Nguyên Giác
Trung Quốc đang biến đổi từng ngày. Trong dòng chảy mới đó, các tôn giáo đang hiện diện trong những vị trí khác hẳn so với thời của Chủ tịch Mao Trạch Đông.
Tạp chí Newsweek hôm 24/10/2017 ghi nhận rằng trong bài diễn văn tuần qua của Chủ Tịch Tập Cận Bình, có một hướng đi nói ra minh bạch, rằng phải “Hán hóa tôn giáo” – tức là tập trung hướng về những gì gọi là Trung Hoa (Chinese-oriented) một phần trong nỗ lực Hán hóa tôn giáo (Sinicize religion)…
Có nghĩa là, các hệ thống Thiên chúa giáo sẽ tách rời với Tây Phương, rằng Công Giáo La Mã phải cắt đứt với Vatican, rằng Tin Lành sẽ phải độc lập với cội nguồn ở Hoa Kỳ?
Hay, có phải ông Tập ám chỉ rằng Phật Giáo Tây Tạng phải xa lìa vùng đất Dharamsala ở Bắc Ấn Độ, nơi Đức Đạt Lai Lạt Ma đang sống lưu vong?
Hay, có phải ông Tập ám chỉ về các tôn giáo mới khai sinh hiện có các giáo chủ sống ngoài lãnh thổ Trung Quốc?
Hay, có phải ông Tập nói về các tổ chức Phật giáo Đài Loan đang vào Hoa Lục rằng chớ nên suy nghĩ như kiểu người Trung Hoa xa lìa quê mẹ?
Có lẽ, tất cả suy luận nêu trên đều đúng. Bởi vì kiểu ông Tập Cận Bình đưa tư tưởng của ông vào Hiến pháp như thế, gom hết giang sơn về một mối trong quyền lực của ông, hiển nhiên ông không muốn sức mạnh tôn giáo trong lục địa bị giựt dây từ các nguồn lực không kiểm soát nổi.
Báo New York Times hôm 24/6/2017, trong bài viết của Ian Johnson nhan đề “Is a Buddhist Group Changing China? Or Is China Changing It?” (Một tổ chức Phật giáo đang thay đổi Trung Quốc? Hay, có phải TQ đang biến đổi tổ chức PG này?). Đây là một đề tài hứng thú… vì chúng ta có thể gợi nhớ tới một thập niên trước, Thầy Nhất Hạnh đưa Làng Mai về Việt Nam…
Còn chuyện PG Đài Loan vào Hoa Lục ra sao?
Bản tin New York Times kể về bà Shen Ying, một bà chủ tiệm tạp hóa trong một khu thương mại, nhìn thấy kinh tế TQ tăng vọt nhưng đầy những chuyện phi đạo đức.
Bà kinh doanh trong nỗi lo ngại sẽ sụp tiệm nếu không hối lộ đúng những cán bộ phụ trách. Bà đọc các xì căng đan về thực phẩm bẩn, về sữa trẻ em nhiễm độc, và bà nhớ tới lời thân phụ dạy bà những ngày thơ ấu: sống lương thiện, sống tiết kiệm, sống ngay chính. Nhưng bà thấy không cách nào sống như thế trong xã hội TQ hiện nay.
Rồi, mới 5 năm trước, một tổ chức Phật giáo Đài Loan có tên là Fo Guang Shan, tức là Phật Quang Sơn, khởi công xây một ngôi chùa ở ngoại ô thành phố Yixing nơi bà đang cư ngụ. Bà bắt đầu tới, học kinh, và rồi thấy đời bà thay đổi.
Bà và chồng, một thương gia thành công, bắt đầu sống đơn sơ hơn. Họ rời các thứ xa hoa, và rồi quyên góp giúp trẻ em nghèo. Trước khi ngôi chùa khánh thành năm ngoái, bà rời tiệm tạp hóa để tới quản lý một tiệm trà gần chùa,phát nguyện các lợi tức sẽ cúng từ thiện.
Bản tin trên báo NYT kể rằng khắp TQ, nhiều triệu người như bà Shen bắt đầu tham dự các tổ chức tôn giáo như Fo Guang Shan. Họ muốn làm đầy khoảng trống đạo đức đã bị tấn công trong thế kỷ vừa qua, đặc biệt dưới thời Mao và khi TQ chuyển mình sang nền kinh tế tư bản man rợ.
Nhiều người ý thức rõ rằng họ muốn biến đổi đất nước TQ, để làm sao cho từ bi hơn, văn minh hơn, công bằng hơn. Nhưng họ không muốn trở thành các nhà bất đồng chính kiến để bị nhà nước đàn áp. Họ hợp tác với nhà nước, thay vì chống lại. Hầu hết, chính quyền TQ để yên.
Trong các tổ chức tôn giáo vào TQ, có lẽ Fo Guang Shan (FGS) là tổ chức thành công nhất. Từ khi vào TQ hơn một thập niên trước, FGS đã mở được các trung tâm văn hóa và thư viện ở các thành phố lớn, in và phát hành nhiều triệu ấn bản các sách xuyên qua các nhà xuất bản quốc doanh. Trong khi chính quyền siết chặt hầu hết các tổ chức tôn giáo ngoại quốc, Fo Guang Shan lại phát triển mạnh mẽ, đưa ra một thông điệp rằng hành vi từ thiện cá nhân có thể biến đổi TQ.
