Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bạn sẽ nghĩ gì, làm gì, nếu chỉ còn một trăm ngày để sống ?

30/07/201817:46(Xem: 7267)
Bạn sẽ nghĩ gì, làm gì, nếu chỉ còn một trăm ngày để sống ?

 

 

 

BẠN TA SẼ NGHĨ GÌ, LÀM GÌ

 NẾU KHI CHỈ CÒN TRĂM NGÀY ĐỂ SỒNG ?!

 

 

 tran kiem doan

Thăm anh Huỳnh Kim Lân tại nhà ở Sacramento

(Từ phải qua: Anh Quảng Quý Huỳnh Kim Lân, Tâm Thường Định (đứng) và Trần Kiêm Đoàn)

 

           

Hôm nay, chúng tôi hẹn nhau đi ăn cơm chay vì đang là ngày 14 âm lịch. Nhưng cuối cùng, chúng tôi không vào các nhà hàng bán đồ chay trong vùng hay đi đâu xa mà cùng mang đồ ăn, trái cây đến thăm một người anh em huynh trưởng Gia đình Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ đang lâm trọng bệnh: Huynh trưởng Quảng Quý Huỳnh Kim Lân (HKL). Tôi và anh Bạch Xuân Khỏe đến thăm anh Quảng Quý Huỳnh Kim Lân khi nghe tin bệnh tình anh đã đến giai đoạn cuối, khó lòng qua khỏi.

            Trời Sacramento đang nóng 110 ° F (43 độ C) và chúng tôi đến đây lúc 2:00 giờ chiều là giờ nóng cao điểm nhất trong ngày.

Không sao! Ngoài trời có thể mát mẻ nhưng nếu có những ưu tư, buồn phiền, phẫn nộ bên trong thì sẽ làm cho người ta nóng lên. Ngược lại, nếu có những niềm vui tươi mát phát khởi tự trong lòng thì nội nhiệt sẽ đi từ trong ra ngoài mà làm cho con người nhẹ nhàng, mát mẻ. Tôi mỉm cười với chính mình khi liên tưởng đến “nội nhiệt” của các nhà sư Tây Tạng thiền định suốt cả mùa đông trong núi tuyết với tấm cà sa mỏng manh.

Anh Huỳnh Kim Lân đón chúng tôi bằng nụ cười thoải mái, thân thương và tự nhiên. Khi bắt tay và nhìn thẳng khuôn mặt anh, tôi hơi chững lại vì trước khi vào đây, tôi cứ hình dung là sẽ gặp một người bệnh ốm yếu, xanh xao. Nhưng thực tế thì ngược lại, anh Lân vẫn hồng hào với khuôn mặt khá đầy đặn và những nét ưu tư không in dấu ở đâu cả; nhất là với phong thái tự nhiên và thoải mái của anh.

Anh Lân cho biết rằng, cách đây hai tháng, bác sĩ đã xét nghiệm và kết luận là anh bị ung thư phổi giai đoạn cuối với thời gian trước mắt chỉ còn sống được sáu tháng. Nghĩa là tính từ hôm nay. anh chỉ còn lại bốn tháng trên cõi đời này nếu căn cứ vào những xét nghiệm và kết luận của y khoa hiện đại.

Chỉ còn hơn một trăm ngày để sống, bạn sẽ làm gì và ưu tư như thế nào? Đó có lẽ là câu hỏi thông thường nhất trong những trường hợp giới hạn cuộc sống chỉ còn tính theo ngày, theo tháng tương tự.

Thay cho những lời an ủi và thăm hỏi thường tình đối với một người mắc bệnh nan y, chúng tôi đã biến cuộc gặp gỡ thành một cuộc chuyện trò đầy thú vị. Anh Lân đã gợi ý rằng, trường hợp và tình trạng sức khỏe, bệnh tật tuy là riêng tư của anh, nhưng cũng có thể thông tin ra ngoài rộng rãi hơn như một “trường hợp tham khảo” (Case Study) trong các chuyên ngành xã hội, tâm lý, triết học và giáo dục; đặc biệt là cũng nên chia sẻ với anh chị em thuộc hệ thống Gia đình Phật tử Việt Nam trong cũng như ngoài nước. Chúng tôi cũng rất đồng ý với anh HKL rằng, trường hợp cá nhân của anh, nếu không câu chấp thường tình thì cũng có thể thông tin tương đối rộng rãi, thẳng thắn và trình bày công khai như một lời nhắn gởi lại cho đàn em. Hơn thế nữa, vì anh là một huynh trưởng Gia đình Phật tử kỳ cựu tại Việt Nam và Hoa Kỳ nên hiện đang có nhiều anh chị em huynh trưởng và đoàn sinh GĐPT trong cũng như ngoài nước đang chờ đợi tin anh.

