Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thế giới hân hoan đón mừng lễ Phật Đản

13/05/201419:43(Xem: 7032)
Thế giới hân hoan đón mừng lễ Phật Đản

Thế giới hân hoan kính mừng Phật đản
Phật tử trên khắp thế giới đang đón mừng ngày lễ Vesak, thường được gọi là ngày “Đản sinh” nhưng thực tế kỷ niệm cả ngày sinh, Thành đạo và nhập Niết bàn của Đức Phật.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, cũng được gọi là Siddhārtha Gautama, sinh ra tại vùng Hy Mã Lạp Sơn, ngày nay thuộc Nepal, vào khoảng 500 năm trước Tây lịch. Sau đây là hình ảnh mà Phật tử khắp thế giới hân hoan mừng ngày Đản sanh của Ngài:

V1_resize.jpg


Một em bé trân trọng đặt đồng xu vào các pho tượng Phật trong ngày Vesak tại chùa Chetawan của Phật tử Thái Lan ở vùng Petaling Jaya, Malaysia.
Phật tử khắp thế giới đang hân hoan đón chào Vesak nhằm kỷ niệm ngày Đản sanh, Thành đạo và Niết bàn của Đức Phật cách đây khoảng 2550 năm - Ảnh: Reuters.

V2_resize.jpg

Đền Mahabodhi tại Bồ Đề Đạo Tràng ở Ấn Độ được chiếu sáng lung linh mừng ngày sinh của Đức Phật - Ảnh: AFP

V3_resize.jpg

Phật tử đặt những nến hoa sen thành chữ vạn, một biểu tượng của Phật giáo tại chùa Yufo, Thượng Hải (Trung Quốc) - Ảnh: Reuters.

V4_resize.jpg

Chư Tăng tham gia lễ Phật đản tại chùa Yufo ở Thượng Hải - Ảnh: Reuters

V5_resize.jpg

Một Phật tử thỉnh tượng Phật tại một khóa lễ ở Colombo - Ảnh: Reuters

V6_resize.jpg

Hàng ngàn Phật tử Đài Loan tham gia dự lễ Phật đản ở Đài Bắc - Ảnh: AFP

V7_resize.jpg

Phật tử cầu nguyện trong suốt buổi lễ mừng Phật đản tại quảng trường Chiang Kai-shek ở Đài Bắc - Ảnh: Reuters

V8_resize.jpg

Phật tử tưới nước vào các chậu cây nhân lễ Phật đản được tổ chức tại chùa Shwedagon ở Yangon, Myanmar - Ảnh: AFP

V9_resize.jpg

Một nhà sư trẻ tuổi chuẩn bị pháp phục cho lễ Vesak tại một ngôi chùa ở tỉnh Takeo, Campuchia - Ảnh: Reuters

V10_resize.jpg

Chư Tăng đang thực hành nghi lễ “tam bộ nhất bái” kính mừng Phật đản tại chùa Kong Meng San Phor Kark See, Singapore - Ảnh: Reuters

V11_resize.jpg

Một Phật tử đang cầu nguyện tại chùa Kong Meng San Phor Kark See, Singapore - Ảnh: Reuters

V19.jpg

Phật tử thỉnh nến cho lễ cầu nguyện tại chùa Vimalakirti, Singapore - Ảnh: VBC

V12_resize.jpg

Phật tử trải một bức tranh tại ngôi chùa Phật giáo Tây Tạng ở Ipod, Malaysia - Ảnh: AFP

V13_resize.jpg

Nhiều người đã đến cầu nguyện dưới các lồng đền suốt buổi lễ mừng Đản sanh tại chùa Tào Khê ở Seoul, Hàn Quốc - Ảnh: AFP

V14_resize.jpg

Một tín đồ Phật giáo với các ngón tay sơn cờ Thái Lan, cầu nguyện cùng các nhà sư nhân một buổi lễ kính mừng Vesak ở Bangkok - Ảnh: Reuters

V15_resize.jpg

Quân đội Thái chuyển các phẩm vật cho chư Tăng trong ngày Đản sanh của Đức Phật ở Thái Lan - Ảnh: AFP

V16_resize.jpg

Một tín đồ đang chỉnh trang lại tượng hoàng hậu Maya để thiết lập vườn Lâm Tỳ Ni trước lễ Vesak ở Colombo, Sri Lanka. Lễ Vesak sẽ diễn ra trong hai ngày 14, 15 ở Sri Lanka - Ảnh: Reuters

V17_resize.jpg

V18_resize.jpg

Thả bong bóng cầu nguyện hòa bình và cúng dường chư Tăng nhân lễ Phật đản tại Jakarta, Indonesia - Ảnh: DT

Bảo Thiên
(tổng hợp từ AFP, Reuters, VBC, WSJ)

Sri Lanka... cùng rầm rộ tổ chức lễ kỷ niệm ngày sinh Phật tổ.

