Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhân duyên hội ngộ.

10/04/201313:20(Xem: 5117)
Nhân duyên hội ngộ.

Nhân duyên hội ngộ

Thiện Anh Lạc
---o0o---

Mùa Thu Adelaide, cơn mưa phùn lất phất, thỉnh thoảng thêm vào một vài cơn mưa rào. Tôi không hiểu mình đang mơ hay tỉnh khi vào sở làm. Nhận được điện thư của một cô bạn Phật tử cho biết Thầy Nhật Từ sẽ đến Úc vào sáng hôm nay và vợ chồng cô sẽ đưa Thầy đến thăm gia đình tôi nay mai. Tôi ngỡ ngàng và vui đến độ không biết làm gì. Tôi trả lời thư cô bạn, cảm thấy vui, tôi chợt nảy ra ý kiến đi đón Thầy khi biết vẫn còn kịp giờ. Thế là tôi xin nghỉ làm vài tiếng đồng hồ để đi đón Thầy. Mặc dù xin nghỉ quá đột ngột, nhưng nhìn nét mặt của tôi, ông giám đốc không thể từ chối.

Nhớ lại quá khứ, tôi bắt đầu quen với Thầy Thích Nhật Từ vào giữa năm 2000, khi phong trào những trang nhà Phật Giáo đang mở rộng và lan tràn. Tôi còn nhớ đúng mỗi tháng, tôi lại nhận điện thư (meo) Thầy gửi báo cho biết có những bài mới đăng và hãy vào xem. Ðiều làm tôi thắc mắc là tại sao Thầy lại có địa chỉ điện thư sở tôi để liên lạc. Ðã có lúc tôi “meo” hỏi Thầy nhưng tôi không được trả lờì. Thắc mắc ấy đến bây giờ tôi cũng không biết từ đâu Thầy có nữa … Thế rồi tôi lại thắc mắc không biết Thầy là ai, ở nơi mô trên hành tinh xanh này, nên tôi lại hỏi tiếp sau vài tháng liên lạc là Thầy ở nơi đâu mà "meo" cho tôi thế. Lúc ấy, tôi mới biết Thầy đang du học bên Ấn Ðộ để lấy văn bằng tiến sĩ …. Chao ơi! Thú thật là tôi hơi "rét", Thầy cũng có hỏi tôi đang ở quốc gia nào và làm gì. Từ đó đều đặn mỗi tháng, tôi và những người có tên trong danh sách vẫn nhận "meo" của Thầy. Thầy khuyến khích tôi đọc và viết bài cho trang nhà “http://www.daophatngaynay.com”.

