Đất nước Hoa kỳ có 5 tiểu bang nằm liền theo bờ vịnh
Vấn đề chúng tôi muốn nói ở đây, đó là sự có mặt của người Việt nhập cư với tinh thần tín ngưỡng tại tiểu bang Louisiana nầy, nơi đây có những ngôi chùa Việt được thành lập hay xây dựng qui mô, mà phần đông là tại thành phố New Orleans, cũng như một vài thành phố lân cận. Cho đến nay chưa có thông tin chính xác, chỉ với con số ước chừng trên dưới 25 ngàn người sống khắp nơi trong tiểu bang nầy.
Không riêng gì những quốc gia, sắc tộc khác, và người Việt chúng ta cũng không phải là ngoại lệ, mỗi khi phiêu bạt đến đâu để tìm sự sống, dù là dưới mọi hình thức và lý tuởng, thì đều mang theo những tập tục, văn hóa, tín ngưỡng, thờ phượng v.v… để nương tựa, lễ bái và cầu nguyện, xem như hơi thở, là sự sống cho chính mình. Do đó, mái chùa cũng trở thành tim máu của quê hương đất nước ngàn đời, bởi:
“Mái chùa che chở hồn Dân tộc
Nếp sống muôn đời của Tổ tông”.
Không chỉ tồn tại, và luôn mãi tồn tại theo mỗi không gian và thời gian. Đồng thời cũng băng qua mỗi hiện tượng sinh hoạt của mỗi thời đại.
Thầy Thích Nguyên Tâm (còn gọi là Giác Đạt), sau khi tốt nghiệp Học Viện Phật Giáo Việt Nam vào năm 1997 tại Saigon, Thầy lại tiếp tục tham dự Học Viện Quốc Tế Viên Quang tại Đài Loan, sau 3 năm (2000) kết thúc chương trình Học Viện, Thầy tiếp tục sang Hoa kỳ. Ở xứ sở nầy Thầy nhanh chóng ghi danh vào trường Anh ngữ DELGADO tại thành phố
Thời gian lầm lũi nơi xứ người, một xứ mà đã có nhiều phương tiện sống và bảo vệ sự sống, bên cạnh đó có một nền công nghiệp, khoa học hàng đầu thế giới, nên việc phấn đấu tự thân không ngừng tiến thủ. Đến cuối năm 2002, với ý chí cố vươn lên sự nghiệp lợi lạc tự thân và tha nhân nên có một số Phật tử, tín hữu đồng hương khích lệ, hội đủ duyên lành Thầy quyết định thành lập ngôi đạo tràng tạm thời từ một miếng đất mua bán hoa kiểng. Bấy giờ có tên là CHÙA LIÊN HOA, tọa lạc tại 1731,
Từ đó, sau hơn 10 năm sinh hoạt tại bổn tự, như: Hướng dẫn Phật tử tụng kinh, Niệm Phật, giảng giải giáo lý, tổ chức các ngày lễ hội, kỷ niệm theo tổ chức truyền thống của Phật giáo, và tham gia ủng hộ, từ thiện với các cộng đồng người Việt, nên đạo tràng mỗi ngày một thêm đông đảo, Phật tử và quí thân hữu đồng hương trong vùng trở về tham dự và góp phần cầu nguyện, cũng như góp phần trợ duyên những sinh hoạt Phật sự trong cũng như ngoài nuớc.
Mãi đến tháng 9 năm 2013, Thầy mới được cấp giấy phép xây dựng, và tổ chức lễ khởi công đặt đá đại trùng tu toàn diện ngôi Đại Hùng Bửu Điện theo như mô hình hiện nay, chiều ngang mặt nền là 26m, chiều sâu mặt nền là 30m, chiều cao tính luôn mặt nền là 20m, mái chùa lợp bằng ngói Hoàng lưu ly, sản xuất từ Lái Thiêu, Bình Dương VN. Ước tính thời gian thi công là 2 năm. Và được lấy tên CHÙA LIÊN HOA VẠN PHẬT.
Ngoài trách nhiệm quản lý của một Viện chủ, bên cạnh Thầy có anh Huỳnh Hồng Quân, một nhà kiến trúc xây dựng có nhiều kinh nghiệm, mà cũng là người có nhiều năm thân tín với chùa, chịu trách nhiệm về kỹ thuật và thực hiện kiến trúc công trình.