Tại Sri Lanka, Phật giáo là quốc giáo. Người dân chuẩn bị cho lễ Phật đản (Vesak) từ sớm. Đường phố, nhà cửa được trang trí bằng cờ Phật giáo, lồng đèn có màu sắc rực rỡ. Ảnh: AFP

Theo kinh Phật, một vị hoàng tử Ấn Độ được sinh ra vào ngày rằm tháng 4 năm 624 trước công nguyên. Ngoài 30 tuổi, hoàng tử bắt đầu suy nghĩ về việc cứu độ cho dân chúng. Ngài giác ngộ, đắc đạo, tu hành, truyền đạo và trở thành Phật tổ. Ngày sinh của ngài được Phật tử trên thế giới tổ chức kỷ niệm hàng năm, gọi là lễ Phật đản và năm nay là năm 2558 theo Phật lịch. Ảnh: AFP

Những nơi công cộng ở Sri Lanka diễn ra nhiều chương trình lễ hội trong khuôn khổ Vesak. Dịp này, người dân tham gia tụng kinh và cầu nguyện, ăn chay, phóng sinh, năng bố thí và giúp đỡ người già, trẻ nhỏ. Ảnh: AFP

Hàng nghìn người Đài Loan tụ họp hôm 11/5 ở thành phố Đài Bắc để chào mừng sinh nhật của Đức Phật. Ảnh: AFP

Các Phật tử ăn mặc chỉnh tề, xếp hàng ngay ngắn, thực hiện nghi lễ. Phật Đản là sự kiện mang tính quốc tế và được coi là ngày lễ lớn tại nhiều nước như Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Sri Lanka, Malaysia, Singapore...Ảnh: AFP

Phật tử thành tâm cầu nguyện trong một buổi lễ tại Đài Bắc. Ảnh: Reuters

Con cái dâng trà và hoa cho cha mẹ để tỏ lòng hiếu kính. Ảnh: AFP

Tín đồ Phật giáo tụ họp tại tu viện Kong Meng San Phor Kark See ở Singapore hôm qua. Ảnh: Reuters

Đèn màu, đèn lồng, nến và cờ Phật giáo được treo khắp nơi tại đảo quốc. Ảnh: Reuters

Các nhà sư thực hiện nghi lễ "ba bước một lạy", cứ đi ba bước lại quỳ xuống; đầu gối, cùi chỏ, bàn tay và trán đều chạm đất. Ảnh: Reuters

Phật tử xếp nến đặt trong hoa sen thành hình chữ vạn, một biểu tượng tốt lành, trong buổi lễ mừng sinh nhật Đức Phật tại chùa Yufo ở Thượng Hải, Trung Quốc, hôm 6/5. Ảnh: Reuters

Các nhà sư giữ nến trên tay lúc cầu nguyện tại chùa. Ảnh: Reuters

Phật tử múc nước tắm cho tượng Phật tại chùa Than Hsiang ở Penang, Malaysia trong ngày lễ Vesak. Ảnh: Malay Mail

Người cầu nguyện đứng dưới hàng trăm chiếc đèn lồng rực rỡ tại chùa Jogyesa ở Seoul, Hàn Quốc hôm 6/5. Ảnh: AFP

Đại lễ Phật đản năm nay diễn ra chưa đầy một tháng sau thảm họa chìm phà Sewol khiến hơn 300 người chết và mất tích. Người dân Hàn Quốc có nhiều hoạt động tưởng niệm các nạn nhân trước và trong lễ Vesak. Ảnh: Reuters

Người tưởng niệm thả hàng trăm chiếc đèn lồng lên trời cho các nạn nhân xấu số trong vụ đắm phà ở thành phố Daegu.
Ảnh: Reuters

