Đảng Cộng sản Trung Quốc Đẩy mạnh
Nỗ lực Kiểm soát Phật giáo Tây Tạng
Nhà lãnh đạo quốc gia tối cao Trung Quốc, Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18-19, Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và là nhân vật số một trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, cơ quan thực quyền cao nhất Trung Quốc, vào ngày 18/10/2017, tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc được tổ chức tại Bắc Kinh, ngài Tập Cận Bình dự định tăng cường nắm giữ quyền lực của đảng đối với tôn giáo và phản đối ý thức hệ “sai lầm”.
Cuối tháng 11 năm ngoái trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử Trung Quốc gần đây đã diễn ra: sau Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong khi Tây Tạng bị khóa chặt dưới các biện pháp an ninh thắt chặt của nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc, khi ngài Tập Cận Bình tiếp tục nắm giữ ngôi vị quyền lực tối cao. Trên cương vị đó, ngài đã trở thành nhà lãnh đạo quyền lực nhất của Trung Quốc kể từ khi cố Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông (1893-1976), ngài Tập Cận Bình thuộc thế hệ thứ 5, thế hệ Tập-Lý sau thế hệ Hồ-Ôn của Trung Quốc. Ngài được xem là nhà lãnh đạo để lại nhiều dấu ấn nhất tại Trung Quốc kể từ đầu thế kỷ 21. Năm 2018, Quốc hội Trung Quốc đã chính thức đưa tư tưởng Tập Cận Bình vào Hiếp pháp.
Trong Quốc hội Trung Quốc, ngài Tập Cận Bình đưa tầm nhìn của mình cho tương lai của Trung Quốc trong một bài phát biểu kéo dài 3 giờ đồng hồ. Trong nhiều chủ đề, bài phát biểu đã vạch ra các phương cách Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hướng dẫn mọi thứ từ nền kinh tế Trung Quốc đến văn hóa và đạo đức. Ngài nói rằng văn hóa Trung Quốc phải được hồi sinh, từ bỏ tư tưởng “sai lầm” và thúc đẩy tôn giáo là “Trong định hướng Trung Quốc”.
Hinh 2: Ông Tập Cận Bình trong Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc
Tôn giáo ở Tây Tạng đã được quy định chặt chẽ trước thềm Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc, với các vị tăng ni Phật giáo Tây Tạng cần phải thực hành đức tin của họ trong phạm vi khuôn khổ luật tín ngưỡng tôn giáo, và các tổ chức tôn giáo phải chịu sự can thiệp thường xuyên của nhà nước để đảm bảo lòng trung thành với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Tuy nhiên, theo Quốc hội, Tây Tạng Tự do và đối tác nghiên cứu Tibet Watch đã nhận được thông tin về áp lực mới và gia tăng đối với việc hạn chế tự do tôn giáo của Tây Tạng.
Một số Cơ sở Tự viện Phật giáo Tây Tạng bị đóng cửa
Theo Quốc hội, đã có một cuộc vận động quần chúng của các cán bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc, với hơn 20.000 đảng viên đã được cài đặt nhiệm đến các làng xã địa phương khắp Vùng Tự trị Tây Tạng (TAR) để giáo dục người dân địa phương về các chính sách mới của Chính phủ Trung Quốc.
Hơn 7.00 đảng viên và các quan chức Chính quyền Trung Quốc đã được cài đặt nhiệm vĩnh viễn trong các cơ sở tự viện Phật giáo Tây Tạng khắp Vùng Tự trị Tây Tạng (TAR), họ được giao nhiệm vụ truyền bá thông điệp đến các vị tăng ni Phật giáo Tây Tạng thường trú trong các tự viện.
Vào tháng 05/2018, ông Ngô Anh Kiệt (吴英杰-Wu Yingjie), Bí thư Khu ủy Khu Tự trị Tây Tạng đã kiểm tra các tu viện Tsurphu và Neynang ở thành phố Lhasa để đảm bảo các hoạt động tôn giáo phù hợp với luật tín ngưỡng tôn giáo và hòa hợp với “Chủ nghĩa Xã hội với đặc điểm Trung Quốc”.
Hinh 3: ông Ngô Anh Kiệt (吴英杰-Wu Yingjie), Bí thư Khu ủy Khu Tự trị Tây Tạng (TAR) đã kiểm tra các tu viện Tsurphu và Neynang ở thành phố
Các thành viên của đảng được chọn từ dân địa phương dựa trên sức mạnh của lòng trung thành với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Các cơ sở tự viện Phật giáo Tây Tạng là những trung tâm kháng chiến chống lại sự cai trị khắc nghiệt của Bành trướng Bắc Kinh ở Tây Tạng kể từ khi họ cưỡng chiếm Tây Tạng vào những thập niên 1950 của thế kỷ 20. Bất chấp mức độ đàn áp khác nhau theo thời gian, và những nỗ lực để tiêu diệt bản sắc tôn giáo và văn hóa Tây Tạng trong cuộc Cách mạng Văn hóa Chủ tịch Mao Trạch Đông khởi xướng, ảnh hưởng đến Phật giáo Tây Tạng vẫn còn mạnh mẽ.
