Các Bài Viết Về Ăn Chay
Đề Nghị Với Ngư Dân Gốc Việt.
Lê Hữu Dản
Nguồn: Lê Hữu Dản
Nguồn: Lê Hữu Dản
Hai tuần nay, theo dỏi tin tức về Hurricane Katrina ở Louisiana trên TV và báo chí Mỹ, Việt, đặc biệt là nhật báo SJMN và tuần báo Việt Mercury số 347 ngày 16/9/05 và số 348 21/9/05, xem bài "Cứu trợ nạn nhân Katrina" của Đức Hà và bài "NGƯ DÂN GỐC VIỆT KHỐN ĐỐN VÌ KATRINA" "Thuyền chìm dưới đáy nước Người nằm chết bên trong" của Matt Apuzzo, AP Nguyễn Đức Nhật dịch, lòng tôi rất xúc động trước tai họa mà đồng hương tôi đang gánh chịu. Nhất là đọc bài "SOME HOPE AHEAD Couple's future brightens with help from others" by Edwin Garcia, Mercury News ở trg. 3A SJMN 21/9/05, tác giả đề cập đến "ông Chau Nguyen, 50t và bà Le Nguyen khoảng 35 đang mang thai, cả hai đều là di dân VN, hy vọng sẽ có con song sinh vào năm tới", càng thúc đẩy tôi phải viết bài này với tiêu đề nêu trên.
Tôi đã đến Mỹ vào mùa hè 1980 như ông Lương Hạnh, một ngư dân gốc Việt được tác giả Apuzzo đề cập ở đầu bài viết: "Oâng Lương Hạnh hiện giờ không có nhà và không có tiền. Món duy nhấùt mà ông còn, và là hy vọng duy nhất của ông cho tương lai, là chiếc Santa Maria, một chiếc thuyền đánh cá tả tơi dài 98 feet mà ông đã làm việc suốt bao nhiêu năm mới mua được…""Là con trai của một ngư dân, ông Hạnh đã từ VN tới Biloxi vào năm 1980…" "Trước trận bão ông đã chất hàng ngàn ký tôm vào tủ đông đá. Hiện giờ mỗi ngày ông vay 200 mỹ kim về xăng dầu để giữ cho máy phát điện chạy, hy vọng một nhà máy chế biến sẽ mở cửa sớm sủa. Những nhà đánh tôm khác đã bỏ cuộc, đem cho hàng ngàn ký tôm sống hoặc để mặc cho thối dưới ánh nắng."…Bài viết được kết thúc bằng 2 câu: "Những nhà đánh bắt tôm Mỹ nói họ không thể cạnh tranh với tôm giá rẽ của ngoại quốc, đặc biệt với xăng dầu cao như thế này. Một chiếc thuyền tôm có thể đốt khoảng 100 ga lông nhiên liệu mỗi giờ và thuyền thường chạy suốt ngày đêm."
Thời kỳ tôi và ông Lương Hạnh đến Mỹ năm 1980, ngư dân người Thuận An gần quê tôi SỊA hành nghề đánh cá và bắt tôm ở Louisiana đã nổi tiếng sống cuộc đời vương giả, có tàu đánh cá với máy đông lạnh. Nhiều chủ chợ người Việt gốc Hoa ở Los Angeles và quận Cam, Nam Cali đã tậu xe truck trang bị máy đông lạnh qua tận Louisiana mua tôm cá của các "Ong Hoàng" trên về bán.
Một năm sau khi vợ con tôi qua đoàn tụ tại Fremont, hè 1985 tôi mua 1 xe pickup Nissan mới toanh trả góp mỗi tháng trên 100 đô thôi và lái 1 vòng quanh Canada – Mỹ 15,000 miles, có nghĩ đêm tại khu quartier francais của New Orleans, Louisiana. Tôi gặp một ngư dân người Thuận An, hỏi ra mới biết số đồng bào hành nghề đánh cá ở đây đã bất chấp luật lệ của Mỹ bủa lưới bắt tất cả cá lớn cá nhỏ ngay ở gần bờ biển nên sự nghiệp phát đạt rất mau chóng trong những năm đầu đến tỵ nạn. Lần hồi do sự ganh tỵ của người bản xứ, chính quyền bắt buộc họ phải tuân hành luật lệ của Mỹ nên sự nghiệp đi xuống dần, đến nỗi phần lớn ngư dân Thuận An ở đây phải bỏ nghề, bán nhà, bán thuyền và dụng cụ máy móc di cư qua Florida, học nghề NAIL, mỡ tiệm và trường dạy nghề này, hiện nay sự nghiệp của họ rất nỗi tiếng tại Florida.
Đồng bào Thuận An hiện hành nghề Nail tại Florida chỉ là thiểu số so với tổng số người Thuận An đã định cư tại Stockton, nơi đây có chùa Quang Nghiêm tôi thường lên dự những lễ Phật, gặp những đạo hữu người Thuận An và được biết hầu hết gia đình ngư dân Thuận An qua sống tại Mỹ đều tập trung nơi đây, nhiều người đã đỗi nghề như trồng cây, làm vườn, cắt cỏ…..đi làm tận San Jose, SFO và chính số đồng bào Thuận An ở Stockton đã mang tiền của về quê xây dựng mồ mã tổ tiên, chùa chiền, nhà cửa rất đồ sộ… và cây cầu ngang qua phá Tam Giang mà trước 75 cũng không xây được.
Để kết thúc bài viết này, tôi xin đề nghị với Tất Cả Ngư Dân Gốc Việt Hãy Bỏ Nghề Bắt Tôm Đánh Cá, vì làm nghề này tổn phước đức, do giết hại sự sống của loài tôm cá.
Fremont, 25 tháng 9 năm 2005.
Hương Bình Lê Hữu Dãn
Gửi ý kiến của bạn