Một hôm, Thầy hỏi tôi có biết nhiều người Việt ở nơi đây không, hãy cho Thầy địa chỉ để Thầy "meo" cho họ hầu truyền bá chánh pháp. Sự khâm phục Thầy từ lâu, lại càng tăng thêm vì Thầy đang bận học, có nhiều khó khăn mà còn bỏ thì giờ làm việc đạo nữa thì sao không phục được chứ ? Thầy còn khuyến khích viết bài đăng, tôi lại càng ớn lạnh hơn vì trang nhà của Thầy phần lớn do những vị tiến sĩ ở Mỹ và giảng sư Ðại học đóng góp thì làm sao tôi dám viết. Nhưng sau đó, suy nghĩ kỹ, tôi quyết định viết dù tài sức hèn mọn nhưng với tấm lòng tha thiết, chân thật. Thầy đã từ bi giúp cho tôi thêm can đảm trên con đường viết lách, tôi vẫn thầm cám ơn Thầy ở điểm đó. Sau đó, đã sắp xếp đi hành hương Ấn Ðộ nên tôi quyết định hội ngộ với Thầy, Thầy cũng rất vui khi gặp tôi ở Ấn Ðộ. Tiếc thay, chưa đủ duyên lành nên tôi không gặp được vì những trắc trở trong đoàn. Tôi rất buồn khi không gặp được Thầy và …. không biết được "dung nhan" của Thầy ra sao hết. Tôi và cô bạn nhỏ Phật Tử cùng đi Ấn cứ thắc mắc về Thầy mãi …. Cho đến đầu năm 2001, khi Hoà Thượng Thích Trí Quảng cùng phái đoàn từ Việt Nam sang hành hương tại Ấn, về Bồ Ðề Ðạo Tràng dự lễ tại Ðại Tháp, các Thầy Cô du học sinh cũng về tham dự rất đông. Khi ấy, Tôi mới nhìn được hình Thầy qua những hình ảnh trong trang nhà “Ðạo Phật Ngày Nay”. Làm sao nhận được Thầy ư ? Tôi không có tài này mà phải do cô bạn nhỏ chỉ cho tôi xem và quả quyết như thế, vì cô ta đã …. kiểm chứng với Thầy. Thầy nhỏ nhắn người nhưng tâm hồn thì bao la, quảng đại, làm Phật sự không hề mệt mỏi, nhất là phụ trách trang "Ðạo Phật Ngày Nay", làm cho trang này càng ngày càng phong phú thêm lên với những bài vở thật súc tích đầy đạo vị. Tôi có một cô bạn Phật tử đã chuyên môn nghiên cứu giáo lý và triết học Phật từ trang này, và cô cũng giới thiệu cả với tôi và những người bạn đồng tu khác. Vào khoảng tháng 2 năm 2001, thiên tai đã xảy ra tại Ấn với trận động đất long trời lở đất làm thiệt hại biết bao sinh mạng. Phật tử khắp nơi góp tiền cứu trợ để gửi sang. Riêng tại Úc Châu này, Thượng Toạ trụ trì chùa Thiên Ấn tại Sydney và một gia đình Phật Tử đã phát tâm làm nhiều công việc Phật sự như bán thức ăn và quyên góp thêm tài chánh để đích thân sang Ấn ủy lạo, cứu trợ dưới sự hướng dẫn của Thầy Nhật Từ. Biết được việc làm ấy, Tôi kính phục hai Thầy và tất cả Phật Tử đã đi với Thầy. Xem qua cuốn Video tài tử quay bởi một em Phật Tử trong gia đình, tôi mới hiểu được phải có một tấm lòng từ bi, thương xót chúng sinh, phải có một tâm đại bồ tát thì mới có thể làm được chuyện này. Ðồng bào ruột thịt của ta ở quê nhà bị cảnh lũ lụt, quí vị Phật tử về Việt Nam ủy lạo đã là điều đáng quí vô cùng huống chi Thầy Nhật Từ đang viết luận án tiến sĩ mà dám bỏ thì giờ quí báu để đi đến những nơi có hàng ngàn tử thi đã thối rữa, bịnh hoạn lan tràn khắp nơi, đến những nơi hoang tàn, đổ nát, thiếu tiện nghi tối thiểu để đưa từng tấm áo, manh chiếu, từng lon gạo, ngụm nước đến cho các đồng bào Phật Tử không cùng màu da, ngôn ngữ thì quả là phải có một trái tim bồ tát, vô úy mới có thể làm được. Khi gặp Thầy tại Adelaide (Nam Úc) tôi mới được Thầy cho biết là ở nơi ấy, người ta chết nhiều quá chôn không kịp đến đỗi mùi tử thi, hôi thối xông lên nồng nặc, lại có rất nhiều ruồi nhặng bu đậu trên các xác trương sình nhưng Thầy không nhờm gớm mà chỉ chú tâm vào việc cứu trợ cũng như niệm Phật gia hộ cho những hương linh xấu số này sớm sinh vào một cõi an lành hơn. (15-06-2003)

Mặc dù nóng lòng đi sớm, nhưng chúng tôi cũng phải chờ đến hơn mười phút máy bay mới đáp xuống từ Melbourne. Cô bạn Phật tử nhỏ đi Ấn với tôi cũng ra đón, tôi cảm thấy nao nao khi chúng tôi là những người muốn gặp Thầy Nhật Từ bằng xương bằng thịt chứ không qua hình ảnh. 

