Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ánh sáng từ âm thanh

10/04/201313:20(Xem: 6493)
Ánh sáng từ âm thanh

dongque2_thuymac

 

Ánh sáng từ âm thanh

Thủy Cánh Lưu

Trong những hình ảnh cũ, tôi còn nhớ buổi đi học lần đầu. Hình như hôm đó vào buổi sáng, cha tôi dắt tôi đi bộ ra đường cái, được một quảng là đến khu đất ruộng, rẻ vào một trong những con đường đất chia các mảnh ruộng ra từng ô vuông, đi một chút nữa đã đến nhà bác Nghĩa (tôi vẫn còn nhớ tên bác). Nhà bác nhỏ, xung quanh có hàng rào bằng mấy bụi tre và cây cối lổm chổm. Ngày thường, tôi vẫn có khi chạy nhảy gần đó, hoặc chạy ngang nhà bác nhưng không đế ý, bây giờ cha tôi dẫn vào trong mới thấy ở giữa nhà có một bàn thờ Phật. Cha tôi nói gì đó với bác rồi ra về, tôi thản nhiên ở lại vì từ chỗ nhà bác về nhà tôi chỉ cần chạy ù một mạch không cần nghỉ. Tôi còn nghĩ bụng là nếu “có gì” chỉ cần ra cửa dông một mạch là tới nhà rồi. Không có gì phải sợ. Một lúc sau lục tục mấy đứa cỡ trạc tôi đến, đâu chừng mười mấy đứa. Thì ra chúng nó đi học. Tôi hơi cảm thấy ngài ngại vì mặt bác Nghĩa thầy giáo lạnh tanh, da nhăn nhóm coi rất xấu xí, mắt bác liếc như dao ông thợ cắt tóc. Mấy “đúa nhỏ” tự động xếp thành ba hàng dọc trước bác thờ, bác thầy giáo cho tôi đứng ở hàng giữa, ngay đầu hàng. Tôi xớ rớ chưa biết ổng tính làm gì mà cũng không biết mình phải làm gì thì bác làm một hiệu lịnh gì đó, tự nhiên mấy đứa đồng môn của tôi rì rì… tụng kinh. Tôi biết là tụi nó tụng kinh vì nhận ra âm điệu trầm bổng giống như cha tôi tụng dù không hiểu gì cả. Lúc đó tôi đã muốn ù té chạy nhưng liếc thấy ánh mắt dao cạo của thầy giáo nên sợ ríu người. Thế là xong! Bụng tôi lo ngay ngáy. Coi như “ông già” tôi cho tôi… đi tu, mà đi tu thì phải cạo đầu có phải phiền không chứ, còn vui thú cái gì nữa, trời đất ơi.

Sau đó vài hôm ông thầy bắt đầu dạy tôi nhận mặt chữ cái. Nhưng tuy biết tôi còn lâu mới nhớ mặt chữ, ông cứ bắt tôi học thuộc lòng một bài kinh hay kệ gì đó, có vần có điệu. Tôi thuộc lai rai buổi sáng thì buổi trưa chạy về tới nhà đã quên sạch sành sanh, nói gì đến sáng hôm sau phải trả bài trước bàn thờ. Có một lần sắp hàng với mấy thằng đồng môn để bắt đầu buổi học bằng một bài kinh, tôi nghe chung quanh mình tụi nó nhặt thưa mà mình thì không thuộc một chữ nào ngoài chữ Phật, tôi lanh trí dựa theo âm trầm bổng của tụi nó mà làm bộ ê a khề khà đọc thuội theo. Tự nhiên cái thằng bên cạnh tôi nhận ra là tôi đọc láo, nó đang tụng bỗng ngưng ngang, hô hoán: “Thưa thầy trò ni không thuộc!”

Bữa đó hình như tôi có bị ông giáo già làm cho một trận. Tôi không nhớ thầy đã phạt như thế nào, chỉ nhớ cái thằng đồng môn đã hô hoán truy tố mình, nghĩ cũng lạ.