Trang Trần

vnxpress.net


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/08/2024(Xem: 4735)
Ở Hoa Kỳ, có ngày Father's Day và Mother's Day, là những ngày mà người con tỏ lòng biết ơn cha mẹ. Vào những ngày này, họ có thể mang một bình hoa đến mộ, mua một món quà, và đặc biệt là tổ chức một bữa ăn mời cha mẹ. Nhưng câu nói mà người Mỹ không quên trong ngày đó là "con thương cha, con thương mẹ" khi họ ôm cha mẹ vào lòng. Ngày Lễ Vu Lan của Phật giáo Việt Nam cũng là ngày mà con cái biểu tỏ lòng biết ơn đấng sinh thành, dù họ còn sống hay đã ra đi.
19/06/2024(Xem: 1858)
Khi nói tới chuyện trao truyền y bát, chỉ là sử dụng một kiểu ngôn ngữ ước lệ. Nơi đây, chúng ta muốn nói tới một thẩm quyền sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn. Nghĩa là, một thẩm quyền tối hậu để nương tựa. Khi dò lại kinh, chúng ta sẽ thấy câu chuyện phức tạp hơn. Vì có nơi Đức Phật nói rằng sau khi ngài nhập Niết Bàn, tứ chúng hãy chỉ dựa vào Chánh pháp. Kinh lại nói rằng tứ chúng chỉ nên dựa vào Kinh và Luật. Mặt khác, Đức Phật nói rằng có những kinh cần giải nghĩa (tức là, hãy nhìn mặt trăng, chứ đừng chấp vào ngón tay, và từ đây mở đường cho các bộ Luận và Kinh Đại Thừa). Có lúc Đức Phật chia đôi chỗ ngồi và trao y cho ngài Ca Diếp. Có kinh ghi lời Đức Phật trao pháp kế thừa cho ngài A Nan. Và có kinh ghi lời Đức Phật ủy thác quyền lãnh đạo cho Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên. Thế rồi, một hình ảnh thơ mộng từng được kể qua truyện tích Niêm Hoa Vi Tiếu, rằng Đức Phật lặng lẽ, cầm hoa lên, và ngài Ca Diếp mỉm cười. Tích này kể lời Đức Phật nói rằng ngài có một pháp môn vi diệu, không dự
14/06/2024(Xem: 1212)
Mỗi mùa xuân đến, hoa mai hoa đào đua nhau nở, pháo nổ tưng bừng chào đón những ngày mới của năm. Từ người lớn đến trẻ nhỏ, ai cũng xúng xính trong bộ quần áo mới, quây quần bên mâm bánh chưng bánh tét, chúc tết, tặng nhau phong bì lì xì may mắn (lucky money) màu đỏ, đó là lúc chúng ta rất vui vì ai cũng được thêm một tuổi và trưởng thành hơn.
10/06/2024(Xem: 2026)
Hình ảnh Lễ Phật Đản 2648 (Sunday 09/06/2024) tại Tu Viện Từ Ân, Narren Warren, Victoria, Úc Châu
05/06/2024(Xem: 641)
.. Mùa Phật Đản con về bên đức Phật Lắng nhìn tâm.. nở đẹp đóa sen lòng.. Mùa Phật đản đường trần thôi tất bật Ngắm Từ Tôn.. con bước chậm thong dong..
04/06/2024(Xem: 791)
Thời gian: 10:00 tối thứ 6 giờ Việt Nam (7:00 sáng thứ 7 giờ Cali) bắt đầu học trong 2 tiếng, 2 tuần học một buổi. Dự kiến học trong 3 tháng (nếu có nghỉ buổi nào thì học bù buổi đó) Thời gian bắt đầu: ngày 29 tháng 06 năm 2024 (June 29th) Địa điểm: học online ( qua Google Meet hay Zoom, etc.) Học phí: miễn phí (nhưng người học tự mua giáo trình sách giấy hay sách điện tử hay sách nói, chỉ một cuốn) Giáo trình chính: sách Nguồn Gốc Phật Giáo: Bối Cảnh Hình Thành Những Giáo Lý Ban Đầu của tác giả Richard F. Gombrich giáo sư Phật học Đại học Oxford. Giảng viên: theo hình thức gần như học cùng nhau nên không có một giảng sư chính. Tuy vậy, vẫn có một nhóm nòng cốt điều phối lớp. Có thể học theo hình thức thuyết trình. Tỳ kheo Pháp Cẩn (thạc sĩ Phật học ở Graduate Theological Union, Berkeley, California, Hoa Kỳ) sẽ cùng tham gia học và chia sẻ với lớp.
04/06/2024(Xem: 2671)
Cùng toàn thể giới tử thọ trì Bát quan trai giới một ngày một đêm tại trú xứ Tăng già-lam Phước duyên, thành phố Huế, hiện diện quý mến. Một ngày một đêm quý vị ở trong Tịnh giới với niềm tin thanh tịnh, kiên cố, bất hoại đối với Tam bảo. Nhờ niềm tin này mà quý vị không để cho Giới pháp của mình bị sứt mẻ ở trong đi, ở trong đứng, ở trong nằm, ở trong ngồi, ở trong sự nói năng, giao tiếp. Quý vị có được niềm tin này là nhờ quý vị nuôi lớn sáu tính chất của Tam bảo, khiến cho ba nghiệp của quý vị được an tịnh, an tịnh về thân hành, an tịnh về ngữ hành, an tịnh về ý hành. Sáu tính chất của Tam bảo, quý vị phải thường quán chiếu sâu sắc, để thể nhập và tạo ra chất liệu cho chính mình, ngay đời này và đời sau. Sáu tính chất của Tam bảo gồm:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com