Mở đầu câu chuyện, chúng tôi đã nêu ra một câu hỏi rất thông thường đối với người gặp cảnh ngộ như anh, rằng là: Anh có cảm thấy sợ hãi không khi khám nghiệm y khoa cho biết là anh chỉ còn một thời gian ngắn nữa để sống. Anh trả lời thản nhiên là anh không có một cảm giác sợ hãi nào cả. Đồng thời, anh cũng bày tỏ niềm tin xuất phát từ nguồn Tâm thâm sâu của anh rằng, anh có thể còn hay mất với sắc thân tứ đại này; nhưng anh chỉ coi việc ra đời và qua đời đơn giản và nhẹ nhàng như việc thay áo mới theo nẻo đi về của lý Duyên Khởi: Duyên hợp, duyên tan, duyên tàn, duyên tận... như bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông; như mọi sự trên đời đều đang đi trên đường Thành, Trụ, Hoại, Diệt; như mọi sinh vật đều theo một dòng trôi Sinh, Lão, Bệnh, Tử.

Hiện tại, anh vẫn dốc tâm cầu nguyện Hồng Ân Tam Bảo và lắng lòng thu nhiễm năng lượng lành của phép Phật nhiệm mầu và chư tôn, tứ chúng. Anh tập trung vào trì tụng Đức Phật A Di Đà và tựa hết nguồn tâm vào thế giới Cực Lạc trong những ngày còn lại của đời mình.

Là một huynh trưởng Gia đình Phật tử Việt Nam kỳ cựu 70 tuổi, anh HKL đã dấn thân vào sinh hoạt với tuổi trẻ và Đạo Phật Việt Nam từ ngày còn bé. Anh cũng là người thọ bồ tát giới đã trên 30 năm. Nhưng anh đã tâm sự một điều làm chúng tôi lắng lòng theo dõi và suy gẫm khi anh cho rằng, suốt bao nhiêu năm làm người Phật tử, anh chỉ là người học Phật, tụng niệm kinh kệ, sinh hoạt lễ nghi và hoạt động thanh niên chứ chưa bao giờ là người biết TU theo con đường Phật giáo cả. Anh cho rằng, TU phải đồng nghĩa với HÀNH. Nghĩa là những gì thuộc về lý thuyết cần phải được thể hiện cụ thể trong hành động và cuộc sống. Tu đạo là sống đạo và hành đạo chứ không phải chỉ chấp tay, cúi đầu theo đạo và thờ đạo một cách thụ động. Tinh túy của đạo Phật là cứu khổ mang vui cho chúng sinh. Theo đạo Phật không phải là để làm học giả hay diễn giả mà phải làm một hành giả. Hành giả là người hiểu đạo, sống đạo để đem đạo vào đời. Hành giả không thể là người học thuộc lòng những tạng kinh điển, nói toàn những chuyện xa xôi lý thuyết trên mây mà quên đi sự đau khổ của trần gian đang có mặt thường xuyên trong ta và quanh ta. Bởi vì nếu không có đau khổ thì Phật giáo không có lý do ra đời để làm một tôn giáo cứu khổ.

Nói tóm lại, khi con người đã sống qua 70 năm cuộc đời thì nếu còn lại chừng một trăm ngày để sống, người ta sẽ nghĩ đến một cái gì diệu dụng nhất có thể đạt được trong một khoảng thời gian ngắn nhất và quý báu nhất.

Anh Huỳnh Kim Lân cứ nhắc đi, nhắc lại một điều mà anh lấy làm tiếc là suốt trong 70 năm qua chưa làm được là thực hành đạo Phật. Đạo Phật là đạo để thực hành và tu học giúp chuyển biến con người từ thấp đến cao, từ xấu đến tốt, từ bất thiện đến hoàn hiện chứ đạo Phật không phải là một phương tiện để bị rơi vào lý thuyết rườm rà, cao xa hay những lễ nghi phiền toái mà thật sự không giúp cho con người thoát khỏi những hệ lụy đầy đau khổ giữa đời thường.