Trải qua bao lần giông bão nổi chìm, bây giờ tôi vẫn nhớ những ngày “gian nan” suýt bị làm thầy chùa ấy. Mà nhớ nhất vẫn là tiếng tụng kinh trầm bổng, tiếng thằng đồng môn hô hoán.

Thật ra cũng không lạ. Tỉ như chúng ta chợt có lúc nhớ tiếng la rầy của mẹ thì đồng hiện một hình ảnh. Nghe đâu đấy một tiếng kêu trầm cũng có thể nhớ rất nhanh hình ảnh ngôi trường cũ nghèo nghèo. Hay là gió thổi. Hay là róc rách tiếng sóng chợt nhớ những đêm ngật ngưỡng trên một con thuyền ra đi. Âm thanh khiến mình nghĩ đến hình ảnh. Đó là sự liên tưởng. Liên tưởng đến những cái mình trải qua rồi. Nếu như mình không từng nghe qua những âm thanh đó thì sự liên tưởng cũng không có. Vì thế âm thanh ở đây là tiếng động của quá khứ. Nó là sự thân quen đã mất và thường dựng lên một nỗi ngùi ngùi.

Nhưng cũng có nhiều âm thanh không kéo mình về hình ảnh cũ. Ngược lại, có vẻ như nó nhấc mình đưa vào một nơi nào ấy. Thông thường chúng ta không hiểu các âm thanh đó. Nó không có nghĩa. Tiếng con chim se sẻ kêu có nghĩa không? Thưa vẫn có. Nó là tiếng kêu của con chim se sẻ. Chúng ta thấy con chim se sẻ, nghe nó kêu, nên biết là tiếng kêu của nó. Khi chỉ thấy chim se sẻ mà không nghe nó kêu chúng ta vẫn có thể hình dung ra tiếng nó kêu. Khi chỉ nghe nó kêu mà không thấy nó, chúng ta vẫn hình dung ra đó là con chim se sẻ. Đơn giản nhưng chúng ta nghe và hiểu là nhờ tuy không chủ ý, nhưng chúng ta đã “thực tập” nghe âm thanh và tưởng hình ảnh nên có thể liên kết âm thanh và hình ảnh dễ dàng.

Có các âm thanh chúng ta có thể nghe hoài nhưng không thể tưởng ra hình ảnh là vì sao? Tôi đoán rằng ai cũng có kinh nghiệm này. Tôi cũng đoán rằng không những chỉ nghe, mà có rất nhiều người còn đọc hay tự mình phát ra các âm thanh đó nữa, nhưng tuyệt nhiên vẫn không thấy gì cả, hay không cảmthấy gì cả!

Khi đi chùa nghe các thầy tụng kinh, hay khi ở nhà có người thân mất được các thầy tới nhà tụng và người nhà tụng theo, chúng ta thường nghe hay đọc ra tiếng vài câu kinh có âm thanh khó hiểu, gọi là chú hay mật ngữ. Có những bài chú dài như chú Đại Bi, hay một câu ngắn nhiều người biết như ”Án Ma Ni Bát Di Hồng”. Từ lâu các thầy không giảng nghĩa của câu chú mà để nguyên âm. Những người muốn đọc tụng cứ theo âm mà đọc. Cũng có người thắc mắc là đọc không hiểu thì đọc làm gì, có được lợi ích gì đâu.

Âm thanh không phải là nghĩa, người ta chỉ đưa ý nghĩa đến cho âm thanh. Khi một đứa bé bắt đầu tập nói, nó lập lại (một hoặc hai) âm của người lớn một cách máy móc, dần dần nó nhận ra cái âm mà nó phát ra thường gắn với một hình ảnh nào đó, một hành động nào đó, hay tạo ra một tác dụng nào đó. Đến lúc này cái âm đó có nghĩa đối với nó.

Thí dụ trên chỉ thuần về mặt ngữ học, nó cũng giống như chúng ta liên kết con chim se sẻ với tiếng kêu của nó. Cách giải thích về liên tưởng này có đầy đủ trong các bài học của ngành ngôn ngữ, thường để dạy các thầy cô giáo dạy ngôn ngữ thứ hai hay được dùng trong mấy bài phê bình văn học.