Đại cách mạng văn hóa (文化大革命) được Mao Trạch Đông khởi xướng và lãnh đạo từ ngày 16 tháng 05 năm 1966, là một giai đoạn hỗn loạn toàn bộ xã hội Trung Quốc diễn ra trong 10 năm từ năm 1966-1976, gây tác động rộng lớn và sâu sắc lên mọi mặt của cuộc sống chính trị, văn hóa, xã hội Trung Quốc.
Ngoài ra, cuộc cách mạng này đã làm thay đổi quan niệm xã hội, chính trị và đạo đức của quốc gia này một cách sâu sắc và toàn diện. Tệ hại hơn, trong suốt cuộc Cách mạng này, tất cả những gì liên quan đến các tôn giáo đều bị Hồng vệ binh tàn phá thẳng tay. Nhiều công trình tôn giáo như cơ sở tự viện Phật giáo, Nhà thờ, tu viện của các tôn giáo khác và cả các nghĩa trang đều bị đóng cửa, bị cướp phá hoặc bị đập bỏ. Trong đó, nhiều cơ sở tự viện Phật giáo Tây Tạng cũng chung số phận phải chịu cảnh tàn phá của những người Cộng sản vô thần cực đoan tàn ác.
Tây Tạng còn được gọi là “Phật Quốc” vì Phật giáo là nền tảng của xã hội truyền thống nơi đây, toàn bộ nền văn hóa Tây Tạng được sinh trưởng và phát triển từ đây, nó đã bám rễ vào cuộc sống của đa số người dân Tây Tạng. Bạo loạn những năm 1950 có nguyên nhân vì cơ sở tự viện Phật giáo bị biến thành cứ điểm của quân đội, và nhiều vị tăng sĩ Phật giáo trở thành nhà lãnh đạo phong trào bạo loạn. Khi chính quyền Trung Quốc “dẹp loạn” đã tấn công vào các cơ sở tự viện Phật giáo, nhiều vị tăng sĩ Phật giáo bị bắt, cơ sở tự viện Phật giáo Tây Tạng bị san bằng.
Trong “Sự kiện
Cùng với cơn giông tố của “Cách mạng Văn hóa”, số chùa chiền còn sót lại ở Tây Tạng tiếp tục bị phá hoại, trục xuất toàn bộ tăng ni ra khỏi chùa, nghiêm cấm mọi hoạt động tôn giáo, cuộc chiến “đấu tranh giai cấp” này đã phá hoại toàn bộ nền văn hóa tôn giáo của Tây Tạng. Đồng thời, chính quyền muốn người Tây Tạng xem Mao Trạch Đông là vị thần mới, hàng ngày bắt đọc những câu nói của Mao, “sáng xin chỉ thị, tối báo cáo tổng kết” trước chân dung Mao để tỏ lòng trung thành; tượng Mao Trạch Đông được đưa vào thế chỗ những tượng Phật bị hủy hoại. Tác phẩm của Mao phát hành ở Tây Tạng khi đó đạt đến con số mà mỗi người Tây Tạng phải có hơn 4 quyển; số người bị ép đi “tẩy não” lên đến hơn 1/3 dân số Tây Tạng; tổ chức hơn 20.000 người tập trung tại Lhasa đồng thanh hát ca khúc ca ngợi Mao… Từ góc nhìn thời đại ngày nay, những hành vi này là vô cùng man rợ.
Có thể thấy, chính quyền Trung Quốc đã phá hoại toàn bộ tôn giáo Tây Tạng. Nhưng dù sao tất cả chỉ là hiện tượng bề ngoài. Vấn đề Tây Tạng cho đến ngày nay vẫn là một phiền phức lớn đối với chính quyền Trung Quốc, nguyên nhân chính là những oán hận trong lòng người Tây Tạng chưa bao giờ hết.
Vào thập niên 80, nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc thực hiện chính sách cải cách đổi mới, bắt đầu toàn diện quán triệt thực hiện chính sách tự do tín ngưỡng tôn giáo, Chính quyền Trung Quốc đã theo đuổi một số chính sách được thiết kế để kiềm chế sự kháng cự bởi các cơ sở tự viện Phật giáo Tây Tạng, ví dụ như các chiến dịch “tái giáo dục yêu nước”. Những bài tập trong việc tẩy não, nhằm mục đích biến đổi bản sắc dân tộc Tây Tạng thành bản sắc Trung Quốc và tiêu diệt lòng trung của nhân dân Tây Tạng với Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần dân tộc.