Thầy thanh thản, từ tốn bước sau những người bản xứ to lớn, hai cô bạn nhỏ nhìn thấy Thầy trước cả tôi qua tấm áo nâu và chiếc tay nãi đạc biệt đeo trên vai, nên đã vui mừng đến rộn ràng. Cuối cùng rồi Thầy cũng đã đến, tôi đã được trông thấy Thầy qua "sắc tướng và âm thanh" chứ không còn qua "meo mốc" và "nét" (Internet), tôi như hơi hơi ngỡ ngàng vì nghĩ rằng có bao giờ tôi lại có nhân duyên hội ngộ với Thầy Từ ở nơi đây, kể cũng lạ đấy chứ. Mấy tháng trước đây, chúng tôi lo lắng đủ thứ vì sợ Thầy sang đây không được và bịnh tình bộc phát nặng thì khốn. Trông Thầy hơi mệt mõi vì chuyến bay suốt đêm từ Việt Nam, lại còn phải chờ vài giờ ở Melbourne. Chúng tôi hoan hỉ chắp tay chào Thầy qua câu chào thường dùng ở chùa:

"Nam Mô A Di Dà Phật, Con kínhh chào Thầy"

Sau màn "tự" giới thiệu từng người, chúng tôi đưa Thầy đi lấy hành lý ở quầy, hành lý Thầy đơn giản chỉ vỏn vẹn có cái va li nhỏ xíu thật xinh xắn, còn lạI là một thùng giấy chứa kinh sách nặng chĩu. Chúng tôi hơi "ồ" lên một tiếng vì Thầy chỉ lo chuyện hoằng dương Phật Pháp quên cả thân mình. Thời tiết nơi đây đã vào cuối thu, tháng sau đã lập đông, chiếc va li nhỏ như thế này thì làm sao chứa đủ đồ ấm. Dân bản xứ ở đây mà còn "chùm hụp" nào áo dạ dài, dầy, nào mũ len, găng tay, bí tất. Thế mà Thầy chẳng màng chi hết để dành trọng lượng ấy mang kinh sách sang đây ấn tống. Ôi, hạnh nguyện củ Thầy cao cả làm sao ? Thầy mặc đồ thấy cũng chẳng ấm áp gì cả.

Trời bên ngoài đã tạnh mưa, nhưng cũng không có một tí nắng nào cả để chờ cơn mưa thứ nhì đổ xuống. Cảnh vật xung quanh sau cơn mưa lúc nào cũng trong sáng như đón chào một vị Tăng đến nơi đây vì "nhất tăng đáo, nhất Phật lai" cơ mà. Thời tiết cũng êm dịu (hay là tôi mặc đồ ấm kỷ quá) chứ không đến đỗi lạnh buốt như hài hoà với gương mặt tầm tĩnh và an lạc của Thầy. Những vần mây lơ lững trên bầu trời đã che khuất bớt những khí lạnh làm cho chúng tôi cảm thấy ấm áp, hạnh phúc khi đi bên cạnh Thầy. Thầy rất vui khi gặp chúng tôi, những người Phật Tử đã quen biết và kính mến Thầy từ nhiếu năm qua. Thầy nhìn đường phố Adelaide với niềm an lạc và nói:

"Sao ở đây đường phố rộng mà vắng người quá vậy ? "

Chúng tôi chỉ biết cười trừ thôi chứ biết nói chi hơn, vì sống ở đây đã quen nên quen luôn cả cái vắng lạnh của một thành phố nhiều giáo đường nhất tại Úc. Như nãy ra ý kiến hay hay ngồ ngộ đó, tôi thưa với Thầy với vẽ hơi hài hước:

"Dạ bạch Thầy, vì thành phố này của người tu nên vắng lặng như vậy đó ạ, nó là thành phố nhiều nhà thờ nhất xứ Úc này đây ạ"

Thầy ngạc nhiên:

"Thế à, chứ không phải nhiều nhà thờ phải ở những thành phố lớn sao ? "

Tôi tiếp theo:

"Dạ Con cũng chỉ nghe người dân bản xứ nói vậy thôi ạ"

Câu chuyện vẫn tiếp tục giữa chúng tôi và Thầy xoay quanh chùa chiền ở đây, tình hình Phật giáo tại hải ngoại, về chuyện Phật sự trong nước …. Mãi nói chuyện chúng tôi đã đến trung tâm thành phố lúc nào không hay biết.