Chúng tôi hỏi anh HKL về cách tu học cụ thể hơn trong thời gian quá ngắn còn lại anh có thể xếp ưu tiên những việc gì cần phải làm trước nhất và lần lượt sau đó. Theo anh thì việc đầu tiên là phải sám hối. Sám hối để tự soi sáng chính mình với một tâm hồn trong ngần tươi mát dâng lên đức Phật. Sau đó mới nói đến sự Chí Thành cầu nguyện để cầu xin năng lượng lành của chư Phật, tôn nghinh hùng lực của Tây phương giáo chủ A Di Đà để trong phút lâm chung còn giữ được nhất tâm bất loạn mà kinh văn đã diễn tả: “Trong khoảng một niệm, sinh về Cực Lạc, sen nở thấy Phật, liền nghe Phật thừa, chóng mở Phật tuệ...”

Thời gian tương đối của đời thường không phải là thước đo mức độ ngắn dài của quá trình tu học và giác ngộ trong đạo Phật. Tuy chỉ có 6 năm khổ hạnh công phu như một sự nếm trải đâu là phương tiện thiện xảo để tu hành và 49 ngày thiền định dưới cội bồ đề trong rừng già cô tịch, nhưng Đức Phật đã để lại dấu ấn “sát na nghìn trùng” của dòng sống 80 năm giữa cõi Ta Bà và đã huân tập công phu qua hằng hà vô số kiếp.

Người ta thường nghĩ cuộc sống là tình cờ hay có một sự xếp đặt vô hình nào đó. Người xưa tin tưởng rằng: Nhất ẩm nhất trác, giai do tiền định, nghĩa là một miếng ăn, một cái uống thảy đều do sự sắp xếp trước cả.

Người theo đạo Thiên Chúa thì tin rằng, “Một sợi tóc trên đầu rụng xuống cũng do thánh ý của Đức Chúa Cha.” Nhưng với quan điểm Phật giáo thì mọi sự diễn ra đều do duyên nghiệp trùng trùng biến hiện, tương tác lên nhau mà sinh diệt không ngừng; tuyệt nhiên không có một nguyên nhân khởi đầu nào đơn lẻ, duy nhất mà sinh ra cả.

Dẫu niềm tin có đơn giản hay phức tạp đến mức độ nào, kể cả vô thần… thì cũng gặp nhau ở một điểm chung là hình ảnh khởi đầu khi sinh ra và sự kết thúc khi chết. Dẫu cho sau cái chết còn có sự sống đời đời; hay kiếp sống luân hồi xoay vần không bao giờ ngưng nghỉ thì tất cả cũng đều nhận ra một sự hiện hữu trước mắt, trực tiếp, nắm bắt được mà không cần thông qua tưởng tượng hay lý luận của đời người: Đó là cái chết.

Bởi vậy, khi đối diện với cái chết trong tầm tay thì phản ứng tâm lý, tình cảm, lý trí của mỗi người một khác nhau. Chúng tôi ngồi bên cạnh anh HKL - Người mà theo lời bác sĩ thì chỉ còn hơn 100 ngày nữa để sống - với niềm cảm xúc miên man và những câu hỏi thầm lặng... Nhưng “đoạn trường ai có qua cầu mới hay” nên thật khó mà có thể hiểu được hay đồng cảm được để phân tích chia sẻ với anh và với chính mình lúc này. Khái niệm vô thường trong Phật giáo là một nguyên tắc khách quan tuyệt đối. Nghĩa là không có gì thường hằng, tồn tại vĩnh cửu cả. Bởi vậy, bí quyết “an tâm” là biết lấy cái vô thường làm cái thường trong cuộc sống. Người trẻ tuổi nhất trong nhóm bốn người anh em chúng tôi hôm nay là anh Bạch Xuân Khỏe. Anh nhắc cái Vô Thường mới chính là cái Thường khi nói rằng: “Con là người nhỏ tuổi nhất nhưng biết đâu con lại là người ra đi trước nhất. Nếu việc đó xảy ra ngay bây giờ, trong vòng ít phút nữa, hay một thời gian sau... thì chúng ta vẫn phải xem chuyện đó là Thường và đó là biết đem cái Vô Thương để làm cái Thường vậy”.

Anh Huỳnh Kim Lân mỉm cười nhẹ nhàng khi nghe người trẻ tuổi nhất đám nói như vậy. Chắc bao lâu nay anh cũng nhìn mọi sự như Khỏe nên cho đến phút này anh vẫn an nhiên tự tại đến như vậy phải không anh Lân?

