Xem: 218)
Xuân về, mong đời một cõi an nhiên! Ngày 25 tháng chạp, khi Trời còn nặng hơi sương, tôi thức dậy sớm để cùng gia đình chuẩn bị tảo mộ ông bà, một phong tục thiêng liêng của người Việt Nam. Buổi sáng, tôi theo dì đi chợ, chợ hôm nay đông hơn mọi ngày, không khí Tết đã về trên những nẻo đường, tấp nập và nhộn nhịp. Sau khi đi chợ về, cậu làm một mâm cơm để cúng, xin ông bà cho phép cháu con được động vào mồ mả, rồi tôi và người trong gia đình bắt đầu quét dọn, nhổ cỏ, lau mộ, những nén nhang trầm tỏa làn khói ấm làm cho không gian nơi yên nghỉ của ông bà tổ tiên càng trở nên linh thiêng, ấm cúng.
25/01/2025(Xem: 40)
Từ đâu có tham, sân, sợ hãi, niệm? Nguyên Giác Trong Thiền Tông thường nói rằng khi ngọn đèn sáng thắp lên, thì bóng tối của vô lượng kiếp sẽ biến mất. Hình ảnh đó còn được giải thích là, khi người tu thấy được ánh sáng của bản tâm, nơi không có gì được bám víu, thì vô lượng nghiệp xấu đều biến mất. Kinh điển giải thích điểm này thế nào?
22/01/2025(Xem: 498)
Vần Thơ Tiễn Biệt Bạn Hiền Phật tử Nguyễn Thị Truyên Pháp danh: Quảng Hoa (1957-2024)
22/01/2025(Xem: 300)
(Lời giới thiệu của Nguyên Giác: Phật Giáo chưa bao giờ biến mất khỏi Ấn Độ. Phật Giáo chỉ tàng hình, hội nhập vào văn hóa Ấn Độ. Bài viết nhan đề "Theory That Buddhism Vanished From Its Birthplace, India, Is Being Challenged" [Lý Thuyết Nói Rằng Phật Giáo Biến Mất Khỏi Nơi Xuất Phát, Ấn Độ, Đang Bị Thách Thức] là của P. K. Balachandran, một nhà báo Ấn Độ kỳ cựu làm việc tại Sri Lanka cho các cơ quan truyền thông địa phương và quốc tế và đã viết về các vấn đề Nam Á trong 21 năm qua. Bài này trên tạp chí Eurasia Review, nhận định về sách "Casting the Buddha: A Monumental History of Buddhism in India" [Đón Nhận Đức Phật: Một Lịch Sử Hùng Vĩ của Phật Giáo tại Ấn Độ) của tác giả Shashank Shekhar Sinha]. Sau đây là bản Việt dịch.)
21/01/2025(Xem: 289)
Khoa học hiện đại đã cho thấy là tình trạng sạch sẽ của răng và miệng (oral hygiene - tiếng Anh) có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ con người. Ca dao tục ngữ tiếng Việt cũng đề cao tính chất của hàm răng như ‘răng long đầu bạc; thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng; cái răng cái tóc là góc con người …’, qua đó ta có thể thấy được phần nào vẻ đẹp (ngoại hình) và sức khoẻ toàn diện con người. Trong truyền thống người Việt, chăm sóc răng không đòi hỏi gì nhiều: từ nhỏ thì dùng tăm, khi lớn thì dùng cau khô ...v.v...
21/01/2025(Xem: 273)
Khoa học hiện đại cho thấy là sức khoẻ con người tuỳ thuộc vào các vận động thường ngày, cụ thể như tập thể dục, đi bộ nhiều hay ít chẳng hạn. Tuy là một hoạt động nhỏ nhặt ít ai để ý đến, nhưng đi bộ lại đem đến cho ta những lợi ích to lớn không lường cho sức khoẻ con người. Điều này cũng được ghi nhận trong các tài liệu Phật giáo cổ đại, thí dụ như trong cuốn Nam Hải Kí Quy Nội Pháp Truyện của pháp sư Tịnh Nghĩa, soạn vào đầu thập niên 690. Bài này chú trọng đến điều 23 trong 40 điều[2] (hay chương) của tài liệu trên.
21/01/2025(Xem: 342)
Nam Mô Phật Nam Mô Bồ Tát Hiểu và Thương... Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Tết đến, là thời điểm người Việt tha hương thương nhớ quê nhà, tri ân Ông bà quốc tổ nhiều nhất trong năm, và để thể hiện niềm thương nhớ cùng tri ân đó không gì hơn là những món quà chia sẻ với quê hương gọi là:'' Của Ít Lòng Nhiều''.. Vào ngày 19 Jane 2025 Hội Từ thiện Trái Tim Bồ Đề (Bodhgaya Heart Foundation) chúng con, chúng tôi vừa thực hiện một buổi phát quà Tết dành tại Hội người Mù Phong Điền và những người dân nghèo miền Trung.
20/01/2025(Xem: 336)
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Còn không bao nhiều ngày nữa là Xuân Ất Tỵ sẽ đến. Trước thềm năm mới, được sự thương tưởng của quý chư Tôn đức và Phật tử, quý thiện hữu hảo tâm xa gần.. chúng con, chúng tôi lại có cơ hội tiếp tục lên đường gieo hạt Từ tâm. Buổi phát quà thực hiện trong tuần qua tại hai làng Mocharim và Kela Village, hai ngôi làng toàn bằng những lều tranh xiêu vẹo, phong phanh.. cách Bồ Đề Đạo Tràng khoảng 14 cây số . Xin được gửi một vài hình ảnh tường trình thiện sự.
08/11/2024(Xem: 969)
HIẾM NGƯỜI SỐNG MÀ BIẾT CHUẨN BỊ CHO KIẾP SAU! Cái vòng quay của thời tiết xuân hạ thu đông không làm cho ta lo lắm vì ta thấy ta còn tất cả, vẫn những người yêu thương ta đó, vẫn căn nhà đó, vẫn tiền bạc đó, vẫn sự nghiệp đó, nó vẫn đi tiếp, không có gì làm ta phải lo và chính cái không lo này làm cho ta chủ quan.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]