Dùng cơm trưa xong (dĩ nhiên là thọ trai), tôi và cô bạn nhỏ phải về sở làm, còn chồng cô ta đưa Thầy về nhà nghỉ ngơi, tịnh dưởng vì trông Thầy đã mệt. Chúng tôi hơi tiếc nuối vì phải tạm thời xa Thầy.

Thầy viếng thăm gia đình tôi vào buổi chiều hôm sau, sau khi Thầy đến chùa Pháp Hoa (PH) thăm Hoà Thượng trụ trì. Tôi bận việc, đi làm về hơi trễ nên tiếc hùi hụi vì không gặp Thầy sớm hơn. Gia đình tôi và cô bạn ngồi say mê nghe Thầy giảng pháp đến hơn cả giờ quên luôn dùng cơm tối, tôi sợ Thầy mệt nên thỉnh thoảng nhắc Thầy uống nước và nghĩ một chút, nhưng Thầy cũng vui với Phật tử nên không ngại chi cả. Thấy thầy giảng pháp quá hay như thế, tôi nhớ đến những Phật tử bạn đồng tu cũng khát khao được nghe chánh pháp nên cung thỉnh Thầy vào chùa PH giảng dạy cho chúng tôi vào kỳ thọ bát quan trai tới (TBQT) và sẽ tổ chức những buổi thuyết pháp vào ban đem cho những Phật tử khác không đi TBQT cũng có thể về chùa nghe thuyết. Thầy hoan hỉ đồng ý sẽ về chùa sinh hoạt với Phật tử dưới sự đồng ý của Sư Ông chùa Pháp Hoa. Bạn tôi hơ lo lắng, nhưng riêng tôi, tôi nghĩ chắc chắn là Sư Ông đồng ý và còn hoan hỉ nữa, vì Sư Ông rất là từ bi, nhân hậu, ngài đã cho tất cả các vị Tăng Ni về chùa Pháp Hoa trú ngụ và thuyết pháp, không hề phân biệt tôn phái và ở đâu về. Ngài như một đại dương mênh mông, dung chứa tất cả những dòng sông đổ vào. Chúng tôi nín thở ngồi nghe Thầy thuyết pháp đến khi điện thoại cầm tay của bạn tôi réo thêm hai ba lần nữa mới chịu chia tay. Người gọi điện thoại đang ở nhà chờ Thầy đến sốt ruột để đến gắn máy vi tính để Thầy làm việc. Thầy Từ không bao giờ ngừng nghĩ trên con đường hoằng dương chánh pháp, trực tiếp hay gián tiếp.

Chúng tôi thường câu hội về chùa mỗi sáng thứ bảy đầu tháng để tu tập và thọ bát (8) quan (cửa) trai (thanh tịnh) giới (điều luật) trọn một ngày hoặc một ngày nột đêm. Ðây là cách xuất gia ngắn hạn, tu tắc để bước qua bờ giải thoát giác ngộ. Như "ngọc Mani" thể tuy nhỏ nhưng quí hơn mọI loại ngọc khác. Thầy Từ đã về chùa sinh hoạt với chúng tôi trong bốn buổI, giờ thuyết pháp của Sư Ông, giờ thuyết pháp của Cư Sĩ, giờ thiền trà và giờ tụng kinh và tám giờ tối. Có bốn thì tôi vắng hết ba vì đến phiên tôi "chầu ông táo". Phật tử nghe có Thầy thuyết pháp nên về chùa thọ bát khá đông, có cả Thầy Chân Pháp về Adelaide thăm Thầy Từ nên sinh hoạt chung. Nhờ ân đức của Thầy mà tôi cũng hưởng ké là có dịp lo việc ẩm thực cúng dường đến tất cả tăng ni và giới tử. Không được nghe Thầy giảng trực tiếp nhưng tôi có thể nghe lại từ băng thâu có mất đi đâu mà sợ, những Phật tử hoan hỉ phụ bếp cũng có quan niệm y như vậy. Tối thứ bảy, Phật tử về chùa nghe pháp chật hết giảng đường và còn phải đứng ở ngoài dù trơì lạnh. Thầy Từ tuy là bị bịnh trong người nhưng khi nhìn Phật Tử về chùa nghe pháp đông quá thì Thầy từ bi giảng hết những gì Thầy hiểu biết mà nguồn tư tưởng không bao giờ cạn. Bất cứ một câu hỏi nào, Thầy cũng trả lời tận tình và rõ ràng, dễ hiểu. Tối Chủ Nhật cũng thế, số Phật Tử về chùa nghe pháp xem chừng còn đông hơn cả tốI thứ bảy. Thầy giảng và cho Phật tử đặt câu hỏi mãi cho đến 10 giờ đêm mà không dứt. Nhìn Thầy, tôi biết Thầy đã thấm mệt, nhưng Thầy hoan hỉ chỉ rõ và cặn kẻ trả lời từng câu hỏi một. Sau đó, vì đã khuya nên Sư Ông phải ra bế mạc thời thuyết pháp này. Chúng tôi vẫn còn tiếc nuối một chút gì nhưng phải tự quán xét biết đủ là đủ.