Âm thanh không phải chỉ có ý nghĩa đơn thuần về mặt ngữ học như thí dụ trên.

Có các âm thanh không có ý nghĩa, hiểu theo cách bình thường là chúng ta không tìm ra nghĩa của âm đó trong từ điển.

Nhưng các âm thanh không có ý nhĩa này có khi lại được cảmnhận, và dựng được hình ảnh.

Năm 1967, một bác sĩ người Thụy Điển là Hans Jenny đã mô tả cấu trúc và động lực của sóng và sự rung trong tác phẩm Cymatics. Ông mô tả các thí nghiệm đã thực hiện để chứng minh âm thanh gây tác dụng lên môi trường liên hệ như thế nào. Thoạt tiên, bác sĩ Jenny đổ chất lỏng như nước, hay các hạt vụn như cát, mạt sắc lên một cái đĩa, cho dòng điện chạy vào đĩa để làm cái đĩa rung. Tùy theo cường độ dòng điện mạnh hay yếu thì tần số rung thay đổi theo. Ở mỗi tần số nào đó thì chất lỏng hay mạt sắc xếp thành một hình dạng nào đó, có thể là một hình thù đều đặn nhưng cũng có khi lộn xộn không ra hình dáng nào. Từ các thí nghiệm đơn sơ trên, ông phát minh một cái máy gọi là tonoscope, gọi đơn giản là máy rung. Để dễ hình dung, có thể xem cái tonoscope như các máy mát-xa có bán ở các tiệm thuốc tây dùng để mát-xa thân thể, hay mát xa tay chân. Không như các thí nghiệm đơn sơ trước, ông có thể điều chỉnh độ rung của cái máy rung theo ý muốn. Ai từng dùng máy mát-xa thì biết cảm giác như thế nào. Thí dụ khi áp máy vào xương sống, bật điện, thì không chỉ cái khúc xương sống có máy áp vào rung lên “ù ù” mà hầu như toàn thân đều cảm nhận được cái cảm giác “ù ù” cùng với âm thanh phát ra do độ rung của máy.

Liên hệ giựa cái đĩa rung với máy tonoscope giống như liên hệ giữa xương cốt và máy mát-xa. Xương cốt và mình mẩy của mình cảm nhận độ rung mạnh hay yếu tùy theo mình muốn “đã” nhiều hay ít, cái đĩa của tonoscope cũng có thể được điều chỉnh cho rung nhiều hay ít tùy theo cường độ dòng điện. Khi cái đĩa rung lên thì cũng có một thứ âm thanh tương ứng với độ rung phát ra (cũng giống như máy mát-xa rung thì phát ra âm thanh). Chỉ khác là ở máy mát-xa, chúng ta chỉ có thể điều chỉnh khoảng ba tần số (mạnh-vừa-yếu), còn tonoscope của bác sĩ Jenny thì có thể điều chỉnh cả ngàn tần số/âm thanh khác nhau.

Bác sĩ Jenny thử nhiều loại chất lỏng khác nhau và cho rung ở các tần số khác nhau. Ông quan sát sự thành hình của chất lỏng trên đĩa, đồng thời mỗi lần như thế ông có thể nghe được âm thanh của mỗi loại tần số khác nhau. Mỗi khi ông chạm nhẹ đầu ngón tay vào đĩa thì cảm thấy sự rung động của đĩa tương ứng với âm thanh mà ông nghe được. Bác sĩ Jenny đi đến kết luận về sự rung/âm thanh, gồm có ba yếu tố: chúng ta có thể nghe được âm thanh của sóng, có thể thấy được sự hình thành hay hình ảnh của âm thanh (như được ghi dấu trên đĩa), và khi chạm vào đĩa thì cảm được nó đang rung.