Đoạn video sau đây đã được Phật tử Tây Tạng lén truyền ra ngoài trong một lớp học “giáo dục yêu nước” như vậy, trong đó các tiểu nữ bị buộc phải hát những bài hát với nội dung tuyển tuyên bố Tây Tạng là một phần của Trung Quốc.
Clip: https://www.youtube.com/watch?time_continue=32&v=8sQP56yEWqg
Tư tưởng Lan truyền
Sự hiện diện bởi các đảng viên của ĐCSTQ càng thêm gia tăng trong việc cài đặc vào các cơ sở tự viện Phật giáo Tây Tạng, và đã được đi kèm với một loạt các quy định mới. Các biện pháp được giới thiệu trong năm nay đòi hỏi tất cả các vị tăng ni phải học các giá trị cốt lõi của Chủ nghĩa Xã hội Trung Quốc. Các văn kiện được ban hành vào tháng vừa qua bởi Chính quyền Trung Quốc tại
Các kỳ thi mới dường như trở nên phổ biến trong các tu viện Phật giáo Tây Tạng, như là một phần của những nỗ lực để đảm bảo rằng Phật tử Tây Tạng trung thành với Chính phủ Trung Quốc. Ví dụ, vào ngày 26 tháng 04 năm nay, Ban Công tác Mặt trận Thống nhất Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, và Cục công tác Tôn giáo, Dân tộc (cơ quan ĐCSTQ chịu trách nhiệm giám sát công việc của các dân tộc thiểu số và tôn giáo) đã trắc nghiệm 100 vị tăng sĩ Phật giáo Tây Tạng tại tu viện Gaden về luật phát Trung Quốc. Cuộc kiểm tra pháp lý bao gồm các câu hỏi về Chủ nghĩa Marx, hiến pháp Trung Quốc mới được sửa đổi và “Tư tưởng Tập Cận Bình về Chủ nghĩa Xã hội với đặc điểm Trung Quốc cho một kỷ nguyên mới”. Một cuộc kiểm tra pháp lý tương tự đã được thực hiện bởi Ban Công tác Mặt trận Thống nhất Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vào ngày 21 tháng 03 vừa qua tại Tu viện Sera, nơi có 461 vị tăng sĩ Phật giáo tham dự, cũng như hai tu viện chính khác Tu viện Depung và Gaden.
Theo cư sĩ Penpa Tsering, một nhà chính trị Tây Tạng, đại diện Văn phòng Tây Tạng tại Washington, Hoa Kỳ, các kỳ thi này đã được giới thiệu để tăng cường kiến thức về hệ thống pháp luật và đảm bảo các vị tăng sĩ Phật giáo Tây Tạng tuân thủ các quy tắc và quy định của Chính quyền Cộng sản Trung Quốc.
Hinh 4, 5, 6, 7:
Một số các kỳ thi này đã mang hình thứ của một cuộc thi. Vào tháng 05 năm 2018, các cơ sở tự viện Phật giáo Tây Tạng ở hạt Themchen, miền đông Tây Tậng, được chọn làm giáo dục tư tưởng bởi Văn phòng Ban Công tác Mặt trận Thống nhất địa phương, tổ chức một cuộc thi tại các trung tâm Phật giáo với 27 đại diện từ 9 tu viện Phật giáo Tây Tạng và hơn 100 quan sát viên.
Cuộc thi đánh giá sự trung thành với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong một số lĩnh vực từ các tôn giáo, chính sách, pháp luật và giáo dục yêu nước. Giải thưởng đã được trao cho những người biểu đạt tốt nhất trong các lĩnh vực này. Các tu viện Drukqung, Dratsa và Bongtag được trao giải thưởng đầu tiên, thứ hai và thứ ba tương ứng cho buổi biểu đạt của họ và tu viện Sengmo được khen thưởng vì đã thiết lập nguồn gốc của đảng mạnh mẽ.
Chiến đấu với Chủ nghĩa Ly khai Tây Tạng
Theo Tân Hoa xã ngày 07/09/2015 dẫn lời Chủ tịch Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân (Chính hiệp) Trung Quốc, Du Chính Thanh kêu gọi các lực lượng quân đội, cảnh sát và tòa án ở Khu Tự trị Tây Tạng chuẩn bị sẳn sàng cho cuộc đấu tranh lâu dài với các thế lực ly khai do Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đứng đầu.
Phát biểu tại lễ duyệt binh của Quân Giải phóng Nhân dân (PLA), Lực lượng Cảnh sát Vũ trang (Vũ Cảnh) và các cơ quan tòa án ở thành phố Lhasa, thủ phủ của Khu tự trị Tây Tạng ngày 7/9, ông Du Chính Thanh đề nghị các lực lượng nói trên tiếp tục nâng cao năng lực quản lý Tây Tạng theo pháp luật, đặc biệt là năng lực trấn áp đối với các thế lực ly khai, củng cố năng lực quản lý xã hội và bảo vệ quyền lợi của người dân.