Khi gặp lại Thầy ở tư gia và thong thả trò chuyện với Thầy nhiều hơn, chúng tôi mới đề cập đến vụ ông Phan Thiết về cuốn "hành hương đất Phật" mà ông đã viết những lờI quá ư tục tĩu, hạ đẳng để lăng mạ Phật giáo. Thầy cho biết là Thầy cũng ngạc nhiên lắm khi đọc quyển sách ấy do chính ông ta viết. Trước đó, ông ta cũng đã sang Ấn Ðộ để gặp quý Thầy và tìm hiểu về giáo lý Phật đà … thế mà ….Thầy cũng cho biết là Thầy có viết lạI những điều sai quấy của ông ta và cho vào dĩa đưa cho ông ta, ông ta nhận được nhưng không phản ứng gì. Ông ta bây giờ như người loạn trí và bị vợ bỏ. Nghe xong, tôi cảm thấy rờn rợn vì nhân quả tuần hoàn không dứt, gieo nhân gì thì bị quả báo ấy. Tôi chợt nhớ lại chuyện nhân quả về việc phá chùa chiền, đập tượng Phật, Bồ Tát ở bên Tàu mà người chủ mưu trước khi chết bị điên loạn vì sợ hãi. Tôi nói với Thầy Từ: "Cũng vì chuyện ông Phan Thiết này mà con bị một số người phê phán con là hung dữ, thiếu từ bi đấy ạ khi con viết bài nói lên sự thật". 

Thầy Từ nói: "Chị có làm gì đâu mà lại bị như thế ?". Thầy Chân Phát hỏi tôi:"Thế chị có sợ bị mang tiếng không ?". Tôi quả quyết: "Dạ không ạ, vì con đã nguyện là -** dù có chịu muôn ngàn gian khổ - Con dốc lòng vì đạo hy sinh *** cơ mà".

Từ quí Thầy, chúng tôi học được nhiều, nhiều điều bổ ích lắm, nhưng rồi cũng phải chia tay để quí Thầy về nghỉ.

Tôi thầm nghĩ phải chi Thầy Từ dự được lễ nhậm chức trụ trì của Thầy Viên Trí và lễ thượng thọ của Hoà Thượng Như Huệ thì hay và vui biết mấy, vì tôi sẽ thấy thêm một chiếc y vàng trong chánh điện chùa tăng thêm vẽ thù thắng và trang nghiêm trong ngày lễ trọng đại này, và tôi cũng không muốn ngày vui này mà Thầy Từ phải nằm ở bịnh viện dưỡng bịnh vì tôi được biết Thầy có đặt một món quà quí giá để kính dâng lên Hoà Thượng (chuyện tôi biết này là … bí mật …). Cuối cùng, Thầy đã dự được vì ngày giải phẫu vào thứ sáu 13/06/2003 (ái chà … sao lại là ngày này chứ, ngày xui xẻo nhất của người Tây phương đấy …) đã dời lại vì Thầy còn phải chờ thêm hai vị Thạc Sỹ về khám nữa, chứ một mình ông Thạc Sỹ tên John không dám quyết định. 