Như vậy sự rung và âm thanh có thể nhận được qua ba giác quan là thanh (nghe), sắc (thấy), và xúc (sờ chạm). Mặc dù thí dụ về độ rung có liên quan đến ba giác quan, nhưng mục đích của bác sĩ Jenny không phải vậy. Ông chỉ muốn chứng minh sự rung và âm thanh có thể thấy được bởi vì theo ông, con người thường bị cái thấy chi phối nhiều nhất. Nhưng ông phải nói đến ba yếu tố của âm thanh là để nói lên một ý chính: khi nhìn nhận một hiện tượng, chúng ta nên nhìn tổng thể, từ nhiều góc độ khác nhau, chứ không nên phán rằng âm thanh có hình ảnh, rồi cứ bám riết theo khám phá để giải thích mọi hiện tượng. Đó là một cách đến gần với khoa học. Ý của ông như câu chuyện các người mù xem voi. Người mù nào cũng nghĩ là mình mô tả đúng con voi cho đến khi có một người tình cờ “thấy hết con voi”. Con voi không phải cong như vòi, không phải thẳng đứng như cột, hay vung vẩy như cái đuôi, mà phải là tổng thể những cái đó. Nhưng nói người mù tả voi sai cũng không đúng, họ cũng đúng nhưng chỉ đúng ở cái phần của họ. Họ sẽ đúng hơn nếu có một mô tả tổng diện.

Âm thanh trong thí nghiệm của bác sĩ Jenny rõ ràng có tác động đến môi trường chung quanh bằng sóng, bằng độ rung, bằng hình ảnh. Nhưng quan trọng hơn là phải đặt âm thanh hay nhìn âm thanh trong một tổng thể gồm cả môi trường chung quanh âm thanh đó, loại vật chất mà âm thanh đó tác động vào, vật thể phát ra âm thanh, hay cá tính/căn cốt của người phát ra âm thanh. Bởi vì cùng một âm thanh, một tần số, nhưng gây nên các tác dụng khác nhau tùy theo loại vật chất mà nó tác động vào. Bởi vì cùng một âm thanh, một tần số, nhưng người phát âm này sẽ tạo tác dụng lên chính mình và môi trường chung quanh khác người kia. Và ở cường độ âm thanh này thì có hình ảnh kia, ờ cường độ âm thanh kia thì sẽ tạo ra hình ảnh nọ. Và như đã thấy chứng minh, chúng ta cảm được sự rung của hình ảnh đó.

Mật chú có tạo ra sự rung và hình ảnh không?

Tất nhiên là có. Vì mật chú thì cũng là âm thanh thôi. Nhưng đó là một loại âm thanh đặc biệt.

Hai câu chú có âm thanh khác nhau sẽ tạo ra hai tác dụng khác nhau. Điều này đơn giản vì tần số hay sự rung của chúng khác nhau.

Chúng ta thử phát âm “Án”, nghỉ một chút rồi phát âm “Om” sẽ cảmthấy khác nhau như thế nào. Hôm nào rảnh, thử đứng trước một cái lá cây, rồi vận nội lực phát ra hai âm này coi độ rung của lá cây có khác nhau không. Nhớ tìm chỗ nào vắng mà thử kẻo có người tưởng mình điên.

Hai âm “Án” và “Om” có hai độ rung khác nhau, gây ảnh hưởng khác nhau đến môi trường chung quanh. Chính người phát âm cũng cảmthấy khác. Sự cảm nhận khác nhau đó tùy theo mức độ thực tập, nhưng căn bản thì người thực hành sẽ thấy là khi phát âm “Om”, có một sự rung động sâu, bền và rền như thấm chuyền vào lồng ngực, và sự rung chuyển ra bên ngoài của “Om” hình như cũng kéo dài hơn. Về mặt ngữ học, người ta có thể giải thích phần nào về cảm nhận và hiện tượng này, nhưng vấn đề của người thực hành đọc chú không phải để tranh thắng về mặt lý luận, mà tột cùng, là để cho mình đạt được mục tiêu của mật ngữ.

