UNESCO đã tiết lộ bản thiết kế đoạt giải dành cho một trung tâm văn hóa sẽ tọa lạc gần các tượng Phật Bamiyan, vốn bị Taliban phá hủy vào năm 2001. Hiện nay, tất cả những gì còn lại của các tượng này chỉ là 2 hốc lớn trên vách đá.
Bài báo “Kho báu của
Bản thiết kế này đã được tuyển chọn dựa trên sự thể hiện của nó về sự đoàn kết dân tộc, bảo vệ di sản, nhận thức so sánh giữa các nền văn hóa và bản sắc văn hóa. Nó cũng được chọn dựa vào sự hòa hợp với cảnh quan và di sản của Bamiyan, và sự nhận thức về xã hội và môi trường của nó.
Các nhà thiết kế người Argentina gồm Carlos Nahuel Recabarren, Manuel Alberto Martínez Catalán và Franco Morero đã được tặng thưởng 25,000 usd cho bản thiết kế này của họ.
(Tipitaka Network – February 22, 2015)
Đồ họa của bản thiết kế trung tâm văn hóa Bamiyan,
Photos: tipitaka.net
TRUNG QUỐC: Người Tây Tạng công khai mừng sinh nhật của Đức Đạt lai Lạt ma trong năm mới
Người Tây Tạng tại các tỉnh Tứ Xuyên, Thanh Hải và Cam Túc ở tây bắc Trung quốc đã công khai mừng sinh nhật thứ 80 của Đức Đạt lai Lạt ma trong tuần này, kết hợp sự tuân thủ công cộng và tư nhân với lễ Năm Mới Âm lịch (Losar).
Theo Đài Châu Á Tự do (RFA) riêng tại các quận tự trị Tây Tạng Ngaba và Golog của Tứ Xuyên, những người tham gia đã tôn trí ảnh của Đức Đạt lai Lạt ma trong sân của các tu viện, cúng dường và đọc kinh cầu nguyện ngài được trường thọ. Họ tung truyền đơn cầu nguyện lên không, đốt pháo hoa, và công khai mừng lễ sinh nhật thứ 80 của Đức Đạt lai Lạt ma.
Các tu viện ở Tứ Xuyên tham gia mừng lễ vào ngày đầu Năm Mới Âm lịch (nhằm ngày 19-2) gồm có tu viện Se, Nyentse và Sumdo ở Ngaba và Jonang Kyada ở Golog.
(bignewsnetwork.com – February 22, 2015)
Người Tây Tạng mừng sinh nhật Đức Đạt lai Lạt ma tại một tu viện nhân Lễ Năm Mới Âm lịch (Losar)
Photo: RFA
THÁI LAN: Cảnh sát truy tìm du khách Trung quốc đã đá vào chuông chùa
Cảnh sát Thái Lan đang truy tìm một du khách được cho là người Trung quốc bị ghi hình đã đá những cái chuông tại chùa Wat Phra That Doi Suthep ở thành phố Chiang Mai. Ngôi chùa thế kỷ thứ 14 này là một điểm địa linh thiêng đối với nhiều người dân và là một điểm đến du lịch nổi tiếng.
Ngày 23-2, Bundit Tun Khaseranee, thiếu tướng cảnh sát thành phố Chiang Mai nói rằng cảnh sát và cơ quan nhập cư địa phương đang tìm các nhân chứng vụ đá vào chuông nói trên và rằng họ đang kiểm tra phim giám sát để xác định người đàn ông nọ. Ông Bundit nói thêm rằng cảnh sát đang xem kỹ hồ sơ trạm kiểm soát Chiang Saen và thẩm vấn các hướng dẫn viên du lịch và các cơ quan du lịch Trung quốc để cố tìm ra thủ phạm. Ông nói khi tìm ra người này, danh tính của anh ta sẽ được công bố và anh ta sẽ phải học một khóa học về văn hóa và nghi thức Thái, và nếu từ chối, anh ta sẽ bị cấm tái nhập cảnh Thái Lan.
(ibtimes.com – February 24, 2015)
Khách tham quan đổ dầu để thắp nến tại chùa Wat Phra That Doi Suthep
Photo: Shuan Sim
Laprang Gumba, một tu viện Phật giáo 700 năm tuổi ở làng Samagaun thuộc huyện Gorkha, đã bị thiêu hủy trong một vụ cháy lớn vào tối ngày 16-2-2015. Nhà chức trách nói các bản thảo, tượng Phật,đồng bạc cổ và các vật có giá trị khác trị giá khoảng 150 triệu Rupee đã bị hủy hoại trong vụ hỏa hoạn.
Cảnh sát nghi rằng ngọn lửa có thể đã khởi phát sau khi một đèn dầu bị ngã, khiến lửa lan sang các vật khác trong tu viện. Đến sáng ngày 17-2 đám cháy mới bị khống chế.
Chok Bahadur Kunwar, một cảnh sát tại làng Samagaun, nói rằng họ phải mất gần 4 giờ để đến được hiện trường. Tuyết rơi dày 3 feet khiến cho tình hình tệ hơn, ông nói thêm. Phó Cảnh sát trưởng Ramesh Thapa nói họ đang cố thu thập thêm thông tin để đánh giá thiệt hại do hỏa hoạn.
Đồng thời, nhà khảo cổ học Ram Bahadur Kunwar, phát ngôn viên của Cục Khảo cổ, nói rằng họ có kế hoạch gởi một đội đến ngôi làng để điều tra vụ việc.
(buddhistartnews – February 26, 2015)
Laprang Gumba, một tu viện Phật giáo 700 năm tuổi
HÀN QUỐC: Triển lãm bản in của mộc bản Kinh Phật giáo Đà La Ni
Các bản in mộc bản Kinh Đà La Ni, được cho là có từ thời nhà Đường, sẽ được trưng bày cho công chúng. Kinh Đà La Ni được in lên một tờ giấy với nhiều câu thần chú Phật giáo được viết bằng chữ Phạn.
Giám đốc Han Seon-hak của Bảo tàng Bản in Cổ tại chùa Myeongju ở thành phố Wonju, tỉnh Gangwon, nói, “Một cuộc triển lãm trưng bày hơn 100 tờ, bao gồm 40 tờ in bùa và sách từ các nước khác nhau ở châu Á, chẳng hạn như các bản in Kinh Đà La Ni, sẽ diễn ra cho đến ngày 10-5”.
Các bản in mộc bản Kinh Đà La Ni nói trên không cho biết năm in ấn, nhưng nhiều chuyên gia thư mục học ước tính rằng chúng được sản xuất vào thời nhà Đường. Giám đốc Han nói, “Kinh Đà La Ni sẽ triển lãm này đã được phát hiện trong vòng đeo tay vốn được tìm thấy cùng với một tượng Phật ở Thanh Hải, Trung quốc. Vào thời nhà Đường, có truyền thống theo đó kinh Đà La Ni - dành cho việc cầu mong một nhà sư hoặc Phật tử được nhập Niết Bàn sau khi từ trần – được đặt trong vòng đeo tay và chôn cùng với xác”.
(The Dong-a Ilbo – February 26, 2015)
Một bản in mộc bản Kinh Đà La Ni
Photo: The Dong-a Iblo