Thật là đẹp khi Thầy đi cùng với tăng đoàn thong thả tiến vào chánh điện dự lễ chính, rồi sau đó là lễ trai tăng và về giảng đường dự lễ thượng thọ. Khi gặp rất nhiều Phật tử quen, ai cũng tấm tắc khen với tôi: "Thầy Nhật Từ giảng hay quá là hay, và Thầy dễ thương quá hà ", có nhiều em nhỏ, không rành tiếng Việt đã nói với tôi: "He is so good and … so cute", tôi cười quá chừng và cũng đồng ý với các em nhỏ này.

Sau cùng, Thầy đã dự văn nghệ cho đến màn cuối, thật là một nhân duyên kỳ lạ khi tôi cúng dường vào buổi văn nghệ bài "Từng bước chân thảnh thơi" thì sau đó được Thầy cho dĩa CD ngâm thơ với chủ đề "Từng bước chân thảnh thơi". Tôi cảm khái bài thơ này, để cám ơn Thầy và cũng để hồi hướng đến pháp giới chúng sinh, nên tôi đã chọn ngâm bài này làm thi ca giao duyên để kết thúc bản nhạc "Từng bước chân thảnh thơi" của sư cô Tịnh Thủy. Tôi cầu mong rằng Thầy và tất cả pháp giới chúng sinh sẽ mãi mãi bước:

Từng bước chân thảnh thơi

Mang an lạc cho đời

Nguyện mọi loài nơi nơi

Thoát khỏi kiếp luân hồi.

(Mùa Vu Lan 2003 - PL 2547) 