Thế nhưng chúng ta cũng thấy là do vấn đề phát âm nên các mật chú nguyên thủy bằng tiếng Pali hay Sanskrit đã được Việt hóa. Như “Om” được Việt hóa thành “Án”, chẳng hạn. Âm “Án” dễ phát hơn nên cũng dễ nhớ, lại ít phải dùng sức hơn, có thể đọc lè phè như đọc bài không phải mất sức nhiều. Nhưng cũng vì vậy mà “Án” càng khác “Om” ở độ rung và tác dụng.

Một câu mật chú mà được đọc thật nhanh thì sẽ thấy rất khác với khi đọc chậm. Đọc nhanh, phát âm theo tiếng Sanskrit hay Pali thì sẽ thấy tự nhiên các nguyên âm của từ trước như nối với nguyên âm của từ kế tiếp khiến cho âm của từ được nối biến thành một âm khác. Và nếu thực hành hoài như thế thì “tự nhiên” sẽ có một giây phút nào đó, một lúc nào đó cái âm thanh do chính mình phát ra chợt bắt nhịp cùng với nhịp rung của nội và ngoại giới, lúc ấy mình sẽ cảm được sự lạ lùng chỉ riêng mình hiểu.

Âm thanh của mật chú như vậy đâu cần phải có nghĩa. Nó là sự rung động, từ sự rung động đó dựng nên được hình ảnh, hình ảnh của sự rung động – ánh sáng. Sự rung động của mật âm, như tên gọi, không nên được giải thích. Người ta thường có khuynh hường tìm tòi, thích giải nghĩa những điều gì đó, hay vật gì đó có vẻ bí mật. Đó là nhu cầu trí thức. Đôi khi đó cũng là nhu cầu muốn chứng tỏ bản ngã nữa. Từ bao đời các bậc tổ sư không thích nghĩa mật chú, các vị cứ để âm nguyên như vậy. Các vị tổ phải có ý gì đó mới không giải thích chứ chắc hẳn không phải do các tổ không biết. Đức Phật khi tuyên thuyết mật chú cũng không giải nghĩa, chỉ nói tác dụng, thí dụ như chú Lăng nghiêm là để cứu đệ tử A-nan thoát khỏi ma nữ. Phật phải có ý gì đó nên mới không giải nghĩa từng âm thanh trong mật chú, điều mà ngày nay, trong thời đại công nghệ thông tin, nhiều người đang cố công lật lựa từng âm để giải thích và in ấn, thí dụ như bài chú Đại Bi được giải thích từng câu một, mỗi câu chú được vẽ thành một vị Bồ Tát. Vấn đề quan trọng ở chỗ: không phải cái công việc giải thích một câu chú bằng cách vẽ một vị Bồ Tát là đúng hay sai, mà là, làm việc đó để làm gì, việc làm đó có giúp gì cho người đang đọc chú không?

Tôi đoán nó chỉ giúp người ta thỏa mãn trí tò mò và tâm hiếu kỳ, chứ chắc là không đóng góp gì cho mục đích của mật chú. Mục đích của mật chú là âm thanh. Mà âm thanh là để rung động. Sự rung của hình ảnh, làm ra hình ảnh, khiến ánh sáng nội giới hòa tan vào một cõi. Các âm này nối âm kia, khi có hai (nguyên) âm gần nhau thì nó tạo nên một âm thứ ba. Âm thứ ba này lại tràn trề nối âm thứ tư, thứ năm, âm thứ sáu, âm thứ bảy, hay là vũ trụ, hay là tâm, hay là không, hay là tất cả. Hãy để âm thanh của mật chú làm chủ để tâm mình nương theo đó mà rung động cùng với điều mật ẩn. Đừng tìm hiểu nghĩa của mật chú. Sống tự nhiên với sự rung động của âm thanh, sống và thực hành mật chú một cách ngây thơ giống như tâm hồn trong trắng của thời thơ ấu nghe kinh mà không hiểu gì cả, sống trong sáng với âm thanh của mật chú như thế thì sẽ có một lúc bất chợt, ánh sáng vỡ òa.