Chúng tôi còn đi xa hơn về những vấn đề nóng bỏng và cập nhật của đạo pháp, dân tộc và tuổi trẻ mà trọng tâm là GĐPT. Và ước vọng tha thiết của người có khả năng ra đi sớm nhất là sự hợp nhất của GĐPT và sự thống nhất của Phật giáo Việt Nam hải ngoại. Chúng tôi nói nhiều đến một khái niệm cũ trong một hoàn cảnh mới, đó là truyền thống “bất khả phân” trong một xã hội đa nguyên tự do phương Tây với biểu tượng Salad Bowl (Dĩa Xà Lách). Trong đó sự kết hợp và hóa giải đặt trên căn bản “đa nguyên, đa lưu chi” – nhiều nguồn, nhiều nhánh, nhiều cành – nhưng tất cả đều có vai trò quan trọng độc lập và nếu thiếu đi một thì sẽ làm cho giá trị của tổng thể bị mất đi: Một nhúm gia vị, một trái ớt, hạt tiêu, củ hành, rau cải… đều quan trọng và cần thiết trong sự phối hợp nhịp nhàng và khéo léo để tạo nên một dĩa xà lách ngon mà mọi người đều ưa chuộng…

            Cuộc “tâm đạo đàm” kéo dài hơn hai tiếng đồng hồ nhưng với anh Huỳnh Kim Lân cũng như các anh em có mặt đều tươi vui và phấn chấn. Hình ảnh “tăng già hòa hợp, tứ chúng đồng tu, tuổi trẻ vươn lên” đã biến sự ám ảnh mù mịt của cái chết thành niềm cảm khái tươi vui của sự sống hiện tiền. Phép lạ của hướng thiện và hành thiện. Có dịp sẽ xin trở lại đi vào chi tiết những lời chí thành của tiếng chim đang đi vào vĩnh cửu.

 

 

 

Sacramento, giữa Mùa An Cư 2018
            Trần Kiêm Đoàn

 


           