Tuy nhiên, bản tin New York Times nói rằng, FGS phải thỏa hiệp. Chính quyền TQ ngờ vực các giáo phái mà nhà nước không kiểm soát được, thí dụ Falun Gong (Pháp Luân Công), và ngăn cấm pha trộn tôn giáo và chính trị. Do vậy, FGS không nhấn mạnh về biến đổi xã hội và nội dung tôn giáo, chỉ tập trung vào giữ gìn văn hóa truyền thống TQ.
Dĩ nhiên, Chủ tịch Tập Cận Bình hài lòng.
Đại Sư Tinh Vân ( Hsing Yun), 89 tuổi, nói với phóng viên Johnson rằng ông không có ý rao giảng Đạo Phật, ông chỉ ưu tiên quảng bá văn hóa Trung Hoa để làm sạch tâm hồn người dân, và trả lời khi được hỏi về Đảng CSTQ rằng, “Phật tử chúng tôi chấp nhận bất kỳ ai nắm quyền. Phật tử không liên hệ gì với chính trị.”
Thực tế, FGS ở hải đảo Đaì Loan vẫn khác với FGS ở Hoa Lục. Nhiều học giả nhận định rằng FGS đã thành công trong việc chuyển biến Đài Loan, đã đặt nền móng cho Đài Loan chuyển hóa sang dân chủ bằng cách trưởng dưỡng một nền văn hóa chính trị gắn liền với bình đẳng, văn minh và tiến bộ xã hội.
Đại Sư Tinh Vân ( Hsing Yun), 89 tuổi và các đệ tử ở Chùa Phật Quang Sơn, cơ sở trung ương ở Đài Loan
Chùa Phật Quang Sơn ở Đài Loan (xem thêm về tổ chức này)
FGS đã phát triển nhanh chóng, xài hơn 1 tỷ đôla cho các đại học, trường mẫu giáo, một nhà xuất bản, một nhật báo, một đài truyền hình. FGS hiện có hơn 1,000 tăng và ni, và hơn 1 triệu tín đồ ở hơn 50 quốc gia, kể cả tại Hoa Kỳ.
FGS từ chối nói chi tiết về hoạt động của họ ở TQ, nơi chính quyền ban đầu nghi ngờ họ. Năm 1989, một cán bộ chạy trốn trận thảm sát Thiên An Môn đã tới tỵ nạn trong ngôi chùa FGS tại Los Angeles. Lúc đó, CSTQ nổi giận, ngăn cấmnhà sư Hsing Yun vàp lục địa.
Hơn 1 thập niên sau, TQ mới nhìn về Thầy Hsing Yun khác hơn. Là một người sinh ra trong lục địa, nhà sư Đài Loannày có lập trường thống nhất xứ Đài với đất mẹ TQ, và tình cảm không ưa ly khai là một điểm ưu tiên để Bắc Kinhbiệt đãi.
Năm 2003, TQ cho phép nhà sư về thăm nguyên quán, Yangzhou. Nhà sư cam kết xây 1 thư viện, và vài năm sau xây một cơ sở rộng 100-acre nơi bây giờ có gần 2 triệu cuốn sách, bao gồm bộ Đại Tạng Kinh 100,000 tập.
Tượng đại Đại Sư Tinh Vân ( Hsing Yun) tại Chùa Phật Quang ở thành phố Yixing, Trung Quốc
Tập Cận Bình ủng hộ nhà sư, đặc biệt là chương trình “làm trẻ lại đất nước Trung Hoa.” Tập đã gặp nhà sư Hsing Yun bốn lần kể từ năm 2012, trong một buổi hội kiến nói với nhà sư rằng: “Tôi đã đọc hết tất cả các sách đại sư gửi cho tôi.”
Trong khi chính phủ ông Tập kiểm soát kỹ Thiên Chúa Giáo và Hồi giáo, lại cho FGS mở các trung tâm văn hóa ở 4 thành phố, kể cả Bắc Kinh và Thượng Hải. Trong các khóa thiền thất, nhiều cán bộ quan chức tham dự, sống theo hạnh tăng sĩ và ni cô trong nhiều ngày, tụng kinh và học các sách triết lý của đại sư Hsing Yun.
Không giống như ở Đài Loan, nơi mỗi khi có khủng hoảng, FGS khuyến khích Phật tử thảo luận về vấn đề công quyền… Tại Hoa Lục, FGS không nói gì về chính trị, và không bao giờ chỉ trích nhà nước.
Chiang Tsan-teng, một giáo sư tại Taipei City University of Science and Technology chuyên nghiên cứu vê Phật giáotrong khu vực, nói rằng TQ vẫn giữ ý thức hệ kiểu các hoàng đế cổ xưa, nghĩa là cho hoạt động dưới quyền kiểm soátcủa vua, và “FGS không bao giờ có thể tự chủ ở Hoa Lục.”
Thực tế, ai cũng thấy, TQ là xã hội độc đảng.
Trong khi đó, tạp chí Newsweek hôm 24/10/2017 ghi nhận về bài diễn văn của Tập Cận Bình: phải Trung Hoa hóa các tôn giáo.
Một cách chính thức, TQ công nhận Phật giáo, Lão giáo, Hồi giáo, Tin Lành và Công Giáo… trong khi đàn áp dữ dộicác tổ chức Hồi giáo và các nhóm Phật giáo bị nhà nước nghi là có tư tưởng ly khai. Pháp Luân Công bị cấm từ 1999. TQ từ chối quyền lực của Vatican đối với 12 triệu giáo dân Công giáo. Và dĩ nhiên, các nhà sư Tây Tạng bị xem là có tư tưởng ly khai liên tục bị theo dõi và bắt giữ.