Ông Du Chính Thanh cũng yêu cầu các lực lượng này nắm chắc định hướng chính trị, bảo vệ sự ổn định của khu vực biên giới và khối đoàn kết các dân tộc.
Động cơ đằng sau những biện pháp này – kết hợp hoàn toàn Tây Tạng vào Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa – được đưa ra trong một bài báo gần đây trên tờ Global Times, một phương tiện truyền thông chính thức của Chính phủ Trung Quốc.
Bài báo chi tiết như thế nào, kể từ tháng 03 năm 2018, các hiệp hội tôn giáo của Trung Quốc đã tổ chức các hoạt động nhằm thúc đẩy nghiên cứu Hiến pháp Trung Quốc và những sửa đổi mới nhất như là một phần của quá trình “củng cố danh tính dân tộc”.
Các hiệp hội tôn giáo trên khắp đất nước Trung Quốc đã tổ chức các bài giảng của các chuyên gia tôn giáo và pháp lý, các giáo sư trường Đảng, cảnh sát và thẩm phám để giải thích Hiến pháp mới được sửa đổi (hình trên). Các bài giảng này đã được theo dõi với các kỳ thi để củng cố ý tưởng rằng “luật pháp quốc gia là trên quy tắc tôn giáo”. Quy mô của chương trình được nhắc đến bởi một nguồn “chưa từng có từ năm 1949”, năm của cuộc cách mạng đưa Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đến quyền lực.
Tờ nhật báo Tây Tạng ủng hộ Chính phủ Trung Quốc, bài báo lưu ý rằng cho đến nay 25.000 nhân viên tôn giáo ở Tây Tạng đã được thử nghiệm, 95% trong số đó đã quá cố. Tờ báo lưu ý rằng: Nghiên cứu Hiến pháp đã được tích hợp chặt chẽ với các nỗ lực địa phương để chống lại những người ly khai và bảo vệ sự ổn định và xây dựng biên giới”.
Kháng chiến
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) luôn nói rằng họ xem Phật giáo Tây Tạng như gắn bó chặt chẽ với sự kháng cự của Tây Tạng trong nghiệp vụ đối với dân tộc của họ. Trong những năm qua, những nỗ lực của họ để kiểm soát và phá hoại tổ chức Phật giáo Tây Tạng, đã thay đổi từ việc triển khai quân sự đáng sợ bên ngoài các cơ sở tự viện Phật giáo Tây Tạng để bắt bớ giam cầm các vị tăng ni Phật giáo Tây Tạng, từ việc trục xuất người Tây Tạng ra khỏi các cơ sở tự viện của họ để áp đặt các quy tắc về việc tái sinh của các vị Lạt ma Tây Tạng, trong đó có Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 nay tuổi 83.
Từ trái: Richard Gere, Đức Đạt Lai Lạt Ma
và Thủ tướng chính phủ Tây Tạng lưu vong Dr. Lobsang Sangay
(hình chụp tại Nhà Trắng ngày 15-6-2016)
Các biện pháp áp đặt đối với Tây Tạng kể từ Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc vào ngày 18/10/2017 đã chứng minh sự quyết tâm mới về phía Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) để đấu tranh kiểm soát tôn giáo Tây Tạng.
Tuy nhiên, Tây Tạng vẫn tiếp tục nhận được báo cáo từ chư tăng, ni và cộng đồng Phật tử Tây Tạng. Mặc dù lực lượng quân sự Trung Quốc áp đảo, từ Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc cho đến nay vẫn không thể kiểm soát được tâm trí của người dân Tây Tạng.
Clip: https://www.youtube.com/watch?v=R8aJGwh5RRk
https://www.youtube.com/watch?v=wTOpZdEk9EI
Đoạn phim cảnh sát, quân đội Trung cộng đánh đập chư tăng và nhân dân Tây Tạng một cách tàn bạo. Video được quay vào năm 1989.
Clip: https://www.youtube.com/watch?v=23tq18y3zTA
Đoạn phim tài liệu này, do Chính phủ Tây Tạng lưu vong cung cấp, trong phim cho thấy các cuộc bạo động từ tháng 03 năm 2008, bằng chứng rõ ràng cho thấy chư tăng và Phật tử Tây Tạng, những người yêu quê hương đất nước của họ đã bị cảnh sát, quân đội Trung Quốc đánh đập dã man. Cuộc đẫm máu tại thành phố Lhas, Tây Tạng.
Vân Tuyền
(Nguồn: https://www.freetibet.org)