---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/04/2024(Xem: 346)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Xin thông báo tổng quát lịch Pháp thoại, khóa tu, Phật sự và hành hương của Thầy Tánh Tuệ năm 2024 Kính chia sẻ cùng chư Tôn đức, Pháp hữu và qúy Phật Tử lịch trình Hoằng Pháp, sinh hoạt tu học & Phật sự... với sự chia sẻ của Th Tánh Tụê cùng với sự hiện diện của chư Tôn đức tham dự trong tháng 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11- 2024
07/10/2023(Xem: 1321)
Thân đau yếu là để dạy cho Tâm biết Vô Thường!! - Thân thể đau yếu, bệnh tật là để tâm khởi lên sự chán ghét thế gian và có tác dụng làm sụp đổ các hy vọng . Tâm điên đảo, vọng tưởng chạy theo đủ thứ suy nghĩ là để giúp cho chúng ta thấy rõ cái đam mê, cái tham ái vào bản ngã.
31/07/2021(Xem: 5205)
Quyển sách nầy có 22 tác giả đóng góp bài vở, cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Sách do ba tổ chức tại Hoa Kỳ xuất bản. Đó là: Ananda Viet Foundation, Bodhi M.Foundation và Lotus Media xuất bản nhân lễ Phật Thành Đạo, Phật Lịch 2563, Dương Lịch 2019. Sách có độ dày 280 trang, khổ A5, in trên giấy thường, hình bìa trình bày rất trang nhã. Ban Biên tập gồm ba người. Đó là Đh Tâm Diệu, Đh Nguyên Giác và Đh Tâm Thường Định.
09/06/2021(Xem: 17990)
LUẬN VỀ CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT - Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32 thuộc Luận Tập Bộ Toàn. Thứ tự Kinh văn số 1648. Hán văn từ trang 399 đến trang 461 gồm có 12 quyển. - Ngài A La Hán Ưu Ba Đề Sa (Uptissa) còn gọi là Đại Quang tạo luận nầy và vào đời nhà Lương được Ngài Tam Tạng Tăng Già Bà La (Samghaphala) nước Phù Nam dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán. - Sa Môn Thích Như Điển, Phương Trượng chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc, dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt tại Tu Viện Đa Bảo, Úc Đại Lợi nhân lần nhập thất thứ ba tại đây. Bắt đầu dịch luận nầy vào ngày 10 tháng 12 năm 2005.
07/06/2021(Xem: 10218)
Trong mùa an cư kiết hạ năm nay (1984), sau khi đã viết xong quyển "Lễ Nhạc Phật Giáo“, tôi định dịch quyển luận "Đại Thừa Khởi Tín" từ Đại Tạng Kinh, cùng với quý Thầy khác, nhưng không thực hiện được ý định đó. Vì quý Thầy bận nhiều Phật sự phải đi xa. Do đó, tôi đình chỉ việc dịch trên. Sở dĩ như thế, vì tôi nghĩ, tài mình còn non, sức còn kém; đem ý thô sơ, tâm vụng dịch lời kinh Phật chỉ một mình làm sao tránh được những lỗi lầm, thiếu sót. Nếu có nhiều Thầy dịch cùng một lúc, văn ý trong sáng mà lại bổ khuyết cho nhau chỗ thừa, nơi thiếu thì hay hơn; thôi đành phải chờ dịp khác vậy.
26/11/2020(Xem: 4739)
Từ hơn chục năm qua tôi vẫn tận dụng từng giờ trong ngày còn lại để nghe pháp, học pháp và chiêm nghiệm về những lời dạy của Cổ nhân hay Giảng Sư sau thời gian cần phải có và cần thiết cho nhu cầu trong đời sống con người.
04/07/2020(Xem: 5267)
Ngày xưa chúng đệ tử của Đức Phật có nhiều hạng người khác nhau. Tùy theo căn cơ của mỗi người, Đức Phật áp dụng phương pháp giáo hóa khác nhau. Pháp thực hành ban đầu có khác, nhưng tất cả đều nhắm đến mục tiêu cuối cùng. Đó là giúp cho mỗi hành giả thân tâm được thanh tịnh. Nhờ tâm thanh tịnh nên dễ dàng phát sanh trí huệ, đi đến chỗ hoàn toàn giải thoát giác ngộ. Vì thế, Giáo pháp của Đức Phật nhìn chung có nhiều pháp môn, nhưng xem xét kỷ lại thì không ra ngoài ba yếu tố căn bản là “Giới, Định, Huệ”. Giới-Định-Huệ là ba môn học của Phật giáo, trong kinh gọi là “tam vô lậu học” tức ba môn học giúp hành giả vượt thoát sự trói buộc của mọi phiền não, lậu hoặc, đạt được trạng thái tâm thuần tịnh, trong sáng, định tỉnh, tự do, tự tại… Từ đó đưa đến giác ngộ, chứng nhập quả vị giải thoát hoàn toàn.
02/05/2020(Xem: 5357)
Chỉ khi nào một tổ chức xã hội mà các hội đồng thường xuyên tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết, và làm việc trong niệm đoàn kết, gặp gỡ trong sự hài hòa và tôn trọng lẫn nhau, họ sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm. Khi nào một xã hội biết gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp bởi dân phong quốc tục, truyền thống lâu đời của trí tuệ và tôn vinh những bậc trưởng lão, họ có thể sẽ thịnh vượng và không suy tàn.
17/04/2020(Xem: 5079)
Cuộc họp ngắn của nhóm chuyên gia y tế vào ngày 27/3/2020, bắt đầu với một chiếc máy ảnh lung linh và thô sơ. Vào ngày 31/3/2020, Tiến sĩ bác sĩ Phật tử James Maskalyk mở đầu bằng một bản tóm tắt nhanh về tình hình hiện tại của Covid-19: đã lây lan ở khắp mọi nơi trên thế giới.
13/04/2020(Xem: 5211)
Quý bạn cảm thấy mình có lo lắng, thậm chí chán nản hay cô đơn trong mối quan hệ của mình phải không? Tất cả chúng ta đều trải qua những thử thách và xung đột trong cuộc hôn nhân của mình lúc này hay lúc khác. Như Giáo sư Tiến sĩ Phật tử John Gottman giải thích, việc liên tục xử lý các vấn đề đang diễn ra có thể dẫn đến “tình trạng bế tắc” (gridlock) không thoải mái và cảm giác rằng quý bạn đang quay cuồng như bánh xe và không tới đâu. Chìa khóa để cởi mở “tình trạng bế tắc” là hiểu hơn về những gì đối tác của quý bạn và cảm nhận – nhưng làm thế nào?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567