Thủy Cánh Lưu

02.2006

---o0o---

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/09/2024(Xem: 1213)
Chuyến đi về Việt Nam lần này có thể nói ngoài sự dự tính của chúng tôi. Mặc dù, tôi cũng có ý muốn đến viếng thăm Hà Nội một lần nữa. Vì năm 2003, tôi có dịp đến trung tâm thành Phố Hà Nội và viếng thăm một vài nơi khác chung quanh Hà thành. Nhưng lần này, là do các Phật tử Bảo Khánh, Hiếu Hoa, Từ Nhẫn và Liên Thu có nhã ý mời chúng tôi về Hà Nội và rồi cùng đoàn đi hành hương Trung Quốc, đặc biệt là chỉ hành hương tham quan trong phạm vi tỉnh Vân Nam thôi. Nói đúng
29/06/2024(Xem: 1947)
Những tháng đầu năm 2021, Út Bình bên Mỹ vẫn thường âm thầm theo dõi Facebook của tôi, thấy biết tôi đang tích cực phụng sự Đạo pháp, theo chư Tăng lên các chùa ở sâu vùng xa để chụp ảnh, viết bài, đưa tin đến các trang Phật giáo trong và ngoài nước, liền nhắn tin tặng tôi chiếc laptop của Út còn cất trong tủ ở nhà từ đường. Ý của em là tiếp sức cho tôi có phương tiện hiện đại hơn để truyền tin tại chỗ, chứ đi dự lễ các chùa trên vùng núi cả buổi, chiều về mới ngồi vào máy tính viết tin bài, chọn ảnh để gửi đi thì chậm quá
22/06/2024(Xem: 1702)
Có nhiều người khi sinh con ra, bên cạnh tên thật hay, thường có một tên khác gọi ở nhà dí dỏm dễ thương, hay tên thật dở để khỏi bị “bà” bắt. Bà ở đây là bà nào không ai biết được, thế nhưng nhiều người vẫn sợ rồi kiêng. Riêng đối với bà Thịnh, bà không tin như thế, ngược lại, bà cần con cháu bà tên thật hay, phải có ý nghĩa nữa để đem may mắn vận vào cuộc đời nó.
12/05/2024(Xem: 7244)
Thời gian gần đây hiện tượng sư Thích Minh Tuệ tu theo hạnh Đầu Đà đi bộ từ Nam chí Bắc đã được quần chúng đủ mọi thành phần ngưỡng mộ. Họ chờ đón sư ở dọc đường, cúi đầu hoặc quỳ xuống lòng đường để đảnh lễ, tặng đồ ăn thức uống, có khi tháp tùng sư một đoạn đường dài. Có khi họ tụ tập quanh sư tại nơi nghỉ chân, có khi là nghĩa địa, một ngôi nhà hoang, hoặc dưới tàng cây, ngồi quanh sư để nghe sư thuyết pháp hoặc vấn hỏi một số vấn đề. Đặc biệt tại Thanh Hóa có cả xe chở mấy chục học sinh Tiểu Học, tung tăng chạy tới để chiêm ngưỡng và vái lạy sư. Và lần đầu tiên một vị sư thuyết pháp tại một nghĩa địa.
02/05/2024(Xem: 2230)
Biến cố 30 tháng 4 năm 75 không những làm đảo lộn cuộc sống của người dân miền Nam, làm xóa tan một chính thể Cộng Hòa nhân bản mà từ Đệ Nhất tới Đệ Nhị Cộng Hòa đều mang đến tự do, hạnh phúc cho người dân. Không như sáo ngữ "Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa - Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc", nghe như một liều thuốc tê làm mất hết cảm giác và trở thành con người vô cảm lúc nào không hay!
03/04/2024(Xem: 2829)