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/01/2025(Xem: 53)
Kính bạch Chư Tôn Đức Tăng-Ni cùng các huynh đệ đồng môn pháp lữ. Kính thưa toàn thể quý Phật tử và thân bằng quyến thuộc trong và ngoài nước! Sư Cô Thích Nữ Diệu Phước, thế danh Phan Thị Niềm ( Mẫu thân của chúng con/chúng tôi), sinh năm 1940 và mãn duyên trần lúc 15 giờ 40 phút ngày 21 tháng 1, 2025 (nhằm ngày 22 tháng 12 năm Giáp Thìn), thọ thế 85 tuổi.
26/01/2025(Xem: 853)
CHIA SẺ PHẬT PHÁP: TẠO PHƯỚC BẰNG TẤM LÒNG và HỌC ĐỨC KHIÊM TỐN. Âm Đức và Dương Đức: Xin mời quý vị đọc những đoạn thơ bên dưới và cùng chúng tôi cố gắng thực tập:
26/01/2025(Xem: 421)
NGÀY XUÂN NHỚ VỀ KỶ NIỆM BÀI CA CỔ: “ LỜI NGUYỆN CẦU TRÊN ĐẤT NƯỚC VẠN XUÂN” Trong những ngày cả nước đang náo nức, rộng rã chuẩn bị đón mùa xuân mới, Xuân Ất Tỵ 2025 - Phật lịch 2568. Là một người con Phật, yêu Dân Tộc, yêu Đạo Pháp thiết tha từ những ngày ấu thơ và trưởng thành qua các đoàn thể thanh niên Pht giáo thuần túy, cho đến tận hôm nay; đóng góp cho thành quả chung qua khả năng chuyên môn, nhất định của mình. Do vậy trong long người viết cũng rộng ràng với mùa xuân không kém, đặc biệt với khía cạnh lịch sử Dân Tộc và Phật Giáo Việt Nam (PGVN) , điều đó càng trở nên sâu đậm, nhiều ý nghĩa hơn.
25/01/2025(Xem: 253)
Tôi sinh ra đời khi Thế chiến thứ hai bắt đầu bùng nổ tại Âu châu. Thế nhưng tại một tỉnh lỵ nhỏ bé tại miền Nam trên quê hương tôi, nơi tôi sinh ra đời, thì người dân vẫn sống yên lành. Thật ra gốc gác của gia đình tôi ở thật xa nơi này, tận miền Bắc. Cha tôi là một công chức trong chính quyền thuộc địa, được thuyên chuyển về cái tỉnh lỵ này một năm trước khi tôi ra đời. Tuy thế, khi lớn lên tôi vẫn cứ xem cái tỉnh lỵ bé tí xíu đó là cả một góc quê hương gần gũi và thân thiết nhất đối với tôi, nơi mà người ta chôn buồng nhau của mẹ tôi và cái cuống rốn của tôi.
25/01/2025(Xem: 755)
Xuân về, mong đời một cõi an nhiên! Ngày 25 tháng chạp, khi Trời còn nặng hơi sương, tôi thức dậy sớm để cùng gia đình chuẩn bị tảo mộ ông bà, một phong tục thiêng liêng của người Việt Nam. Buổi sáng, tôi theo dì đi chợ, chợ hôm nay đông hơn mọi ngày, không khí Tết đã về trên những nẻo đường, tấp nập và nhộn nhịp. Sau khi đi chợ về, cậu làm một mâm cơm để cúng, xin ông bà cho phép cháu con được động vào mồ mả, rồi tôi và người trong gia đình bắt đầu quét dọn, nhổ cỏ, lau mộ, những nén nhang trầm tỏa làn khói ấm làm cho không gian nơi yên nghỉ của ông bà tổ tiên càng trở nên linh thiêng, ấm cúng.
25/01/2025(Xem: 428)
Từ đâu có tham, sân, sợ hãi, niệm? Nguyên Giác Trong Thiền Tông thường nói rằng khi ngọn đèn sáng thắp lên, thì bóng tối của vô lượng kiếp sẽ biến mất. Hình ảnh đó còn được giải thích là, khi người tu thấy được ánh sáng của bản tâm, nơi không có gì được bám víu, thì vô lượng nghiệp xấu đều biến mất. Kinh điển giải thích điểm này thế nào?
22/01/2025(Xem: 666)
Vần Thơ Tiễn Biệt Bạn Hiền Phật tử Nguyễn Thị Truyên Pháp danh: Quảng Hoa (1957-2024)
22/01/2025(Xem: 417)
(Lời giới thiệu của Nguyên Giác: Phật Giáo chưa bao giờ biến mất khỏi Ấn Độ. Phật Giáo chỉ tàng hình, hội nhập vào văn hóa Ấn Độ. Bài viết nhan đề "Theory That Buddhism Vanished From Its Birthplace, India, Is Being Challenged" [Lý Thuyết Nói Rằng Phật Giáo Biến Mất Khỏi Nơi Xuất Phát, Ấn Độ, Đang Bị Thách Thức] là của P. K. Balachandran, một nhà báo Ấn Độ kỳ cựu làm việc tại Sri Lanka cho các cơ quan truyền thông địa phương và quốc tế và đã viết về các vấn đề Nam Á trong 21 năm qua. Bài này trên tạp chí Eurasia Review, nhận định về sách "Casting the Buddha: A Monumental History of Buddhism in India" [Đón Nhận Đức Phật: Một Lịch Sử Hùng Vĩ của Phật Giáo tại Ấn Độ) của tác giả Shashank Shekhar Sinha]. Sau đây là bản Việt dịch.)
21/01/2025(Xem: 403)
Khoa học hiện đại đã cho thấy là tình trạng sạch sẽ của răng và miệng (oral hygiene - tiếng Anh) có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ con người. Ca dao tục ngữ tiếng Việt cũng đề cao tính chất của hàm răng như ‘răng long đầu bạc; thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng; cái răng cái tóc là góc con người …’, qua đó ta có thể thấy được phần nào vẻ đẹp (ngoại hình) và sức khoẻ toàn diện con người. Trong truyền thống người Việt, chăm sóc răng không đòi hỏi gì nhiều: từ nhỏ thì dùng tăm, khi lớn thì dùng cau khô ...v.v...
21/01/2025(Xem: 756)
Khoa học hiện đại cho thấy là sức khoẻ con người tuỳ thuộc vào các vận động thường ngày, cụ thể như tập thể dục, đi bộ nhiều hay ít chẳng hạn. Tuy là một hoạt động nhỏ nhặt ít ai để ý đến, nhưng đi bộ lại đem đến cho ta những lợi ích to lớn không lường cho sức khoẻ con người. Điều này cũng được ghi nhận trong các tài liệu Phật giáo cổ đại, thí dụ như trong cuốn Nam Hải Kí Quy Nội Pháp Truyện của pháp sư Tịnh Nghĩa, soạn vào đầu thập niên 690. Bài này chú trọng đến điều 23 trong 40 điều[2] (hay chương) của tài liệu trên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]