Bên trong ngôi Đại Hùng Bửu Điện, chính giữa là bảo tháp tam cấp có chiều cao 3m, và ngang 5m, bên trên tôn thờ bảo tượng Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, có chiều cao là 3,5m, Đức Phật an tọa trên tòa Kim cang được điêu khắc bằng loại danh mộc. Gian bên trái Đức Phật, tôn thờ bảo tượng Bồ Tát Quan Thế Âm, gian bên phải Đức Phật, tôn thờ bảo tượng Bồ Tát Địa Tạng Vương. Chính giữa phía sau là tôn thờ Chư lịch đại Tổ Sư, và 2 bên là chư Hương linh nam và chư Hương linh nữ. Đồng thời, còn có những phương tiện trang trí nghệ thuật, điêu khắc theo truyền thống của dân tộc bên trong Bửu Điện, như: Tràng phan, Bảo cái, Bao lơn v.v… bằng những loại danh mộc từ Việt
Với tổng thể mô hình kiến trúc đã trình bày trên, chúng tôi xét thấy rằng: Đây là một ngôi chùa không những có tầm cỡ trong khu vực thuộc tiểu bang
Tuy nhiên, điểm cần phải được nhấn mạnh rằng: Không phải chỉ có căn cứ vào việc có tầm cỡ hay không tầm cỡ, mà điều cần nhất không thể thiếu được bởi một yếu tố quan thiết, là ngôi chùa nào có thực hiện và hướng dẫn tu tập, có một nếp sống đúng với chánh pháp, thiết thực duy trì và đem lại nhiều kết quả an lạc cho thân và tâm của mỗi nguời, từ trong gia đình đến cộng đồng xã hội, đó là vấn đề hành sự của giáo lý giác ngộ cho cả những người đệ tử Phật. Chính vì ý tưởng đó mà Bồ tát Tịch Thiên (Shantideva) có lời dạy như sau: “Nhờ làm các thiện hành, được thúc đẩy bởi những thiện dục, đi đâu ta cũng gặp lành do quả báo công đức đem lại”.
Như vậy, xây dựng khang trang tôn nghiêm một ngôi đạo tràng, để có nơi tu tập, lễ bái cầu nguyện, kết phước lành là điều trân quí, đáng ca ngợi và gìn giữ, nhưng càng quí báu hơn là ý thức nhận ra những gì trong cuộc sống hiện tại qua lời dạy của Phật và Thánh đệ tử, để tự mình tịnh hóa thân tâm vượt thoát khổ đau, giúp người dứt lìa ác nghiệp để vượt thoát khổ đau.
Và một khi đã lưu lạc nơi xứ người, ngoài cuộc sống gia đình, thân nhân, bè bạn trong đời thường, thì điểm tựa tinh thần mầu nhiệm là mái chùa, là nơi hồng lực Tam bảo gia hộ cho vơi bớt đi những nỗi khổ trầm luân, vì:
“Người theo ngàn mây lưu lạc
Bến bờ nhân ảnh lang thang
Mái chùa tháng ngày trầm mặc
Người về gạt lệ sầu tan”.
Chúng ta cảm thấy ấm áp nơi xứ người khi có được một ngôi chùa Việt. Sau những ngày vật vã với áo cơm, vơi đi mọi lo toan, thì hình ảnh Đức Phật, Bồ Tát, chư Tổ sư, tiếng pháp lành, tiếng kệ kinh, tiếng mõ, tiếng chuông, sẽ giúp cho chúng ta giây phút bình an trong khi trên con đường trở về quê hương đích thực.
Để kết thúc bài nầy, chúng tôi xin trích lời dạy của Bồ Tát Shantideva, như sau:
“Đối với những khách hữu tình đang phiêu bạt, với những người muốn an hưởng hạnh phúc, thì tâm Bồ đề khiến cho họ được an vui, như một lữ quán có thể làm mãn nguyện khách đường dài”.
Chúng ta có thể đến chùa LIÊN HOA VẠN PHẬT, một trong những ngôi Chùa tầm cỡ của cộng đồng nguời Việt, đang xây dựng bên bờ vùng vịnh Mexico nầy, hay những ngôi chùa Việt khác trên đất n ước Hoa Kỳ, và xem như là một lữ quán, mà bao khách tục đường xa tạm dừng chân, để rũ bao lớp bụi luân trần, buông tay áo lụy giữa cuộc Ta bà, mà thong dong trên con đường trở về…
MẶC PHƯƠNG TỬ.