Có thể do một sự thần khải, thiên khải, mặc khải hoặc một phép mầu nhiệm, phép linh thiêng, phép huyền bí nào đó, hoặc do đại giác ngộ, đại ân sủng mà toàn thể loài người bỗng dưng trở thành tu sĩ! Thật đại phúc! Vui mừng khôn xiết! Mấy ngàn năm qua với bao lời rao giảng, truyền đạo, răn dạy mà con người vẫn cứ mê luyến vào cuộc sống phàm tục, sinh con đẻ cái, làm giàu, hưởng lạc thú trong cái cõi đời ô trọc này. Nay thì - đúng là ước mơ đã thành hiện thực của các giáo hội. Trong nỗi vui mừng khôn tả đó, việc đầu tiên là phải giải tán ngay phái bộ truyền giáo bởi vì mọi người đã trở thành tu sĩ rồi thì cần gì phải truyền đạo nữa? Tuyên truyền cho ai bây giờ? Còn đất đâu? Còn dân ngoại đạo nữa đâu mà tuyên truyền? Thôi thì cả triệu tấn giấy, hình ảnh, tài liệu, phim ảnh, CD, DVD, Video được đem ra đốt, bao nhiêu đài phát thanh, chương trình truyền hình, website truyền đạo cũng đều dẹp bỏ. Tuy nhiên trong nỗi hân hoan ấy việc chuyển hóa cả một cấu trúc xã hội thế tục vô cùng phức tạp qua
01/04/2024(Xem: 1781)
Sáng thứ Bảy cuối tuần rảnh rang, tôi rong xe về phố, qua bên kia đầu cầu Hà Ra ghé thăm đạo huynh Duy Pháp-Đinh Hoà ở dốc Đoàn Kết. Ngồi ngoài ban-công sân thượng, huynh đệ vừa uống trà, nhâm nhi tách cà phê nóng bên mấy chậu kiểng hoa hồng, vừa trò chuyện đổi trao chuyện Đạo trong Đời, Đời có Đạo, thật thân tình và đầy hứng khởi... Đây là lần thứ ba tôi có mặt trên "tịnh thất sân thượng" của huynh Duy Pháp. Lần trước là vào dịp Tết mới rồi, khi tôi đứng phóng mắt ngắm cảnh xa gần chung quanh, thấy được bóng dáng của chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa trên núi Sinh Trung hiện ra xa xa ở góc nhìn lạ, nên lần này tôi không quên mang theo máy ảnh gắn ống kính tele để "săn cảnh già lam"...
30/10/2023(Xem: 3099)
🐄Bò làm mệt, than với chó: " Tao mệt quá ". 🐶 Chó gặp mèo tâm sự: " Bò nó kêu mệt, chắc làm quá sức, chắc nó đòi nghỉ một chút". 🐱 Mèo gặp dê tám chuyện: " Bò nó muốn nghỉ một ngày vì công việc làm nó mệt quá, có lẽ ông chủ bắt nó làm quá sức". 🐐 Dê gặp gà: " Bò nó đòi nghỉ làm, ông chủ bắt nó làm đến kiệt sức thì phải". 🐔 Gà gặp heo nói: " Biết chuyện gì chưa, bò nó định đổi chủ và bỏ việc đấy".
21/10/2023(Xem: 3083)
Từ đầu đến giữa năm 2020, con virus do Tập Cận Bình (TCB) cho tạo ra tại Viện Nghiên Cứu ở Vũ Hán, chẳng những để giết người dân Tàu ở Vũ Hán chống đối đường lối cai trị tàn ác dã man của Tập, mà còn cho con virus ác ôn này xuất ngoại với âm mưu thâm độc là gây truyền nhiễm, lây lan cho người dân lành khắp mọi nơi trên thế giới. Rồi đây đảng cộng sản Tàu do TCB dẫn dắt đã gieo cái nhân ác, sẽ nhận lãnh cái quả không thể nào lường trước được. Xin quý độc giả hãy chờ xem chuyện gì sẽ xảy ra.
01/09/2023(Xem: 27670)
Bát quan trai giới Cửa Vào Tuyệt Đối Chiến tranh, tình yêu, hoài niệm và truyện ngắn Võ Hồng Dẫn vào Tâm Kinh Bát Nhã Dẫn vào thế giới văn học Phật giáo Du-già Bồ-tát giới Duy-ma-cật Với Các Đại Thanh Văn Duy tuệ thị nghiệp Đạo Phật và thanh niên
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com